VIẾT MÀ “CHƠI”

LẠI ÔNG TÚ GÀN

 

 

        Ông Lữ Giang đă trả lời bài viết của tôi nhan đề “Kư-Giả Lữ Giang” bằng bài viết của ông ấy nhan đề “Trở Lại Vụ Vàng B́nh Xuyên”.

        Ông Lữ Giang nêu lên 2 vấn-đề chính:

        I/ Tiếng Pháp “grenouillard(s)”

        II/ Vụ Vàng B́nh Xuyên.

        Tôi xin thưa lại như sau (trước tiên, nói về tiếng Pháp grenouillard(s):

 

Một

Phịa sử

 

        Nêu lên nhiều đoạn trích dẫn tiếng Anh cũng như tiếng Pháp từ nhiều tài-liệu lịch-sử mà Ông Lữ Giang nhiều lần, trong nhiều bài viết, chép sai, tôi viết:

Bài thi mà sai chính-tả, văn-phạm (ngữ-pháp), liệu các giám-khảo có cho điểm cao hay không?  Tài-liệu nạp Ṭa mà không y như nguyên-văn, liệu các công-tố-viên và biện-hộ-viên có chịu chấp-nhận hay không? Và bài phổ-biến công-cộng mà không được viết cẩn-trọng th́ có phải là tự-trọng và trọng người đọc hay không?”

        Ông Lữ Giang đă trả lời như sau:

        Ông Nhuận đưa ra một số lỗi chánh tả trong các bài của tôi để kết luận chúng tôi viết sai. Nhưng ông Nhuận thử lật một tờ báo hàng ngày ở Orange County ra xem trong đó có mấy trăm chữ viết sai chính tả? Có cuốn sách chỉ 350 trang, mỗi lần tái bản đều có sửa lỗi chính tả, nhưng đến lần tái bản thứ 5 vẫn c̣n thấy sai trên 100 lỗi. Ngay sách viết bằng tiếng Anh như bộ tự điển Black's Law Dictionary, mặc dầu đă được kiểm tra bằng computeur, nhưng khi tái bản lần thứ 9 vẫn c̣n thấy nhiều chữ sai, v́ có nhiều chữ computeur không kiểm tra được!”

 

        Tôi không rảnh rỗi đọc từng tờ báo, cuốn sách để chỉ đếm xem có bao nhiêu lỗi chính-tả (hăy xem như ông Lữ Giang đă có đếm đúng như trên?), nhưng tôi nghĩ rằng đó là những lỗi “typo” (lỗi khi đánh máy), và v́ bài báo phải đăng cho kịp trước giờ phát-hành trong ngày, hoặc v́ cuốn sách quá dày, mà người sửa bản in thử (thầy c̣) th́ lại cẩu-thả. Đằng này th́ ông Lữ Giang tự ḍ bài viết của ḿnh, lại có th́ giờ (v́ không viết mục hằng ngày), lại không cho phép ḿnh được cẩu-thả (cẩu-thả là không tôn-trọng độc-giả và không tôn-trọng chính ḿnh).

        Tuy nhiên, tôi không chỉ nêu các lỗi chính-tả, mà quan-trọng hơn là nêu nhiều lỗi văn-phạm (ngữ-pháp) của ông Lữ Giang. Người rành tiếng Anh, tiếng Pháp, khi dùng chữ nào là tự trong tiềm-thức ḿnh đă biết chữ đó thuộc “loại”, “giống”, “số”, “th́”... nào rồi; huống ǵ người khác đă viết ra rồi, ḿnh chỉ chép lại mà chép trật lất th́... căi sao đây? Hẳn là không rành mới chép sai thôi.

       

        Ông anh thử hỏi chú em: “Sao em viết sai chính-tả, và cả văn-phạm (ngữ-pháp)?”

        Chú em trả lời: “Báo A, sách B, cũng có sai nhiều như thế, huống ǵ là em!”

        Nghĩa là anh đừng có hỏi, em chỉ noi gương (sai trật) của người khác thôi! Qúy vị, dù không phải là nhà giáo, dù không phải là nhà luật, quư vị cũng có con cháu, quư vị mà nghe con cháu trả lời như thế, quư vị sẽ nghĩ thế nào?

 

        Từ đó suy ra: Ông Tú Gàn thường chê các người khác là viết “phịa sử”. Người khác – gồm cả tiến-sĩ, sử-gia, nhân-chứng lịch-sử – c̣n viết “phịa sử”, vậy Ông Tú Gàn mà viết “phịa sử” th́ có nhằm-nhè ǵ đâu?

 

Hai

Tiếng Pháp “Grenouillard(s)”

 

        Tôi viết:

“Trong câu nói bằng tiếng Pháp của Ông Ngô Đ́nh Nhu mà cựu Đại-Sứ Hoa-Kỳ Cabot Lodge đă hiểu đúng ư và kể lại bằng tiếng Anh th́ Ông Cabot Lodge đă dịch ngay chữ “Grenouillards” ra tiếng Anh là “schemers" hoặc “contrivers” rồi.

Chữ schemer(s)” có nghĩa là: “người chủ mưu; người vạch kế hoạch; kẻ âm mưu; kẻ hay dùng mưu gian”;

Chữ “contriver(s)” có nghĩa là: “người nghĩ ra; người sáng chế ra; người có tài xoay sở; người khéo lo liệu; người bày mưu tính kế”;

Do đó, mấy chữ “ces grenouillards” chắc-chắn không có cái nghĩa... là “bọn cóc nhái” (loài vật thấp hèn) như Ông Lữ Giang đă dịch ‒ một phần v́ đă lầm tưởng là nó xuất-phát từ chữ “grenouille(s)” (là con ếch, con nhái, con ngoé) - và không biết rằng con cóc là một loại khác, tiếng Pháp gọi là “crapaud(s)” chứ không phải là “grenouille(s)”. Hơn nữa, chính Ông Cabot Lodge đă cẩn-thận dịch ra, bằng 2 tiếng Anh, rồi cơ mà! Vậy th́ mấy chữ “ces grenouillards” nói trên có thể được hiểu là “nhóm người đầy tham-vọng ấy, nhóm người đa-mưu lắm kế ấy, v.v...”  ‒ nhưng Ông Lữ Giang đă cố ư dịch ra như thế, để... đánh lừa người kém ngoại-ngữ... chứ không phải dịch đúng-đắn và đứng-đắn.”

     Ông Lữ Giang đă trả lời như sau:

Ông Nhuận cho rằng chữ grenouillard có nghĩa là một loài chim, nhưng chúng tôi đă lầm lẫn với chữ grenouille có nghĩa là ếch nhái.

Chữ grenouillard trong tiếng Pháp được dùng để chỉ người nhái (frog-man) và một vài nghĩa khác. Busard grenouillard là tên một loài chim...

chữ grenouillard rất được ít xử dụng trong tiếng Pháp nên trước khi dịch chúng tôi đă tra cứu tự điển Reverso Dictionary Pháp - Pháp. Tự điển này cho biết chữ grenouillard có ba nghĩa như sau:

- adjectif masculin singulier:

(1) rappelant la grenouille

- nom masculin singulier:

(2) familièrement buveur d'eau

(3) (sports) joueur maladroit

Dĩ nhiên, chúng tôi phải chọn nghĩa thứ nhất và dịch là “bọn cóc nhái của CIA và USIS”. Rất nhiều người đồng ư với chúng tôi phải dịch như vậy mới lột được ư nghĩa ông Nhu muốn nói.

Người khác vẫn có quyền dịch bằng chữ khác mà họ cho là chính xác hơn.”

 

        Tôi xin đáp lễ:

        “Thứ nhất, nếu Ông Cabot Lodge cũng cho rằng Ông Ngô Đ́nh Nhu dùng chữ “grenouillards” với nghĩa “ếch nhái” th́ hẳn ông ấy không cần phải dịch ra, và chú thêm, đến 2 chữ Anh khác nhau: “schemers” và “contrivers”.

        Thứ hai, Ông Lữ Giang đă không lương-thiện, khi viết ‘Ông Nhuận cho rằng chữ grenouillard có nghĩa là một loài chim’; v́ tôi đă có viết rơ, là về nghĩa đen th́ nó là một loài chim, nhưng về nghĩa bóng th́ nó ám-chỉ nhóm người đầy tham-vọng ấy, nhóm người đa-mưu lắm kế ấy, v.v...” 

