ĐẠI-TÁ
NGUYỄN HỮU DUỆ
TÔI
đă phát-biểu với Thiếu-Tướng Nguyễn
Khắc B́nh, Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia, có
cả Chuẩn-Tướng Huỳnh
Thới Tây, Trưởng Ngành Đặc-Biệt Trung-Ương,
cùng nghe, rằng nếu tôi c̣n đảm-trách an-ninh &
phản-gián Vùng I ngày nào th́ ngày đó tôi c̣n ngăn-chận
được mọi cuộc biến-loạn,
cho Vùng ấy, và, do đó, cho cả Miền Nam*.
Tôi
nói như thế liền sau khi tôi đề-nghị
bổ-nhiệm hai sĩ-quan tín-đồ Kitô-Giáo làm
Tỉnh/Thị-Trưởng và Chỉ-Huy-Trưởng
Cảnh-Lực Tỉnh/Thị, là hai chức-vụ
quan-trọng nhất trong chính-quyền tại Tỉnh Thừa-Thiên
và Thị-Xă Huế. Như
thế nghĩa là sau khi thay-đổi hai quan-chức
ấy, mà nếu t́nh-h́nh ngoài đó vẫn c̣n bất-an,
th́ chính tôi mới là người có thể dẹp yên các
mưu-đồ quấy rối nội-chính tại Huế
và Thừa-Thiên.
Đề-nghị
của tôi đă được Trung-Ương chuẩn-y
ngay.
Thế
rồi, mới dự lễ giao+nhận chức-vụ
Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Tỉnh/Thị
giữa Liên Thành
và Hoàng
Thế Khanh ở Huế
xong, tôi đă phải ra ngoài đó lại để
chủ-toạ lễ giao+nhận chức-vụ Chánh Sở
Đặc-Cảnh Tỉnh/Thị: Trương
Công Đảm thay-thế Trương
Công Ân.
*
Nhớ
hôm Trung-Tá Hoàng Thế Khanh
nhậm-chức, ngay sau buổi lễ tôi đă đi vào
một số văn-pḥng thuộc Bộ
Chỉ-Huy
Cảnh-Lực cũng như thuộc Sở Đặc-Cảnh
Tỉnh/Thị sở-tại,
để quan-sát và nghe-ngóng t́nh-h́nh chung. Ngoại-trừ
số đông lâu nay vốn có thiện-cảm với tôi,
có một số ít viên-chức sắc-phục cũng như
dân-phục mà qua ánh mắt của họ nh́n nhau trước,
trong và sau khi họ nói chuyện với tôi, tôi cảm
thấy rơ-ràng rằng, dù Ngành Công-Lực ở cố-đô
có do cá-nhân hay phe-nhóm nào đứng đầu đi
nữa, th́ bây giờ, đối với thiểu-số
ấy, tôi vẫn chỉ là một người khách
lạ, một người dưng, đáng nghi, đáng pḥng.
Trước
kia, Liên Thành
tưởng tôi ăn-ư với Chỉ-Huy-Trưởng
Cảnh-Lực Vùng I, là Đại-Tá Nguyễn
Xuân Lộc, vốn có khuynh-hướng
Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng, để chống
phe-phái Đại-Việt Cách-Mạng-Đảng mà
trong đó anh cùng Trương Công Ân
là đảng-viên cấp cao.
Giờ
đây, cánh ấy lại tưởng tôi thoả-hiệp
với lớp mới là những phần-tử cực-đoan
của dư-Đảng Cần-Lao để chống
phá Phật-Giáo.
Trong
lúc đó, chính Hoàng Thế Khanh
cũng lo đề-pḥng tôi, v́ tôi nguyên là nhân-vật
đầu tiên công-khai đơn-độc chống
chế-độ độc-tài nhà Ngô, bị
mật-vụ triều Ngô gán cho là thành-viên quá-khích
của Đảng Đại-Việt để phát-văng
tôi ra khỏi Miền Trung
vào năm 1960...
Tôi
th́ xưa nay vẫn là một người độc-lập. Tôi
coi nhẹ các cấp lănh-đạo nhất-thời; tôi
chỉ chú-trọng quảng-đại quần-chúng miên-viễn
ngoài đời và đa-số công-chức & quân-nhân
trung-chính trong Chính-Quyền mà thôi.
Tôi tách ḿnh riêng ra khỏi các bộ-phận đón-tiếp và tháp-tùng, để tiện tiếp-xúc với một số cá-nhân bộc-trực, trong số này có Đại-Uư Trần Vĩnh Thuận tức “Thuận Xù”*. (*Xem “Ông Đồn Lợi”). Anh có một bộ tóc bù-xù nên bạn-bè đặt cho anh cái tên như trên.
Thuận là một trong số các bạn thân của tôi ngày xưa, nhất là giai-đoạn liền trước biến-cố 1960, là năm chúng tôi xa nhau. Bây giờ anh là Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực một Quận ngoại-ô trong Tỉnh Thừa-Thiên.
Được
tôi kéo ra để chuyện-tṛ riêng với nhau, câu nói
đầu tiên của anh là trách-móc tôi:
–
Tôi tưởng anh đă quên hết dĩ-văng và bạn-bè!
Tôi
chưa kịp nói ǵ th́ Thuận đă nói tiếp, như
để tăng phần khuấy-động t́nh-cảm
trong ḷng tôi:
–
Anh Đặng Hữu Lợi đă chết, anh Trần Văn
Cư đă mất, anh Phan Văn Trực đă qua đời,
anh Lê Tấn Lực đă đi xa, anh Nguyễn Mầm
đă thành phế-nhân, anh Nguyễn Duy Hát đă ra
khỏi Ngành...
Những
việc ấy, và cả nhiều việc khác nữa, tôi
đă biết từ bao lâu rồi; nhưng khi nghe
“Thuận Xù” nhắc lại tự-nhiên ḷng tôi bỗng
nhói đau như mới lần đầu tiên nhận
được tin buồn về những người thân
thương.
Chưa
hết, “Thuận Xù” c̣n oái-oăm tḥ tay vào trong cổ
áo tôi, nắn t́m xem tôi có mang một sợi dây chuyền
nào không. Khi không thấy ǵ, anh mới ôm chầm
lấy tôi mà hôn.
Ngày
xưa, khi Ông Ngô-Đ́nh
Diệm mới về nước
chấp-chánh, tôi là người đă ủng-hộ ông
tận-t́nh, đơn-độc, liều-lĩnh dùng phương-tiện
của Quân-Đội Quốc-Gia lúc ấy đang
chống Diệm để phát-triển ảnh-hưởng
ban sơ đang c̣n mong-manh của họ Ngô, mở
đường cho thế-lực nền Đệ-Nhất
Cộng-Hoà sớm vững
mạnh bắt đầu từ Miền
Trung.
