THIẾU
TƯỚNG TRẦN VĂN THANH
I
Trần
Văn Thanh là
cán-bộ chấp-pháp của cơ-quan Công An Nhân Dân
của Cộng-Sản Việt-Nam phụ-trách vụ án
của tôi.
Tôi
bị An-Ninh Liên-Khu
Năm (V)
của CSVN bắt giữ tại ngôi biệt-thự số
22 Đường Bá-Đa-Lộc, Nha
Trang, vào ngày
17-4-1975, và áp-giải từ Nha
Trang ra Đà
Nẵng,
tạm giam tại Trại Kho Đạn (Chợ Cồn),
ở thành-phố này, vào ngày 26-4-1975.
Sau
đó, sau đợt hỏi cung cấp-tốc tại Nha
Trang, trong
suốt cả một thập-kỷ trong môi-trường
“lao động cải tạo” tại Quảng-Nam–Đà-Nẵng,
mà có thời-gian là tại Hà-Nội,
đă có khá nhiều người khác liên-tục
thẩm-vấn tôi, tỉ như các cán-bộ ra từ các
tỉnh nguyên thuộc Vùng II của Việt-Nam Cộng-Ḥa,
các cán-bộ vào từ các tỉnh Quảng-Trị
và Thừa-Thiên–Huế
mà đối với CSVN th́ thuộc lĩnh-thổ của
Liên-Khu Tư
(IV),
các cán-bộ tại Bộ Nội-Vụ của CSVN, các viên-chức
nhân-danh Bộ Nội-Vụ của nước
cộng-sản Hung-Ga-Ri
từ Đông-Âu
qua...
Tôi
bị đưa đi đưa lại nhiều nơi,
nhiều lần, và chỉ c̣n nhớ một số địa-điểm
và ngày tháng sau đây:
17-04-1975:
Nha Trang (Khánh
Ḥa).
25-04-1975:
Quy Nhơn (B́nh
Định).
26-04-1975:
Kho Đạn (Chợ Cồn, Đà
Nẵng).
14-03-1976:
An Điềm (Thượng Đức, Quảng
Nam).
25-08-1978:
Kho Đạn (Chợ Cồn, Đà
Nẵng).
25-12-1978:
Hội An (Quảng
Nam).
03-01-1979:
An Điềm (Thượng Đức, Quảng
Nam).
24-04-1979:
Đồng Mộ (Tiên Phước, Quảng
Nam).
05-02-1980:
“Nhà Trắng” Thôn 5 (Quảng
Nam).
15-10-1980:
Tiên Lănh (Tiên Phước, Quảng
Nam).
16-10-1980:
Kho Đạn (Chợ Cồn, Đà
Nẵng).
02-03-1981:
Tiên Lănh (Tiên Phước, Quảng
Nam).
09-04-1981:
Kho Đạn (Chợ Cồn, Đà
Nẵng).
15-07-1981:
Thanh Liệt (Thanh Tŕ, Hà
Nội).
20-04-1982:
Hội An (Quảng
Nam).
1984
-
1985: Ḥa Sơn
(Ḥa Vang, Quảng
Nam).
1985
-
1987: Tiên Lănh
(Tiên Phước, Quảng
Nam).
20-04-1987:
Ra trại.
*
Đó
là chưa kể những ngày, nhiều ngày liên-tiếp,
họ đến tại các Trại nơi tôi bị giam,
để lấy cung tôi.
Lư-do
tôi phải trường-kỳ “làm việc” là phía
Cộng-Sản Quốc-Tế đă phát-hiện ra một
đường dây nội-tuyến trong hàng-ngũ Hung-Ga-Ri,
trong số nhiều
đầu-mối xâm-nhập
vào Ba
Lan và
Hung-Ga-Ri
mà tôi đă
tuyển-mộ được và chuyển-giao cho Cơ-Quan
T́nh-Báo Trung-Ương Hoa-Kỳ
(CIA) tiếp-tục khai-triển tại Đông-Âu.
Tuy
nhiên, viên-chức chính-yếu, của Tỉnh Quảng
Nam/Đà Nẵng,
xoi-mói hồ-sơ lư-lịch, vắt-ép cung-từ, rà-soát
quá-tŕnh “học tập”, và chủ-tŕ “tẩy năo” tôi
suốt hơn 12 năm trong ḷ “cải tạo” là cán-bộ
Trần Văn
Thanh. Ông ta
đương-nhiên ở trên tất cả các cán-bộ
“quản-giáo” của các Trại (mà “quản-giáo”
của Trại đă là một thứ “Nam-Tào Bắc-Đẩu”
cầm-nắm sổ sinh & sổ tử của các tù-nhân
chính-trị rồi).
Điều
đáng nói là cán-bộ Trần
Văn Thanh này
đă đẩy tôi vào một cuộc “đấu tranh tư
tưởng” gay-gắt đến nỗi làm tôi
nhức-nhối trong óc (họ nói là “động năo”),
có khi cảm thấy tức-uất và cả nhục-nhă
nữa, đến độ toan-tính tự-tử.
Trần Văn
Thanh đă
trở thành một con quỷ dữ, một cơn ác-mộng
đối với tôi.
Ông
ta quả là một cán-bộ Công-An gương-mẫu,
điển-h́nh, nghĩa là, nếu nói theo lư-thuyết
của các ông tổ Cộng-Sản Quốc-Tế và
của “Bác Hồ”, th́ vừa trung-thành tuyệt-đối
với Đảng, vừa tuân-hành nghiêm-chỉnh mọi
luật-lệ của Nhà Nước, vừa hoàn-tất
xuất-sắc tột bực mọi nhiệm-vụ
được giao-phó, vừa giữ-ǵn “đạo-đức
cách-mạng” hết sức trong-sáng như bảo-toàn chính
“con-ngươi trong mắt ḿnh”.
II
“An tâm
học tập” nghĩa là “cam tâm ở tù”, sau khi
chấm dứt giai-đoạn khai-báo để tiến vào
thời-kỳ “cải-tạo mút mùa”. Nhưng tôi th́
phải ở trong t́nh-trạng thường-xuyên sẵn-sàng
“làm việc”, kể cả gián-tiếp – tức là qua
các cán-bộ khác – với Trần
Văn Thanh,
cho đến tận ngày tôi “ra trại”, dù đă có
lần tôi không gặp mặt ông ta một thời-gian lâu
(sau này nghe nói là Trần
Văn Thanh
đă đi tu-nghiệp t́nh-báo và phản-t́nh-báo tại
Liên Xô – số cán-bộ trẻ tuổi, có tŕnh độ
học vấn khá, thuộc gia đ́nh “Cách Mạng”,
đi học bên đó về đều được thăng
lên cấp tá. Th́ ra họ cũng làm như chương tŕnh
“trẻ trung hóa và trí thức hóa” Cảnh Sát Quốc
Gia của VNCH, với kế hoạch tương tự cho
Công An CSVN).
