ÔNG ÐỒN LỢI

 

 

TÔI nói với Đại-Úy (sau này là Thiếu-Tá) Trương Công Ân, Chánh Sở Ðặc-Cảnh Tỉnh+Thị Thừa-Thiên+Huế, rằng anh khỏi cần tháp-tùng hoặc cử nhân-viên đi theo tôi. Tôi chỉ đi dạo chơi trên Đại-Lộ Trần Hưng Ðạo và quanh Chợ Ðông-Ba, để xem lại những nơi chốn cũ vốn đã ghi sâu trong tôi nhiều kỷ-niệm khôn quên trước ngày tôi bị đày đi khỏi Huế vào năm 1960.

Sau đó, cùng với Đại-Úy (sau này là Thiếu-Tá) Ngô Phi Đạm, Chánh Sở Tác-Vụ thuộc Ngành Đặc-Biệt Vùng I, ngồi trong chiếc xe Jeep sơn màu trắng-xám và mang bảng số ẩn-tế đậu dọc lề đường, tôi dùng máy vô-tuyến chỉ-huy công-tác của Đại-Úy Nguyễn Công Văn, Phó Sở Tác-Vụ, và Toán Ðặc-Nhiệm Vùng I, mà tôi đã phái đi riêng từ Ðà-Nẵng ra, đang kín-đáo làm việc ở bên kia Bờ Sông Gia-Hội và ở mé sau Chợ Ðông-Ba.

 

Vì các đối-tượng theo-dõi của chúng tôi có những liên-hệ mật-thiết với một số viên-chức hữu-trách ở đây, tôi không tiện giao cho địa-phương thi-hành nên phải đích-thân từ Ðà-Nẵng ra tận nơi hành-động với nhân-viên riêng của mình.

*

Dù là dân Huế hay là người ở xa mà đã có lần đến Huế, chắc là không ai không biết đến Đường Trần-Hưng-ÐạoChợ Ðông-Ba, nổi bật giữa trung-tâm thương-mại và kỹ-nghệ của cố-đô này.

Ðối với tôi, bây giờ cảnh-vật ở đây kém phần thân thương, vì bây giờ ở đây không còn có nữa một khuôn mặt quen thuộc, quen thuộc như người nhà của mọi người, mọi nhà, nhất là ở khu phố này, lần cuối cách đây chừng trên mươi năm.

Ðó là “ông Ðồn Lợi”.

*

Tháng 3 năm 1947, Đế-Quốc Pháp đem binh-lính viễn-chinh đến dẫm gót giày đinh xâm-lược lên đất Thần-Kinh, trong âm-mưu tái-chiếm cựu thuộc-địa Việt-Nam mà chúng đã khởi đầu tại Sài-Gòn từ tháng 9 năm 1945. Thực-dân đánh đuổi về đồng quê và lên rừng núi lực-lượng kháng-chiến mà Ðảng Cộng-Sản Việt-Nam đã cướp được quyền lãnh-đạo dưới lốt Mặt Trận Việt-MinhPháp dựng lên bộ máy kềm kẹp tại những thành+thị và khu-vực mà chúng đã chiếm-đóng được, thí-dụ:  Sở Liêm-Phóng Liên-Bang (Sûreté Fédérale), Ty Cảnh-Sát Pháp (Police Française), Toà Án Pháp (Tribunal Français), Lao-Xá Trung-Ương (Prison Centrale), v.v...

Các nhà ái-quốc không-Cộng-Sản bèn đứng ra thành-lập Chính-Quyền Quốc-Gia. Một mặt, họ đương-đầu với Mặt Trận Việt-Minh; một mặt, họ vừa hợp-tác với bạn đồng-minh để bình-định xứ-sở, vừa tranh-đấu với thù cố-cựu để giành lại chủ-quyền cho quốc-dân. Trong tình-hình đó, tại Miền Trung, Hội-Ðồng Chấp-Chánh Lâm-Thời Trung-Kỳ, mà trụ-sở được đặt tại Huế, đã tổ-chức các công-sở: ở cấp Phần thì có Nha An-Ninh Quốc-Gia, v.v...; ở cấp Tỉnh thì có Toà Hành-Chánh với các Ty, tỷ như Ty An-Ninh Quốc-Gia, Ty Cảnh-Sát Quốc-Gia, v.v... là những cơ-quan song-hành nhưng tranh-chấp với các bộ-phận tay-sai kể trên của ngoại-bang.

 

Huế là trung-tâm của toàn-quốc, đồng-thời là thủ-phủ cuả Miền Trung, cho nên khu phố cốt-lõi của Huế là nơi đầu tiên đón nhận sự hiện-diện của Chính-Quyền Quốc-Gia. Ðó là Ðồn Cảnh-Sát Ðông-Ba, nằm ngay đầu Đường Trần-Hưng-Ðạo và sát hông ngôi chợ mà Ðồn này mang tên.

 

Ðặng Hữu Lợi là viên Trưởng Ðồn đầu tiên ở đây.