Thứ ba, Ông Lữ Giang đă phạm một lỗi nghiêm-trọng về mặt văn-phạm (ngữ-pháp) là dùng một tính-từ (adjectif, adjective, trong nghĩa số 1) để đối lại với (ces) grenouillards (bọn...) là một danh-từ (nom, noun) số nhiều.

Thứ tư, cũng trong 3 nghĩa mà Ông Lữ Giang trích từ tự-điển Reverso, Ông Lữ Giang đă cố ư không chọn dùng nghĩa số 3 (joueur maladroit= tay chơi thể-thao vụng-về, chưa phải tuyệt-luân), là một danh-từ: về mặt văn-phạm th́ đối-xứng với danh-từ grenouillard, về mặt định-nghĩa th́ cũng đồng một nghĩa bóngnhóm người tranh-đấu mà vụng-về nên bị đánh giá là đầy tham-vọng, lắm mưu-toan, v.v... (Hèn chi Ông Lữ Giang đă phải chú thêm một câu vuốt đuôi là “Người khác vẫn có quyền dịch bằng chữ khác mà họ cho là chính xác hơn”)

Thứ năm, ngoài tự-điển Reverso, c̣n có nhiều tự-điển khác (tham-chiếu); và, quan-trọng hơn hết, cái nghĩa “rappelant la grenouille” (khiến ta nghĩ đến con ếch) mà ông Lữ Giang đă chọn, lại không có nghĩa ǵ là “bọn cóc nhái” (loài vật hèn mọn) như Ông Lữ Giang tưởng lầm, v́ tra tự-điển mà không tra kỹ đến nơi đến chốn. Tôi xin tạm kể một ít định-nghĩa của chữ “grenouillard” trong các tự-điển bách-khoa như sau:

 

        Trước tiên, “Grenouillard” (danh-từ riêng= nom propre, proper noun) là tên riêng, của một tác-phẩm điêu-khắc nổi tiếng thế-giới, từ năm 1892, của điêu-khắc-gia Jean-Joseph Carriès, người Pháp. Nó được triển-lăm tại Viện Bảo-Tàng Nghệ-Thuật Chicago, Hoa-Kỳ (trước đó là Viện Bảo-Tàng Orsay tại Pháp) với lời giới-thiệu, đại-ư: 

Người-Nhái” là một thí-dụ hấp-dẫn về nghệ-thuật theo trường-phái Tượng-Trưng, do một điêu-khắc-gia đă thực-hiện bằng đồng, gốm, và thạch-cao. Về thạch-cao, ông ta đă thí-nghiệm với các lớp mạ đồng khác nhau, và trong trường-hợp này th́ là đồng đỏ, để nó trông giống đồ gốm,.

Lấy nguồn cảm-hứng từ trường-phái Nhật-Bản, công-tŕnh sáng-tạo theo h́nh động-vật của Carriès có thể được mô-tả như là một “netsuke ở quy-mô lớn (netsuke là h́nh động-vật khắc ở nút móc đai lưng đàn-ông Nhật-Bản) nhưng nó phản-ảnh niềm thích-thú của người đương-thời đối với trường-phái xă-hội quái-dị Darwin (Darwin là cha đẻ của Thuyết Tiến-Hóa cho rằng các loài thay h́nh đổi dạng sau nhiều thế-hệ), qua sự hợp-nhất giữa con người và động-vật lưỡng-cư (vừa ở nước vừa ở cạn, như con ếch).

Pho tượng “Người-Nhái được h́nh-thành có lẽ vào khoảng trước 1892, được đưa vào cuộc triển-lăm chủ-yếu của Carriès vào năm ấy tại Salon (Salon là cuộc triển-lăm chính-thức hằng năm hoặc mỗi bán-niên của Hàn-Lâm-Viện Mỹ-Thuật Paris, sau đó trở thành sự-kiện nghệ-thuật nổi bật của thế-giới Tây-Phương).

Pho tượng “Người-Nhái nổi tiếng đến độ phát-sinh ra nhiều phiên-bản của nó làm bằng sa-thạch tráng men.

Nguồn: http://www.apollo-magazine.com/features/2169116/part_9/new-acquisitions-at-the-art-institute-of-chicago.thtmlhttp://www.insecula.com/oeuvre/O0015613.html

        Grenouillard cũng là một danh-từ riêng, được dùng để chỉ người dân ở vùng Ondreville-sur-Essonne, Pháp (cũng như người dân Paris được gọi là Parisien). Khi được dùng như là một tính-từ th́ nó chỉ sự liên-quan đến vùng Ondreville-sur-Essonne

Nguồn: http://fr.wiktionary.org/wiki/grenouillard http://fr.wiktionary.org/wiki/Ondreville-sur-Essonne

        Grenouillard cũng là một danh-từ riêng, được dùng để gọi một câu-lạc-bộ (Les Grenouillards= Hội Các Người Nhái) là phân-hội nhảy lặn xuống nước của Hội Thể-Thao Không-Vận ở Thales.

Nguồn: http://grenouillards.free.fr

        Grenouillard cũng là một danh-từ riêng, được dùng như là bí-danh (biệt-hiệu) qua 2 thí-dụ dưới đây:

Một thành-viên của Blog DailyMotion đă dùng bí-danh (biệt-hiệu) Grenouillard, đăng lên Blog ấy 15 videos, có 34 người ái-mộ, 10 người kết bạn

Nguồn: http://www.dailymotion.com/users/relevance/search/grenouillard

Một phụ-nữ 24 tuổi, dùng bí-danh (biệt-hiệu) Grenouillard để ghi danh làm thành-viên của Blog AuFeminin dành riêng cho nữ-giới

Nguồn: http://www.aufeminin.com/mon-espace/grenouillard

        V.v...        

        Thế th́ Grenouillard) là tên của một tác-phẩm điêu-khắc đi theo trường-phái Nghệ-Thuật Tượng-Trưng (tạo h́nh con người cùng với con ếch - xem h́nh). 

        Grenouillard(s) cũng là mệnh-danh của dân ở vùng Ondreville-sur-Essonne bên Pháp; hiệu-danh của Hội Thể-Thao Không-Vận Nhảy Xuống Lội Nước ASTAS (Association Sportive Thales Airborne Systems); bí-danh của các thành-viên liên-mạng; chỉ-danh của các nhân-vật trong truyện trẻ em; v.v...

 

        Tóm lại, chữ PhápGrenouillard được phiên-dịch qua chữ Anh là “Frog-ManNgười-Nhái (dựa vào tác-phẩm điêu-khắc của Jean-Joseph Carriès) lả để chỉ sự liên-hệ giữa Frog và Man, giữa Người và Nhái; chứ không phải lả FrogmanNgười Nhái (người lội dưới nước như nhái). 

Mà dù nó có được dùng để chỉ những người lội nước như nhái, th́ họ cũng là chiến-sĩ đặc-công dưới nước, của Quân-Chủng Hải-Quân (đơn-vị Người Nhái), hoặc các ngư-dân b́nh-thường. Huống chi, dân vùng Ondreville-sur-Essonne hẳn có nhiều người khả-kính, và kẻ mà được không-vận để nhảy lội nước trong Hội ASTAS th́ chắc là giới giàu sang... chứ đâu có phải thấp hèn để Ông Lữ-Giang đồng-hóa với loài cóc-nhái mà chê người ta.

                

        Ngoài ra, Grenouillard, ngay trong tự-điển Reverso Pháp-Pháp mà Ông Lữ Giang sử-dụng (nhưng không đọc kỹ) và dẫn làm chứng, cũng đă có ghi:

 

Translation - Dictionary- Conjugation - More...  (kết-quả:) No exact match found for your search grenouillard 

définitions, citations, synonymes, usage… d'après l'ouvrage d'Emile Littré (1863-1877) định-nghĩa theo tự-điển của Émile Littré

Dictionnaire de la langue française Littré

Citations :

Auteurs | Conjugueur | Définition | Synonymes

grenétine grènetis grenetoir grenette greneur grenier grenoir grenouillard grenouille grenouillé, ée grenouiller grenouillère grenouillet grenouillette grenu, ue

Voir les citations avec grenouillard

grenouillard

nm (nom masculin= danh-từ, giống đực)

Espèce de busard = một loài chim ó, diều (tham-chiếu)

 

        Tức là trở lại với cái định-nghĩa trong các tự-điển thông-thường: V nghĩa đen th́ nó là một loài chim, nhưng về nghĩa bóng th́ nó ám-chỉ nhóm người đầy tham-vọng ấy, nhóm người đa-mưu lắm kế ấy, v.v...” như tôi đă viết trên kia.