Con
đường tiến tới trong quá-tŕnh phục-vụ
của ông ta được biểu-lộ qua vài thái-độ
trông thấy rơ-ràng. Từ lần đầu tiên nói
chuyện với tôi, để “đả thông tư tưởng”,
Trần Văn
Thanh đă
tự giới-thiệu về ḿnh, và khi nhắc đến
thời-gian xa xưa từ trước quốc-biến 30-4-1975,
được đưa băng rừng lội suối ra Miền
Bắc
“công tác”, ông ta đă lạc giọng hẳn đi khi
cất lên hai tiếng “Hà
Nội” –
thủ-đô nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa,
sau này là nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam – như tên của một “thần-linh”,
một “thánh-địa”, một “thiên-đường”.
Một thời-gian sau, khi tôi được đưa
từ Hà
Nội vào
lại Đà
Nẵng,
ngồi chờ tại một pḥng nhỏ ở cổng cơ-quan
Công An Nhân Dân tỉnh này, có một cán-bộ
sắc-phục mang cấp-hiệu 4 sao (đại-úy) nghe
phong-thanh tôi là một cựu “Giám Đốc Công An
Ngụy”, ṭ-ṃ xớ-rớ lại gần, đă bị Trần
Văn Thanh
lừ mắt búng tay dơng-dạc đuổi xua: “Đi
chỗ khác!”
*
Bây
giờ, nếu ngồi nhớ lại “quăng đời
cải tạo” của ḿnh, chắc hẳn nhân-vật
cộng-sản đă lưu trong tôi nhiều dấu ấn
khó quên nhất là Trần
Văn Thanh.
Ông
ta không chỉ “làm việc” với tôi với tư-cách
“chấp pháp”, mà c̣n với tư-cách “đồng-nghiệp
nhưng khác chiến-tuyến”.
Câu nói này là của một cán-bộ cấp cao ở trung
ương, mà các cán-bộ áp-giải tôi gọi là “Ông
Tướng”, tôi không biết tên ǵ, lặp lại
lời của một nhân-vật ở bên kia đường
dây điện thoại, mà tôi đoán là Phạm
Hùng, Phó
Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Bộ Nội
Vụ (sau này đổi tên thành Bộ Công An), trong
một lần chấp-cung tôi tại một địa-điểm
bí-mật (họ bảo là cũng tương-tự như
“Nhà An
Toàn”
của “Ngụy” mà thôi) ở trung-tâm thủ-đô Hà
Nội. Không
phải viên chức nào của Miền Nam cũng được
đối phương Miền Bắc nhận là “đồng
nghiệp (dù khác chuyến tuyến)”. Cán-bộ
cộng-sản thường chỉ lặp lại,
những ǵ “lănh đạo” đă nói, đă viết,
chứ không dám tự ư ḿnh sáng-tác ra.
Trần Văn
Thanh không
chỉ điều-tra “tội ác” của tôi, của Ngành
Đặc-Cảnh, của Lực-Lượng Cảnh-Sát
Quốc-Gia, mà c̣n t́m hiểu sâu hơn về “Ngụy
Quyền Sài
G̣n”, về
“Đế Quốc Mỹ”
mà họ gọi là “Sen Đầm Quốc Tế”,
là “Thực Dân
Kiểu Mới”.
Và bàn về cả những vấn-đề
thời-sự quốc-tế, quốc-nội –
đương-nhiên là theo quan-điểm của CSVN. Nhưng
đúng theo những giáo-điều trong ngành gián-điệp
của bất-cứ quốc-gia nào, Trần
Văn Thanh cũng
tạo cho tôi, những lúc “làm việc” với tôi,
một khung-cảnh “thoải-mái”, một không-khí “thân-t́nh”,
bảo là để tôi “tự do phát-biểu” cảm
nghĩ của ḿnh. Mà chính ông ta cũng từng nhiều
lần tỏ ra “tâm sự” với tôi.
Cuộc
hỏi cung căng-thẳng kéo dài, mà của tin là một
cuốn tự-điển tiếng Anh mà Trần
Văn Thanh cho
phép tôi giữ dùng (cho đến tận ngày ra trại), tùy
thuộc vào diễn biến nỗ lực phá điệp Mỹ
của các nước xă hội chủ nghĩa “anh em” bên
kia trời Âu.
Đau xót mà éo le thay lại có nhiều khi tôi thấy
nhớ, thấy thèm được (hay bị) “làm
việc” với ông ta.
Sau
đây là vài nét chính mà tôi c̣n nhớ... suốt đời.
*
Về
Đế Quốc “kiểu mới” Mỹ
Tôi lên án Mỹ
đă trắng-trợn dùng trực-thăng đưa
Lực-Lượng Đặc-Biệt từ Thái-Lan
xâm-nhập vào tận trại tù-binh Mỹ
ở Sơn-Tây,
chỉ cách “thủ-đô” của “ta” có mấy
chục cây số về hướng Tây, trong đêm
rạng ngày 21 tháng 11 năm 1970. “Chúng” đă đột-nhập
vào cả trung-tâm huấn-luyện Pḥng-Không cạnh đó,
gây cho “ta” hằng trăm hy-sinh, nhưng không
giải-cứu được tù-binh nào, nhờ “ta”
đă biết trước nên di-chuyển hết bọn
“giặc lái” đến nơi khác rồi.
Trần
Văn Thanh
hỏi tôi: “Anh thấy t́nh-báo của ‘ta’ có tài không?”
và ông ta nói thêm: “Chúng đă quỷ quyệt cùng lúc
điều máy bay của Hải Quân từ Vịnh
Bắc Bộ
ở hướng Đông tấn công vào thành phố Hải
Pḥng để
đánh lạc hướng ‘ta’, nhưng ‘ta’ vẫn
biết rơ mục tiêu chính của chúng trong đêm đó
là bọn ‘giặc lái’ ở hướng Tây, nên ‘ta’
đă kịp thời dành cho chúng một thất bại hoàn
toàn trong cuộc hành quân giải cứu tù binh ở Sơn
Tây!”
