TRUNG-TÁ
HOÀNG THẾ KHANH
HOÀNG Thế Khanh là người mà tôi đă có quen biết từ hồi tôi c̣n đảm-trách Ngành Đặc-Cảnh tại Vùng II.
Anh là một trong số các viên-chức trẻ-trung, trí-thức, góp phần làm mới cho Cảnh-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa.
Khanh đă để lại trong kư-ức tôi ít nhất là hai việc-làm ngoạn-mục đáng để nêu gương cho một số phần-tử khác, tuy cũng được cử làm Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Tỉnh nhưng quá nhu-nhược không hành-sử đúng chức-năng của ḿnh, nói ǵ làm rạng danh cho ngành/nghề của ḿnh.
Vụ thứ nhất xảy ra lúc Khanh làm Trưởng Ty CSQG Tỉnh Phú-Bổn.
Một buổi tối nọ, nhân-viên bài-trừ tệ-đoan xă-hội bao vây một ngôi nhà trong đó đang có tổ-chức cờ-bạc sát-phạt nhau mà kết-quả ḍ-xét cho biết là ăn/thua rất lớn. Khi Toán H́nh-Cảnh vào bắt th́ gặp sự chống-cự của một số quân-nhân, v́ chủ-nhà là vợ của một sĩ-quan Trưởng Pḥng tại Bộ Chỉ-Huy Tiểu-Khu địa-phương. Đồn Cảnh-Sát sở-tại phải mời Trưởng Ty đến giải-quyết. Hai bên giằng-co cho đến nửa đêm. Chồng của chủ-nhà đồng-thời là chủ-chứa cầu-cứu với Tiểu-Khu-Trưởng kiêm Tỉnh-Trưởng. Viên sĩ-quan này liền cho ban-hành lệnh giới-nghiêm trong tỉnh-lị, ra lệnh cho mọi cơ-quan đơn-vị, kể cả Cảnh-Sát, trở về trụ-sở của ḿnh, chấm dứt mọi công-tác bên ngoài. Hoàng Thế Khanh không chịu tuân lệnh, gửi công-điện hỏa-tốc cho Biện-Lư-Cuộc thuộc Ṭa Án Sơ-Thẩm Liên-Tỉnh Kontum‒Pleiku‒Phú-Bổn tại Pleiku, và Nha Giám-Đốc CSQG Vùng II tại Nha-Trang.
Một mặt, Cảnh-Lực Vùng II (do tôi đại-diện, mang công-điện cầm tay chạy đến) can-thiệp với Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu II, và báo-cáo khẩn-cấp lên Bộ Tư-Lệnh CSQG; mặt khác, Công-Tố-Viện Ṭa Án hữu-quan phúc-đáp ra lệnh cho Ty Cảnh-Sát Phú-Bổn tiếp-tục lập biên-bản vụ chứa-và-đánh-bạc và lập hồ-sơ giải chủ-chứa cùng các con-bạc đến Ṭa Án. Sở-dĩ được Ṭa Án trả lời nhanh-chóng là nhờ Khanh đă lanh trí gửi công-điện ngay cho Ṭa Án tường-tŕnh t́nh-h́nh nội-vụ, trước khi anh đến làm việc tại phạm-trường; do đó, viên Biện-Lư đă dự-liệu sẵn sự yểm-trợ cho cơ-quan công-lực nên kịp-thời vô-hiệu-hóa biện-pháp hành-chánh nói trên, v́ thủ-tục h́nh-sự đă thật-sự khởi đầu từ trước giờ giới-nghiêm và cần được tiếp-tục cho đến khi hoàn-thành.
Sự-việc xảy ra đă tạo nên một bầu không-khí căng-thẳng tại Tỉnh Phú-Bổn, v́ Trưởng Ty Cảnh-Sát mà thắng Tỉnh-Trưởng th́ thật bất-lợi cho uy-tín của Tỉnh-Trưởng, mà vị này cũng là Tiểu-Khu-Trưởng. Rốt cuộc, Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn & Quân-Khu II và Nha Giám-Đốc CSQG Vùng II dàn-xếp với nhau, thuyên-chuyển cả hai nhân-vật liên-quan ra khỏi Tỉnh Phú-Bổn, đi hai nơi khác nhau.
Sau đó, Hoàng Thế Khanh về làm việc tại Bộ Chỉ-Huy CSQG Vùng II, ở Nha-Trang. V́ không giữ chức-vụ được cấp công-xa, lại không có xe riêng, hằng ngày anh đi bộ đến sở làm. Tôi ngỏ ư cho anh quá-giang xe tôi, nhưng anh từ-chối, viện lẽ không muốn làm mất tự-do của người trưởng xe.