         Phải chăng Ông Cabot Lodge, một nhà ngoại-giao Hoa-Kỳ hiểu rành tiếng Pháp, mà dùng tiếng Pháp với người Việt-Nam (như Ông Ngô Đ́nh Nhu), nên biết là có một số người Việt tiếng Tây đong đầy ba mo, đến khi Tây hỏi th́ ṃ không ra, có thể hiểu sai từ-ngữ Grenouillard(s), mới dịch tiếng ấy ra 2 tiếng Anh như trên, pḥng bị hiểu lầm, hoặc-giả cố ư xuyên-tạc sau này?

 

        Kết-luận: Ông Lữ Giang chê người khác là chỉ chọi đá đường rầy xe lửa, nhưng tôi lại thấy chính ông Lữ Giang đă trật đường rầy xe lửa!

 

LÊ XUÂN NHUẬN  

 

[ChinhNghiaViet] Tro lai vu vang Binh Xuyen [1 Attachment]

Thursday, December 17, 2009 9:49 AM

From:

To: lugiang2000@vinet.com 

[Attachment(s) from Lu Giang included below]

Trở lại vụ vàng B́nh Xuyên

Lữ Giang

Hôm 7.12.2009, ông Lê Xuân Nhuận đă cho phổ biến trên các diễn đàn Internet bài “Kư-Giả LỮ GIANG (bút-hiệu của ông Nguyễn Cần tức Tú Gàn)” nêu lên nhiều vấn đề, trong đó có phê phán chúng tôi dịch sai một số chữ, viết có nhiều lỗi chánh tả, đặc biệt ông cho rằng Luật sư Nguyễn Văn Chức và Tiến Sĩ Lâm Lễ Trinh đă vu khống khi bảo rằng “trong thời kỳ dẹp loạn B́nh Xuyên, ĐT Minh đă tịch thu được rất nhiều vàng bạc và tiền mặt của B́nh Xuyên, nhưng ĐT đă không giao số chiến lợi phẩm này cho chính phủ Ngô Đ́nh Diệm, mà lại tẩu tán làm của riêng”.

Sau khi xem, chúng tôi thấy bài này cũng chỉ là một bài thuộc loại “chọi đá đường rấy xe lửa”. ...

Vấn đề biển thủ vàng của B́nh Xuyên được coi là chủ đề chính. Chúng tôi sẽ tŕnh bày rơ về sự lầm lẫn của ông Trịnh Bá Lộc và ông Lê Xuân Nhuận trong vấn đề này. ...

Bài “Kư-Giả LỮ GIANG (bút-hiệu của ông Nguyễn Cần tức Tú Gàn)” của ông Lê Xuân Nhuận cũng nằm trong loại “chọi đá đường rầy xe lửa”. ...

DỊCH ĐÚNG DỊCH SAI

Ông Lê Xuân Nhuận đưa một số chữ trong hai câu được trích dẫn trong bài của chúng tôi và cho rằng chúng tôi đă dịch sai, đó các chữ “Ces grenouillards” (bọn cóc nhái) và các chữ “a goddamn bunch of thugs” (bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa).

Khi dịch một chữ tiếng Anh ra tiếng Việt mà chúng tôi có ghi thêm tiếng Anh kèm theo là có dụng ư cho người đọc thẩm định về chữ chúng tôi đă dịch hoặc có thể t́m ra một chữ khác mà họ cho rằng chính xác hơn. Với các chữ nói trên, chúng tôi không chỉ ghi kèm theo tiếng Anh mà c̣n ghi nguyên cả câu chứa đựng những chữ đó bằng tiếng Anh để độc giả có thể thẩm định trong văn mạch (context) của toàn câu, những chữ đó có ư nghĩa như thế nào....

Sở dĩ chúng tôi phải nói dài ḍng như vậy để cho độc giả và ông Nhuận thấy cách dịch của chúng tôi như thế nào.

1.- Bọn cóc nhái của CIA và USIS

Câu có chứa đựng các chữ “bọn cóc nhái” đă được chúng tôi viết nguyên văn như sau:

Trong công điện gởi cho Bộ Ngoại Giao lúc 2 giờ chiều ngày 7.9.1963, Đại Sứ Cabot Lodge có kể lại lời ông Ngô Đ́nh Nhu đă nói với ông như sau:

“Tôi báo động về những ǵ sẽ xẩy ra trong Quân Lực. Nếu tôi ra đi, Quân Lực sẽ nắm chính quyền. Bọn cóc nhái của CIA và USIS này sẽ phá hoại nỗ lực chiến tranh.

Chúng tôi cũng ghi lại nguyên văn câu này bằng tiếng Anh như sau:

“I am alarmed by what's going on in the Armed Forces. If I leave, the Armed Forces will take over the government. 'Ces grenouillards' (which I translate as "these schemers" or 'these contrivers') of the CIA and USIS will sabotage the war effort.”

Khi dịch câu nói bằng tiếng Pháp của ông Nhu ra tiếng Anh, ông Đại Sứ Cabot Lodge đă giữ lại chữ “Ces grenouillards” bằng tiếng Pháp rồi chua thêm ư nghĩa của chữ này theo ư ông là “schemers” (kẻ mưu kế, kẻ hay dùng mưu gian) hay “contrivers” (kẻ xoay xở giỏi, kẻ bày mưu tính kế), nhưng chúng tôi không nghĩ rằng trong văn mạch (context) của toàn câu, khi dùng chữ “Ces grenouillards” ông Nhu muốn nói như vậy. ...

Ông Nhuận cho rằng chữ grenouillard có nghĩa là một loài chim, nhưng chúng tôi đă lầm lẫn với chữ grenouille có nghĩa là ếch nhái.

Chữ grenouillard trong tiếng Pháp được dùng để chỉ người nhái (frog-man) và một vài nghĩa khác. Busard grenouillard là tên một loài chim. Nhưng những ư nghĩa này đâu có thể dùng để dịch chữ “Ces grenouillards” trong câu nói đầy khinh bỉ của ông Nhu được. Ông Nhu muôn nói đến bọn tay chân bộ hạ, bọn tay sai, bọn tà lọt, bọn bưng bô... của CIA và USIS.

V́ chữ grenouillard rất được ít xử dụng trong tiếng Pháp nên trước khi dịch chúng tôi đă tra cứu tự điển Reverso Dictionary Pháp - Pháp. Tự điển này cho biết chữ grenouillard có ba nghĩa như sau:

- adjectif masculin singulier

(1) rappelant la grenouille

- nom masculin singulier

(2) familièrement buveur d'eau

(3) (sports) joueur maladroit

Dĩ nhiên, chúng tôi phải chọn nghĩa thứ nhất và dịch là “bọn cóc nhái của CIA và USIS”. Rất nhiều người đồng ư với chúng tôi phải dịch như vậy mới lột được ư nghĩa ông Nhu muốn nói.

Người khác vẫn có quyền dịch bằng chữ khác mà họ cho là chính xác hơn.

2.- Bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa

Những chữ “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” đă được chúng tôi dịch từ các chữ “a goddamn bunch of thugs” trong câu chuyện sau đây:

Trong một cuốn băng dài 30 tiếng đồng hồ do thư viện Johson Library ở Austin, Texas, công bố ngày 28.2.2003, cho biết vào ngày 1.2.1966, Tổng Thống Lyndon B. Johnson đă nói chuyện bằng điện thoại với Thượng Nghị Sĩ Eugene McCarthy như sau:

Johnson: ... Nhưng ngài nhớ, lúc đầu họ nói với tôi về ông Diệm.

MacCarthy: Có chứ.