Do
đó, sau khi chính-quyền Diệm đă ổn-định,
giới-chức hữu-trách trong Quân-Đội đă
đề-nghị Trung-Ương ban thưởng “Quân-Công
Bội-Tinh” cho tôi. Các sĩ-quan
lănh-đạo Ngành Chiến-Tranh Tâm-Lư tại Đệ-Nhị
Quân-Khu, lúc đó toàn là những
phần-tử thân-tín của Cố-Vấn Ngô
Đ́nh Cẩn, đă tặng
tôi một sợi dây chuyền có treo một
thập-tự-giá bằng vàng để làm kỷ-niệm
khi quân-nhiệm của tôi đă măn hạn-kỳ.
Thủa
ấy, có nhiều công-chức và quân-nhân bỏ đạo
của ḿnh để theo Đạo Kitô. Số người
cả trong lẫn ngoài chính-quyền tuy không phải là con
chiên của Chúa mà cũng đeo thập-tự-giá dưới
cổ th́ khá đông. Không rơ do ai kể lại mà
Thuận biết tôi cũng có một cái, nên anh cứ ḍm
chừng tôi, xem tôi có đeo hay không.
Ngày
nay, “Thuận Xù” cố ư nhắc tôi nhớ lại cái
vật trang-sức ấy, cái ư-nghĩa tượng-trưng
của một phản-ứng người, trước
một bối-cảnh đời.
Chỉ
vừa mới thay-đổi cấp lănh-đạo chính-viện
Tỉnh có mấy hôm, và đến hôm nay th́ mới thay-đổi
cấp chỉ-huy Ngành An-Ninh (chưa động đến
Ngành Phản-Gián) sở-quan, mà màu-sắc tín-ngưỡng
của cá-nhân họ đă tác-động sâu-đậm lên
tâm-lư của số đông viên-chức địa-phương
như thế này sao?
Tôi
cũng đă có linh-tính và ước-tính là sẽ có
một cái ǵ đó xảy ra, nhưng tôi đă cắt
đứt chiều-hướng xung-khắc của nhóm
Linh-Mục Nguyễn Kim Bính
ở Phú Cam đối với Chính-Quyền Tỉnh/Thị
dưới thời Đại-Tá Tôn
Thất Khiên rồi. Thế mà
đường-lối đối-nghịch của họ
lại nhắm sâu vào cả các chính-đảng và tôn-giáo
khác, nhất là Phật-Giáo, mà tổ-chức quần-chúng
là “Lực-Lượng Hoà-Hợp
Hoà-Giải Dân-Tộc” th́ cũng
đang cùng đương-đầu với Chính-Quyền
Trung-Ương.
Trong
trường-hợp Đại-Việt Cách-Mạng-Đảng
bất-ḥa với Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng,
chắc “Thuận Xù” không cần nhắc-nhở ǵ tôi.
Chỉ có trường-hợp Kitô-Giáo chèn ép Phật-Giáo,
mới khiến anh phải bày-tỏ thái-độ như
thế với tôi.
Thế
mới biết, làm một người trung-lập không
phải là việc dễ. Hầu như mọi người,
nhất là trong Chính-Quyền, trong các giáo-hội và trong các
chính-đảng, đều đinh-ninh rằng, người
nào cũng phải là đảng-viên của một đảng
nào đó, tín-đồ của một đạo nào đó,
hay ít nhất cũng là đồ-đệ của một
nhân-vật nào đó. Điều tệ-hại
nhất là khi người ấy không thuộc cùng một
cánh với ḿnh th́ người ta coi người ấy như
kẻ phản-động, như kẻ thù.
Đáng
lẽ tôi nói cho “Thuận Xù” biết về lập-trường
của tôi; nhưng tôi lại ngại là anh sẽ kể
lại với người khác, và người khác ấy
lại tưởng rằng tôi cốt thanh-minh để
mong cầu một chút ân-huệ ǵ của họ chăng.
Năm
1954, nếu tôi
vượt qua những thủ-tục thông-thường
trong các cơ-quan quân-sự và hành-chánh, nhất là vượt
qua ḷng tự-trọng của chính ḿnh, như lắm
kẻ đă làm, đến kể công với
Cố-Vấn Ngô
Đ́nh Cẩn, hoặc
Cố-Vấn Ngô Đ́nh Nhu,
hoặc chính Thủ-Tướng Ngô
Đ́nh Diệm, th́ chắc-chắn là tôi đă
được ban cho nhiều đặc-quyền đặc-lợi
rồi. Năm 1967,
nếu tôi kể công với Tổng-Thống Nguyễn
Văn Thiệu rằng tôi đă bí-mật nhúng tay phá
vỡ âm-mưu đảo-chính của Thiếu-Tướng
Nguyễn Cao Kỳ
để bảo-toàn kết-quả cuộc bầu-cử
đem lại thắng-lợi cho ông ngồi vững trên
ghế Nguyên-Thủ Quốc-Gia, th́ cũng chắc-chắn
là tôi đă được trọng-thưởng nhiều
rồi.
V́
tự-trọng và tự-ái, tôi chấp-nhận im-lặng,
chỉ ḿnh tự biết lấy ḿnh.
Và
ḿnh đă nghĩ đúng, nói phải, làm hay, là đủ
rồi.
Tuy
nhiên, về vấn-đề đối-nghịch giữa
Kitô-Giáo với Phật-Giáo th́ tôi phải nói, v́ tôi là
một chứng-nhân.
Xét
chung th́ chế-độ Ngô Đ́nh
Diệm đă tạo hoàn-cảnh
cho một số tín-đồ Kitô-Giáo, và cả một
số không phải là con chiên của Chúa, xúc-phạm
đến các tôn-giáo khác, nhất là Phật-Giáo mà
tổng-số tín-đồ lên đến trên chín mươi
phần trăm dân-số, nên các lănh-tụ Phật-Giáo
phải đứng lên tranh-đấu đưa đến
cuộc Cách-Mạng 1-11-1963.
Ngày
xưa, dưới thời Pháp-thuộc, các quan cai-trị
thực-dân Pháp và triều-đ́nh Huế tay-sai đều
nằm trong ṿng ảnh-hưởng của các cha-cố
thuộc Toà Thánh Vatican,
nhưng việc lấn-át chỉ xảy ra trong một
số lănh-vực và nhắm vào một số đối-tượng
nhất-định, chứ không chèn-ép tràn lan người
dân nô-lệ Việt-Nam
vốn đại-đa-số là đệ-tử Cửa
Thiền.
Liền
trước thời Diệm, khi đế-quốc Pháp
trở lại với súng đạn viễn-chinh th́
cụ Trần Văn Lư
lên chấp-chánh ở Miền Trung.
Dù là một nhân-sĩ Kitô-Giáo, được Pháp và giáo-hội
hậu-thuẫn và nể-v́, nhưng cụ có ỷ vào
chức quyền để rẻ-rúng người nào không
cùng tín-ngưỡng với ḿnh đâu.
Dù
sao, nếu cho rằng mọi tín-đồ Đạo Kitô
dưới thời Diệm đều muốn đè
bẹp Đạo Phật th́ cũng không hoàn-toàn đúng.