Một thời-gian sau, Khanh được cử làm Chỉ-Huy-Trưởng CSQG Tỉnh Ninh-Thuận, ở Phan Rang. Tỉnh này là quê của Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu, nên có một số thân-nhân của tổng-thống sống tại đây. Và vụ thứ hai xảy ra khi Khanh đích-thân điều-tra hoạt-động đầu-cơ tích-trữ gạo, của một người mà nguyên-thủ quốc-gia gọi bằng cô... .
*
Bây giờ th́ Hoàng Thế Khanh được cử ra làm Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Tỉnh Thừa-Thiên & Thị-Xă Huế, cùng một lần với Đại-Tá Nguyễn Hữu Duệ, Tỉnh/Thị Trưởng kiêm Tiểu-Khu-Trưởng.
Theo đề-nghị của tôi th́ hai viên-chức này phải là tín-đồ Ky-Tô-Giáo. Và, khi đă đặt vấn-đề tôn-giáo ra, th́ hậu-quả của việc bổ-nhiệm này không phải không có phần tai-hại. Tôi đă có nói trước với Chuẩn-Tướng B́nh rồi: làm như thế chưa phải là đă giải-quyết xong vấn-đề.
Mà diễn-biến t́nh-h́nh sau đó quả đă xảy ra từng bước, từng bước, đúng i như nhận-định trước đó của tôi.
Trong lời phát-biểu của tân-Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Tỉnh+Thị Thừa-Thiên‒Huế, trong buổi lễ giao+nhận chức-vụ tại hội-đường Bộ Chỉ-Huy sở-tại, sau khi ngỏ lời với Đại-Tá Nguyễn Xuân Lộc, CHT Cảnh-Lực Vùng I, Trung-Tá Hoàng Thế Khanh đă hướng về tôi, tự-nhận là không am-tường nhiều về lănh-vực t́nh-báo, và thành-khẩn xin tôi giúp-đỡ cho Ngành Đặc-Biệt bên cạnh anh ngày càng vững mạnh hơn, nhất là trong giai-đoạn đầu, anh mới đến nhậm-chức tại địa-phương này.
Tôi tưởng như thế là đă đủ, ít nhất cũng trong thời-gian đầu; v́, trong lời phát-biểu của viên tân-CHT lần đầu tiên ngỏ lời với thuộc-viên tại buổi lễ, Khanh đă kêu-gọi mọi người an-tâm làm việc, tiếp-tục hợp-tác chặt-chẽ với anh, để làm tṛn nhiệm-vụ của ḿnh, và, trong bữa tiệc tống-cựu nghênh-tân tiếp theo sau đó, anh đă tỏ ra thân-mật hồn-nhiên với tất cả các cộng-sự-viên mới của ḿnh; những người đa-nghi cũng không thấy được một dáng vẻ nào khác lạ nói lên í-nghĩ sâu kín trong đầu Hoàng Thế Khanh.
Thế nhưng sau khi tiệc xong, Khanh đă theo Đại-Tá Lộc và tôi về nhà-khách của Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Vùng I ở gần trụ-sở của BCH/CSQG Thừa-Thiên‒Huế, nói là để tŕnh-bày một thỉnh-cầu cấp-thiết, ngay tại chỗ, thay v́ đáng lẽ phải họp ban tham-mưu để nghe thuyết-tŕnh mà cầm-nắm sơ-lược t́nh-h́nh nội-bộ cơ-quan, xong rồi mới vào tŕnh-diện tại Bộ Chỉ-Huy Vùng mà nêu lên các nhu-cầu & đề-nghị sau.
Khanh tấn-công ngay vào Ngành Đặc-Cảnh, là tổ-chức coi-sóc các vấn-đề nội-chính của Quốc-Gia.
Trước tiên, anh nói cần thực-hiện tinh-thần đoàn-kết qua việc phối-trí đồng-đều và thăng-bằng giữa các cấp điều-khiển thuộc hai giới tín-đồ Phật-Giáo và Ky-Tô-Giáo. Vậy mà Tỉnh-Trưởng là người Ky-Tô-Giáo, anh là người Ky-Tô-Giáo, trong lúc Thiếu-Tá Vinh, Chỉ-Huy-Phó, cũng là người Ky-Tô-Giáo, th́ khó ḥa-đồng với các cấp chỉ-huy khác, là tín-đồ Phật-Giáo. Anh nhân-danh phía Ky-Tô-Giáo đưa ra một đề-nghị mà anh cho là có phần thiệt-tḥi cho phía Ky-Tô-Giáo trước, là thay-thế ngay Thiếu-Tá Vinh bằng một sĩ-quan khác, là người Phật-Giáo, tỉ như Thiếu-Tá Ngôn, một Chủ-Sự Pḥng có sẵn tại BCH địa-phương. Đại-Tá Lộc chấp-thuận ngay.
