Ô. LÊ CHÂU LỘC

 

        Ô. Lê Châu Lộc là một cựu Tùy-Viên của Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm, gần-gũi nên thấy và nghe nhiều điều về TT Diệm, do đó những lời kể lại của ông có một giá-trị nhất-định.

        Tuy nhiên, Ô. Lộc đă kể cho nhiều người nghe những chuyện, mà qua các bài viết lại th́ rơ-ràng là phịakhông đúng Sự Thật.

 

I

Giải Thưởng Magsaysay

(Tham-chiếu)

 

         Ông Lê Châu Lộc đă phịa chuyện Giải Thưởng Magsaysay nhưng lại kể cho mỗi người nghe một số chi-tiết khác nhau, khiến lời của họ thuật lại mắc nhiều khuyết-điểm: 

        I.1/ Về cuộc bầu-cử Tổng-Thống Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Ḥa nhiệm-kỳ II, có nơi viết là vào năm 1959, có nơi viết là vào năm 1962, trong khi Sự Thật là vào năm 1961 (xem).

        I.2/ Về số tiền thưởng của Giải Magsaysay, có nơi viết là US$10,000.00, có nơi viết là US$15,000.00.

        I.3/ Về thời-điểm nhận được Giải, có nơi viết là năm 1959, có nơi viết là năm 1962, thậm-chí có nơi viết là năm 1956, trong lúc Giải ấy chỉ được thành-lập vào năm 1957 và qua năm 1958 mới phát lần đầu.

        I.4/ Về ngôi chùa vị tu-sĩ Phật-Giáo nêu vấn-đề này với Tổng-Thống Diệm, có nơi viết là “tại một ngôi chùa nọ”, có nơi viết là “tại chùa Ấn Quang”; và có nơi viết là “một vị Thượng Tọa”, có nơi viết là “một Ḥa Thượng khác”, có nơi viết là “thượng tọa Thích Thiện Ḥa”.

        I.5/ Về cách gửi tiền đến Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, có nơi viết là “nhờ Thủ-Tướng Nehru (của Ấn-Độ) chuyển số tiền này cho ngài, nhưng ông khước từ, nên đă phải t́m đường khác”, có nơi viết là “qua ngă Cơ Quan Tỵ Nạn”, có nơi viết là “qua New Delhi [thủ-đô Ấn-Độ], bảo ông Đỗ Vạn Lư đang làm Tổng Lănh Sự ở đó” chuyển giùm. (tham-chiếu)

 

II

Cành Đào tại Dinh Độc-Lập

 

        Về cành đào của Chủ-Tịch Việt-Nam Dân-Chủ Cộng Ḥa Hồ Chí Minh gửi tặng Tổng-Thống Việt-Nam Cộng-Ḥa Ngô Đ́nh Diệm, “Nghị sĩ Lê Châu Lộc, nguyên là tùy viên của TT Diệm sau này cho biết, chính ông là người đến nhận cành đào tại trụ sở Ủy Hội Quốc Tế để về trưng bày tại Dinh Độc Lập.”  

        Nhưng Sự Thật:  Việc ấy xảy ra vào đầu năm 1963, mà Dinh Độc-Lập th́ đă bị các phi-công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc ném bom vào ngày 27-2-1962, Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm và các vị thuộc Phủ đă dời về Dinh Gia-Long cho đến ngày Cách-Mạng 1-11-1963.  Dinh Độc-Lập măi đến năm 1966 mới được tái-thiết xong, th́ làm sao mà cành đào được Ô. Lê Châu Lộc đem về và trưng-bày ở Dinh Độc-Lập vào đầu năm 1963 được? (Tham-Chiếu)

 

III

Lời Trối-Trăng của TT Ngô Đ́nh Diệm

 

        Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm đă “thần khẩu buộc xác phàm” nói lên, lần thứ nhất và cũng là lần cuối-cùng, trong dịp lễ Quốc-Khánh 26-10-1963:

        Tôi tiến, hăy tiến theo tôi!  Tôi lùi, hăy giết tôi đi!  Tôi chết, hăy trả thù cho tôi!  