Năm
1960, tôi
bị đày lên xứ Thượng và bị “mật
theo-dơi hành-vi chính-trị”, nghĩa là tôi thuộc thành-phần
“phản-loạn” (dưới chế-độ Diệm
không có “đối-lập”). Trớ-trêu thay, tôi
được Giám-Đốc Cảnh-Sát Công-An trên này
cử làm Trưởng Ban Điều-Tra Đặc-Biệt
của Nha, bất-chấp lệnh cấm của
Tổng-Nha. Nhiệm-vụ và quyền-hạn của tôi
là bắt giữ, thẩm-vấn và lập hồ-sơ
truy-tố các vụ vi-phạm, cả h́nh-sự lẫn chính-trị,
khắp các Tỉnh ở cựu-Hoàng-Triều
Cương-Thổ này.
Tại
thủ-phủ của Cao-Nguyên,
tôi đă đối-diện với nhiều tín-đồ
Kitô-Giáo, vừa là thanh-niên học-thức, vừa là
chấp-sự thân-cận của các Cha Xứ ở các Địa-Điểm
Dinh Điền và Khu Trù Mật nổi tiếng
thịnh-vượng và an-ninh của đồng-bào
Miền Bắc di-cư, như Châu Sơn,
Kim Châu Phát, Khuê
Ngọc Điền, v.v...
Về
mặt chính-trị nội-bộ, các thành-viên Kitô-Giáo
bị báo-cáo là có ngôn-ngữ và thái-độ chống-đối
Chính-Quyền, mà tôi lần-lượt mời đến
hỏi cung, đều mạnh-dạn vạch rơ sai-lầm
của chế-độ Diệm trong vấn-đề tôn-giáo,
và khẳng-định rằng họ phản-đối
mọi âm-mưu và hành-động của những kẻ
đàn-áp Phật-Giáo. Chính Linh-Mục Nguyễn
Viết Khai, là cha đỡ-đầu
của Diệm, mà cũng chống Diệm về vấn-đề
này. Theo họ, Thánh-Kinh tức là Lời Chúa, có
khuyến-khích con chiên mở rộng Hội Thánh, nhưng
bằng rao-giảng chứ không phải bằng
bạo-lực hay mồi-bả vật-chất của
thế-gian.
Biên-Tập-Viên
Nguyễn Hữu Liêm
và Thẩm-Sát-Viên Nguyễn Giang,
ngồi cùng pḥng với tôi, vừa làm việc vừa
liếc nh́n tôi mà cười. Mà buồn cười
thật, chính tôi cũng tự cười ḿnh: một viên-chức
an-ninh bị chế-độ trừng-phạt v́ chống-đối
chế-độ mà lại nhân-danh chế-độ đứng
ra bắt lỗi những phần-tử cũng chống-đối
chế-độ như ḿnh!
Không
lâu trước ngày tôi bắt đầu điều-tra các
đối-tượng này, ở Ban Mê
Thuột đă xảy ra một cái
chết gây sôi-nổi dư-luận gần xa. Nguyên dưới
quyền của Biên-Tập-Viên Liêm có một Đội Biệt-Kích
Công-An, chuyên đi lùng diệt Việt-Cộng tại
khắp các tỉnh Cao-Nguyên. Một
hôm, có một đội-viên tên Nguyễn Văn Nam, cùng
với đồng-đội mới đi công-tác về,
bị mót đại-tiện nên vừa từ trên xe
nhảy xuống là đă vội-vàng chạy tuốt vào
trong nhà tiêu. V́ gấp-rút và không có ǵ khác hơn nên
anh đă dùng một mảnh giấy báo mà lau hậu-môn. Ngẫu-nhiên
có một đội-viên khác, cũng vào cầu-tiêu, trông
thấy mảnh giấy báo của Nam có in ảnh của
Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm,
nên lưu-ư anh về việc này. Người bị
bắt gặp quả-tang “phạm-thượng” đă rút
súng tự bắn vào đầu chết ngay tại chỗ―Anh
sợ bị đưa ra “phê-b́nh” trong các buổi “Học-Tập
Chính-Trị và Công-Dân Giáo-Dục”, và sau đó là
những hậu-quả khôn lường.
Một
số trong các tín-đồ Kitô-Giáo nói trên, trong lúc
khai-cung, đă đề-cập với tôi về vụ
đó, và một người đă chất-vấn tôi:
–
Dưới thời Nho-Giáo cực-thịnh, mọi người
đều phải tôn-trọng ngay cả bất-cứ
một mảnh giấy nào trên đó có Chữ Nho, v́
Chữ Nho là biểu-tượng của Đạo Nho,
của Đức Khổng-Tử. Tuy thế, nếu có
kẻ dùng sách giấy có Chữ Nho, h́nh-ảnh Đức
Khổng-Tử, mà lau hậu-môn, th́ kẻ ấy chỉ
bị quở mắng, hoặc bị đánh đ̣n,
một lần rồi thôi, chứ có ai v́ cái lỗi
ấy mà bị hành-hạ tàn-nhẫn đến độ
thà tự-tử chết c̣n hơn để bị bắt
giam? Qua cái chết của anh ấy, cũng là đồng-nghiệp
Công-An với các anh, các anh nghĩ sao về chế-độ
này?
Các
anh Liêm và Giang đă đồng-ư với tôi, dẹp
bỏ biên-bản chấp-cung, để cho các
phần-tử “Công-Giáo công-chính” ấy tự tay
viết các lời khai theo ư họ, xong để họ ra
về tự-do, rồi đệ-tŕnh hồ-sơ lên
Cấp Trên “để tuỳ-nghi thẩm-định”
với cái đề-nghị đă trở thành công-thức
là “tiếp-tục mật theo-dơi hành-vi chính-trị”
của các đương-nhân.
Tôi
nhấn mạnh với “Thuận Xù” điều đó,
và nhắc thêm về biến-cố 1960:
cùng bị đày ra khỏi Huế và các tỉnh thành
lớn, lên miền lam-sơn chướng-khí một
lần với tôi, c̣n có các anh Trần Văn Liệu và
Trần Ṭng; họ cũng là tín-đồ Kitô-Giáo, cũng
là dân Phú-Cam,
trung-tâm ảnh-hưởng của gia-đ́nh họ Ngô. Trước
đó, nhân-sĩ Trần Điền
mà tôi quen thân hồi ông c̣n làm Giám-Đốc Nha Thông-Tin
và hầu hết đồng-bào gần xa đều
biết tiếng, là thủ-lănh Hướng-Đạo
Việt-Nam, là một nhà trí-thức Kitô-Giáo lừng danh,
mà cũng chống-đối Diệm và bị Diệm
kết án tử-h́nh...
Thế
th́ đâu có phải là đồng-bào Kitô-Giáo nào cũng
dễ-dàng đồng-minh với Quỷ Satan?
Thế
mà hiện nay vẫn c̣n có một số thuộc cả
hai bên chưa chịu làm lành với nhau.
Ở
Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Sát Quốc-Gia, người ta
kháo chuyện với nhau về một chuyến đi
thanh-tra Thừa-Thiên/Huế
vừa rồi của Trung-Tá Trần
Văn Hương.