Johnson: (Rằng) ông ta tham nhũng và ông ta phải bị giết. V́ thế, chúng ta đă giết ông ta. Tất cả chúng ta đă họp lại với nhau VÀ XỬ DỤNG MỘT BỌN ÁC ÔN CÔN ĐỒ ĐÁNG NGUYỀN RỦA để hạ sát ông ta. Bây giờ, chúng ta thật sự không có sự ổn định chính trị [ở Miền Nam Việt Nam] từ lúc đó.”

Ông Lê Xuân Nhuận nói rằng “a goddamn bunch of thugs” có nghĩa là “một lũ côn đồ (bị Chúa trừng trị) chết tiệt!”, c̣n dịch tiếng chửi thề “goddamn” là “đáng nguyền rủa” là không đúng. Ư ông muốn ám chỉ “một lũ ác ôn côn đồ chết tiệt” đó là ông Diệm và ông Nhu. Nhưng không ai nghĩ như vậy.

Kể ra đi làm lính đánh thuê có lănh tiền mà bị ông chủ chửi là “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” hay “một lũ côn đồ chết tiệt”, quả thật quá nhục. Sau này làm mất miền Nam (bị Phật trừng trị?) bị cả dân tộc nguyền rủa, c̣n nhục hơn!

Ông Nhuận đưa ra một số lỗi chánh tả trong các bài của tôi để kết luận chúng tôi viết sai. Nhưng ông Nhuận thử lật một tờ báo hàng ngày ở Orange County ra xem trong đó có mấy trăm chữ viết sai chính tả? Có cuốn sách chỉ 350 trang, mỗi lần tái bản đều có sửa lỗi chính tả, nhưng đến lần tái bản thứ 5 vẫn c̣n thấy sai trên 100 lỗi. Ngay sách viết bằng tiếng Anh như bộ tự điển “Black's Law Dictionary”, mặc dầu đă được kiểm tra bằng computeur, nhưng khi tái bản lần thứ 9 vẫn c̣n thấy nhiều chữ sai, v́ có nhiều chữ computeur không kiểm tra được!

Nói tóm lại, với lối phân tích nói trên, ông Lê Xuân Nhuận cũng chỉ muốn “chọi đá đường rầy xe lửa” mà thôi.

HAI VỤ VÀNG KHÁC NHAU

Ông Lê Xuân Nhuận lập luận dựa vào bài “Chiến Dịch Hoàng Diệu và Sự Thật về Kho Vàng Bảy Viển” của ông Trịnh Bá Lộc phổ biến trên một số báo và websites, để chứng minh rằng Tướng Dương Văn Minh không hề biển thủ vàng tịch thu được của B́nh Xuyên. Số tiền và vàng của B́nh Xuyên bị tịch thu đă được dùng để xây Cô Nhi Viện Quốc Gia. Lập luận này đă dựa vào cuốn “1945 – 1964, Việc Từng Ngày” của ông Đoàn Thêm, trong đó có ghi ở ngày 3.3.1956 như sau:

“Thiếu Tướng Dương văn Minh họp báo nói về các chiến dịch miền Tây và sự hợp tác của Tướng Trần văn Soái. Tướng Minh cho biết trong chiến dịch Hoàng Diệu, đă tịch thâu 20 kư vàng và 16 triệu 1/2 bạc, số tiền này được xây cất một Cô Nhi Viện Quốc Gia”

Căn cứ vào đoạn đó, ông Lộc và ông Nhuận cho cho rằng hai luật sư Nguyễn Văn Chức và Lâm Lễ Trinh đă vu khống Tướng Minh biển thủ vàng tịch thu được của B́nh Xuyên. Ông Nhuận viết:

“Trong tháng 7 năm 2008, Ông Trịnh Bá Lộc đă làm sáng tỏ lại vụ này, đồng-thời nhắc nhở các kẻ vu khống, nhất là tín đồ Ky Tô Giáo, rằng việc nguỵ tạo sử sách tức cũng là “làm chứng dối”, vi phạm điều răn của Đức Chúa Trời (Exodus 20:16 và Deuteronomy 5:20).”

Lập luận này cho thấy cả ông Lộc lẫn ông Nhuận đă lầm lẫn giữa hai số số vàng và tiền khác nhau đă tịch thu được của B́nh Xuyên, sau hai đợt tấn công khác nhau và cách xa nhau gần 5 tháng:

Cuộc tấn công B́nh Xuyên đợt 1

Chúng tôi xin nhắc lại: Ngày 28.4.1955, cuộc chạm súng giữa lực lượng B́nh Xuyên và Quân Đôi Quốc Gia bắt đầu tại đô thành Sài G̣n. Khu giữa cầu Nancy và đường Trần Hưng Đạo bị cháy dữ dội. Đêm 30.4.1955, Quân Đội Quốc Gia bắt đầu mở cuộc tấn công vào các khu B́nh Xuyên trong và quanh Sài G̣n. Lực lượng của Quân Đội Quốc Gia gồm có Liên Đoàn Dù, các tiểu đoàn của Phân Khu Sài G̣n – Chợ Lớn và Phân Khu Mỹ Tho. Trung Tá Dương Văn Minh, Phân Khu Trưởng Sài G̣n – Chợ Lớn, là người chỉ huy. Ngày 3.5.1955, Trung Tá Dương Văn Minh được thăng Đại Tá và giữ chức Quân Trấn Trưởng Sài G̣n. Cuộc hành quân này đă chấm dứt vào ngày 5.5.1955. Số vàng tịch thu được sau cuộc hành quân đó đă bị Dương Văn Minh biển thủ (sẽ nói ở dưới).

Cuộc tấn công B́nh Xuyên đợt 2

V́ phải lo thanh toán một số lực lượng Ḥa Hảo ở miền Tây, nên đến tháng 9, Quân Đội Quốc Gia mới quay trở lại mở Chiến Dịch Hoàng Diệu thanh toán loạn quân B́nh Xuyên c̣n lại ở Rừng Sát. Đây là cuộc tấn công đợt 2, được khởi sự từ ngày 21.9.1955 và chấm dứt vào ngày 24.10.1955. Chiến dịch này cũng do Đại Tá Dương Văn Minh làm Chỉ Huy Trưởng. Trong chiến dịch này đă tịch thu được của B́nh Xuyên 20 kư vàng và 16 triệu rưởi bạc. Số vàng và tiền này đă được Thủ Tướng Diệm quyết định dùng để cất một Cô Nhi Viện Quốc Gia.

SỐ VÀNG BỊ BIỂN THỦ

Trong một cuộc phỏng vấn có thu băng tại nhà ông Cao Xuân Vỹ ở Fountain Valley, California, Đại Đá Nguyễn Văn Y, Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà cho biết:

Lúc đó ông là Đại Úy, giữ chức Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Chợ Lớn, chỉ huy Tiểu Đoàn 184. Vào khoảng đầu tháng 5 năm 1955, sau khi đánh đuổi quân B́nh Xuyên chạy vào Rừng Sát vừa chấm dứt, ông đă thả các nhân viên Pḥng 2 đi thăm ḍ ven rừng. Các nhân viên này thấy một người đang ngồi câu cá trên một chiếc xuồng ở một khu vắng, dáng điệu rất khả nghi, nên bắt về thẩm vấn. Sau nhiều cuộc tra hỏi, người này thú nhận anh ta là một cận vệ của Bảy Viễn, được phái ở lại giữ hai thùng phuy vàng và bạc đă phải nhận ch́m xuống nước trước khi chạy trốn. Ông đă cho thợ lặn xuống t́m nhưng không thấy. Nhân viên Pḥng 2 tiếp tục phỏng vấn, người này quả quyết nơi anh ta làm dấu đúng là nơi đă nhận 2 thùng phuy xuống. Thấy thái độ quả quyết của anh ta, ông cho thợ lặn xuống ṃ một lần nữa, nhưng trong một khu rộng hơn. Kết quả, thợ lặn đă vớt được hai thùng phuy này cách xa nơi đánh dấu khoảng 100 thước, v́ bị nước cuốn trôi đi. Đây là hai thùng phuy đựng dầu xăng loại 200 lít.