Nhân
nghe ông ta nhắc đến Hải
Pḥng, tôi
lại “tố khổ” Mỹ
đă gian ác gài ḿn quanh 7 hải cảng chính, nhất là
cảng Hải
Pḥng, và
cả các cảng phụ dọc theo bờ biển Miền
Bắc, hoàn tất vào đúng lúc 9 giờ ngày 9 tháng 5 năm
1972, là lúc Tổng Thống Hoa
Kỳ Richard
Nixon công
bố trên đài từ Hoa
Thịnh Đốn
rằng Mỹ
đă rải ḿn phong tỏa tất cả các lối ra/vào
Miền Bắc bằng đường biển, khiến tàu
bè của các nước “anh em” không c̣n chở
được đồ tiếp tế vào cho “ta”
suốt từ đó cho đến ngày chúng kư hiệp
định Paris.
Trần
Văn Thanh hùng
hồn: “Chúng tưởng như thế là ‘ta’ cạn
kiệt vũ khí và lương thực sao? Các nước
‘anh em’ vẫn tiếp tế như thường! Anh
biết bằng cách nào không? Đựng trong bao ni lông,
thả trôi theo hướng gió, nhờ các làn sóng bể
đẩy vào bờ!”
Tôi
nói: “Đúng như thế. Chính tôi ở trong Đà
Nẵng cũng
được ‘bọn Ngụy’ ở cảng tặng
cho một số hộp thịt lợn của Trung
Quốc
lấy từ các bao tiếp tế từ ngoài Bắc trôi
lạc vào.”
Lần
khác, tôi lại tố-cáo Mỹ
nguy-hiểm ngay cả trong thời b́nh, thí-dụ “chúng”
đă dùng kỹ-thuật cao khóa miệng 2 giếng
dầu “Hồng
9” và “Dừa
9”, khiến Liên-Xô
dù dùng kỹ-thuật cao cũng không thể ḍ ra hai
giếng dầu ấy cho “ta”.
Trần
Văn Thanh
hỏi tôi: “Sao anh biết?”
–
Báo “Nhân
Dân”
đăng như thế.
Ông
ta lặng thinh, không tự đề-cao, không lên án kẻ
thù.
*
Về
“Ngụy Quyền Sài G̣n”
Trần Văn
Thanh nhấn
mạnh: “Ngụy chỉ lo cho quyền lợi riêng tư
của bản thân bọn cầm quyền, bóc lột nhân
dân, phá hại xă hội, nên nhân dân nổi dậy
tiếp tay ‘cách mạng’ đuổi Mỹ cút, lật
‘Ngụy’ nhào!”
Ông
ta tưởng như tôi chưa từng nghe những
luận-điệu ấy từ bao lâu nay.
Ông
ta nói về Cảnh-Sát Quốc-Gia:
“Như
anh, đánh điệp vào được các nước xă
hội chủ nghĩa, là một thành tích lớn; đáng
lẽ được thăng cấp cao, được
đưa lên trung ương truyền dạy kinh nghiệm
cho đàn em.” Sau đó, ông ta nói thêm: “Nhưng người
đă qua huấn luyện, nhất là người chỉ
huy, phải theo dơi nắm biết cả những việc làm
sai trái, nếu có, của thuộc viên, và cả của người
ngoài ngành ḿnh”. Sau đó nữa, ông ta lại nói: “Nhà
trường không hun đúc đạo đức. Mà điều
quan trọng là lẽ công b́nh, óc minh chính và ḷng trong
sạch của người đứng đầu cơ
quan.”
Lần
khác, ông ta lại nói:
“Thanh
Tra, ở b́nh diện khác, quan trọng hơn giảng
huấn. Thanh Tra các anh chỉ là kẻ mất ghế, không
rành việc, đến đâu cũng có báo trước và
phải nhờ vă các giới chức địa phương
nên lệ thuộc vào chúng, thành ra thanh tra vô ích. ‘Cách
Mạng’ chúng tôi đi công tác th́ đem theo lương
thực, ḿnh ăn của ḿnh, không mang ơn ai. ‘Cách
Mạng’ thành công là nhờ ‘đi sâu sát vào thực
tế’, cái ǵ cũng phải đến tận nơi
mới chính ḿnh nghe & thấy và ‘sống’ thật ḷng.
Có những vụ bị d́m đi nên không điều tra.
Có những vụ có điều tra nhưng kết luận
sai sự thật. Nên cần thanh tra. Không phải chỉ
trừng phạt phần tử xấu, làm sạch cơ
quan, nâng cao hiệu năng phục vụ, mà c̣n bênh
vực kẻ bị thiệt tḥi & oan khiên, phát hiện
người có tài năng, làm chỗ dựa tinh thần
đằng sau cho những ai cần.” Nhưng lần khác
ông ta lại nói: “Cái đó c̣n tùy. Tùy ở lănh đạo
có đặt nặng vấn đề thanh tra hay không, và
tùy ở cán bộ thanh tra có đủ hiểu biết
về các mánh lới qua mặt, can đảm
đương đầu chướng ngại, và tin tưởng
vững chắc vào lẽ phải hay không.”
Nói
chung, tôi thấy Trần
Văn Thanh sâu
sắc hơn các cán bộ chấp pháp khác đă “làm
việc” với tôi. Ông ta đề cập đến
nghiệp vụ Công An, nói theo nhận thức và ước
vọng của ḿnh, chú trọng tài & đức của
cán bộ chỉ huy, và vai tṛ đa hiệu của ngành
thanh tra.
*
Về
“quốc nạn” Tham Nhũng
Trần
Văn Thanh
đă nói với tôi, đại-ư:
“Cứ
theo thống kê của ‘Ngụy’ các anh th́ thành quả
‘diệt Cộng’ của Cảnh Sát Đặc Biệt
tại Vùng II và Vùng I trong thời gian cả chục năm
trời anh chỉ huy điệp ngụy th́ tổng
cộng cơ cán ‘Cách Mạng’ riêng phần hy sinh cũng
đă lên đến con số ngh́n; thế nhưng anh có
được chúng tin tưởng ǵ đâu?” Lần sau
ông ta lại nói: “Anh chống thực dân, chống phong
kiến, chống độc tài, chống quân phiệt; nhưng
bọn chúng dốt, không biết rằng trong thâm tâm anh mà
chống là chống cái xấu, cái ác, v́ anh muốn cho
chế độ của chúng tốt đẹp hơn,
vững mạnh hơn, để giết chúng tôi, để
diệt chúng tôi, chứ đâu có phải là để hưởng
ứng ‘cách mạng’, về với ‘nhân dân’!”
Lời nói như thế tôi cũng đă nghe một cán
bộ khác nói rồi.
Lần
khác, Trần Văn
Thanh nói:
“Chỉ v́ tham ô. Tham ô sinh ra phe phái. Phe phái lại đẻ
ra tham ô. Rồi là bất công, bất chính, bất hợp
pháp, bất nhân, bất nghĩa, bất tài, bất
lực, bất đồng, bất b́nh, bất hợp tác...
và bất thành công!”
