Về
Ông DƯƠNG VĂN HIẾU
Ông
Lâm
Lễ Trinh
có phổ-biến bài tường-thuật buổi nói
chuyện của ông ấy với Ông Dương
Văn Hiếu,
nguyên cựu “Trưởng
Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung
dưới thời Đệ
Nhất Việt Nam Cộng Hòa”
với nhan đề (ở VietNamExodus
là) Dương
Văn Hiếu Lên Tiếng,
hoặc (ở groups.google
là) “Trùm
Mật Vụ
Dương Văn Hiếu Lên Tiếng”
hoặc (ở Bảo
Vệ Cờ Vàng
là) “Cuối
cùng,
Dương Văn Hiếu Lên Tiếng”
Đọc qua bài
ấy, ngoài nhiều chi-tiết lịch-sử
quan-trọng, tôi thấy có một số điểm (theo
thứ-tự trong bài-viết liên-hệ) cần được
làm sáng-tỏ thêm:
I
Về
Bằng Diplôme của Ô. Dương Văn Hiếu
I.1/
Nguyên-Văn:
“Vừa
lấy xong bằng diplôme d’Etudes primaires supérieures vào năm
1944-1945 thì Nhựt đảo chính Pháp.”
I.2/
Ý-Kiến:
Lấy
xong bằng
ấy vào năm 1944-1945, tức là (Ô. Dương
Văn Hiếu)
đã
học hết
niên-khóa 1944-1945.
Mà một niên-khóa thì thường
kết-thúc (cũng như kì thi tốt-nghiệp thì thường
diễn ra) vào khoảng tháng 6 dương-lịch (trước
khi nghỉ hè).
Vừa
lấy
xong bằng…
thì Nhật
đảo chánh, nghĩa là (Ô. Hiếu)
thi đậu (và được lãnh bằng) trước
ngày Nhật đảo chánh
9-3-1945.
Nhưng:
I.21)
Hà-Nội
có Trường Bưởi
(tức Trường Chu
Văn An;
năm 1945,
trường được đổi tên thành “Quốc
lập Trung học hiệu Chu Văn An”
dưới
thời chính phủ Trần
Trọng Kim (tham-chiếu).
I.22)
Mà thủ-tướng chính-phủ Trần
Trọng Kim
của Đế
Quốc Việt Nam
dưới quyền Hoàng-Đế Bảo
Đại
thì được thành-lập vào ngày 17-4-1945
(tham-chiếu), trong đó Ô. Phan
Kế Toại
là Khâm
sai Bắc Bộ
(tham-chiếu). Nghĩa
là Bắc-Bộ
thuộc quyền chính-phủ Trần
Trọng Kim,
qua ông Khâm-Sai Phan
Kế Toại,
và do đó, Ô. Phan
Kế Toại
thi-hành chính-sách chung là tổ-chức các
cuộc thi tốt-nghiệp
các cấp các trường khắp nơi cùng
một ngày với nhau.
I.23)
Nhà-văn Hoàng
Long Hải,
trong bài “Thầy
Cũ: ông Ngân”
in trong cuốn sách hồi-kí “Xóm
cũ”
đã viết: “Thời
Chính phủ Trần
Trọng Kim,
giáo sư Hoàng
Xuân Hãn
làm bộ trưởng giáo dục, áp dụng chương
trình mới, dùng tiếng Việt
làm chuyển ngữ. Vì vậy, năm đó [1945],
Tú Tài 1 và Tú Tài 2 được thi
chung một khóa” (tham-chiếu).
I.24)
Nhà biên-khảo Phạm
Đình Lân,
trong bài “Giáo
dục qua các thời đại”
đã viết: “Ngày 9-3-1945
quân Nhật
lật đổ chánh quyền thuộc địa của Pháp
ở Đông
Dương.
Những học sinh từ 1930-1933 đậu tiểu
học sau ngày nầy được xem là đậu
bằng tiểu học của Nhật.
Khi người Pháp
tái chiếm Nam
Kỳ
(9-1945) bằng nầy bị chánh quyền thuộc địa
Pháp
phủ nhận. Những người đậu bằng
tiểu học ‘Nhật’
phải
thi lại
bằng tiểu học” (tham-chiếu).
Thi lấy bằng gì (tiểu học hay trung học) cũng
là sau
ngày
đảo
chánh Nhật.