        Lời nói xui-xẻo ấy liền được đưa vào sử sách, ngay từ giờ phút đó, 1963.  Các chính-khách, các sử-gia, các nhà-văn & nhà-báo Việt-Nam và quốc-tế ghi-nhận rơ-ràng.  Nó được liệt vào trong số danh-ngôn của các danh-nhân thế-giới lời “trối-trăng” của TT Ngô Đ́nh Diệm. (tham-chiếu

        Thế mà, 48 năm sau, năm 2011, Ô. Lê Châu Lộc nói chuyện với B. Trần Lệ Tuyền, mỗi lần bà ấy “hầu chuyện” ông, Ô. Lộc đều nhắc lại nhiều lần, để phải ghi nhớ những điều mà ông đă nói, rằng TT Diệm 

... Lúc sinh thời, tại nhiều  nơi. Trước nhiều cơ quan, đoàn thể, Quân trường … mỗi  khi thuận tiện, Ông (TT Ngô Đ́nh Diệm) đều nhắn nhủ:

-       Tôi tiến. Hăy tiến theo tôi!

-       Tôi lui. Hăy giết tôi!

-       Tôi chết, Hăy nối chí tôi!

 

Năm 1963, Ô. Lê Châu Lộc là một tùy-viên.  Trong lúc quần-chúng, nhất là các nhà ngoại-giao, các chính-trị-gia, các thông-tín-viên quốc-tế, giữa thời-cuộc nóng bỏng, lắng nghe, rán nh́n, chú ư đến câu nói “Tôi chết, hăy trả thù cho tôi! như là một điềm xấu, và lẽ tự-nhiên quan-sát phản-ứng của cử-tọa trên nét mặt của mọi người, đặt hết tâm-trí vào điểm này..., th́ tùy-viên Lê Châu Lộc với thân-phận của một kẻ hầu-cận chỉ nghe bằng nửa-lỗ-tai và thấy bằng nửa-con-mắt, v́ tùy-viên bắt-buộc phải chống mắt nh́n chừng xem Tổng-Thống có ra hiệu ǵ cho ḿnh hay không, chổng tai nghe ngóng xem người có ra lệnh ǵ cho ḿnh hay không, th́ làm sao mà nghe rơ cho bằng các nhân-vật kia.  Huống nữa, lời trối-trăng ấy đă được các nhà truyền-thông tức-th́ tường-thuật phổ-biến ra khắp thế-giới; bao nhiêu năm qua sao ông Lê Châu Lộc không lên tiếng căi giùm?   

Nhưng sau 1963, nhất là sau 1975, Ô. Lê Châu Lộc đă đợi đến năm 2011 (48 năm sau ngày chấm dứt Đệ-Nhất Cộng-Ḥa, và 36 năm sau ngày VNCH tiêu-vong) mới phịa ra mấy tiếng “nối chí tôi”... trong lúc Ô. Ngô Đ́nh Quỳnh, thứ-nam của Ô.B. Cố-Vấn Ngô Đ́nh Nhu, là người trong cuộc, vào năm 2013 (tham-chiếu) , và nhà khoa-học chính-trị Nguyễn Anh Tuấn, là người nghiên-cứu lịch-sử, để hết nửa đời học-hỏi sưu-tầm, vào năm 2015 (tham-chiếu) , vẫn c̣n xác-nhận là “trả thù cho tôi, chưa kể biết bao tài-liệu quốc-tế đă ngay tức-thời đồng-loạt ghi nhận lời trối-trăng của Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm..., th́ không biết Ô. Lê Châu Lộc, người mà chính ḿnh không nhớ là đă bầu-cử tổng-thống lần thứ hai vào năm nào, không biết nhiệm-ḱ của tổng-thống ḿnh là bao nhiêu năm, không nhớ số tiền của Giải Magsaysay là bao nhiêu đô, không nhớ số tiền ấy đă được gửi qua Ấn-Độ hay đến Đức Đạt-Lai Lạt Ma bằng cách nào, không nhớ tên của ngôi chùa mà tổng-thống đến thăm và tên của vị tu-sĩ đă chuyện-tṛ với tổng-thống là ǵ [khiến Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm phạm thêm một lần gian-dối], không nhớ chính ḿnh đă đem cành đào của họ Hồ gửi vào biếu họ Ngô về cắm ở Dinh nào (Dinh Độc-Lập hay Dinh Gia-Long?), v.v... người như thế th́ có tư-cách ǵ mà dám “chỉnh” lời trăng-trối lịch-sử của cố tổng-thống họ Ngô? (tham-chiếu)

 

LÊ XUÂN NHUẬN   

Lui Cửa Trước