Công cuộc kiểm tra cho thấy một thùng đựng bạc giấy, c̣n một thùng đựng vàng. Bạc giấy toàn là loại 500$, được gói trong những bao nilon nhỏ, có nhiều bao bị nước thấm ướt. Ông bảo nhân viên đem số bạc ướt phơi khô rồi đưa tất cả đi nạp vào ngân khố. C̣n thùng vàng phải chở đến giao cho Quân Trấn Sài G̣n theo lệnh của Đại Tá Dương Văn Minh. Tướng Nguyễn Khánh, lúc đó là Trung Tá Chỉ Huy Phó của Đại Tá Minh, cho biết số vàng này khi giao nạp đă được bỏ vào trong hai cái rương, nhưng rồi sau đó không c̣n nghe Dương Văn Minh nói ǵ về số vàng này.

Đại Tá Y cho biết Thủ Tướng Diệm đă ra lệnh điều tra vụ này. Hai người đă nhận được sự vụ lệnh mở cuộc điều tra là Thẩm Phán Lâm Lễ Trinh, Biện Lư Ṭa Sơ Thẩm Sài G̣n, và Thiếu Tá Mai Hữu Xuân, Giám Đốc An Ninh Quân Đội.

Ông Trịnh Bá Lộc không nắm vững sự khác biệt giữa thẩm quyền điều tra và và thẩm quyền xét xử nên cho rằng ông Biện Lư Lâm Lễ Trinh không có quyền điều tra quân đội. Theo luật lệ thời đó, ông Biện Lư không những chỉ có quyền điều tra mà c̣n có quyền bắt giữ các quân nhân phạm pháp bị phát hiện trong khi điều tra. Tuy nhiên, sau khi điều tra xong, nếu thấy nghi can thuộc thẩm quyền của toà án quân sự, Biện Lư sẽ chuyển qua toà án quân sự để truy tố và xét xử. Vụ Tướng Phạm Văn Đổng, Tổng Trấn Sài G̣n – Gia Định, bảo trợ cho Ba Tàu tổ chức ṣng bài ở Chơ Lớn, bị Ṭa Sơ Thẩm Sài G̣n mở cuộc điều tra và bắt giam là một thí dụ điển h́nh. Sau khi điều tra xong, Ṭa Sơ Thẩm Sài G̣n thấy nghi can thuộc thẩm quyền ṭa án quân sự nên đă chuyển qua toà này để truy tố và xét xử. Vă lại khi có sự vụ lệnh của Thủ Tướng, bất cứ thẩm phán hay thanh tra nào cũng có quyền điều tra.

Những điều Luật sư Lâm Lễ Trinh kể lại trong tập Về Nguồn và Luật sư Nguyễn Văn Chức đă thuật trên báo Con Ong ở Texas về vụ Dương Văn Minh biển thủ số vàng tịch thu được của B́nh Xuyên trong đợt 1 là đúng sự thật. Dương Văn Minh không hề hoàn trả lại cho ngân khố.

Ông Huỳnh Văn Lang, lúc đó là Bí Thư Liên Kỳ của Đảng Cần Lao và Tổng Giám Đốc Viện Hối Đoái, cho biết ông Lâm Lễ Trinh đă tiết lộ rằng khi được hỏi về số vàng này, Tướng Minh đă sừng sộ và giận dữ, nói rằng ông Diệm là người bội bạc, ông đă giúp ông Diệm đánh dẹp B́nh Xuyên mà c̣n hỏi cái ǵ.

Ông Lang cũng cho biết ông có được đọc bản báo cáo hai trang của Đại Tá Mai Hữu Xuân. Đại Tá Xuân xác nhận có số vàng do Tiểu Khu Chợ Lớn tịch thu được và đă giao cho Đại Tá Dương Văn Minh cất giữ, nhưng đề nghị nên đem ra chia nhau (coi như chiến lợi phẩm)!

(Huỳnh Văn Lang, Nhân chứng một chế độ, Tập II, California, Hoa Kỳ, tr. 66 – 70).

Số vàng tịch thu được trong cuộc tấn công đợt 1 chứa trong một thùng phuy, sau đó được bỏ vào hai cái rương để nạp cho Đại Tá Dương Văn Minh. Như vậy số vàng này rất lớn không thể chỉ 20 kg, mà ít nhất cũng phải khoảng 200 kg.

Cả Đại Tá Y lẫn Luật Sư Lâm Lễ Trinh vẫn đang c̣n sống, những ai muốn biết sự thật, có thể kiểm chứng không có ǵ khó khăn.

Ông Trịnh Bá Lộc và ông Lê Xuân Nhuận đă lập lờ đánh lận con đen giữa hai số vàng khác nhau để bênh vực cho Tướng Dương Văn Minh . ...

Ông Lê Xuân Nhuận là một viên chức cảnh sát cao cấp và có nhiều kinh nghiệm, tại sao ông không đem tập hồi kư đó ra mổ xẻ cho độc giả biết đâu là sự thật, cảnh sát VNCH có ngu xuẩn đến mức như Thích Trí Quang đă mô tả trong tập hồi kư đó không?

Làm chuyện này chắc chắn hữu ích cho thế hệ tương lai hơn là “chọi đá đường rầy xe lửa”. Sau khi ông tŕnh bày và phân tích xong, chúng tôi sẽ cung cấp thêm một số tài liệu để làm sáng tỏ vụ Thích Trí Quang được CIA đưa vào trốn trong Ṭa Đại Sứ Mỹ ở Sài G̣n năm 1963.

Ngày 14.12.2009

Lữ Giang

 

Kư-Giả LỮ GIANG

(bút-hiệu của ông Nguyễn Cần tức Tú Gàn)

 

Bọn "Cóc Nhái"

Vàng Bạc của B́nh Xuyên

Bọn "ác ôn côn đổ"

Văn tức là Người

Người Mỹ chửi thề

"Thằng Nhăi" duy-nhất

 

I. BỌN CÓC NHÁI 

 

        Trong bài viết “Lại Chuyện Tản Mạn! phổ-biến ngày Thursday, August 21, 2008 6:03 PM (phê-b́nh bài viết nhan đề “Tản mạn lịch sử” của Ông Lê Mạnh Hùng đăng trên báo Viet Tide), Ông Lữ Giang đă viết như sau:

    <<Trong công điện gởi cho Bộ Ngoại Giao lúc 2 giờ chiều ngày 7.9.1963, Đại Sứ Cabot Lodge có kể lại lời ông Ngô Đ́nh Nhu đă nói với ông như sau:

     “Tôi báo động về những ǵ sẽ xẩy ra trong Quân Lực. Nếu tôi ra đi, Quân Lực sẽ nắm chính quyền. Bọn cóc nhái của CIA và USIS này sẽ phá hoại nỗ lực chiến tranh.”

     (I am alarmed by what's going on in the Armed Forces. If I leave, the Armed Forces will take over the government. 'Ces grenouillards' (which I translate as "these schemers" or 'these contrivers') of the CIA and USIS will sabotage the war effort.) >>

*

Ư-KiẾn:

 

        1)  Nghĩa của tiếng Pháp “Grenouillard(s)” mà Ông Ngô Đ́nh Nhu dùng:

1a- theo nghĩa đen th́ là loài chim, các giống: đại bàng; diều hâu; diều mướp; kên-kên; ó; ưng;

1b- theo nghĩa bóng, th́ là loại người có tính đặc-biệt: hiếu chiến; quấy rầy; tham lam; trục lợi;

        2)  Nhưng trong câu nói bằng tiếng Pháp của Ông Ngô Đ́nh Nhu mà cựu Đại-Sứ Hoa-Kỳ Cabot Lodge đă hiểu đúng ư và kể lại bằng tiếng Anh th́ Ông Cabot Lodge đă dịch ngay chữ “Grenouillards” ra tiếng Anh là “schemers" hoặc “contrivers” rồi.

2a/ chữ schemer(s)” có nghĩa là: “người chủ mưu; người vạch kế hoạch; kẻ âm mưu; kẻ hay dùng mưu gian”;

2b/ chữ “contriver(s)” có nghĩa là: “người nghĩ ra; người sáng chế ra; người có tài xoay sở; người khéo lo liệu; (a good contriver: người xoay sở giỏi; người tháo vát; người nội trợ đảm đang); người bày mưu tính kế”;

        3)  Do đó, mấy chữ “ces grenouillards” chắc-chắn không có cái nghĩa khinh-thường là “bọn cóc nhái” (loài vật thấp hèn) như Ông Lữ Giang đă dịch ‒ một phần v́ đă lầm tưởng là nó xuất-phát từ chữ “grenouille(s)” (là con ếch, con nhái, con ngoé) - và không biết rằng con cóc là một loại khác, tiếng Pháp gọi là “crapaud(s)” chứ không phải là “grenouille(s)”. Hơn nữa, chính Ông Cabot Lodge đă cẩn-thận dịch ra tiếng Anh rồi cơ mà! ‒ nhưng phần khác là Ông Lữ Giang đă cố ư dịch ra như thế, để lợi-dụng cơ-hội mà nhập-nhằng đánh lừa người kém ngoại-ngữ hầu bôi bẩn các tướng đảo-chánh, chứ không phải dịch đúng-đắn và đứng-đắn.