Như
thế:
Việc
thi lấy bằng (và được phát bằng) diplôme
d’Etudes primaires supérieures
của
Ô. Dương
Văn Hiếu,
nếu là vào năm 1945
(cuối
niên-khóa 1944-1945) thì phải
xảy ra (nhiều ngày) sau ngày thành-lập
chính-phủ Trần Trọng Kim
17-4-1945.
Đằng
này Ô. Hiếu nói là trước
ngày đảo chánh Nhật 9-3-1945.
Nói như thế là có đúng Sự Thật hay không?
II
Về
các Chức-Vụ tại Tổng Nha Cảnh-Sát Công-An
II.1/
Nguyên-Văn:
“Sau
vụ đảo chính hụt của Nguyễn
Chánh Thi, Vương Văn Đông
và Phan Quang Đán ngày 11.11.1960,
tôi (Ô. Hiếu) làm Phụ
tá cho Tổng Giám đốc Công an Nguyễn
Văn Y, còn ông Nguyễn Văn Hay
thì giữ chức Phó
Tổng giám đốc Công an.”
II.2/
Ý-Kiến:
II.21)
Ai cũng biết là Phụ-Tá
Tổng-Giám-Đốc thì nhỏ, ở dưới
cấp Phó
Tổng-Giám-Đốc. Nhưng
Sự Thật là Ô. Nguyễn Văn Hay
chỉ là Chánh Văn-Phòng (Tổng-Nha
CSCA thời đó không có Phó Tổng-Giám-Đốc).
Ô. Hiếu nâng Ô. Hay
lên hàng Phó Tổng-Giám-Đốc,
còn mình thì chỉ là Phụ-Tá
cho Tổng Giám-Đốc (mà không nói là phụ-tá về
phần-hành gì), ý nói như thế là để tự
hạ/giảm tầm quan-trọng/trách-nhiệm của mình
trước công-luận, đồng-thời đổ
bớt tội/lỗi phần lớn qua cho Ô. Hay,
vì Ô. Hay lớn
chức
hơn nên lỗi/tội nhiều
hơn?
II.22)
Chánh Văn-Phòng Nguyễn
Văn Hay
có thể có một số quyền-hạn đối
với các Khối về mặt hành-chánh nội-bộ cơ-quan, nhất là ở
phía nổi, chứ ở phía chìm thì Ô. Hay
không có quyền quyết-định về mặt chuyên-môn.
Về mặt chuyên-môn ở phía chìm thì người đứng
đầu là Phụ-Tá
Tổng-Giám-Đốc CSCA đặc-trách Cảnh-Sát
Đặc-Biệt, tức Trưởng Khối CSĐB.
Trưởng Khối CSĐB, về mặt chuyên-môn,
thì bên trong
trực-tiếp làm việc với Tổng-Giám-Đốc
(không qua Chánh Văn-Phòng), có khi đi thẳng lên
Tổng-Thống (chính Ô. Hiếu
đã có nhiều lần vào Dinh báo-cáo tình-hình lên TT. Diệm),
đồng-thời trực-tiếp lãnh-đạo và
chỉ-huy các cấp CSĐB từ Vùng, Thủ-Đô,
xuống các Tỉnh, Thị, Quận khắp nước Việt-Nam
Cộng-Hòa, đúng ra là một cánh tay đắc-lực
của chính-quyền, một bộ mặt phản-ánh
của chính-sách nội-trị, một biểu-hiệu
sự tồn/vong của chế-độ; bên
ngoài thì lãnh/chịu trách-nhiệm trước công-luận
(góc nhìn tiêu-cực) về các vụ đàn-áp,
bắt-bớ, giam-cầm, ngược-đãi, tù-đày,
thủ-tiêu, v.v…
Mà
kể từ sau cuộc đảo-chánh hụt 11-11-1960
cho đến Ngày Cách-Mạng 1-11-1963
thì chính Ô. Dương Văn Hiếu
nầy là vị Phụ-Tá
Tổng-Giám-Đốc CSCA đặc-trách Cảnh-Sát
Đặc-Biệt ấy vậy.
III
Về
vụ Tảo Thanh các Chùa Phật ở Sàigòn
III.1/
Nguyên-Văn:
“Trong
vụ tảo thanh các chùa
Phật ở Sàigòn, chính
Cảnh Sát Đô thành của Giám đốc Trần
Văn Tư đã bắt các
sư sãi. Đoàn CTĐBMT đâu có nhân viên để làm
chuyện đó.”