Lợi có một bộ mặt dài thòng như mặt ngựa, với cái vẻ tỉnh bơ như không nói gì mà lại nói rất nhiều, sâu-sắc và chua-cay, khiến nhiều người so sánh anh với vai hề nổi tiếng cuả màn-ảnh Pháp, Fernandel, mặc dù gã diễn-viên của nước ngoài thì cao to ngược hẳn với ông cò thấp gầy của nước mình. Nhưng, xen kẽ với phim-ảnh Pháp thì cũng có nhiều phim-ảnh Mỹ được chiếu thời bấy giờ, nên đã có không ít người cãi lại, bảo rằng trông Lợi giống thằng gầy trong cặp mập+gầy LaurelHardy của Hoa-Kỳ. Ðó là những lúc Lợi pha trò, nhộn và tếu vô cùng.

Lợi có một đặc-điểm khác nữa, là anh thường hay chồm nửa người trên về phiá cửa lớn cũng như cửa sổ, nghiêng đầu và hướng mắt ra xa, dù cho đang bàn-luận chuyện gì với ai, tạo cho người xung quanh cái cảm-tưởng là anh luôn luôn ngóng đợi một người nào. Vì là Trưởng Ðồn nên anh được gọi là “ông Ðồn”, và vì tên Lợi mà lại có dáng-bộ chờ-đợi nên bạn-bè tinh-nghịch đặt cho anh cái biệt-danh “ông Ðồn... Lợi”, với cái hàm-ý theo lối nói lái là “ông đợi... l...”. Chính anh cũng lấy làm thích-thú được mọi người dùng cái tên ấy để gọi mình.

 

Sau khi có Chính-Quyền Quốc-Gia, những người dân Huế, vốn đã bỏ chạy về miền nông-thôn lánh nạn sau đêm lịch-sử 19 tháng 12 năm 1946quân và dân Việt-Nam bất-thần tấn-công các đồn/trại và tư-gia cuả Pháp để khởi đầu cuộc kháng-chiến toàn-quốcnay lũ-lượt hồi-cư. Một số dân quê cũng rời ruộng đồng lên phố sinh sống để tránh tai-họa vì các cuộc giao-chiến ngày càng lan ra. Tuy thế, hàng ngày dân-chúng vẫn di-chuyển tấp-nập giữa Thành-Phố này với các Tỉnh khác và các Quận+Xã xung quanh; và bến xe chính cũng như bến đò chính thì ở sát chợ, cạnh Ðồn, nên “ông Ðồn Lợi” được hầu hết bà con khắp nơi trong Tỉnh và các Tỉnh khác quen mặt hoặc biết tên, trong lúc các Đồn-Trưởng Ðồn khác chỉ được nghe thấy trong Phường mình mà thôi.

 

Lợi nổi tiếng không phải chỉ do cái dáng-mạo buồn-cười ấy, mà còn nhờ ở thiện-chí bênh-vực bảo-vệ đồng-bào hiền-lương.

Nào là Sûreté Fédérale (Mật-Thám Pháp), nào là Commando (Biệt-Kích Pháp), nào là Partisan (thân-binh Pháp), cùng với binh-lính Pháp và cả thường-dân Pháp nữa, ngày nào cũng có không biết bao nhiêu vụ chúng cướp-bóc, đánh-đập, hãm-hiếp, bắt-bớ, và cả bắn/giết, người dân Việt-NamLợi là một trong số những viên-chức Cảnh-Sát Quốc-Gia đầu tiên đứng ra can-thiệp chống kẻ bạo-tàn. Tất-nhiên, không phải lần nào người ngay-chính cũng thuyết-phục được kẻ gian-tà. Anh đã bị không ít trận đòn dã-man.

Đặc-biệt, đối với các phần-tử phạm-pháp bị bắt quả-tang, ngay cả Việt-Minh, Lợi cũng đòi cho họ được đối-xử đàng-hoàng.

 

Vào những ngày cuối tuần, cuối tháng, và sau mỗi cuộc hành-quân, hầu như tất cả lính Pháp đều đổ xô ra đường; mua sắm thì ít mà nhậu-nhẹt và kiếm gái thì nhiều. Người gốc Ma-Rốc, Xê-Nê-Gan, An-Jê-Ri, Tuy-Ni Zi, từ các thuộc-địa của PhápChâu Phi, thì chỉ dạo phố và giải-trí bình-thường; thỉnh-thoảng mới có vài vụ lôi-thôi. Người gốc thiểu-số Ra-Ðê Cao-Nguyên Trung-Phần Việt-Nam thì chất-phác, không gây phiền-hà. Chỉ duy người Pháp chính-quốc và người gốc Ðức cảm-tử trong binh-chủng Lê-Dương là thường hay say-sưa đánh người. Ðặc-biệt vào Ngày Quốc-Khánh Pháp, 14 tháng 7 hàng năm, người lính Lê-Dương được xá mọi tội nên tha-hồ phá-phách, quỵt-giật, hành-hung người, và hiếp-dâm phụ-nữ Việt-Nam.