*

        Vậy th́ mấy chữ “ces grenouillards” nói trên có thể được hiểu là “nhóm người đầy tham-vọng ấy, nhóm người đa-mưu lắm kế ấy, v.v...” (v́ dù ngụ ư chê họ, chống họ, nhưng vẫn không thể phủ-nhận tài-năng/mánh-khóe [con người] của họ; nếu không th́ các cơ-quan CIA và USIS đâu cần nhờ đến, và ḿnh đâu phải quan-ngại ǵ nhiều về các đương-nhân)!

*

        Tôi cho rằng Ông Lữ Giang đă cố ư dịch sai các chữ Pháp “ces grenouilles” ra là “bọn cóc nhái (ấy)” là v́ việc dịch như thế xảy ra sau 2 sự-kiện liên-hệ xảy ra trước rồi:

 

II. VÀNG BẠC CỦA B̀NH XUYÊN

 

        Cựu Đại-Tướng Dương Văn Minh đă bị Luật-Sư Nguyễn Văn Chức (và Tiến-Sĩ Lâm Lễ Trinh) vu-khống là “trong thời kỳ dẹp loạn B́nh Xuyên, ĐT Minh đă tịch thu được rất nhiều vàng bạc và tiền mặt của B́nh Xuyên, nhưng ĐT đă không giao số chiến lợi phẩm này cho chính phủ Ngô Đ́nh Diệm, mà lại tẩu tán làm của riêng”.  

        IIa)  Trong năm 1971, khi Đại-Tướng Dương Văn Minh vừa mới thu-thập đủ chữ kư giới-thiệu của số lượng Dân-Biểu và Thượng-Nghị-Sĩ theo luật định, để ra tranh-cử Tổng-Thống, th́ báo “Hoà B́nh” của Linh-Mục Trần Du loan tin như trên.  Ông Trịnh Bá Lộc, nguyên Sĩ-Quan Tuỳ-Viên của Đại-Tướng Dương Văn Minh, đă t́m ra được xấp cùi mà trong một cùi có ghi trị giá của nó, và bên cạnh có ghi rơ-ràng như sau: “số tiền bán vàng tịch thu của B́nh Xuyên, Tổng Thống (Ngô Đ́nh Diệm) cho Cô Nhi Viện Quốc Gia Thủ Đức”.  Luật-Sư Vơ Văn Quan, đại-diện ĐT Minh, liền can-thiệp, và báo “Hoà B́nh” đă đăng ngay bài đính-chánh, kèm theo phóng-ảnh cùi chi-phiếu nói trên.  Báo “Công Luận” của Thượng-Nghị-Sĩ Tôn Thất Đính cũng có phổ-biến việc này.

Thế mà vừa rồi, sau khi Đại-Tướng Dương Văn Minh qua đời, báo “Con Ong” ở Houston, Texas, là nơi cư-ngụ của Ông Nguyễn Văn Chức, lại đăng lại bài vu-khống của VIP KK tức Luật-Sư Nguyễn Văn Chức với nội-dung như đă từng đăng trên báo “Hoà B́nh” trước khi bị buộc phải đính-chính Sự Thật vào năm 1971 (37 năm trước đó).  Cùng lúc, tiến-sĩ Lâm Lễ Trinh cũng viết tương-tự trong cuốn “Về Nguồn”. Thật là hết nước nói.

        (Xin xem chi-tiết ở Mục “Luật-Sư Nguyễn Văn Chức”)

        Trong tháng 7 năm 2008, Ông Trịnh Bá Lộc đă làm sáng-tỏ lại vụ này, đồng-thời nhắc-nhở các kẻ vu-khống, nhất là tín-đồ Ky-Tô-Giáo, rằng việc nguỵ-tạo sử-sách tức cũng là làm chứng dối, vi-phạm điều răn của Đức Chúa Trời (Exodus 20:16 và Deuteronomy 5:20).

        IIb)  Ông Đoàn Thêm, cựu viên-chức cao-cấp tại Phủ Thủ-Tướng và Phủ Tổng-Thống thời Đệ-Nhất Cộng-Hoà, trong cuốn “Hai Mươi Năm Qua – Việc Từng Ngày – 1945-1954”, xuất-bản tại Sài-G̣n vào năm 1965 (là một tài-liệu lịch-sử khách-quan) ở các trang 191-192 đă viết:

<<3.3.1956 – Thiếu-Tướng Duơng-văn-Minh họp báo nói về các chiến-dịch miền Tây và sự hợp tác của Tướng Trần Văn Soái.  Tướng Minh cho biết trong chiến-dịch Hoàng-Diệu, đă tịch thâu 20 kí vàng và 16 triệu ½ bạc, số tiền này sẽ dùng để xây cất một Cô-Nhi-Viện Quốc-Gia.>>

        IIc)  Rốt cuộc là v́ không c̣n có thể tiếp-tục vu-khống Đại-Tướng Dương Văn Minh về vụ tài-sản B́nh-Xuyên để bôi nhọ vị tướng cầm đầu cuộc chính-biến 1-11-1963, nên các phần-tử hoài-Ngô phải kiếm thêm những chuyện khác.

 

III. BỌN ÁC ÔN CÔN ĐỒ

 

        Theo một cuốn băng dài 30 tiếng đồng-hồ do (thư-viện) Johnson Library ở Austin, Texas, công-bố ngày 28-2-2003, th́ Tổng-Thống Johnson đă gọi các Tướng miền Nam Việt-Nam thực-hiện cuộc chính-biến lật đổ và giết chết Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm là “a goddam bunch of thugs mà Ông Lữ Giang dịch ra là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa.

        IIIa)   Nhưng ông Lữ Giang đă dịch sai:

A bunch of thugs” là “một bọn côn đồ”, không có chữ nào bên phía tiếng Anh có nghĩa là “ác ôn” cả.

Goddamn” (cũng như “Goddamned”) là “đă bị nguyền rủa (rồi)” chứ không phải là chỉ “đáng nguyền rủa” mà thôi. Ông Lữ Giang “đáng khen” nhưng chưa nhận được lời (bằng) khen th́ cũng là chưa được khen (tỷ như “bọn côn đồ đáng nguyền rủa” tức là chưa bị nguyền rủa).

Tóm lại, câu đó (A goddamn bunch of thugs) có nghĩa là “một lũ côn đồ (bị Chúa trừng trị) chết tiệt!

        IIIb)  Tổng-Thống Lyndon B. Johnson lên thay cố TT John F. Kennedy từ ngày 22-11-1963.  Johnson thay-đổi chính-sách đối với Việt-Nam: thay v́ 16,000 cố-vấn quân-sự trước biến-cố 1-11-1963 dưới thời KennedyNgô Đ́nh Diệm, mà Kennedy đă có quyết-định rút về (rút đợt đầu 1,000 người), th́ Johnson (cùng Đảng Dân Chủ) vào năm 1965 đă đưa thêm quân tác-chiến qua Việt-Nam mà tổng-số cứ tăng dần lên đến 550,000 người vào đầu năm 1968.  Tức là Johnsondiều-hâu, mà thấy bên phia Việt-Nam chưa có tiến-bộ như ư Mỹ muốn nên đă tỏ ư bất-b́nh các Tướng (là Tướng mới lên cầm quyền).