Thế là Khanh đă thắng một nước cờ trong chiến-thuật lui một bước để tiến tới nhiều bước hơn. Anh làm thêm một vài thủ-tục để kiên-định việc thay-thế Vinh, một cấp chỉ-huy Cảnh-Sát Sắc-Phục, thuộc quyền quyết-định của Đại-Tá Lộc. Xong, anh quay về tôi, đề-cập đến Thiếu-Tá Trương Công Ân, đương-kim Chánh Sở Đặc-Cảnh Tỉnh+Thị sở-tại. Anh nhắc đến Chiến-Dịch “B́nh Minh”* mà Ân chủ-tŕ và chịu trách-nhiệm chính. Có nhiều người đă tố-cáo các cấp Đặc-Cảnh hữu-quan đă lợi-dụng chiến-dịch ấy để làm điều sai-trái; tuy qua các cuộc điều-tra th́ Ân vô-can, nhưng theo công-luận th́ Ân đă bị tai-tiếng, mà Khanh th́ không muốn có một Phụ-Tá Đặc-Biệt kém uy-tín đối với xung quanh. Ngoài ra, Ân đă có quá nhiều liên-hệ chặt-chẽ với Thiếu-Tá Liên Thành, với Đảng Đại-Việt, và với Phật-Giáo, nên Khanh thấy trở-ngại cho công-tác của Ngành Đặc-Cảnh, một cơ-quan cần vô-tư và công-b́nh đối với mọi khuynh-hướng chính-trị và tín-ngưỡng. Khanh rào-đón là anh không xin một sĩ-quan người Ky-Tô-Giáo, “để tránh tiếng thiên-vị về tôn-giáo.”
-------
*Một
điệp-vụ dùng VC làm nội-tuyến cho ta. Khi đă
xác-minh rằng mật-viên ấy quả thật là cán-bộ/đảng-viên
CS, kế-hoạch được nâng lên cấp
“Operational Plan” ‒ gọi tắt là Operation, dịch ra
tiếng Việt là “Công-Tác Nội-Tuyến”, nhưng có
nơi bắt chước bên phía Quân-Lực mà gọi là
“Chiến Dịch”.
Về
Vùng Chiến-Tuyến 1996 Trang 245
Thường th́ các cấp chỉ-huy Cảnh-Lực được bổ-nhiệm trong các trường-hợp sau đây: hoặc là v́ thích-ứng và cần-thiết cho việc công; hoặc là v́ ân-sủng đặc-biệt; hoặc là để trám chỗ trống. Kẻ được dùng cho có-v́ th́ ít được Cấp Trên thỏa-măn nhu-cầu; kẻ nhậm-chức như là một ân-huệ th́ ít dám đ̣i-hỏi những ǵ đ̣i-hỏi cách giải-quyết bất-b́nh-thường. Hoàng Thế Khanh, cứ như đề-nghị của tôi, là nhân-vật được Trung-Ương cần đến, cho một t́nh-h́nh đặc-biệt tại một địa-phương đặc-thù; như thế th́ trước khi đến nhiệm-sở mới, chắc hẳn anh đă có ngỏ lời xin, và chắc hẳn đă được chấp-thuận trên nguyên-tắc, cho thay-đổi một số cộng-sự-viên của ḿnh. Nhưng Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Sát Quốc-Gia mà viện lí-do, nếu chính-đáng, để đẩy viên-chức Đặc-Cảnh cũ đi, th́ dễ hơn là xin viên-chức Đặc-Cảnh mới tới với ḿnh: bổ-nhiệm cấp chỉ-huy Đặc-Cảnh là quyền của Ngành Đặc-Biệt, vốn có hệ-thống quản-trị riêng của ḿnh. Tôi giành phần chủ-động, nói với Khanh: “Về phần Cảnh-Sát Đặc-Biệt, anh để tôi giải-quyết cho.”
Tôi nghĩ ngay đến một số thiếu-tá và đại-úy đang đợi được bổ-nhiệm vào các chức-vụ chỉ-huy tương-đương, trong đó có vài người tôi thấy thực-sự có khả-năng. Bộ Tư-Lệnh/Ngành Đặc-Biệt Trung-Ương đă biết tôi khó tính trong việc chọn và dùng người. Hồi Thiếu-Tá Lâm Minh Sơn và Đại-Úy Cao Viết Song được rút qua Phủ Đặc-Ủy Trung-Ương T́nh-Báo, Nha Điều-Vụ Địa-Phương tại Trung-Ương đă đưa ra hai đại-úy thuộc Nha ấy để thay-thế làm Chánh Sở Đặc-Cảnh các Tỉnh Quảng-Nam và Quảng-Tín, nhưng tôi chối-từ. Đến lúc Thiếu-Tá Đặng Văn Song rời khỏi Thị-Xă Đà-Nẵng th́ Trung-Ương để tùy tôi chọn-lọc và đề-cử người làm Chánh Sở Đặc-Cảnh thay-thế Song.