Vào những dịp ấy, hầu hết nhân-viên Cảnh-Sát Quốc-Gia khắp Thành-Phố Huế, ngoài giờ làm việc đều mặc giả thường-dân, đổ dồn về Đường Trần-Hưng-Ðạo, nấp sẵn trong các con hẻm dẫn ra Bờ Hồ, hoặc phiá trước hiên đình Chợ Ðông-Ba, hễ thấy có lính Lê-Dương hoặc lính Pháp giở trò áp-bức dân lành là ào ra nện cho chúng những trận nên thân. Xong xuôi, “ông Ðồn Lợi” mới dẫn nhân-viên trực Ðồn đến tiếp-ứng giải vây cho chúng và giúp phương-tiện chở chúng về trại giùm.

Thảng-hoặc có Prévôté (Hiến-Binh Pháp) xuất-hiện thì Lợi cho nhân-viên tuần đường đi trước để thông-tin. Trong trường-hợp đó, các toán hành-hiệp đành nhẫn-nhịn nhìn đồng-bào bị thiệt-thòiPrévoté chỉ can ngăn chứ không bắt giữ kẻ phạm-pháp hoặc bồi-thường cho nạn-nhânsau đó, họ mới bám theo bọn tội-phạm trên đường chúng trở về trại binh, và chận dọc đường mà trả thù.

 

Hồi đó, Ty Cảnh-Sát Huế là nơi cung-cấp Phái-Viên Hành-Chánh (về sau gọi là Quận-Trưởng) cho các Quận thuộc các Tỉnh, và các Cảnh-Sát-Trưởng cho các Thị-Xã, khắp Miền Trung.

 

Ðội Túc-Cầu Cảnh-Sát Huế nhiều lần đoạt giải vô-địch toàn-quốc.

Ban Kịch Thơ Cảnh-Sát Huế vượt trội các đoàn kịch-nghệ khác, tỷ như của Nha Thông-Tin, của Nha Cảnh-Sát Công-An, v.v... khắp Trung-Phần Việt-Nam.

Ðặng Ngọc Lựu, đạo-diễn, và tôi, tác-giả, luôn luôn để dành cho Lợi ít nhất là một vai kịch hài và một màn ngâm thơ tếu, trong mỗi đêm trình-diễn trước quảng-đại đồng-bào. Không-khí văn-nghệ cởi-mở ấy cũng là một dịp để “ông Ðồn Lợi” được người dân gần-gũi và thân-thương mình hơn.

Dần dần, các chính-khách Quốc-Gia giành thêm được nhiều bước nhượng-bộ cuả Pháp, và tiến tới nhất-trí mời Cựu-Hoàng Bảo Ðại về nước nắm chính-quyền trung-ương. Cùng với Hội-Ðồng An Dân Bắc-ViệtChính-Phủ Cộng-Hoà Nam-Kỳ-Quốc Tự-Trị, Hội-Ðồng Chấp-Chánh Lâm-Thời Trung-Kỳ rút lui. Chính-phủ Quốc-Gia thành-hình. Các cơ-quan đơn-vị thuộc Pháp giải-thể lần lần. Nhiều phe phái thay phiên nhau lên cầm quyền trong từng địa-hạt và vào từng thời-kỳ. Nhưng “ông Ðồn Lợi” vẫn còn là Trưởng Ðồn Cảnh-Sát Ðông-Ba. Các cấp chỉ-huy chưa độc-tài đến độ chỉ bổ-nhiệm vây cánh của mình vào mọi chức-vụ điều-khiển mọi cấp trong mọi ngành như sau này.

 

Ngày 07-5-1954, Pháp thất-trận ở Ðiện Biên Phủ.

Ngày 07-7 cùng năm, Ông Ngô-Ðình-Diệm chính-thức nhậm-chức Thủ-Tướng Chính-Phủ do Quốc-Trưởng Bảo Ðại bổ-nhiệm, hướng về Hoa-Kỳ.

Ngày 20 cùng tháng, Hiệp-Ðịnh Geneva ra đời, chia đôi đất nước, mở đường cho Mỹ đến và Pháp ra đi. Phản-ứng cuả Quân-Ðội Quốc-Gia, thân Pháp, là gây một cuộc khủng-hoảng chính-trị trầm-trọng trên toàn-quốc, xuất-phát từ Sài-GònHuế. Nhưng Huế mới là trung-tâm thực-nghiệm, với hành-động chống-đối quyết-liệt và cụ-thể, vì Bộ Tư-Lệnh Ðệ-Nhị Quân-KhuHuế đang có cơ-hội điều-động và sử-dụng một lực-lượng quân-sự lớn để vào tiếp-thu Tỉnh Quảng-NgãiViệt-Minh vì phải tập-kết ra Bắc nên giao lại cho Chính-Quyền Quốc-Gia; và Huế là nơi tập-trung cuả gia-đình họ Ngô. Ngoài một số ít các nhà cách-mạng sáng suốt, còn thì những người có ưu-tư vì thời-cuộc tuy dè-dặt nhưng đều nôn-nao nghe ngóng dư-luận trong và ngoài nước để ước-đoán chiều hướng biến-đổi cuả tình-hình, hầu chọn thế đứng cho mình.