        IIIc)  Tuy nhiên, dùng những thậm-từ, chửi thề, chỉ là thói quen cá-nhân của một số Tổng-Thống Hoa-Kỳ; thí-dụ: khi nghe tin cựu Tổng-Thống Gerald Ford từ-trần, Tổng-Thống George W. Bush đă ngỏ lời chia buồn và ca-tụng rằng Jerry was warm gentle, friendly, pleasant courteous individual. He never used bad language, he loved his family, his kids and above all else he loved Betty. (Jerry [tên gọi thân-mật của Gerald] là một con người nồng-hậu, hoà-nhă, thân-thiện, khả-ái, lịch-sự. Ông ấy không bao giờ dùng lời-lẽ thô-tục, ông ấy yêu-thương gia-đ́nh, các con, và trên tất cả mọi thứ khác là yêu-thương Betty [vợ, là bà Betty Ford]).  Đề-cao các ưu-điểm của một tổng-thống mà nhấn mạnh đến ưu-điểm không dùng lời-lẽ thô-tục đủ thấy có những tổng-thống Mỹ khác, thường dùng lời-lẽ thô-tục.

        IIId)  Riêng về TT Johnson th́ ông là một vị tổng thống cộc cằn, thô lỗ, kém học thức nhất, so với những vị tổng thống khác trong lịch sử cận đại Hoa Kỳ.  Đa số sử gia đồng ư Johnson không phải là vị tổng thống lịch sự về cung cách ngoại giao...(theo nhà biên khảo Nguyễn Kỳ Phong, trong cuốn Người Mỹ và Chiến Tranh Việt Nam - Liên Hệ Quân Sự Chính Trị 1945-1975, do Vietnam Bibliography ở Virginia, USA, xuất-bản năm 2001, trang 253).

        (Xem thêm về TT Johnson ở Mục V, nhất là ở Mục VI phía cuối bài này).

 

IV. VĂN TỨC LÀ NGỪỜI

 

        Trước khi tiếp-tục kể hầu quư vị một số trường-hợp người Mỹ chửi thề các nhân-vật quan-trọng (VIP), xin nhắc sơ qua về một số trích dẫn tiếng Anh & tiếng Pháp của Ông Lữ Giang:

        IVa- Trong bài “Tapes mới của Kennedy”, ông Lữ Giang đă trích dẫn cuốn sách hồi-kư của cựu Bộ-Trưởng Quốc-Pḥng Mỹ đến 2 lần, đều giống nhau:

(Robert S. McNamara, “In Retrospect, Tragedy and Lesson of Vietnam”, Vintage Books, New York, 1995, tr. 81 – 82)....

và:

“... Trong cuốn hồi kư “In Retrospect, Tragedy and Lesson of Vietnam

        Nhưng ông Lữ Giang đă viết sai, v́ nhan đề của cuốn sách ấy thật ra là “In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam” (hai dấu chấm, thay v́ dấu phết; có chữ “The”; và chữ “Lessons” th́ có phụ-âm “s” v́ là số nhiều).

        IVb-  Trong bài “Băi Chiến Trường”, Ông Lữ Giang (bút danh Tú Gàn) đă viết:

        “... Thị Trưởng Frank Fry liền nổi giận và nói: "Các người hành động như cộng sản ở Việt Nam... Đó là điều mà cộng sản đă làm. (You are acting like communist do over in Vietnam... That's what the communist do).

Lần đầu tiên đại diện Việt Cộng đến tại Orange County, nơi có thủ đô Little Saigon, để nói chuyện là tại một cuộc hội thảo do World Affaires Council tổ chức ở khách sạn Radison Plaza thuộc thành phố Irvine, California vào ngày 12.9.1995.

Lần thứ hai, tổ chức World Affaires Council tổ chức hội thảo tại San Francisco vào ngày 19.9.1995...

1. Ông Lữ Giang đă không thấy rơ là động-từ “do” ở đây được chia cho ngôi thứ 3 của số nhiều, nên chữ “communists” phải có phụ-âm “s” v́ là số nhiều.

2. Ông Lữ Giang không nhớ là ḿnh đang viết tiếng Anh, “affair(s)” không có phụ-âm “e" như bên tiếng Pháp.

     IVc- Ông Lữ Giang trích lời của cựu Đại-Sứ Cabot Lodge nói rằng Ông Trần Trung Dung “coi đa số các Tướng Lănh không ǵ khác lơn là các trung sĩ được Pháp huấn luyện trong quân phục Tướng Lănh” và trích dẫn câu nói tiếng Anh: “(He consider majority of Generals no more than French trained sergeants in Generals’ uniforms)”.

Ông Lữ Giang lại không để ư rằng động-tự “consider” (có chủ-từ “He” đứng trước) được chia trong th́ quá-khứ, th́ chữ đó phải là “considered”.

        IVd- Trong bài “Mặt thật hàng tướng Big Minh”, Ông Tú Gàn viết:

“Năm 1945, khi Nhật đảo chánh Pháp, Dương Văn Minh đang phục vụ tại Cap's Jacques (Vũng Tàu) và bị Nhật cầm tù.”

Người ở Sài-G̣n mà không viết đúng chữ “Cap St. Jacques” tức “Cap Saint Jacques” hay sao? 

        IVe-  Ông Lữ Giang nhắc đến thời-kỳ Pháp đô-hộ Việt-Nam mà kể đến “Bộ Thuộc Địa (Minstère des Colonies)” và “lính Khố Đỏ (Tiraillrers)” và “Service de Sûreté Généralle de l’Indochine” mà viết sai các chữ ghi trên (tiếng Pháp), đáng lẽ phải là  “Ministère” và “Tirailleurs” và “Générale”.

        IVf- Ngay chính cuốn băng về TT Johnson nói trên, Ông Lữ Giang cũng ghi: “Một cuốn băng được công bố ngày 28.3.2003 cho biết ngày 1.2.1966, Tổng Thống Johnson đă gọi điện thoại cho Thượng Nghị Sĩ Eugene McCarthay than phiền về việc chính quyền Kennedy...” trong lúc cuốn băng ấy thật sự được công bố vào ngày 28.2.2003.

*

        Bài thi mà sai chính-tả, văn-phạm (ngữ-pháp), liệu các giám-khảo có cho điểm cao hay không?  Tài-liệu nạp Ṭa mà không y như nguyên-văn, liệu các công-tố-viên và biện-hộ-viên có chịu chấp-nhận hay không? Và bài phổ-biến công-cộng mà không được viết cẩn-trọng th́ có phải là tự-trọng và trọng người đọc hay không?

 

V. NGƯỜI MỸ CHỬI THỀ

 

        Tôi xin kể thêm vài vụ chửi thề của Mỹ để quư độc-giả đánh giá các thậm-từ ấy:

        1) Trong Đệ-Nhị Thế-Chiến (1939-45), nói về liên-hệ Mỹ-Pháp: người Mỹ có nhiều xung-đột với De Gaulle, lănh-tụ Pháp.  Tổng-Thống Roosevelt không có cảm-t́nh với De Gaulle; Tổng-Thống Truman th́ cho De Gaulle là cứng đầu, không chịu ḥa-giải.  Một đôi khi Truman dùng chữ “thằng chó đẻ” để chỉ De Gaulle.

(Tham-chiếu sách của Nguyễn Kỳ Phong đă dẫn trên, các trang 22-23).

Ư-Kiến: các tổng-thống Mỹ mà dùng thậm-từ th́ chỉ là do thói quen cá-nhân.  Ngay chính De Gaulle, lănh-đạo Ủy-Ban Giải-Phóng Quốc-Gia của Pháp, đồng-minh thiết-cốt với Mỹ và Anh trong Thế-Chiến II, mà c̣n bị chửi là “thằng chó đẻ”.  Tuy nhiên, De Gaulle vẫn là một tổng-thống vĩ-đại của Pháp và được dân Pháp yêu kính măi hoài, không v́ tiếng rủa của một tổng-thống Mỹ tục-tằn mà mất thanh-danh.  

        2) Ngày 29-3-2009, sau khi Bà Clinton cho biết sẽ không ra ứng-cử tổng-thống, kư-giả Pat Racimora đă viết:

“And when it was clear that Hillary Clinton would not be our next President,

some relief was forthcoming in assuming that the tyranny perpetrated by Obama-supporting thugs would now unravel like a cheap sweater.”

Tạm dịch: “Khi đă rơ-ràng rằng Bà Hillary Clinton sẽ không là vị tổng-thống kế-tiếp của chúng ta, người ta thấy nhẹ hẳn người phần nào v́ nghĩ rằng ách bạo-ngược mà bọn côn-đồ ủng-hộ Obama đă gây ra nay sẽ được tháo gỡ như vứt bỏ một chiếc áo rẻ tiền.”