Các
cấp chỉ-huy ở đây bố-trí cho Hương
ngủ ở khách-sạn, ăn ở nhà-hàng, và chi-tiêu
linh-tinh ǵ đó. Khi anh về Trung-Ương rồi,
Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực ngoài này, dưới
thời Thiếu-Tá Liên Thành,
liền gửi một xấp hoá-đơn vào Bộ Tư-Lệnh
Cảnh-Lực Quốc-Gia, nơi đă phái Hương
đi công-tác, để xin thanh-toán tiền pḥng, tiền
ăn, v.v... cho Hương!
Phóng-ảnh
trang 290 “Về Vùng Chiến-Tuyến” (1996)
Ngoài
việc Hương bị xem như đă có đ̣i-hỏi
địa-phương cung-phụng này kia, các viên-chức
khác từ đó về sau đều ngán Miền
Trung, nếu phải ra Huế
là lo giữ ḿnh đủ điều.
Nguyên-do
là Hương nguyên là Cảnh-Sát-Trưởng ở
Huế, dưới thời Đệ-Nhất Cộng-Hoà,
và là tín-đồ Đạo Kitô.
Vấn-đề
tôi đặt ra với anh+em, không phải chỉ là cá-nhân
Trần Văn Hương
thật ra là một người tương-đối không
quá xấu, không đáng để bị chơi khăm cách
đó, nhưng mà là đối với bất-cứ ai, dù
trong quá-khứ đă làm việc ǵ không hay, mà sau đó t́nh-trạng
đă được giải-quyết rồi, và trong
hiện-tại họ là người mới, không phạm
lỗi ǵ, th́ ḿnh không nên tiếp-tục oán thù v́
chuyện đă qua.
Chúng
ta ai nấy đều có rất nhiều bạn thân,
kể cả thân-nhân, không cùng tôn-giáo với ḿnh. Đừng
để sự khác-biệt tín-ngưỡng xen vào làm
sứt-mẻ mối gắn-bó trong đời sống
giữa những con người với nhau.
*
Trong
nội-bộ Sở Đặc-Cảnh Tỉnh Thừa-Thiên,
có hai Pḥng quan-trọng, là Nghiên+Kế và Tác-Vụ; mà hai
Chủ-Sự Pḥng th́ không hợp nhau v́ tín-ngưỡng
khác nhau.
Trước
kia, tôi được cho biết là Trung-Uư Dương
Đại Chung báo-cáo t́nh-h́nh chính-trị quốc-nội
cho Linh-Mục Nguyễn
Kim Bính, ngay cả trước
khi lập công-điện hay công-văn tŕnh lên Cấp Trên. Đây
là một vấn-đề phức-tạp và
tế-nhị vô cùng. Đúng ra, trên nguyên-tắc th́ công-chức
và quân-nhân không được tham-gia hoạt-động
cho một đảng-phái chính-trị nào; nhưng trên
thực-tế th́, dưới thời Đệ-Nhất
Cộng-Hoà, Đảng Cần-Lao
Nhân-Vị đă rập khuôn
đảng cộng-sản mà đặt nền-móng bên
trong các cơ-quan chính-quyền và đơn-vị quân-lực;
và, dưới thời Đệ-Nhị Cộng-Hoà, Đảng
Dân-Chủ tuy ra đời sau
nhưng cũng đă lan tràn bên trong các công-sở và quân-doanh;
cho nên không ai nhớ đến cái nguyên-tắc ấy
nữa. Trong lúc đó, không có văn-bản nào
cấm các tín-đồ tiết-lộ việc công và
việc quân cho các vị “lănh-đạo tinh-thần”. Có
thể là người ta tin rằng việc ấy sẽ không
xảy ra; hoặc có thể là người ta cố ư tránh
né v́ sợ làm mếch ḷng các giáo-phái; mà cũng có
thể là người ta mặc-nhiên chấp-nhận và cho
phép việc làm này? Và, lẽ tất-nhiên, một khi các
chính-trị-gia đă có tai+mắt trong các công-đường
và binh-trại rồi, th́ các tu-sĩ cũng chẳng
chịu thua-kém ǵ ai. Cho nên tôi không trách phạt ǵ
Chung, v́ thật ra có một số viên-chức thuộc các
giáo-hội khác, các chính-đảng khác, ở khắp nơi,
sau này cũng có bắt chước hành-động như
Chung, mặc dù không nhất-loạt và tích-cực bằng. Bù
lại, lần nào ra Huế tôi cũng tiếp-xúc với
anh, để xoá cho anh cái mặc-cảm bị lạc-lơng
v́ khác phe, và để tận-dụng trong anh cái
tinh-thần phục-vụ vốn tiềm-tàng của
mỗi người.
Tôi
đă lập lại cái thế thăng-bằng trong
quan-hệ đối-nhân, và thấy được
kết-quả tốt. Ít nhất th́ anh cũng đă góp
phần gỡ bí chung, khi Chuẩn-Tướng Huỳnh
Thới Tây trực-tiếp
gọi máy hỏi tôi về cuộc mít-tinh đang diễn
ra. Buổi sáng củ-mật ấy, Linh-Mục Nguyễn
Kim Bính triệu-tập giáo-dân trước
sân và xung quanh nhà thờ Phú-Cam,
chuẩn-bị khí-thế cho một cuộc xuống-đường
mới, dự-trù hùng-hậu và quyết-liệt hơn
lần rồi.
Tôi
đă ra Huế,
có mặt tại chỗ, nhưng phải nhờ đến
Chung, là người trong cuộc, mới biết đủ
những ǵ khuất kín bên trong giáo-đường, v́ các
nhân-viên khác tín-ngưỡng khó ḷng mà len-lỏi vào
được trong cái tập-thể chọn-lọc và có
cảnh-giác cao ấy, để chụp ảnh, ghi-âm,
nhận-diện thành-phần cực-đoan, thu-thập hành-tung
những kẻ khả-nghi, và định-vị cái đài
vô-tuyến phát-thanh mà nhà thờ này được phép
sử-dụng từ thời Đệ-Nhất Cộng-Hoà―ngày
xưa là để giúp các tín-đồ già-yếu
bệnh-tật, không đến giáo-đường
nổi, cũng có thể ở nhà mà nghe giáo-lễ do
đồng-đạo cử-hành; ngày nay là để
phổ-biến đến khắp ngơ hẻm hang cùng
những lời hô-hào chính-trị phát-động các
cuộc mít-tinh, xuống đường chống chính-quyền.
Ngày
nay, có Đại-Tá Nguyễn Hữu
Duệ và Trung-Tá Hoàng
Thế Khanh, Chung và các bạn
của anh đương-nhiên thoả-thích hơn.
Ngược
lại, Trung-Uư Dương Văn
Sỏ, Trưởng Pḥng Tác-Vụ,
trước các cấp chỉ-huy đều mới, th́ không
khỏi giao-động tinh-thần, v́ không ai đoán
được chữ ngờ.