Giới Công-An Cảnh-Sát vốn biết tôi đã tiên-đoán thế nào Mỹ cũng nhảy vào Việt-Nam nên đã chú-tâm trau-dồi tiếng Anh từ nhiều năm trước đó, nay thấy tôi đã qua bên quân-ngũ, giữ mục thời-luận hằng ngày trên mặt báo và trên Ðài Phát-Thanh, tiếng nói chính-thức của Quân-Lực và Tư-Lệnh Quân-Khu, bèn tìm cách thăm dò ý-kiến tôi. Lợi là người được họ cậy nhờ, và tôi cũng cần có anh để liên-lạc với bạn-bè. Bên ngoài thì sự tiếp-xúc thường-xuyên giữa Lợi với tôi chỉ nhằm mục-đích văn-nghệ, vì tôi vẫn còn tiếp-tục sáng-tác cho Ban Kịch Thơ cuả Cảnh-Sát Huế và cho chính anh diễn-ngâm, nhưng bên trong thì qua anh tôi thuyết-phục mọi người hãy đón nhận Hoa-Kỳ, giàu-mạnh hơn, và hào-hiệp, chứ không như Pháp, để nước nhà dễ sớm vươn lên.

Ngô Ðình Diệm là người được Hoa-Kỳ chấp-nhận và ủng-hộ.

Trong cảnh tranh-tối tranh-sáng của những ngày tháng giao-thời ấy, Lợi là một trong số ít những ủng-hộ-viên và cổ-động-viên đắc-lực nhất nhưng cũng bất-vụ-lợi nhất mà tôi đã tranh-thủ được cho Thủ-Tướng họ Ngô. Trong một nước còn hậu-tiến, một lời phát-biểu của các viên-chức chỉ-huy Ngành Công-Lực, tỷ như “ông Ðồn Lợi”, có một ảnh-hưởng khá lớn trong dân-nhân.

 

Rồi cố-vấn Mỹ vào, viện-trợ Mỹ vào, và Diệm tất-nhiên vững chân.

Vở kịch thơ dã-sử “Gươm Chính-Nghiã” của tôi, dưới bút-danh Nguyệt Cầm, mà nội-dung có ngụ-ý đề-cao Ngô Ðình Diệm, được khán-giả nhiệt-liệt hoan-nghênh và yêu-cầu diễn lại nhiều lần. Các bài thơ trào-phúng của tôi, dưới bút-danh Tú Ngông, mà chủ-đề là “đả thực, bài phong, diệt cộng”, đúng theo chiêu-bài của Diệm, qua tài diễn-xuất của “ông Ðồn Lợi”, cũng được công-chúng tán-thưởng nồng-nàn.

*

Cuối năm 1956, mãn hạn động-viên, tôi về lại với Ty Cảnh-Sát Huế.

Cầm lại cây bút dân-sự, tôi tái-hoạt-động văn-nghệ tích-cực hơn xưa.

Riêng trong công-quyền, ngoài công-vụ hằng ngày, tôi vun-đắp thêm cho Ban Kịch Thơ, xuất-bản một tờ nội-san mang tên “Phục-Vụ”, phổ-biến đi khắp các Tỉnh và lên cả Trung-Ương. Qua tờ nội-san này, tôi đã hướng-dẫn và khuyến-khích “ông Ðồn Lợi”, dưới bút-danh Hữu Lợi, viết tùy-bút, truyện ngắn, và làm thơ. Tôi mở các lớp bổ-túc nghiệp-vụ chuyên-môn, dạy tiếng Anh, cho cảnh-nhân toàn Thành, đồng-thời thuyết-trình về những ý-nghiã cao-đẹp của chủ-nghiã Nhân Vị, nòng-cốt của học-thuyết Diệm, và phổ-biến tạp-chí “Thế-Giới Tự Do”, chiếu phim cuả Phòng Thông-Tin Hoa-Kỳ, cả cho đồng-bào trong khắp địa-phương. Lợi là một trong những anh em sốt-sắng nhất, ngoài giờ làm việc tham-gia phụ-lực tôi. Chúng tôi phục-vụ hăng say, đúng theo tinh-thần của cuộc “Cách-Mạng Quốc-Gia” mà Tổng-Thống Ngô Đình Diệm chủ-trương.

 

Tuy thế, vì không phải là tay+chân thân-tín, cũng không phải là cừu non, nên dù đem hết tâm-huyết ra để đóng góp, số đông, như Lợi và tôi, vẫn không được đãi-ngộ công bình. Trái lại, có một số phần-tử kém-cỏi nhiều mặt vẫn được tưởng-thưởng vượt quá lệ thường; thậm chí tùy-phái lao-công cũng được thăng cấp sĩ-quan, mỗi khi lễ-lạc lớ-quớ trong bộ đại-lễ-phục xuất-hiện trước quần-chúng làm trò cười cho mọi người. Có kẻ in thiệp báo tin chịu lễ rửa tội gửi khắp toàn Miền, cho cả các công-sở khác và những người không quen, như một thông-cáo chính-thức bảo-đảm cho nấc thang giá-trị mới và tiền-đồ công-danh sự-nghiệp của mình.