Tôi th́ tôi không muốn thay-đổi một người nào cả, nếu cần th́ huấn-luyện lại, trừ trường-hợp chẳng đặng đừng; cho nên đến đâu tôi cũng chỉ đến một ḿnh chứ không đem theo một bồ-bịch nào. Nhưng khi cần phải thay-đổi th́ tôi chọn-lựa kỹ-càng, không theo cách-thức máy-móc thông-thường: cứ cấp-bậc cao th́ bổ-nhiệm vào chức-vụ lớn, và bố-trí vào địa-phương nào cũng được. Cho nên có những cấp chỉ-huy thiếu khả-năng, hoặc không ḥa-nhập được vào môi-trường hành-nhiệm của ḿnh.
Hiện-tại, dù Thiếu-Tá Trương Công Ân quả thật là một viên-chức xuất-sắc, tôi khó ḷng từ-chối thỉnh-cầu của Trung-Tá Hoàng Thế Khanh, v́ bên phía Sắc-Phục đă có thay-đổi Chỉ-Huy-Phó và một số Chủ-Sự rồi; mà Ân nếu vẫn ở lại th́ cũng chỉ gặp khó-khăn mà thôi.
Nếu Khanh xin người nào mà tôi không đồng-í th́ người ấy hẳn khó ḷng được chấp-thuận, v́ Khanh không “mạnh” bằng Giám-Đốc Nha Điều-Vụ Địa-Phương nói trên, và t́nh-h́nh Tỉnh Thừa-Thiên/Thị-Xă Huế th́ tôi nắm vững hơn Khanh là người bây giờ mới ra đây. Tuy thế, để biết ư anh, tôi hỏi anh đă có nhắm ứng-viên nào chưa, th́ anh nêu tên Trương Công Đảm, ngẫu-nhiên là một trong số vài người mà tôi đă định đưa lên.
Riêng về Trương Công Đảm, tuy được Khanh đề-nghị và tôi đồng-í, nhưng chưa phải là đă iên, v́ Đảm c̣n bị kẹt một vết-tích trong hồ-sơ cá-nhân. Hồi đó, tôi chưa kịp minh-oan cho Đảm th́ tôi đă mất chức Giám-Đốc Ngành Đặc-Cảnh Vùng II, và anh th́ đă bị đổi vào Tỉnh Ninh-Thuận, ở đó anh làm việc và quen với Khanh. Bây giờ tôi phải vừa tiến-cử vừa bạch-hóa hồ-sơ cho đương-nhân.
Nguyên Đảm là Chánh Sở Đặc-Cảnh Tỉnh Kontum. Vào biến-cố Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, viên trung-tá Tiểu-Khu-Trưởng kiêm Tỉnh-Trưởng sở-tại nôn-nóng muốn có Chánh Sở Đặc-Cảnh để điều-động các hoạt-động t́nh-báo cũng như thám-sát vũ-trang nhắm vào khu-vực Việt-Cộng ẩn-náu, khống-chế dân-nhân, xuất-phát pháo-kích và tấn-công vào tỉnh-lị, từ bên kia con cầu ngăn-cách Thị-Xă với ngoại-ô. Trước đó Đảm đă thành-công trong nhiệm-vụ ấy nhiều lần. Nay th́ Bắc-Việt Xâm-Lược đă vượt vùng phi-quân-sự đánh vào Tỉnh Quảng-Trị rồi, và đang đánh vào Tỉnh Kontum, thế mà Chánh Sở Đặc-Cảnh Trương Công Đảm lại đi phép vắng. Viên Tỉnh-Trưởng yêu-cầu Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Vùng II cử ngay một Chánh Sở khác đến để kịp-thời đối-phó với t́nh-h́nh nguy-ngập tại địa-phương. Ông nghi Đảm nhát gan không muốn sớm trở về. Sự thật là Đảm bị trở-ngại phương-tiện di-chuyển từ Huế vào; xe+tàu đều bị tràn-ngập bởi những làn sóng người hỗn-loạn tản-cư.
Và thế là tôi đă thảo ngay trước mắt Hoàng Thế Khanh một Phiếu Tŕnh gửi vào Trưởng Ngành Đặc-Cảnh Trung-Ương, xin cho Trương Công Đảm từ Phan Rang ra Huế thay-thế Chánh-Sở Trương Công Ân.