Thượng-Sĩ
Lê Văn Y, một Trưởng Lưới T́nh-Báo
xuất-sắc của Đặc-Cảnh Quận Ba, Đà-Nẵng,
mà v́ Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực địa-phương
không ưa nên đă phải đổi vùng. Thiếu-Uư
Nguyễn Ba, một điệp-trưởng hữu-công
của Tỉnh Thừa-Thiên,
lại là người của Đảng Đại-Việt
lúc đương-quyền, mà v́ không được ḷng
các cấp chỉ-huy cùng Đảng nên cũng đă
bị đẩy đi xa. Thiếu-Uư Trương
Quang Thanh năng-động
của Tỉnh Quảng-Nghĩa, phải sống xa quê v́
tuy là đảng-viên Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng
mà không cùng hệ-phái với các cấp chỉ-huy.
Huống
ǵ gốc-gác của Trung-Uư Sỏ th́ rơ-ràng xa-cách
với thế-lực cầm quyền hiện giờ.
Do
đó, tôi phải duy-tŕ chỗ đứng của Sỏ,
v́ đó vừa là tai+mắt vừa là tay+chân của Ngành,
không thể để lọt vào người khác phe, khi mà
vấn-đề phe-phái đă được chính Trung-Tá
Hoàng Thế Khanh
không ngần-ngại công-khai nêu lên với Đại-Tá Nguyễn
Xuân Lộc và tôi.
Một
mặt, tôi giao-tiếp với Sỏ nhiều hơn, để
tỏ là đă có tôi đích-thân chăm-sóc khả-năng
phục-vụ của anh; mặt khác, tôi đề-cao hai
viên-chức khác, chủ ư là nếu phải thay-thế
Sỏ th́ hẳn là Khanh sẽ phải chấp-nhận
một trong hai người này mà thôi. Tôi làm như
thế là để vẫn giữ cái thế thăng-bằng
trong nội-bộ cơ-quan; nếu không th́ một ḿnh Chánh
Sở Đặc-Cảnh Trương
Công Đảm bị kẹt
ở giữa khó ḷng mà hoàn-thành trách-vụ của ḿnh.
*
Cũng
như ở các Tỉnh khác, ngoài các viên-chức Đặc-Cảnh
địa-phương, tôi đă có một số
bạn-bè thân-tín, thuộc nhiều giới, ở
Thị-Xă Huế và
Tỉnh Thừa-Thiên.
Dù
không phải là kẻ đa-nghi, song kinh-nghiệm bản-thân
không cho phép tôi làm kẻ dễ tin. Thỉnh-thoảng
tôi vẫn phải xét lại một vài vấn-đề,
dù là bề ngoài không có ǵ bất-thường.
Tôi
tin vào các cộng-sự-viên của ḿnh; nhưng nếu chính
các đương-nhân thật t́nh không nắm vững t́nh-h́nh
hoặc bị đánh lừa, th́ lẽ nào tôi chịu
để cho ḿnh cũng cùng bị thiếu-sót hay
sai-lầm sao? Nhiều khi gặp phải những bài toán
khó giải, tôi đă nhờ vào linh-tính, trực-giác hay
“giác-quan thứ sáu”, nhất là thái-độ vô-tư
của ḿnh. Nhưng xác-thực nhất bao giờ cũng là
tin-tức, tài-liệu, và sự hiểu-biết của các
thân-t́nh-viên nói trên; nhờ họ, tôi đă nhiều
lần biết được, và cả biết trước,
những mưu-đồ ám-muội của một số
nhân-vật này, phe-phái kia...
*
Sau
cuộc họp báo của Ngành Đặc-Cảnh chúng tôi
tố-cáo Tổng-Hội Sinh-Viên Huế và cả “Phong-Trào
Chống Tham-Nhũng”, qua Linh-Mục Nguyễn
Kim Bính tại Phú-Cam, đều
đă bị Việt-Cộng xâm-nhập và lợi-dụng,
th́ t́nh-h́nh nội-an ở Huế, và
cả toàn-quốc, đă lắng dịu đi rất
nhiều.
Sinh-viên
ở Huế trở lại
sinh-hoạt b́nh-thường, chăm lo trau dồi
kiến-thức văn-hóa, không c̣n bung xung ḥ hét ồn-ào
như thời-gian qua.
Sinh-viên
ở Sài-G̣n, mà cái Tổng-Hội
trong đó vốn cũng đă bị Cảnh-Lực
Quốc-Gia tố-cáo là bị cộng-sản giật dây,
nay thêm sáng mắt―chỉ
trừ số ít phần-tử cơ-sở
Việt-Cộng và thân-Cộng mà thôi.
Về
phần “Phong-Trào Chống Tham-Nhũng”, th́
Linh-Mục Nguyễn Kim Bính, Cha Xứ
Phú-Cam, đă bị khựng lại,
nên ngưng xuống đường; và Linh-Mục Trần
Hữu Thanh trong Nam th́ cũng, do đó, ngưng các mưu-tính
biểu-t́nh.
Như
thế là chúng tôi đă thành-công trong việc ngăn-chận
và dập tắt các nỗ-lực xúi-giục toàn-quốc
đồng-loạt tuần-hành, gây xáo-trộn
trật-tự công-cộng, làm mất an-ninh chung
trong mọi giới dân-nhân, tạo hoàn-cảnh và cơ-hội
cho kẻ địch lèo-lái mà biến thành xung-đột
đẫm máu, kể cả cơ nguy bị đối-phương
xâm-chiếm từng cơ-quan, đơn-vị, hay
khu-vực ly-khai hay tự-trị ngay trong nội-địa
lănh-thổ Quốc-Gia, mà ảnh-hưởng dây chuyền
có thể là mất hẳn cả Miền
Nam.
(Tuy
nhiên, về mặt tinh-thần, “Phong Trào Chống Tham
Nhũng” vẫn c̣n cố-thủ, tiếp-tục và
gia-tăng các nỗ-lực sách-động cũ, trong các
nhà thờ, trong các họ đạo, và cả trong
giới giáo-dân quân-nhân, thậm chí kêu gọi làm
binh-biến, dùng bạo-lực lật đổ
Tổng-Thống Thiệu―tức
là tuy không mở cổng cho địch vào đồn, mà
lại mở ḷng, mở ư, sẵn-sàng đón mời “đồng-minh”,
v́ cùng là kẻ thù của tổng-thống Việt-Nam
Cộng-Ḥa!)
Mục-đích
của nhóm tu-sĩ Kitô-Giáo quá-khích không phải chỉ là
lật đổ Tổng-Thống Nguyễn
Văn Thiệu, mà là tái-lập một chế-độ
kiểu Ngô
Đ́nh Diệm, nghĩa là dù cho sẽ không có
một Tổng-Thống tín-đồ Đạo Chúa
với một mạng lưới khủng-bố kiểu Đảng
Cần-Lao―v́
vào thời đó không có một nhân-vật nào có thể
có đủ điều-kiện là một ứng-viên
kiểu đó vào chức-vụ đó―th́
họ cũng sẽ t́m đủ mọi cách đưa vào
Chính-Quyền những nhân-vật và những chính-sách hoàn-toàn
do họ giật dây, mục-đích là đàn-áp các giáo-hội
khác, để phát-triển Đạo Kitô.