 

Qua những mẩu tùy-bút của Hữu-Lợi mà tôi không dám cho đăng, tôi thấy anh không còn chỉ là một cây cười vô-biên-giới, mà đã nghiêm-túc chọn một giới-tuyến cho chính mình. Ðiều quan-hệ hơn hết là anh đã dám giãi-bày, bằng giấy trắng mực đen, tâm-tình ẩn-ức của những tầng lớp thấp cổ bé miệng, công-nhiên gửi cho báo đăng, thách-thức các thế-lực thịnh-thời.

 

Lâu nay, Lợi đến với tôi tại văn-phòng, tại hội-đường, tại câu-lạc-bộ, là những nơi hầu như khi nào cũng có đồng-nghiệp lắng nghe chúng tôi. Từ nay, tôi đến với Lợi tại Ðồn Cảnh-Sát Ðông-Ba, là nơi luôn luôn có quá nhiều giới người, mà lại có quá nhiều loại việc, nên không ai chú ý đến nội-dung câu chuyện của chúng tôi.

 

Lợi có thói quen uống cà-phê với thật nhiều đường, mà anh gọi là chè-phê. Bên ly chè-phê, “ông Ðồn Lợi” lắc đầu ngao-ngán kể thêm cho tôi biết mỗi lần vài ba sự việc mà tôi chưa hề nghe.

 

 Vẫn với thói quen chồm nửa người trên ra hướng cửa sổ, Lợi chỉ tay về phiá dãy phố buôn bán sầm-uất dọc lề bên kia Đại-Lộ Trần Hưng Ðạo, nơi đến đầu Cầu Gia-Hội thì giáp góc với Đường Huỳnh-Thúc-Kháng song-song với Đường Gia-Long. Anh nói:

 

– Hôm nọ là Bửu Bang chủ tiệm “Rồng Vàng”, hôm kia là Phan Văn Thí chủ hiệu “Đức Sinh”, hôm khác là nhà buôn Lý Lâm Thịnh, rồi Châu chủ hãng “Nam-Hưng”, rồi thầu-khoán Nguyễn Giáp, rồi thương-gia Phan Cho. (Chưa kể Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Đắc Phương đã bị giết chết rồi.) Ngày mai, ngày mốt, sẽ đến phiên ai đây?

Ðó là những người có máu mặt ở trong khu-vực trách-nhiệm của Lợi, đã lần-lượt bị bắt giam, bị tịch-biên tài-sản, hoặc ít nhất là bị vây hãm phạm-vi kinh doanh.

 

Trong lúc phong-trào bài-trừ tứ-đổ-tường dâng lên cao thì những tệ-đoan xã-hội khác, trầm-trọng và nguy-hại hơn, lại do chính một số các con-cưng của chế độ gây ra.

 

Một dược-sĩ đêm đêm giả làm tài-xế đạp xe-đạp xuống các bến, dưới Cầu Trường-Tiền, dọc bờ Sông Hương, o-mèo các cô giúp việc của những gia-đình khá-giả ở các dãy phố từ Cửa Thượng-Tứ xuống đường Hàng-Bè. Thường thì đến mười một giờ tối cửa tiệm mới đóng; đợi dọn-dẹp xong, chủ nhà đi ngủ, các cô mới mang áo quần xuống sông giặt-dịa, hoặc gánh cặp thùng nhiều chuyến đi lấy nước về đổ đầy hồ chứa để có đủ dùng cho ngày hôm sau. Ðó là thời-gian tự-do; ai muốn nghỉ sớm thì gắng làm nhanh, còn ai muốn đàn-đúm bạn-bè thì cứ rán mà thức khuya. Họ là con gái nhà quê, ít chữ nghiã, nhưng có nhan-sắc nên mới được các chủ-nhân ăn-nên làm-ra chọn mướn cho phù-hợp với cảnh thanh-lịch thị-thành. Thế là, thay vì phải mặc đồ lớn đi chầu-lụy cả một đại-gia-đình, vất-vả tốn kém suốt năm mà chưa chắc đã nắm được bàn tay của một cô gái Huế hộ-đối môn-đăng, viên dược-sĩ nhà-ta chỉ cần bỏ ra vài xu mua một gói đậu phụng rang, trổ tài ăn nói của kẻ học rộng biết nhiều ra mà chiêu-dụ, mỗi khi một con mồi, là cầm chắc trung-bình mỗi tuần phá được cuộc đời cuả ít nhất là một cô gái còn trinh. Lợi đã tình-cờ bắt gặp một cặp trai+gái đang ôm nhau trên bãi hoang, và nhận-diện ra gã đàn-ông chính là viên dược-sĩ kia; nhà trí-thức ấy đã tâm-tình riêng với “ông Ðồn Lợi” như trên. Rồi một hôm, được tin báo có kẻ bị tình-địch đâm ở bờ sông, Lợi cùng nhân-viên chạy đến thì không còn thấy người nào. Riêng Lợi lần theo thì gặp được nạn-nhân-mà-là-tội-nhân đang ôm vai lủi-thủi về nhà. Y năn-nỉ “ông Ðồn Lợi” đừng ghi lời báo-cáo “vô căn-cứ” nọ vào sổ trực đêm, vì sợ sáng sau trình sổ lên Ty thì Ty sẽ cho mở cuộc điều-tra, nhà tai-mắt sẽ mất mặt với mọi người. Cứ thế mà tên hiếu-dâm vô-lương kia gặp gió thuận chiều nên vẫn lên cao như diều.