III.2/
Ý-Kiến:
III.21)
Câu này có ngụ nghĩa: (a)
tảo-thanh các chùa Phật ở Sài-Gòn
mà thôi,
(b)
Cảnh-Sát Đô-Thành (chứ không phải Lực-Lượng
Đặc-Biệt), (c)
Giám-Đốc Trần Văn Tư
trực-tiếp chỉ-huy và chịu trách-nhiệm, và (d)
Ô. Dương Văn Hiếu,
với tư-cách Trưởng Đoàn
Công-Tác Đặc-Biệt Miền Trung, không dính-dáng
đến vụ này.
III.22a)
Theo Wikipedia
thì ngày 20-8-1963, chính phủ huy động cảnh sát và
lực lượng đặc biệt đồng loạt
tấn công các chùa trung tâm Sài Gòn
và Huế là các chùa Ấn
Quang, Xá Lợi, Từ
Đàm, Diệu Đế, Linh
Quang cùng
các chùa lớn làm căn cứ cho cuộc tranh
đấu của Phật giáo trên
cả nước, bắn
nát mặt tượng Phật, bắt giam 1,400 nhà sư cùng
các lãnh đạo Tổng
hội Phật giáo Việt Nam và Ủy
ban Liên phái, dùng dây thép gai vây quanh các chùa không
cho Phật tử ra vào (tham-chiếu).
Tức là tấn-công các chùa lớn khắp nước
chứ không phải chỉ ở Sài-Gòn.
III.22b)
Cảnh-Sát Đô-Thành mà tham-gia vụ này là Cảnh-Sát
Chiến-Đấu (hồi đó chưa có Cảnh-Sát
Dã-Chiến), nhưng mà CSCĐ chỉ là
bộ-phận dân-sự bán-vũ-trang, trong lúc Lực-Lượng
Đặc-Biệt là đơn-vị tác-chiến
có vai trò của một Binh chủng cơ-động tinh
nhuệ, gồm 2 Liên-Đoàn Biệt-Kích 77 và 31, có quy mô
tương-đương cấp Lữ-Đoàn, là lực-lượng
bảo-vệ Phủ Tổng-Thống chống lại các
cuộc đảo-chính, do Đại-Tá Lê
Quang Tung chỉ-huy, trên thực-tế thuộc
quyền điều-động của Tổng-Thống Ngô
Đình Diệm (và Cố-Vấn
Ngô Đình Nhu), qua Phòng Liên-Lạc tại Phủ
Tổng-Thống―mà
Sở Liên-Lạc là Bộ Chỉ-Huy của LLĐB―
(tham-chiếu),
vả lại tấn-công các chùa trong đêm TT. Diệm
đã ban-hành lệnh thiết-quân-luật
thì Cảnh-Sát không thể một mình hành-động
được. Tức là Lực-Lượng
Đặc-Biệt phải được kể, và
kể trước tiên, (sau nửa thế-kỉ) ai nấy
đều biết, không lẽ Ô. Dương
Văn Hiếu không biết nên không đề-cập
đến?
III.22c)
Như đã nói trên, Lực-Lượng Đặc-Biệt
được xem là một đơn-vị tinh-nhuệ và
tuyệt-đối
trung-thành với Tổng-Thống Ngô Đình Diệm,
nên trong Biến-Cố Phật-Giáo 1963, LLĐB được
Cố-Vấn Ngô Đình Nhu
sử-dụng như Lực-Lượng
Xung-Kích tấn-công các chùa, đặc-biệt là chùa Xá-Lợi.
Theo The
Pentagon Papers (hồ-sơ Bộ Quốc-Phòng Hoa-Kì),
Volume 3, Chapter 4 “The Overthrow of Ngo Dinh Diem, May-November, 1963”,
pp. 201-, thì: “Trong khi các tướng lãnh không hề
biết gì hết, [Ngô Đình] Nhu
đã có LLĐB của Đại-Tá Lê
Quang Tung và Cảnh-Sát [Chiến-Đấu] trực
sẵn. Ngay khi có lệnh thiết quân-luật, Nhu ra lệnh xuất trận…”
Vậy mà Ô. Dương Văn
Hiếu, người đã có đọc “một
số sử liệu sau 1975” mà lại không
biết (?) về vai trò của LLĐB, nhất là của
Cố-Vấn Ngô Đình Nhu trong
vụ này, nên chỉ đổ tội/lỗi cho Ô. Trần
Văn Tư, giám-đốc Cảnh-Sát Đô-Thành.