Có
lần ông ta nhắc chuyện tôi viết giùm đơn
cho các đồng bào bị Pháp
bắt giam ở Lao Thừa Phủ, cạnh Ṭa Hành Chánh
Tỉnh Thừa
Thiên. Tôi nói:
“Lúc đầu th́ là đơn xin thăm nuôi, về sau
là đơn khiếu nại bị bỏ tù oan, rồi
đến các vụ bất công xă hội...” Ông ta
hỏi: “Tham ô?” Tôi đáp: “Tham nhũng. Theo tôi, có hai
mức độ khác nhau: tham lam và nhũng nhiễu.” Ông
ta có vẻ chú ư và suy nghĩ nhiều. Tôi nhớ đến
một cán bộ, cũng thuộc thế hệ trẻ
tuổi và có học thức như ông ta, ở Hà
Nội, có
lần than phiền với tôi: “Muốn có được
tiền ra phố đăi anh ăn phở, phải thông qua
khâu hành chánh, không phải dễ dàng.” Dạo đó
trời mưa, tôi phải nhiều lần được
đưa từ Trại Thanh
Liệt
dọc theo sông Tô
Lịch qua G̣
Đống
Đa đến
một trụ sở của Bộ Công An (đúng ra là
“nhà an toàn” của Bộ ấy) ở trung tâm Hà
Nội; khi viên
“thủ trưởng” hỏi ông ta: “Đă mua áo mưa
cho anh Nhuận
chưa?”, ông ta trả lời tức th́: “Rồi
ạ!”. Thật ra, ông ta đă trao cho tôi một tấm
nhựa màu, đă dùng làm khăn trải bàn, bị rách
mấy góc và đầy dấu ố đế b́nh tách trà.
Trần Văn
Thanh nói:
“Phải là Cảnh Sát Công An mới biết cách thức
viết đơn thưa kiện thế nào.”
Trần
Văn Thanh
trầm tư một lát, rồi nh́n vào phần cơm tù
của tôi: “Không c̣n như những ngày đầu.
Hồi đó, các kho của ‘Ngụy’ để lại
đầy tràn, ‘ta’ chưa quy hoạch, các Trại tha
hồ cho tù no nê. Bây giờ, ‘Mỹ Ngụy’ c̣n để
lại cho ‘ta’ nhiều khó khăn...” Tôi lại nhớ
đến thời gian được cho ăn ngon, để
“làm mặt” với các đồng chí Đông Âu,
vào mấy tuần sau chỉ có dăm bảy cái đầu
và đầy đủ bộ râu đỏ ḷm của các
con tôm trồi lên trên mặt bát canh, c̣n phía dưới
th́ không có thân h́nh con tôm.
Trải
qua nhiều năm, sau nhiều lần chuyển trại, tôi
đă gặp nhiều cán bộ cấp cao thuộc
nhiều Cục, Bộ khác nhau. Họ bị kết
“tội hiện hành”, “làm sai thủ tục giấy
tờ”, “thất thoát của công” chứ không phải
là biển thủ, “xâm phạm tài sản nhân dân”
chứ không phải là tống tiền, cướp đoạt
sản nghiệp của đồng bào. Ngay chính các
Trại Cải Tạo cũng gian tham: heo đẻ 6 con th́
chỉ báo cáo là 5, chọn một con lớn làm thịt;
bắt tù đốn cây gỗ quư đóng tủ bàn
ghế cho các cấp trên, khi Thủy Lâm đến
kiểm tra th́ vội bắt tù cất giấu phi tang; vân
vân. Tôi không tin là ông ta và cả các lănh tụ chóp bu
của Đảng đă không biết rơ tệ nạn này.
Trần
Văn Thanh
lẩm bẩm: “Ḿnh đă lấy vợ cũng là cán
bộ, chứ không như người ta...”
Rồi
một hôm ông ta hỏi tôi: “Theo anh, nguyên nhân nào là nguyên
nhân chính, làm cho Miền Nam của các anh sụp đổ?”
Tôi
trả lời không suy nghĩ: “Tham
Nhũng!”
III
Trần Văn
Thanh chở tôi
về nhà ở Đà
Nẵng cho tôi
thăm bà
mẹ
đích của vợ tôi. Bà cụ già yếu,
nằm trên ghế bố, đưa hai tay lên ôm chầm
lấy tôi mà khóc. Bà con bên vợ xúm đến hỏi
han, thảy đều thương xót tôi. Tôi liếc
thấy vẻ ngạc nhiên trên đôi mắt ông ta. Dân
“Ngụy” mà chúng t́nh cảm thế sao? Không căm thù
kẻ có “nợ máu” với nhân dân như đă
học tập bao lâu nay sao?
Ông
ta phác họa với tôi một viễn cảnh: ngày kia, tôi
sẽ được “Cách Mạng” khoan hồng, ông ta
sẽ tiễn tôi lên xe lửa, và các đồng chí
của ông ta ở Nha
Trang sẽ
thay mặt chính quyền nhân dân đón tôi từ sân ga
trong đó, chở tôi về nhà, chia sẻ niềm vui
với tôi vào phút đầu tiên được tái đoàn
tụ với vợ con, trong một đất nước
thống nhất, ḥa b́nh, mọi người ấm no...
nhờ ơn “Bác Hồ”. Thật là lư tưởng, như
truyện thần tiên ngày xưa.
Thế
nhưng khi tôi rời Trại Tiên
Lănh, đáp
xe đ̣ xuống Đà
Nẵng, ghé
gặp vài chỗ thân, hỏi thăm th́ được
biết Trần
Văn Thanh
đă làm to. Ông ta thăng cấp, thăng chức, là
một lănh đạo Công An được nhiều người
ở vùng này “kính yêu”. Tất nhiên là không c̣n có
chuyện ông ta sẽ đích thân chở tôi lên ga xe
lửa tiễn tôi vào Nha
Trang để
tái hợp với gia đ́nh.
IV
Tôi qua Mỹ, tưởng như Trần
Văn Thanh
đă măi hoài chỉ c̣n là một đối thủ cũ,
lùi xa dần vào quá khứ, để tôi cùng với các
cựu đồng nghiệp, và đồng hương,
chỉ c̣n nh́n về tương lai.
Nhưng
bỗng một hôm, nguyên viên-chức CSQG Nguyễn
Dạng, trước
kia cũng cùng làm việc tại Bộ Chỉ Huy Vùng I
ở Đà
Nẵng như
tôi, từ Bang Colorado
gọi điện thoại qua tôi:
‒
Anh c̣n nhớ Trần
Văn Thanh không?
Bị rồi!