 

Một giáo-sư đại-học bị Ðội Biệt-Ðộng của Ty bắt gặp “ngủ đò” cùng với vợ bạn trên sông Hương. Ở Huế, có cái thú thuê đò mà ngủ giữa lòng sông: vừa mát-mẻ nhờ không-khí trong lành, vừa thoải-mái vì không ngại bị ai quấy rầy, lại kín-đáo bởi sông thì tối mà đò không thắp đèn, và nhất là không đòi hỏi khách, như khi mướn phòng khách-sạn, phải khai tên người thuê. Do đó, đa-số trường-hợp ngủ đò đều là để ăn nằm với nhau. Trong cuộc “cách-mạng quốc-gia”, mọi người đều phải noi gương “đạo-đức của Ngô Tổng-Thống”, cho nên dù là vợ+chồng với nhau mà đi ngủ đò thì cũng bị xem là tội-lỗi rồi, huống-hồ họ là những ông nọ, bà kia. Rốt cuộc, nội-vụ đã được ém nhẹm, và “ông Ðồn Lợi” không thể ghi chép gì trong sổ trực đêm, mặc dù sự việc xảy ra trong hoạt-vực của mình...

*

Hôm ấy, Lợi nhắn các bạn đồng cảnh-ngộ là Trần Xuân Tự, Trần Vĩnh Thuận, Ưng Hạc, Nguyễn Thông, Nguyễn Duy Hát, Nguyễn Mầm, Đỗ Dzư, Tôn Thất Ninh, v.v... đến Ðồn Cảnh-Sát Ðông-Ba để cùng gặp tôi. 

Không-khí có vẻ nghiêm-trọng khác thường. Khi tôi mới ngồi xuống ghế, Lợi đã hỏi ngay:

– Anh em muốn biết sự thật: anh đã có bao nhiêu “Д rồi ?

 

Tôi đã có nghe nhiều người kháo chuyện với nhau về cái thang “Д này. Dân-chúng truyền miệng với nhau:

     Một “Д mới đứng ngoài sân,

     Hai “Д mới được bước chân vô nhà;

     Ba “Д: con cháu ruột rà;

     Bốn “Д là chú, là cha trên đầu...

Nay Lợi nói ra, tôi muốn nhân dịp tìm hiểu rõ hơn, nên đáp chung-chung:

– Thì người nào trong chúng ta cũng đều có một “Д cả. Chúng ta là “đồng-Ðoàn” với nhau, tức đều có chân trong Ðoàn [“Công-Chức Cách-Mạng Quốc-Gia”].

Thuận tức “Thuận Xù” lắc đầu:

– “Ðoàn” thì nói làm gì? Nông-dân thì Ðoàn Nông-Dân Cách-Mạng Quốc-Gia, v.v... Một “Д thì chỉ là lính; hai “Д mới là sĩ-quan chứ!

Tôi cười:

– Thế thì tôi không phải là “sĩ-quan”!

Lợi đưa tay bắt tay tôi:

– Xin lỗi anh. Chúng tôi tưởng anh đã lên hai “Д rồi!

– Cho nên anh rủ các bạn đến đây để hài tội tôi chứ gì?

Thuận Xù” kết-luận:

– Người như anh mà muốn kiếm thêm “Д thì chúng tôi còn biết trông nhờ vào ai!

 

Thật ra, không có một văn-bản nào quy-định như thế; nhưng cứ dựa vào sự việc xảy ra, người dânđã từng sáng-tác tục-ngữ, phương-ngôn, ca-dao, hò, vèđã hình-dung ra cái thang mới ấy, gồm có bốn cấp bậc “Д:

“Đ” thứ nhất là “đồng-Đoàn” như đã nói trên;

“Д thứ hai là “đồng-Ðảng”, tức đã vào Ðảng [“Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng”];

“Д thứ ba là “đồng-Ðạo”, tức đã theo Ðạo [Kitô-Giáo].

Nhưng nếu có “Д thứ tư thì mới lên đến tột-đỉnh quyền-lợi và uy danh: “đồng-Ðịa”, tức là cùng Ðịa-Phương, quê-quán [Quảng-Bình hay Thừa-Thiên] với gia-đình họ Ngô và các vệ-tinh.