III.22d)
Và điều quan-trọng nhất là Ô. Hiếu
đã ngây-thơ trả lời Ô. Lâm
Lễ Trinh rằng “Đoàn Công
Tác Đặc Biệt Miền Trung đâu
có nhân viên để làm chuyện đó”.
Câu trả lời ấy thật là tuyệt-vời, vì nó đúng
là sự thật, và nó khiến người
phỏng-vấn cụt hứng, không khai-thác thêm, vì
bị nó đánh
lạc hướng. Ô.
Dương Văn Hiếu đã
rời khỏi Đoàn CTĐBMT từ tháng
10 năm 1960, mà vụ tấn-công các chùa Phật-Giáo
thì xảy ra vào đêm 20-8-1963, thì
làm sao mà quy trách cho Đoàn CTĐBMT của… người
khác được? Huống
nữa, Đoàn CTĐBMT, từ sau 1960 đã do người
khác chỉ-huy, thì đã lùi vào bóng tối.
Mà tầm
quan-trọng hàng đầu trước mắt là
chuyện nội-tình Phật-Giáo “tranh-đấu”, ngõ-ngách
bên trong các chùa, làm sao lén nhét tài-liệu VC và cả vũ-khí
vào chùa, giờ nào thì các nhà-sư cầm đầu
phong-trào đối-kháng tập-trung đông-đủ,
để “ta”
xông vào tóm gọn―mới
là cần-thiết cho cuộc tảo-thanh.
Và dù báo-cáo của Nha Cảnh-Sát Đô-Thành có tốt gấp mấy, cũng
cần có Khối Cảnh-Sát Đặc-Biệt ở
cấp Trung-Ương phối-kiểm, bổ-túc, xong
mới dám trình lên Tổng-Thống Diệm
và Cố-Vấn Nhu.
Và
người mà TT Diệm thường
đích-thân gọi vào hỏi tình-hình, và làm việc
gần Cố-Vấn Nhu hơn các
giới-chức khác, tất-nhiên không thể không dính-dáng
gì đến chiến-dịch tổng-tấn-công các chùa
trong đêm 20-8-1963.
Nhân-vật ấy là đương-kim Phụ-Tá
Tổng-Giám-Đốc CSCA đặc-trách Cảnh-Sát
Đặc-Biệt: Dương
Văn Hiếu. Song Ô.
Lâm Lễ Trinh không hỏi
đương-nhân với tư-cách này, mà lại hỏi
về Đoàn
Công-Tác Đặc-Biệt Miền Trung mà
đương-nhân không còn phụ-trách.
Cho nên Ô. Hiếu trả
lời rất hay, rất đúng, là Đoàn CTĐBMT
đâu có nhân-viên để làm chuyện đó!
IV
Về
Dinh Độc-Lập
IV.1/
Nguyên-Văn:
“LLT:
Khi xảy ra những biến
động Phật giáo tại Huế
năm 1963 thì ông ở đâu? Có trách
vụ gì?....
“DVN:
Lúc đó tôi công tác ở Sàigòn….
Tôi nhớ: Một hôm tôi vào trình việc trong Dinh
(Độc Lập), Tổng
thống than phiền rằng….”
IV.2/
Ý-Kiến:
IV.21)
Dinh Độc-Lập
đã bị Nguyễn Văn Cử
và Phạm Phú Quốc ném bom gây
hư-hại vào ngày 27-2-1962,
Tổng-Thống Ngô Đình Diệm
phải dời đến Dinh Gia-Long (cho đến
ngày 31-10-1966 Dinh
Độc-Lập mới mới được khánh-thành).
Thế thì trong năm 1963 đâu
có Dinh
Độc-Lập mà Ô. Dương
Văn Hiếu vào trình việc trong đó?
Đây
là một chi-tiết lịch-sử, mà Ô. Hiếu
không nhớ.
IV.22)
Ngoài Ô. Hiếu, đã có Ô. Lê
Châu Lộc, cựu tùy-viên của TT Diệm sau
này cho biết, chính
ông là người đến nhận cành đào tại
trụ sở Ủy
Hội Quốc Tế (vào
đầu năm 1963)
để
về trưng bày
tại Dinh
Độc Lập
(tham-chiếu)”.
V
Về
các Nhà Chức-Trách An-Ninh sau 1963
V.1/
Nguyên-Văn:
“LLT:
Trong trường hợp nào ông
và các nhân vật chế độ cũ được
tự do?