‒ Có phải là Trần Văn Thanh cán bộ Công An ở Đà Nẵng?
‒ Đúng là ông ta.
Đă thăng lên hết các cấp tá, rồi thăng lên
đến cấp tướng; đă lên làm lớn ở
Tỉnh Quảng
Nam‒Đà Nẵng,
rồi lên làm lớn ở trung ương.
‒
Và ông ta bị ǵ?
‒
Bị ǵ th́ anh xem báo của họ ở trong nước
là biết!
V
Tôi lên liên-mạng,
t́m thấy rất nhiều bài tường-thuật liên-quan,
của các phóng-viên Hải Châu, Trà Bang, Hoàng Khuê, Việt
Hùng, trên các trang Việt
Báo,
dựa vào các bản tin của Thông
Tấn Xă Việt Nam,
VietNamNet,
VnExpress.net,
VnMedia...
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Khoi-to-nguyen-Thieu-tuong-Chanh-Thanh-tra-Bo-Cong-an/20831849/157/
http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Nguyen-chanh-thanh-tra-Bo-Cong-an-bi-truy-to/11119336/218/
http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Nguyen-chanh-tra-Bo-Cong-an-hau-toa-tren-bang-ca/11120071/218/
http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Tuong-Tran-Van-Thanh-moi-3-luat-su-bao-ve/11122399/218/
http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Xu-vang-mat-tuong-Tran-Van-Thanh/11122616/218/
http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luạt/Nguyen-Chanh-Thanh-tra-Bo-Cong-an-nhan-18-thang-tu-treo/20862307/218/
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Tam-dung-phien-toa-de-nghi-khoi-to-dieu-tra-bo-sung/20805215/157/
http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Tuong-thanh-tra-Bo-Cong-an-bi-de-nghi-khoi-to/11076235/218/
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Nguyen-Chanh-thanh-tra-Bo-CA-bi-tuyen-12-thang-tu-treo/20882937/157/
http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Ong-Tran-Van-Thanh-duoc-giam-6-thang-tu-treo/65183498/218/
v.v...
Tóm tắt
nội vụ như sau:
Trần Văn
Thanh đă làm
Giám Đốc
Công An Đà
Nẵng
nhiều năm.
(Đà
Nẵng tách
khỏi Tỉnh Quảng-Nam‒Đà-Nẵng,
trở thành một trong 5 Thành
Phố lớn nhất của
Việt Nam,
xếp hạng đô
thị loại 1,
trực-thuộc Trung-Ương, kể từ năm 1997).
Sau đó, ông ta được nâng lên làm Chánh
Thanh Tra tại Bộ Công An.
(Hẳn là
ông ta phải xuất-sắc lắm,
vượt
trội tất cả các giám-đốc Công An khác trên toàn-quốc,
nên mới
được trao chức vụ này).
*
Qua
cuộc điều-tra từ
năm 2007 đến năm 2009,
phía công-tố
tóm-lược nội-vụ, đại-ư như sau:
Ngày 6/4 và 24/4/2007,
có ông Đinh
Công Sắt, thiếu
tá Công An,
ở Đà
Nẵng,
gửi đơn ra Hà
Nội,
khiếu nại, tố cáo “một số lănh đạo
ở Đà
Nẵng đă
bao che vụ vi
phạm ở Đồng
Ṇ, vụ
Công-Y Dệt “Hữu Nghị”; tố cáo Công An Đà-Nẵng
chi sai nguyên-tắc trong việc mua sắm xe ô-tô, dập
biển số phản-quang xe ô-tô, mô-tô,
và chia nhau
số tiền 2 tỷ đồng
của UBND TP Đà
Nẵng hỗ
trợ hằng năm,
nhưng không được điều-tra, xử-lư, do có
sự bao che
của cấp trên;
tố-cáo các
vị lănh đạo của Bộ Công An
như Lê Thế Tiệm, Nguyễn Văn Hường, Trương
Ḥa B́nh... bao
che cho lănh đạo Đà
Nẵng”.
Việc khiếu-tố này xảy ra trong quá-tŕnh Đà
Nẵng đang
“chính trang đô thị”, để “xây dựng và phát
triển thành phố”, bằng cách “giải
tỏa” mặt bằng
và “đền
bù” đất đai
cho dân (tai-nạn
này xảy ra khắp nước và đă tạo nên t́nh-trạng
“dân oan”).
Để
đi đến việc làm trọng-đại này, nhóm Đinh
Công Sắt
đă chuẩn-bị hồ-sơ tài-liệu liên-quan và
nghiên-cứu t́nh-h́nh từ cuối năm 2005.
Trong
nhóm khiếu+tố, ngoài ông Đinh
Công Sắt c̣n
có ông Nguyễn
Phi Duy Linh (nhân
danh ông Huỳnh
Ngọc Toàn,
và tự xưng là đại
diện nhân-dân thành-phố
Đà
Nẵng).
Họ
c̣n đưa cả 2 “Bà
Mẹ Việt Nam Anh Hùng”
ra thủ-đô Hà
Nội để
“khiếu
kiện, kêu oan, tạo nên tác động tiêu cực đối
với các cơ quan có thẩm quyền”.
Đặc-biệt
là trong vụ này, có thêm
ông Dương Tiến, trung
tá Công An, là Trưởng văn pḥng
đại diện báo Công An Thành
Phố Hồ Chí Minh tại Hà
Nội, “được
xác định đă lợi
dụng quyền tự do báo chí
để viết bài không đúng sự thật về t́nh
h́nh Đà
Nẵng.
Bị cáo Tiến
cũng là một trong những người cung
cấp tài liệu
cho
Đinh Công
Sắt phát tán.
Bị cáo c̣n trực
tiếp vào Đà
Nẵng nắm
t́nh h́nh dư luận
về bài báo của Tiến
viết về
TP cũng như
kết quả
phát tán công văn
73, 77. Tại đây, Tiến
tiếp tục
cung cấp cho
Sắt
bài viết của Trần Đ́nh Bá với các nội
dung không đúng sự thật để Sắt
đọc, sử dụng cho mục đích khiếu
nại và phát tán”.
Ṭa
Án Nhân Dân TP Đà
Nẵng đă
xử vụ này nhiều lần, với tội danh “lợi
dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, công dân”,
và “ngày 23/9/2008
đă phải dừng lại nửa chừng do Hội
đồng xét xử nhận thấy có
vai tṛ của ông Trần
Văn Thanh trong
vụ án này”.