 

Kết-nạp đảng-viên hay thu-nhận tín-đồ là một việc làm thông-thường; nhưng cậy thế cường-quyền và đơm mồi tục-lụy để đạt mục-đích là một việc trái với đạo-đức thông-thường.

Ðảng lãnh-đạo thì cứ lãnh-đạo, miễn sao đem lại hạnh-phúc cho mọi người thì tự-nhiên quần-chúng ủng-hộ và tham-gia. Tại sao ép buộc người ta theo mình, trở mặt với các chính-đảng khác, các tổ-chức ái-quốc kỳ-cựu khác, vốn có quá-khứ tranh-đấu vẻ-vang gắn liền với lịch-sử nước nhà; mà không thuận theo thì bị xem là phản-loạn, nghịch thù. Ðâu là quyền tự-do lựa chọn, kể cả quyền tự-do không nhập bọn với bất cứ một bọn nào.

 

Ðối với đa-số đồng-bào mà tinh-thần tam-giáo thấm-nhuần, sự dốt-nát và vụng-về của thiểu-số công-thần thao-túng chế-độ, trong vấn-đề này, để giúp cho tổng-giám-mục sớm lên hồng-y, bị xem là trắng-trợn xâm-phạm đời sống tâm-linh của người dân: dồn ép công-chức, quân-nhân, và cả thường-dân, từ bỏ tín-ngưỡng của mình để phải tuân-phục tín-điều của tập-đoàn cầm quyền, chà-đạp lên các giá-trị truyền-thống của nền triết-học Ðông-Phương vốn đã un đúc nên tinh-thần quốc-gia cho toàn-dân.

 

(Trước đây khi Pháp mới trở lại vào năm 1947, Cụ Trần-Văn-Lý, một nhân-sĩ Kitô-Giáo, đã làm Chủ-Tịch Hội Ðồng Chấp-Chánh Trung-Kỳ nhiều năm. Trong tình-trạng chiến-tranh, hiến-pháp không có, luật-lệ hỗn-tạp, tư-pháp một chiều, thì quyền-hành của Cụ Lý đối với người dân sâu rộng bội phần hơn so với Vua Bảo-Ðại ngày xưa; thế mà cụ có lợi-dụng cơ-hội để bắt ai theo đạo của mình đâu? Cho nên, đến năm 1967, mặc dù cụ không đắc-cử nhưng đã có biết bao nhiêu người tuy khác tín-ngưỡng với cụ song thâm-cảm đức-độ của cụ mà hy-sinh quyền-lợi tôn-giáo và đảng-phái của mình để dồn phiếu cho cụ mong cụ lên làm Nguyên-Thủ Quốc-Gia.)

 

Vấn-đề tế-nhị vô cùng, đâu phải dễ như chuyện “chớp thời-cơ”, “đốt giai-đoạn”, “thưà thắng xông lên” của cộng-sản độc-tài xem dân như dân ngu.

 

Cộng-sản củng-cố hệ-thống bằng thủ-đoạn phi-nhân; đằng này chống Cộng mà lại áp-dụng phương-sách và phương-tiện của quân thù...

 

Ðến nay thì chính bản-thân “ông Ðồn Lợi” đã bị đẩy vào chân tường. Dù anh có muốn nhắm mắt, ngậm miệng cho qua ngày, thì cũng vẫn không yên thân. Bộ-hạ của tập-đoàn chuyên-quyền đã đến móc nối “ông Ðồn Lợi”, cũng như các bạn kia, và tôi. Thuận theo thì danh-lợi hanh-thông. Trái lại, thì...

 

Bên ngoài thì một số các phần-tử cứng đầu, không chịu có hơn một “Д, mà thật-sự có khả-năng, vẫn được bổ-nhiệm vào các chức-vụ chỉ-huy cấp thấp, cấp trung.

Nhưng bên trong thì vì chỉ tuân phục một hệ-thống chính-quyền, chứ không chấp-nhận vai trò giật dây của các thế-lực đằng sau, nên họ bị kỳ-thị, bị ếm-trù, không được thăng-tiến dễ-dàng, và có thể bị hãm-hại bất-cứ lúc nào.

 

Lợi và các bạn tóm-lược tình-hình chung.

Họ không đòi hỏi tôi phải có thái-độ hay hành-động gì, nhưng kết-luận là họ đặt tin-tưởng vào tôi.

 

Xưa nay tôi vẫn tự mình chọn lấy đường đi của mình, tiền-phong bước những bước đầu, chứ không chịu quyền lãnh-đạo của ai.

Nhưng “ông Ðồn Lợi” và các bạn không lập thành một nhóm để lôi kéo tôi.

 

Dù sao, cùng với vô-số cá-nhân và tập-thể khác, họ là nguồn gốc của những đợt sóng cảm nghĩ tạo nên nền móng cho các phong-trào đột-khởi trong dân-gian.

 

Thế rồi biến-cố Ngày Lễ Hai Bà Trưng 3-3-1960 xảy ra*.

-------

         *Xem “Lãnh-Chúa Ngô Đình Cẩn” trang 215.