Bây
giờ, kế-hoạch thứ nhất―toàn-quốc
xuống đường xáo trộn an-ninh, tạo sức
ép lớn cả trong lẫn ngoài đủ để
lật Thiệu―v́
tôi mà đă bất-thành, th́ họ xoay qua kế-hoạch
thứ hai.
Tôi
đă cài-cấy tay-trong trong mọi tổ-chức, dù là
chính-trị, kinh-tế, văn-hóa, xă-hội, kể cả
tín-ngưỡng. Đặc-biệt trong vấn-đề
này tôi càng theo sát ư-đồ và đường-lối
của các mục-tiêu, bắt đầu từ Huế,
từ xóm Phú-Cam mà ra.
Kế-hoạch
thứ hai của họ là triệt-hạ dần các
phần-tử nguyên là thành-viên hoặc có cảm-t́nh,
hoặc bị nghi là liên-hệ gần+xa với phe “Phật-Tử
Tranh-Đấu” vốn đă góp phần lật
đổ Nền Đệ-Nhất Cộng-Ḥa. Đối-tượng
của họ nằm ở mọi nơi, dân cũng như
quân, ở cả ba ngành lập-pháp, hành-pháp và tư-pháp
trong Chính-Quyền Đệ-Nhị Cộng-Ḥa.
Và
họ bắt đầu ra tay.
Một
hôm, không lâu trước ngày Thừa-Thiên
triệt-thoái rồi Vùng I lui quân,
một số đơn-vị Quân-Lực Việt-Nam
Cộng-Ḥa đi hành-quân trong hoạt-vực của Chi-Khu
Phong-Điền, thuộc Tỉnh/Tiểu-Khu
Thừa-Thiên, đă phá vỡ
được một căn-cứ của Việt-Cộng,
và tịch-thu được của chúng nhiều
chiến-lợi-phẩm, trong đó có một số tài-liệu
quan-trọng, kể cả một Nghị-Quyết của
Đảng-Ủy Liên-Khu IV về Tỉnh Thừa-Thiên/Thị-Xă
Huế. Nghị-Quyết này đề-cập
đến t́nh-h́nh các mặt của Việt-Nam Cộng-Ḥa
tại Tỉnh liên-quan, nhiệm-vụ của chúng, và
kế-hoạch cho một cuộc tấn-công mới,
nhằm chiếm-giữ thành-phố Huế
lâu dài hơn, rút kinh-nghiệm từ cuộc tổng-công-kích
vào mùa xuân năm 1968―Tết
Mậu-Thân.
Như
đă nói trên, nhiều tu-sĩ Kitô-Giáo đă
tổ-chức cho tín-đồ mà là nhân-viên an-ninh & t́nh-báo
của các cơ-quan & đơn-vị khắp nơi báo-cáo
t́nh-h́nh, tin-tức mới nhất cho các linh-mục, ngay
cả trước khi thực-hiện công-điện công-văn
tŕnh lên Cấp Trên của ḿnh. Kết-quả hành-quân
lần này cũng không ra ngoài lệ thường.
Cho
nên người ta đọc thấy đoạn kết
của bản Nghị-Quyết Việt-Cộng ghi rơ: sau
khi chiếm được Thành-Phố
Huế, dứt điểm Tỉnh
Thừa-Thiên, chúng sẽ dựng lên một chính-quyền
mới, gồm toàn những “đồng-chí nằm vùng công-khai
hợp-pháp” của chúng, đó là sáu Nghị-Viên
đương-kim của guồng máy dân-cử
sở-tại của Việt-Nam Cộng-Ḥa,
mà đứng đầu danh-sách là Ông Nguyễn-Khoa-Phẩm,
Chủ-Tịch Hội-Đồng Tỉnh Thừa-Thiên, và
Ông Nguyễn-Khắc-Thiệu,
Chủ-Tịch Hội-Đồng Thị-Xă Huế,
v.v...
Bộ
Chỉ-Huy Tiểu-Khu Thừa-Thiên đă làm báo-cáo kèm
với bản chụp sao các trang tài-liệu đánh máy
của Đảng-Ủy Việt-Cộng nói trên, tŕnh lên
Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn I và Quân-Khu I, Bộ
Tổng-Tham-Mưu, v.v...
Chánh
Sở Đặc-Cảnh Thừa-Thiên/Huế tŕnh lên tôi,
tôi tŕnh lên Trưởng Ngành Đặc-Cảnh Trung-Ương,
rồi Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia (kiêm Đặc-Ủy-Trưởng
Trung-Ương T́nh-Báo) tŕnh lên Tổng-Thống.
Kết-quả
trông thấy trước mắt là các ông Nguyễn
Khoa Phẩm, Nguyễn Khắc
Thiệu, cùng bốn nhân-vật dân-cử nói trên,
sẽ bị giải-nhiệm tức-thời.
Giải-nhiệm
các Nghị-Viên Hội-Đồng Tỉnh+Thị-Xă không
phải là một việc khó.
Trước
đây, có một số Nghị-Viên Hội-Đồng
Tỉnh Quảng-Nghĩa đă hành-sử
tư-cách dân-cử của ḿnh, xin Bộ Chỉ-Huy
Tiểu-Khu sở-tại cấp phương-tiện phi-cơ
trực-thăng cho họ chở thực-phẩm, thuốc-men,
và nông-cụ lâm-cụ lên các Quận miền núi để
cấp-phát cho đồng-bào vùng đó đang gặp khó-khăn.
Đa-số các vật-phẩm ấy đă lọt vào tay
những kẻ buôn lậu và tiếp-tế cho
Việt-Cộng, thay v́ đến tay người dân khó-nghèo.
Thiếu-tá Đặc-Cảnh Hồ Anh
Triết đă điều-tra ra sự thật, và
kết-quả là Trung-Ương đă giải-nhiệm các
Nghị-Viên liên-can.
Nhưng
trong trường-hợp trên, các Nghị-Viên ấy
chỉ phạm tội buôn lậu, chỉ bị biện-pháp
hành-chánh hoặc bị phạt tiền. Đằng này,
theo tài-liệu kể trên, th́ nhóm Nguyễn
Khoa Phẩm rơ-ràng là tay-sai của Việt-Cộng
nằm vùng, lâu nay đă hoạt-động cho địch
đắc-lực đến độ được chúng
tín-nhiệm chọn cử cầm đầu bộ máy chính-quyền
mà chúng sẽ dựng lên nay mai. Với bằng-chứng
đó, các đương-nhân sẽ không những chỉ
bị giải-nhiệm, mà chắc-chắn là sẽ c̣n
bị câu-lưu truy-tố về tội phá rối trị-an,
ở tù, và có vết-tích xấu về mặt chính-trị
trong hồ-sơ lư-lịch cá-nhân, mất hết mọi cơ-hội
để ra tham-gia chính-sự dù ở bên dân-cử hay bên
công-quyền.