*
Theo
cuộc điều-tra th́ chính Thiếu
Tướng Trần
Văn Thanh, Chánh
Thanh Tra Bộ Công An,
đă “xúi
giục, hướng dẫn, kích động, giúp đỡ”
nhóm Đinh Công
Sắt,
“thể hiện rơ qua việc (Thanh)
chủ động
gặp Sắt,
hứa xem xét mức độ kỷ luật, hướng
dẫn làm đơn,
bảo 2 Bà
Mẹ VNAH làm đơn khiếu kiện,
gợi ư cung
cấp tài liệu tố cáo”
các vụ kể trên. Những
đơn tố cáo đó đă gửi lên Thủ tướng,
Văn pḥng Chính phủ,
Ban pḥng chống tham những Trung ương...
cùng một
số cơ quan báo chí.
“Với
tư cách Thiếu tướng, Chánh Thanh
tra Bộ Công an, biết Đinh Công
Sắt bị công an triệu tập để làm rơ
vụ phát tán tài liệu nhưng ông Trần
Văn Thanh vẫn gọi điện bảo
Sắt
bỏ trốn. Trong thời gian Sắt
bỏ trốn, ông Thanh c̣n trực
tiếp gặp Sắt. Sắt
muốn ra đầu thú nhưng bị Nguyễn
Phi Duy Linh ngăn cản mà Sắt biết đằng
sau đó là ông Thanh. Công an cũng
thu giữ tại nhà vợ cũ của Linh
các bản thảo đơn khiếu
kiện có bút tích sửa chữa của ông Thanh. Theo lời khai của Linh,
nếu không có các đơn này th́
Linh không thể
viết đơn khiếu kiện được…”
(Đúng như
Trần Văn Thanh
đă nói với tôi trước
kia: “Phải
là Cảnh Sát Công An mới biết cách thức viết
đơn thưa kiện thế nào”).
*
Trong
số các lănh
đạo Đà
Nẵng
bị khiếu+tố, có ông Nguyễn
Bá Thanh.
Cứ
theo quan-điểm của phía công-tố
th́ “trong nội
dung tố cáo
có nhiều nội dung đă được UBND TP Đà
Nẵng
giải quyết, có nội dung đă được
Thủ tướng Chính phủ và các ngành chức năng
Trung Ương (giải
quyết đơn thư khiếu tố, khiếu nại
của công dân TP Đà
Nẵng)
kết luận, có việc đă được Ṭa án Nhân
dân xét xử”, do đó “không
thấy có việc đồng chí
Nguyễn Bá
Thanh, (một lănh
đạo Đà
Nẵng,
một đối-tượng trong vụ khiếu+tố này)
có liên quan
hoặc sai phạm trong các nội dung
này”
và “Hai bản án sơ
thẩm, phúc thẩm (vào năm 2007)
xét xử vụ án Phạm Minh Thông
và Nguyễn Hưng (liên-quan đến nội-dung
khiếu+kiện) đều cho thấy không
liên quan đến ông Nguyễn Bá
Thanh”. Bởi vậy, “mọi hành vị phát tán các
tài liệu liên quan đến vụ án này ngay
trước thời điểm diễn ra cuộc bầu
cử Quốc hội khóa 12 nhằm xúc
phạm, làm giảm uy tín của lănh đạo TP Đà
Nẵng là vi phạm pháp luật”.
Hội
đồng xét xử sơ thẩm TAND TP Đà
Nẵng, qua
kết quả xét hỏi tại toà, nhận thấy... có
căn cứ về việc ông Trần
Văn Thanh là
đồng phạm,
có vi phạm
nghiêm trọng luật tố tụng h́nh sự
nên Hội đồng xét xử đă giao Viện Kiểm
Sát Nhân Dân TP Đà
Nẵng
tiến hành điều tra bổ sung, khởi
tố ông Thanh
về hành vi
đồng phạm trong vụ án.
*
Vụ án này kéo dài cho đến cuối năm 2009, và đă có những điểm hay-hay như sau:
Các việc bị cho là “lợi
dụng quyền tự do báo chí
để viết bài không đúng sự thật” và “lợi
dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, công dân (tập thể và
cá nhân)”
đều bị ghép vào tội
h́nh-sự, căn
cứ theo điều 258 của Bộ
Luật h́nh sự,
và các điều 179 và 199 của Bộ
luật Tố
tụng h́nh sự
của CSVN.
Trần Văn
Thanh bị thôi
chức vụ Chánh
thanh tra Bộ Công an
từ cuối năm 2008.
Ngày
10/7/2009,
“Giám đốc Bệnh
viện 19.8 tại Hà Nội
đă xác nhận, nguyên chánh thanh tra Bộ Công an bị
tai biến mạch máu năo; chảy máu
vùng thái dương phải... Tuy nhiên, ngày 15/7/2009,
TAND Đà
Nẵng không chấp nhận
đơn xin hoăn phiên ṭa của bị can Thanh.
Ngày 19/7/2009,
ông Thanh được
chuyển viện vào Bệnh viện 19.9 của Bộ Công
an tại Đà Nẵng.
Tại đây, các bác sĩ cũng kết luận thực
trạng sức khỏe của ông Thanh
tương tự như chuẩn đoán của Bệnh
viện 19.8. Tuy nhiên, cả 2 kết
luận trên đều không được TAND Đà
Nẵng chấp nhận”. (Giữa
Giám-Đốc Công-An với các lănh đạo Đảng
và Nhà Nước ở cùng thành-phố, đều là
đồng-chí cao-cấp với nhau, hẳn phải có
“một cái ǵ” đó, nên mới xảy ra cơ-sự
này. Phải chăng đó là cái mà Trần Văn Thanh
từng hỏi tôi về nguyên nhân chính làm cho Miền Nam
của “Mỹ
Ngụy”
sụp đổ).
Ngày
20/7/2009 “phiên ṭa mở tại Nhà
hát Trưng Vương, Đà
Nẵng ken kín người dân
tới theo dơi. Đúng 8h, xe cấp cứu của
Bệnh viện 19.9 (Bộ Công an) có mặt trước
tiền sảnh nhà hát. Tuy nhiên, ông Thanh
vẫn c̣n bất động trên băng
ca, tay đang chuyền dịch,
thở ôxy.
Trước t́nh
trạng sức khỏe của ông Thanh,
một hội đồng giám định
y khoa do nhóm cán bộ, bác sĩ
bệnh viện Đà Nẵng,
Trung tâm cấp cứu 115, đại
diện VKSND và TAND Đà Nẵng
đă thành lập tại ṭa để
khám và giám định sức khỏe cho
bị can này ngay trên xe cấp cứu. Kết quả giám
định tại chỗ sáng nay cũng
cho thấy ông Thanh bị yếu nửa người trái;
có ổ máu ở thái dương
phải (xuất huyết năo); nhịp
tim 120 lần mỗi phút;
huyết áp 200/100mmHg... đề
nghị đưa về viện điều trị
tiếp”. Măi lâu sau đó Hội Đồng Xét
Xử mới nghị án, quyết định hoăn phiên xét
xử.