        3) Ngày 31-3-2009, kư-giả Francesca tường-thuật việc một hồng-y và nhiều giám-mục phản-đối Viện Đại-Học Notre Dame v́ mời Tổng-Thống Obama đến đọc diễn-văn, đă viết: “They are also pissed off about the Honorary Law Degree to be given to Barack ‘God Damn AmeriKKKa’ Obama.”

Tạm dịch: “Họ cũng bực ḿnh về việc trao bằng Tiến Sĩ Luật Khoa Danh Dự cho Barack ‘Hoa Kỳ quỷ tha ma bắt’ Obama”.

Nói nặng về tổng-thống Hoa-Kỳ xong, họ c̣n nói nặng về nhà thờ Chúa nữa:

“If they don't say anything about Obama and Pfleger, we'll just assume the Cardinals and Bishops and the whole Catholic Church agrees with Pfleger and Obama and the God Damn AmeriKKKa Church both of them went to.”

Tạm dịch: Nếu các Hồng Y và Giám Mục không nói (nặng) ǵ về Obama

Pfleger (linh-mục, bênh-vực Mục-Sư Jeremial Wright của TT Obama), chúng ta sẽ xem như họ và toàn-thể Giáo-Hội Ky-Tô-Giáo đều đồng ḷng với PflegerObama cùng với Thánh-Đường Hoa Kỳ Đọa Ngục nơi hai người này đă đến.

        4) Ngay trong cuốn băng về TT Johnson mà Ông Lữ Giang nêu ra, đă có một đoạn như sau: But literally overnight, the U.S. was internationally perceived as a bunch of buffoons who were propping up a tyrant.People already believed that Kennedy... a Catholic U.S. president supporting a Catholic fanatic who was intent on persecuting another religious group...

Tạm dịch: Nhưng thật-sự là đột-nhiên thế-giới nhận ra rằng (chính-phủ) Hoa Kỳ

một bọn hề diễu đang nâng-đỡ một tên bạo-chúa. Người ta đă tin rằng Kennedy... một tổng-thống Mỹ tín-đồ Ky-Tô-Giáo hậu-thuẫn cho một tín-đồ Ky-Tô-Giáo cuồng-tín đang muốn truy hại một tập thể tôn-giáo khác...

        5) Đây là lời lẽ của chính ông TT Johnson tác-giả mấy chữ “damn”, “thugs”, và cả “bitch”, ngay trong cuốn băng nói trên, trước cả đoạn chê các Tướng Việt-Nam:

“... through Johnson's presidency -- a time when... what LBJ called that bitch of a war was exporting the American nightmare to Southeast Asia”, “All the wide brush strokes of U.S. history made from September 1964 through August 1965 are here -- the Johnson vs. Goldwater election (We've got a bunch of goddamned thugs here taking us on)”...

Tạm dịch:  “... qua thời-kỳ Ông Johnson làm tổng-thống – lúc ấy... cái mà TT Johnson gọi là “cuộc chiến chó đẻ” đang xuất-cảng cơn ác-mộng Hoa Kỳ qua Đông Nam Á Châu”, “Đây là tất cả những nét vẽ tổng-quát về lịch sử Hoa Kỳ từ 9-1964 đến 8-1965: cuộc tranh-cử tổng-thống giữa JohnsonGoldwater (“Chúng ta đang đối đầu với một lũ côn đồ trời đánh thánh vật”)...   

        Ông Barry Morris Goldwater là một cựu tướng-lănh Không-Quân tham-gia Đệ-Nhị Thế-Chiến, làm Thượng-Nghị-Sĩ 5 nhiệm-kỳ (mỗi nhiệm-kỳ 6 năm), được Đảng đại-kỳ-cựu Cộng-Ḥa (GOP= Grand Old Party) chọn làm ứng-cử-viên Tổng-Thống của siêu-cường-quốc lâu đời Hiệp-Chủng-Quốc Hoa-Kỳ, mà c̣n bị Ông Johnson chửi thề là "côn đồ trời đánh thánh vật", th́ sá ǵ một tướng-lănh hay một tổng-thống của tiểu-nhược-quốc mới ra đời Miền Nam Việt-Nam!

*

VI. THẰNG NHĂI DUY NHẤT

 

         Nói ai làm ǵ, ngay chính cố Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm của Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Ḥa, cũng bị chính ông Tổng-Thống Hoa-Kỳ thô-lỗ Lyndon B. Johnson ấy gọi là “thằng nhăi” trong trường-hợp sau:

         Karnow (Stanley Karnow, sử-gia chuyên về Chiến Tranh Việt Nam), hỏi Johnson là ông có tin rằng Diệm là “Churchill (Winston Churchill, Thủ Tướng Anh, anh-hùng thắng Đức Quốc-Xă tại Châu Âu) của Đông Nam Á” hay không; th́ Johnson liền trả lời: “Cục cứt họ, Diệm là thằng nhăi duy nhất mà chúng ta có ở đó.” (xem )  

        Ngay trong bài viết “Những Bí Mật Được Tiết Lộ Sau 40 Năm” của Ông Tú Gàn (đăng trên Saigon Nhỏ) cũng đă có câu: <<Tổng Thống Johnson lại nhắc lại điều đó. Ông nói với Tướng Taylor: “They started out and said, ‘We got to kill Diem, because he’s no damn good.’ Let’s...”>> (“Họ khởi đầu và nói: ‘Chúng ta phải giết Diệm, bởi v́ hắn ta cũng chả tốt lành quỷ quái ǵ. Chúng ta hăy...”

*

LÊ XUÂN NHUẬN     

 

Lui Mục-Lục

 

KHÔNG PHẢI LÀ CÁCH TỰ TỬ ĐƯỢC CHỌN

 Stephen Kinzer

 Người Dịch: Trần Thanh Lưu

 

Hiện nay, Stephen Kinzer dạy tại về Báo chí và Chính sách Ngoại giao Mỹ tại đại học Northwestern University, bang Illinois

Trích từ Chương 7 của Cuốn “Lật Đổ” (Overthrow, Times Book, New York City, 2006) Đề Cập Đến Cuộc Lật Đổ Chính Quyền Ngô Đ́nh Diệm Của Mỹ.

 

... “Một trong những đặc phái viên đầu tiên của Kennedy gửi đến Việt Nam - sẽ c̣n dài dài nhiều nữa - là Phó Tổng Thống Lyndon Johnson, người đă bay tới Sài G̣n vào Tháng 5 năm 1961. Khi trở về, Johnson là một người tin tưởng vào “lư thuyết domino”, bị thuyết phục rằng nếu để Cộng sản chiếm được Nam Việt Nam, th́ không mấy chốc họ sẽ đẩy cuộc chiến của họ đến “băi biển Waikiki.” Trong một bài phát biểu của ḿnh, ông đă đi xa như khen ngợi Diệm như là Churchill của Đông Nam Á mặc dù sau đó khi Karnow hỏi ông rằng ông có thực sự tin điều đó không, ông ngập ngừng và trả lời “Cục cứt họ, Diệm là thằng nhăi duy nhất mà chúng ta có ở đó.

Với ḍng ngắn gọn ấy, Johnson kết tinh chính sách Hoa Kỳ tại Việt Nam trong cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Diệm là người thay chân Mỹ. Thiếu một nền tảng quần chúng, lôi ra từ một nhóm tôn giáo mà chỉ đại diện cho 10 phần trăm dân số đất nước ḿnh, bao quanh bởi một gia đ́nh tham nhũng và không màng đến công việc hàng ngày của chính phủ, ông đă được lựa chọn bởi v́ không ai khác phù hợp với đ̣i hỏi của người Mỹ. Cũng như ở nhiều nước khác, người Mỹ t́m ở miền Nam Việt Nam một người lănh đạo vừa có thể là một người quốc gia làm hài ḷng đám đông và vừa c̣n có thể làm những ǵ Washington muốn, nhưng chỉ để thấy rằng họ không thể nào có cả hai [điều kiện đó] được”.

 

(Nguồn: [ChinhNghiaViet] Không Phải Là Cách Tự Tử Được Chọn

Saturday, November 14, 2009 8:36 AM

From: "Tuan Ton That"

To: ... )

Trở lên