*
Ngay
sau khi tài-liệu Việt-Cộng nói trên được
Tiểu-Khu và chính-quyền Tỉnh Thừa-Thiên
và Thị-Xă Huế làm bản sao
gửi đi các nơi, tôi được nguồn tin tín-cẩn
báo riêng cho biết: đoạn kết trong bản
Nghị-Quyết Việt-Cộng ấy là do một nhóm dư-đảng
Cần-Lao quá-khích thông-đồng với nhau mà
ngụy-tạo thêm.
Ông
Nguyễn Khoa Phẩm, ông Nguyễn
Khắc Thiệu, và tất cả các Nghị-Viên có
tên trong đoạn kết của bản Nghị-Quyết
Việt-Cộng ấy, đều là tín-đồ
Phật-Giáo, có quan-hệ chặt-chẽ với Giáo-Hội
Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất; họ đồng-thời
cũng là đảng-viên quan-trọng của Đại-Việt
Cách-Mạng-Đảng.
Đạo
Phật và Đảng Đại-Việt, cùng các giáo-phái
và chính-đảng khác, đă bị chế-độ Ngô
Đ́nh Diệm đàn-áp, và đă góp phần tích-cực
vào việc lật đổ chế-độ ấy.
Hiện
nay, Đại-Việt và Phật-Giáo đang ngăn-chận
dư-đảng Cần-Lao, là một nhóm tín-đồ
Kitô-Giáo và giáo-phái khác mà quyền-lợi vật-chất
hoặc tinh-thần đă quá gắn-bó với chế-độ
Diệm, không để cho họ tái-lập quyền sinh-sát
để trả thù cho gia-đ́nh họ Ngô.
Từ
nhiều năm qua, hầu như mọi quyền hành-pháp và
lập-quy tại Tỉnh Thừa-Thiên/Thị-Xă Huế
đều nằm trong tay Đảng Đại-Việt, và
hầu như lần bầu-cử nào các liên-danh
Phật-Giáo cũng thắng phiếu vào Hội-Đồng
Tỉnh và Thị-Xă địa-phương.
Bây
giờ th́ nhóm cựu Cần-Lao ấy, cái thiểu-số
tác-yêu tác-quái đă là tác-nhân tác-hại cho chính cố
Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm và
các anh+em của ông phải mất mạng, và cho Đảng
ấy phải tự xóa tên của ḿnh, nhóm ấy đă
lại nắm được vị-thế cầm đầu
cả quyền hành-pháp lẫn ngành công-lực của toàn
Tỉnh & Thị rồi.
Theo
kế-hoạch thứ hai của các Linh-Mục Trần
Hữu Thanh và Nguyễn Kim Bính,
họ muốn gấp-rút thanh-toán các phần-tử đối-nghịch
hiện c̣n cầm đầu cơ-quan dân-cử của
Tỉnh+Thị nầy.
*
Đồng-thời
với tin-tức mật riêng của tôi, đích-thân Chánh
Sở Đặc-Cảnh Tỉnh Thừa-Thiên/Thị-Xă
Huế, Trương Công Đảm,
tŕnh-bày với tôi là thuộc-viên của anh bị giao-phó công-tác
thực-hiện việc giả-mạo đoạn văn
vu-khống các Nghị-Viên kia.
Anh
là bạn thân của Trung-Tá Hoàng Thế
Khanh, hiện là cấp chỉ-huy tại chỗ
của anh; nhưng việc này là “một tệ-nạn
rất nguy-hiểm, v́ nó là mầm-mống gây thù-nghịch
ngay trong hàng-ngũ của những người đang
đứng chung cùng một chiến-tuyến”. Do đó,
v́ “trung-thực”, v́ “chính-tâm”, anh đă
chọn đặt chính-nghĩa lên trên t́nh-cảm hay
quyền-lợi cá-nhân, nên anh liền báo-cáo Sự
Thật lên tôi.
Tài-liệu
ngụy-tạo của Nguyễn Hữu
Duệ th́ chỉ đi theo hệ-thống báo-cáo t́nh-h́nh,
chứ không thông-qua kỹ-thuật kiểm-tra; vả
lại vấn-đề Việt-Cộng chủ-trương
tái-diễn biến-cố Tết Mậu-Thân ở Huế
là điều hầu như mọi người đinh-ninh
là chuyện đương-nhiên; nghĩa là các cấp
nhận được báo-cáo đều đă tin chắc
nội-dung là đúng 100%.
Tôi
liền lấy bản chụp sao của Nghị-Quyết
ấy ra xem lại, chú ư nh́n kỹ th́ thấy, dù
bằng mắt thường, quả thật đoạn
cuối đă được đánh máy bằng một máy
đánh chữ khác, khác hẳn với các trang trước
và với đoạn trước cùng trang.
Tôi
lặng người đi một lát, rồi nhắm
mắt lại ôn lại lời dạy của Đức
Phật Thích-Ca: “Oán-cừu nên cởi, không nên buộc!”
Năm trăm năm sau, Đức Giê-Su cũng
rao-giảng như trên: “Hăy hết sức ḿnh sống ḥa-thuận
với mọi người... Đừng tự ḿnh trả
thù ai... Đừng để điều ác thắng ḿnh,
nhưng hăy lấy điều thiện mà thắng điều
ác!” (Romans 12:18,21). Tôi lại lật lui, đọc thêm
trong sách Proverbs 10:12: “Tính ghen-ghét phát-sinh tranh-chấp;
chỉ có ḷng thương yêu mới lấp hết
tội-khiên”. Trước hết, và trên tất cả là
“Mười Điều Răn” đă có từ xưa,
trong sách Exodus 20:16: “Các con không được làm
chứng gian để hại người xung quanh!”...
Kể
từ biến-cố 1-11-1963, đă mười
hai năm trôi qua, Đệ-Nhất
Cộng-Ḥa không c̣n, mà một nhóm nhỏ
phần-tử thân-Diệm c̣n rơi-rớt lại vẫn
c̣n hiểm-độc như thế. Họ mới
gặp dịp chó-ngáp-phải-ruồi ngóc đầu lên
được một chút mà đă gian-manh bày mưu thâm,
tính kế hiểm vu-oan giá-họa để hăm-hại người
khác tín-ngưỡng ngay, huống ǵ khi cái chế-độ
độc-tài độc-tôn bạo-ác ấy đang c̣n
phủ trùm lên khắp quê-hương, mà họ lại
nắm chính-quyền trong tay, th́ họ đă tác-yêu tác-quái
đến mức nào.
Nếu
vụ ngụy-tạo tài-liệu Việt-Cộng ở
Huế mà đạt kết-quả do họ mong muốn,
rồi các nơi khác cũng sẽ noi theo―giống
như kế-hoạch biểu-t́nh, Huế mà làm xong là các
nơi khác cũng sẽ làm theo―không
cần Tỉnh-Trưởng, Tư-Lệnh Hành-Quân;
chỉ cần bất-cứ một cá-nhân nào có thể báo-cáo
tin-tức, chuyển tŕnh tài-liệu, là đă có thể
thêm-thắt theo ư của nhóm chủ-trương:
hậu-quả sẽ như thế nào trên khắp vùng
đất gọi là Miền Nam Tự-Do?