Ngày
5/8/2009,
theo phóng viên Hoàng Khuê, Trần
Văn Thanh
đă mời thêm một luật-sư thứ ba, là bà
Nguyễn Thị Dương Hà, bào chữa cho ḿnh. Trước
đó, ông Thanh
đă có hai luật sư, trong đó có ông Phạm
Hồng Hải là Phó
Chủ Tịch Liên Đoàn Luật Sư toàn-quốc,
bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp
cho ḿnh.
Ngày
6/8/2009,
TAND Đà
Nẵng
xử sơ thẩm vụ án này (ông Thanh
đă có đơn xin vắng mặt, nhưng), theo phóng viên
Trà Bang: “chủ tọa phiên ṭa công bố đơn
ấy không ảnh hưởng quá tŕnh xét xử và tuyên
bố phiên ṭa vẫn tiếp tục). Việc
vắng bị cáo Trần
Văn Thanh làm
phiên ṭa “nóng” ngay lúc mở đầu.
Hai luật sư
Hoàng Ngọc Biên và Phạm Hồng Hải lập
tức phản đối.
Họ đề
nghị hoăn phiên ṭa.
Tuy nhiên, HĐXX không chấp nhận. Phiên
ṭa “nóng” hơn khi có tới 3 luật sư đề
nghị thay đổi chủ tọa và công tố viên,
v́ cho rằng có
biểu hiện không vô tư khách quan, vi phạm quy tŕnh
tố tụng...
Sau hơn 90 phút giải thích, viện dẫn các điều
luật, ṭa bác
các yêu cầu của luật sư
và chuyển sang phần xét hỏi, dù
các luật sư vẫn bảo lưu ư kiến.”
Ngày
7/8/2009,
theo phóng viên Hải Châu: “HĐXX nhận định
đây là vụ
án phạm tội có tổ chức.
Trong đó bị cáo Trần
Văn Thanh giữ vai tṛ cầm
đầu, chủ mưu kích động,
xúi giục các bị cáo khác phạm tội. Tại
phần tranh luận, các luật sư không
đồng ư với quan điểm thể hiện tại
Cáo trạng của VKSND TP Đà
Nẵng. Họ cho rằng chứng
cứ thu thập được trong vụ án này c̣n
rất thiếu và yếu, không có căn
cứ chứng minh các bị cáo Thanh
và Linh phạm
tội. Trước không khí tranh căi
nảy lửa giữa các luật sư... với
đại diện VKSND,
chủ toạ phiên toà
phải lên tiếng nhắc nhở các
luật sư chừng mực hơn trong khi tranh luận”.
Kư giả Hải Châu ghi nhận: “Tuy
vậy, KSV giữ quyền công tố
này cũng vài lần bộc lộ
sự thiếu chính xác như cho rằng bị cáo Dương
Tiến phản cung trong khi từ đầu đến
cuối phiên toà bị cáo này không hề phản cung mà
chỉ đề nghị HĐXX làm rơ thêm; hoặc bị
“hớ” khi giải thích việc VKSND TP Đà
Nẵng trả hồ sơ cho cơ quan điều
tra để điều tra bổ sung sau khi Công an Đà
Nẵng đă ra quyết định khởi tố
bị can đối với Trần Văn
Thanh là do bị cáo này thuộc
quyền quản lư của Bộ Chính trị nên
phải chờ xin ư kiến của TƯ!”
Chủ toạ phiên toà kết luận: nhận thấy cáo
trạng truy tố của VKSND TP Đà
Nẵng là có căn cứ và các
bị cáo nêu trên đă phạm tội.
HĐXX
đă tuyên phạt nguyên thiếu tướng Chánh Thanh tra
Bộ Công an Trần
Văn Thanh 18
tháng tù treo,
thêm thời
gian thử thách 36 tháng
tính từ ngày tuyên án sơ thẩm, giao về cơ quan
chủ quản là Văn pḥng Bộ Công an giám sát, giáo
dục trong thời gian thử thách”.
Trần
Văn Thanh... đă có
đơn kháng cáo, đề
nghị Toà Phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà
Nẵng xét xử theo thủ tục
phúc thẩm, huỷ bản án sơ thẩm, đ́nh
chỉ vụ án và tuyên không phạm tội. Ngoài ra,
Viện Thực hành quyền công tố và
xét xử phúc thẩm tại Đà
Nẵng (Viện Phúc thẩm 2)
cũng kháng nghị một
phần bản án h́nh sự sơ thẩm
của TAND Đà Nẵng. Theo
đó, đề nghị
Ṭa
phúc thẩm TAND tối cao tại Đà
Nẵng
tuyên bị cáo Trần Văn Thanh không
phạm tội và đ́nh chỉ
vụ án với bị cáo này.
Ngày
7/12/2009,
theo phóng viên Việt Hùng: “An
ninh phiên xử được thắt chặt.
Từ sáng sớm, hàng
trăm người đă kéo đến dự phiên ṭa,
rất nhiều người không vào
được hội trường nên phải đứng
ngoài theo dơi”. “Tại
phiên toà, đại diện Viện Phúc
thẩm 2 tiếp tục giữ nguyên quan điểm cho
rằng căn
cứ hồ sơ vụ án và những t́nh tiết
tại phiên ṭa sơ thẩm ngày 7/8
vừa qua th́
không đủ căn cứ buộc tội các bị cáo,
đặc biệt là phần buộc tội đối
với bị cáo
Trần
Văn Thanh
là không đúng quy định
pháp
luật. Viện
Phúc thẩm II nhận định, các
chứng cứ trong vụ án này không đủ cơ
sở để
buộc
tội ông Trần
Văn Thanh
là đồng phạm với 3
bị cáo c̣n lại; không chứng minh
được ông Thanh
chủ mưu, trực tiếp soạn đơn..., không
xác định được nội dung các cuộc trao
đổi, gặp gỡ giữa ông Thanh
với các bị cáo khác. Các
luật sư bào chữa cho các bị cáo cũng đưa
ra nhiều lập luận
nhằm khẳng định thân chủ
của ḿnh vô tội. Trong đó, lập
luận cơ bản nhất là hành
vi của các bị cáo không nghiêm trọng, không
gây thiệt hại cho xă hội, không
xác định được người bị hại,
không ảnh hưởng đến uy tín
của lănh đạo TP Đà
Nẵng, không làm mất niềm tin
của người dân”. Hơn nữa, trước
đó “Viện Kiểm sát Nhân dân
Tối cao cũng đă kháng nghị
Toà án Tối cao tuyên Trần
Văn Thanh không phạm tội (v́
không có đủ chứng cứ)”.