 

Lời phát-biểu công-khai của tôi tại Ty Cảnh-Sát Huế, rằng chế-độ có nhiều ung độc, đã có tác-dụng của một mồi lửa châm cháy ngòi thuốc súng nối liền vào quả mìn nhân-tâm.

 

Sau đó là Phong-Trào “Phật-Tử Tranh-Ðấu” đòi quyền bình-đẳng và chống đàn-áp tôn-giáo, được sự đồng lòng của quảng-đại quần-chúng, mà hăng-hái nhất là giới sinh-viên, và quyết-liệt nhất là giới quân-nhân.

 

Trong lúc bất-cứ một tu-sĩ Kitô-Giáo nào, nếu muốn, cũng có thể tiếp-xúc với Tổng-Thống Ngô Ðình Diệm nhanh-chóng và dễ-dàng, thì Ðức Ðại-Lão Hoà-Thượng Thích Tịnh Khiết, là Hội-Chủ Tổng-Hội Phật-Giáo Việt-Nam, một tổ-chức quy-tụ trên chín mươi phần trăm dân-số trong nước, đang bị bệnh nặng ở Huế mà cũng rán sức vào tận Sài-Gòn để xin gặp Tổng-Thống Ngô Đình Diệm, ước mong giải-quyết vấn-đề; thế nhưng Ngài phải chờ đợi nhiều ngày mà vẫn hoài-công.

 

Nhiều cao-tăng và Phật-Giáo-Ðồ theo nhau tự-thiêu từ Thủ-Ðô đến các Tỉnh Thành.

Cả thế-giới nhờ ngọn lửa Thích Quảng-Ðức mà thức tỉnh lương-tri.

Rồi cuộc Cách-Mạng 1-11-1963, rồi các biến-cố khác xảy ra.

 

Rồi “ông Ðồn Lợi” không còn làm Trưởng Ðồn Cảnh-Sát Ðông-Ba nữa.

Anh từ-giã Huế; rồi anh từ-giã cuộc đời, để lại tiếc thương cho những ai đã từng sinh sống trong khu-vực này, đã từng tán-thưởng những màn kịch vui và giọng ngâm thơ tếu của người Cảnh-Sát Văn-Nghệ mà không cảnh-sát văn-nghệ này.

 

*

Ðại-Úy Nguyễn Công Văn gọi máy báo-cáo đã bắt được một cơ-sở tiếp-tế nội-thành và một cán-bộ mậu-dịch từ miền quê lên, cùng hai tấn gạo được che giấu dưới những món hàng thông-thường, trong một chiếc ghe đang rời bến, để chở về tiếp-tế cho Việt Cộng ở mật-khu, đúng với tin-tức tình-báo cuả E6 chúng tôi.

Tiếng Văn vang lên từ máy vô-tuyến cắt đứt dòng hoài-niệm về người bạn cũ trong tôi.

 

Tôi ra lệnh chuyển-giao nội-vụ cho nhà chức-trách địa-phương, là người hiện nay thay thế “ông Ðồn Lợi” ở Cuộctên mới cuả ÐồnCảnh-Sát Ðông-Ba.

 

Bây giờ ở đây chỉ có một Trưởng Cuộc Cảnh-Sát Quốc-Gia kiêm-nhiệm đại-diện của Ngành Ðặc-Biệt, của tôi, tại cấp Phường này, chứ không còn có tên hề mặt-ngựa đã có một thời chọc cười tức-bụng chảy-nước-mắt cho cả mấy thế-hệ đồng-bào ở cố-đô...

*

Đại-Úy Nguyễn Công Văn đến với chúng tôi, báo-cáo tóm-tắt công-tác xong, tôi bảo mọi người lên xe rời Huế trở vào Đà-Nẵng.

 

Văn nói với Đạm, Chánh Sở Tác-Vụ, mà nhìn vào tôi:

− Qua đặc-nhiệm này, chắc ông Giám-Đốc muốn “dằn mặt” Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực ngoài này, chứ gì?

 

Tôi không trả lời, quay nhìn về Đạm.

 

Đạm phát-biểu:

− Mình là Cảnh-Sát Quốc-Gia, thì mình có bổn-phận và quyền-hạn phanh-phui mọi vụ phạm-pháp bất-cứ ở đâu. Nhưng mình là Cảnh-Sát Đặc-Biệt, thì việc-làm chính của mình là chính-trị chứ không phải là hình-sự, mặc dù mình cũng có thể nhúng tay vào các vụ hình-sự, vì mình là Hình-Cảnh-Lại cơ mà.

Nhưng mình có dòm-ngó gì đến các việc-làm khuất-tất của ai đâu.

Ngành Đặc-Biệt Khu thỉnh-thoảng mới hành-động phụ giúp Ngành Đặc-Biệt các Tỉnh/Thị thuộc Khu trong những trường-hợp đặc-biệt mà thôi, thế thì chỉ là việc-làm bình-thường, chứ có gì là “dằn mặt” ai đâu!

 

LÊ XUÂN NHUẬN