THƯỢNG THÀNH

 

Một hồi kiểng đánh.  Tôi mừng rỡ

Theo bạn tù ra ngóng Thượng-Thành.

Cảnh-tượng ồn-ào như chợ vỡ;

Môi cười mà mắt ướt long-lanh.

 

Mẹ tôi ngơ-ngác nh́n quanh-quất;

Tôi hét vang trời:  Đây, mẹ ơi!

Người lặng nh́n tôi trong phút chốc,

Vui cười nhưng nghẹn tiếng:  Con tôi!

 

Người đứng trên thành, tôi dưới đất;

Kẻ th́ ngó xuống, kẻ nh́n lên.

Dây dừa buộc chặt quai bao lác,

Một múi tôi cầm, một múi trên.

 

Ôi, sợi dây dừa -- dây điện ấy --

Nối liền hai xứ cách xa nhau!

(Thấp/cao thành đă chia biên-giới)

Chuyền gửi bao t́nh-cảm xót đau!

 

Thượng-Thành cao quá, Thượng-Thành ơi!

Thấy đó mà không với tới nơi!

Tất cả ḷng thương con của mẹ

Tḥng theo bao lác xuống đây rồi.

 

Tôi nhận đồ ăn, nhận áo quần;

Nghẹn-ngào cổ họng, mắt rưng-rưng.

Biết sao buộc chặt ḷng thương cảm

Vào múi dây dừa dâng mẫu-thân!

 

Lại hồi kiểng đánh.  Thôi, từ-giă!

Người khóc ̣a và tôi khóc lây.

Tôi nhắn lên thành:  Đừng bới* nữa!

Mẹ tôi nức-nở:  Mẹ về đây!

 

Mẹ ơi, thôi mẹ đừng nên bới,

Khó-nhọc công lao, có ích ǵ?

Con mẹ giờ đây tù với tội:

Thằng con bất-hiếu, mẹ thương chi!

 

Mẹ tôi thất-thểu về, cô-quạnh

(Tôi biết Người c̣n khóc nhớ tôi);

Tôi trở vô xà-lim vắng lạnh

Âm-thầm ấp hận giữa tường vôi...

 

                         Nhà lao Thừa-Phủ, 1949

                            THANH-THANH

 

*bới: mang theo (nhất là thực-phẩm): bới xách,

cơm đùm cơm bới; đây là mang quà đi thăm nuôi tù.