(Cả “Viện Phúc Thẩm 2”
lẫn “Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao” cũng
đều là 2 cơ quan công tố mà đă
cùng kháng nghị bản án h́nh sự của ṭa sơ
thẩm, đồng-thanh đề
nghị xử cho Trần Văn
Thanh vô tội). Ngoài ra,
luật sư của Dương
Tiến cũng nói nếu
bài báo có sai phạm th́ phải xử theo Luật
báo chí (chứ không phải luật h́nh). Hơn
nữa, trong
phần tranh luận, kiểm sát viên
Nguyễn Quang Cường (giữ
quyền công tố tại phiên ṭa) cho rằng án sơ
thẩm quy kết bị cáo Thanh
phạm tội và đóng vai tṛ chủ mưu, cầm
đầu là không đủ chứng
cứ. Ông Cường kết luận: “Từ
những vấn đề được làm rơ, đề
nghị ṭa phúc thẩm hủy án sơ
thẩm, tuyên bị cáo Thanh
không phạm tội, đ́nh chỉ
vụ án”. (Công-tố mà
lại không đồng ư truy-tố, là một chuyện
lạ).
Trong
lúc đó, “tại phiên ṭa, ông Nguyễn Thanh Quang,
chủ tịch Ủy ban Mặt Trận
Tổ Quốc VN TP Đà Nẵng,
khách do hội đồng xét xử mời, bày tỏ quan
điểm, hành động của các
bị cáo đă ảnh hưởng rất lớn
đến quá tŕnh chuẩn bị
bầu cử đại biểu Quốc hội của
địa phương, làm giảm
uy tín ứng cử viên do ủy ban giới thiệu.”
(Rơ-ràng đó
là lư-do và mục-đích của
sự hiện-hữu, và
là cơ hội hăn-hữu để lập-công,
của “Mặt Trận Tổ
Quốc” Việt Nam).
Thế
rồi Chánh Án Ṭa
Phúc Thẩm TAND Tối cao tại Đà
Nẵng nêu rơ “trong
khoảng thời gian từ
cuối tháng 11
năm 2005 đến
nửa cuối
năm 2007”
nội
bọn đă “dùng
các thủ đoạn xảo quyệt giả mạo tên người
khác đứng đơn thư tố cáo,
tự
mạo nhận đại diện nhân dân Đà
Nẵng
để
phát tán tài liệu nhiều nơi có
nội dung khiếu
kiện gay gắt,
tố cáo sai
sự thật đối
với
nhiều cán bộ lănh đạo thành phố Đà
Nẵng, nhằm
hạ uy tín của lănh đạo Đảng,
chính quyền và các cơ quan pháp luật thành phố Đà
Nẵng,
gây phương hại đến an ninh trật tự,
đến uy tín và hoạt động b́nh thường
của các cơ quan nhà nước,
gây bức xúc
trong một bộ phận nhân dân
với
mưu
đồ bôi nhọ danh dự của
lănh đạo TP,
làm giảm ư nghĩa đối với thành quả của
địa phương trong
công cuộc đổi mới
trong
việc
giải toả đền bù chỉnh trang đô thị,
đồng thời gây ảnh hưởng
đến uy tín của lănh đạo TP,
khiến nhiều người hoài
nghi. Những hành vi này đă
xâm phạm nghiêm trọng đến
quyền,
lợi ích hợp pháp của nhà nước,
của công dân,
gây mất ổn định,
ảnh hưởng tới t́nh h́nh trị an ở thành
phố Đà Nẵng
và một số nơi vào thời điểm trước,
trong và sau ngày bầu cử Quốc
hội khoá XII”. Và
“sau một ngày xét xử căng
thẳng, tranh tụng gay gắt,
đă không chấp nhận kháng nghị
của Viện Phúc thẩm 2 và kháng cáo của các bị
cáo, chính
thức tuyên án nguyên Thiếu tướng Chánh Thanh
tra Bộ Công an Trần Văn Thanh
cùng các đồng phạm. Ông Thanh
bị tuyên phạt 12 tháng tù treo,
thời gian thử thách 24 tháng
giao cho
đơn vị chủ quản là Bộ Công an quản lư,
giáo dục” (“do xét
nhân thân
tốt, và qua
công tác trong ngành công an, thấy
có quá tŕnh cống hiến, và
gia đ́nh có truyền thống cách mạng,
lại sức
khỏe giảm sút, đang
điều trị bệnh
nên quyết định giảm 6 tháng tù
treo so với bản án sơ thẩm”).
VI
Nếu bản án trên không có ǵ thay đổi th́ bây
giờ Trần Văn Thanh đă hoàn
tất 12 tháng tù treo. Không biết
bản án ấy có ảnh hưởng thế nào đối
với “cảnh nghiệp” ‒ nghiệp
vụ Công An của ông ta.
Chữ
“nghiệp”
có 3 nghĩa: Một là “nghiệp
vụ” (về
điểm này, ông ta hẳn đă “nắm biết
cả những việc
làm sai trái,
nếu có, của
thuộc viên,
và cả của
người ngoài ngành ḿnh”,
cũng như “có
đủ hiểu biết về các mánh lới qua mặt,
can đảm
đương đầu chướng ngại,
và tin tưởng
vững chắc vào lẽ phải”
với ư hướng “trừng
phạt phần tử xấu,
làm sạch cơ
quan, nâng
cao hiệu năng phục vụ,
mà c̣n bênh
vực kẻ bị thiệt tḥi & oan khiên”).
Hai là “nghiệp
báo” (gieo nhân
nào, gặt quả nấy, của Đạo Phật). Và
ba là “nghiệp
dĩ” (vốn
nó như thế, tự trong ḷng ḿnh). Vốn ấy
phải chăng là “lẽ
công b́nh, óc
minh chính và ḷng
trong sạch của người đứng đầu cơ
quan”.
Tôi nhớ câu nói của Trần Văn
Thanh ngày xưa, me-mé rằng: “chúng” dốt,
không biết rằng trong thâm tâm “anh” mà chống là
chống cái xấu, cái ác, v́
“anh” muốn cho chế độ
của “chúng” tốt đẹp hơn, vững mạnh
hơn!”
Tôi mà có ḷng minh-chính ở đời th́ chắc cũng
do “nghiệp
dĩ”. Nhưng
tôi không thể tự nhận ḿnh là “đồng
nghiệp” (với
cái nghĩa là “nghiệp-dĩ)
‒ dù khác
chiến tuyến”)
với ông ta, như ông ta đă từng “tâm sự” với tôi.