Tôi
không là người của bất-cứ một chính-đảng
hay giáo-hội nào; mà Trương Công
Đảm th́ cũng không nặng t́nh đậm nghĩa
với ai đến độ mù-quáng lư-trí và
thui-chột lương-tâm mà bao che cho lũ gian-manh.
Huống ǵ anh đă thấy rơ là chúng sẽ c̣n
lợi-dụng anh thêm trong nhiều âm-mưu tiếp theo.
Trong
vụ giả-mạo tài-liệu này, điều bí-mật
đă được báo-cáo lên tôi cũng rất có
thể sẽ được tiết-lộ cho người
khác biết, và hậu-quả tất-nhiên sẽ là
một phản-ứng mạnh của giới
Phật-Tử, với mối liên-kết có sẵn với
nhiều tổ-chức khác, thí-dụ Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng
và Đại-Việt Cách-Mạng-Đảng, mà ngoài
Lực-Lượng Ḥa-Hợp Ḥa-Giải Dân-Tộc ra th́
riêng Đại-Việt cũng đă là một chính-đảng
có khối lượng đảng-viên đông nhất và
mạnh nhất trên toàn cơi Việt-Nam Cộng-Ḥa.
Việc
làm bất-lương của vài ba con chiên ghẻ, làm
chứng dối như thế, rất có thể sẽ châm
ng̣i cho một cuộc nội-chiến khốc-liệt
giữa hai giới Phật-Tử và cựu Cần-Lao
cực-đoan, sớm đẩy Việt-Nam Quốc-Gia
đến bờ vực thẳm tương-tàn.
*
Hôm
qua, tài-liệu bắt được của
Việt-Cộng mà Sở Đặc-Cảnh Tỉnh
Thừa-Thiên/Thị-Xă Huế tŕnh lên th́ tôi đă giao
cho Sở Nghiên+Kế Khu I làm Phiếu Chuyển đệ-tŕnh
lên Bộ Tư-Lệnh CSQG/Ngành Đặc-Biệt Trung-Ương
theo lệ thường rồi.
Nhưng
hôm nay, về vấn-đề ngụy-tạo đoạn
kết, có tầm quan-trọng lớn-lao đối với
t́nh-h́nh an-ninh và nội-chính của Quốc-Gia, th́ tôi
đă tức-tốc vào báo-cáo riêng với Đại-Tá Nguyễn
Xuân Lộc, Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Vùng
I, và tự tay đánh máy một Phiếu Tŕnh mật,
gửi riêng cho Chuẩn-Tướng Huỳnh
Thới Tây, Trưởng Ngành Đặc-Cảnh
Trung-Ương, bản sao gửi Thiếu-Tướng Nguyễn
Khắc B́nh, Tư-Lệnh Cảnh-Lực
Quốc-Gia, và cử đại-diện thân-tín mang
thẳng đến văn-pḥng của hai vị ấy
ở Sài-G̣n.
Tất-nhiên
tôi đă nêu tên nguồn tin và giải-thích rơ trường-hợp
nhận tin, đặc-biệt là Trương
Công Đảm, để giúp Cấp Trên
kiểm-chứng dễ-dàng. Ngoài ra, tôi c̣n tuyệt-đối
giữ kín vụ này tại địa-phương ḿnh,
để tránh náo-loạn trong khi chờ-đợi
quyết-định của Trung-Ương.
Nguồn
tin của tôi nói rơ rằng chính Đại-Tá Nguyễn
Hũu Duệ, Tỉnh Trưởng Tỉnh
Thừa-Thiên & Thị-Trưởng Thị-Xă Huế, là
nhân-vật chủ-chốt trong việc thi-hành thủ-đoạn
này, việc mà, nếu ông mà từ-chối―nhân-danh
dân Chúa, làm theo lời Chúa hơn là lời Cha―th́
hẳn chưa biết chờ đến bao giờ
Linh-Mục Nguyễn
Kim Bính mới kiếm ra cho được một
con chiên ngoan đạo kiểu đó theo ư của ḿnh.
Đại-tá
Duệ mà lên làm Tỉnh-Trưởng ngoài đó là do
đề-nghị đặc-biệt có tính-toán của tôi,
chứ không phải là do “tài” hay “đức”
ǵ của ổng.
Nhưng
ổng đă để lộ ra “tài đức”
thật-sự của ổng.
Ổng
đă nuôi ḷng trả thù từ ngót mười hai năm
nay, đúng theo lời trối của cố
Tổng-Thống Ngô Đ́nh
Diệm (“Tôi chết th́ trả thù
cho tôi!”), lạm-dụng Trung-Tá Hoàng
Thế Khanh―tôi
nghĩ là Khanh ở thế bị-động, v́ Khanh
bản-chất chính-trực―hiện là Chỉ-Huy-Trưởng
Cảnh-Lực Tỉnh/Thị ở dưới quyền ḿnh,
hành-động theo kế-hoạch của nhóm “lănh-đạo
tinh-thần” cực-đoan của ḿnh―đứng
đầu Miền Trung là Linh-Mục Nguyễn
Kim Bính, Cha Xứ Phú-Cam―trong
chương-tŕnh chung là bứng-tỉa các nhân-sự mà
họ cho là kẻ thù của phe Kitô-Giáo quá-khích và
cựu-Cần-Lao ác-ôn, mà bước khởi đầu là
ngụy-tạo đoạn kết vu-oan giá-họa tha-nhân
trong bản Nghị-Quyết của Việt-Cộng nói trên.
Phóng-ảnh
đoạn trích thư của Ô. Trương Công Đảm,
cựu
Chánh Sở Đặc-Cảnh Tỉnh Thừa-Thiên &
Thị-Xă Huế:
Trương
Công Đảm hiện ở Thành-Phố Denver, Colorado, USA.
Phóng-ảnh
thủ-bút của cựu Đại-Tá Nguyễn Hữu
Duệ:
“Tôi
đổi ra Huế năm 1973* làm
Tỉnh Trưởng Thừa Thiên và Thị Trưởng
Huế - Tôi không nhớ rơ ngày tháng chỉ nhớ là
thời gian rất ngắn khi rút lui khỏi Huế*.
Ngoài
ra tôi chưa hề phục vụ ở Huế bao giờ.
Xin
kính chúc ông và gia quyến an khang.
Kính
thư,
(Chữ
kư)
Xin
cáo lỗi v́ già nên tay run khi viết thư.”
-------
*Làm
Tỉnh/Thị-Trưởng Thừa-Thiên/Huế “năm 1973”
rồi “rút lui khỏi Huế” vào tháng 3-1975
mà bảo là “thời-gian rất ngắn”!
Viết
thư là có th́-giờ tra-cứu, chứ không phải là
trả lời tức-th́ trên máy điện-thoại, mà c̣n
nhớ sai ngày làm Tỉnh-Trưởng (thực-sự là vào
tháng 11 năm 1974), th́ làm sao mà
viết nổi sách hồi-kư lịch-sử (cuốn “Nhớ
lại những ngày ở cạnh Tổng Thống Ngô
Đ́nh Diệm”)?