“DVH:
Không nhớ rõ ngày tháng nào năm 1964,
một buổi sáng, Chính phủ cho ba chiếc máy baay Dakota
DC3 ra Côn Sơn chở tất
cả tội nhân (lối 30, 40 người) về
Sàigòn và chúng
tôi được phóng thích. Một thời gian
ngắn sau, tôi được giấy đòi của Công
an, trung tá
Nguyễn Mậu dẫn tôi đến
trình diện với Tổng
giám đốc Nguyễn Văn
Hai. Tướng Hai
đưa tôi
bằng xe jeep đến Bộ
Nội vụ trình diện với tướng Trần
Thiện Khiêm. Ông Khiêm
tiếp tôi nhã nhặn…”
V.2/
Ý-Kiến:
V.2a)
Đoạn trả lời trên cho thấy: một
thời-gian ngắn sau ngày Ô. Hiếu
được thả trong năm 1964,
thì các giới-chức an-ninh phản-gián của Đệ-Nhị
Việt-Nam Cộng-Hòa gồm có: Trưởng
Khối Cảnh-Sát Đặc-Biệt là Trung-Tá
Nguyễn Mậu, Tổng-Giám-Đốc
Cảnh-Sát Quốc-Gia là Tướng
Nguyễn Văn Hai, và Bộ-Trưởng
Bộ Nội-Vụ là Tướng
Trần Thiện Khiêm.
V.2b)
Đọc đến ngang đây thì tôi phải tự véo
vào đùi mình xem có đau không.
Thấy đau tức là tôi đã đọc đúng
những gì TS. Lâm Lễ Trinh
viết lại các câu trả lời của Ô. Dương
Văn Hiếu.
V.2ba-
Tôi mở Wikipedia
thì đọc thấy:
“Sau
cuộc đảo chính Ngô Đình
Diệm năm 1963, Dương
Văn Hiếu bị bắt, điều tra, và bị
kết án khổ
sai chung thân đày ra Côn đảo.
Đến năm 1964, một
năm sau, thì Dương Văn
Hiếu được
phóng thích… (tham-chiếu)”.
Tức là cả hai nguồn tin (cuộc
phỏng-vấn và bách-khoa toàn-thư mở) đều phù-hợp
nhau.
Thế
nhưng:
V.2bb-
Không có viên-chức
nào cầm đầu Công-An (Cảnh-Sát
Đặc-Biệt) tại Tổng-Nha CSQG mà tên là
Nguyễn Mậu, và là trung-tá (hoặc cao hơn
hay thấp hơn), từ sau chính-biến 1-11-1963
đến 30-4-1975.
V.2bc-
Không có
Tổng-Giám-Đốc CSCA nào là tướng
Nguyễn Văn Hai trong
thời-gian trên.
V.2bd-
Nếu Ô. Dương Văn Hiếu
nhớ
lầm tên người, thì trong thực-tế, có
thể đó là Trung-Tá Nguyễn
Mâu, Phụ-Tá Tổng-Giám-Đốc Cảnh-Sát
Quốc-Gia đặc-trách Cảnh-Sát
Đặc-Biệt, và Chuẩn-Tướng Trần
Văn Hai, Tổng-Giám-Đốc Cảnh-Sát
Quốc-Gia. Tuy nhiên,
Trung-Tá Nguyễn Mâu thì đảm-nhiệm
chức-vụ ấy trong thời-gian 1968-1972;
và Đại-Tá Trần Văn Hai
cũng qua Cảnh-Sát trong
thời-gian 1968-1972, mà thăng
Chuẩn-Tướng vào tháng 7-1970.
Ô. Hiếu nói rằng “Bộ-Trưởng
Bộ Nội-Vụ là Tướng Trần Thiện Khiêm”,
mà Đại-Tướng Khiêm thì
làm Tổng-Trưởng Bộ Nội-Vụ từ tháng 5
cho đến cuối năm 1968 thì lên làm Phó
Thủ-Tướng. Đối-chiếu
thời-điểm mà cả ba vị kể trên đều
cùng tại-chức trong lần tiếp đón Ô. Dương
Văn Hiếu với nhau thì thấy phần
nào có
thể là năm 1968 (mặc
dù năm này Tổng-Giám-Đốc CSQG Trần
Văn Hai chưa lên cấp tướng―Cứ
tạm cho đi là Ô. Hiếu
nhớ lầm cấp-bậc của Ô. Hai?!)
V.2be-
Sơ-kết mục này: hoặc là Ô. Dương
Văn Hiếu được tha vào năm 1968
(chứ không phải là năm 1964);
hoặc là Ô. Hiếu đã dùng
cả cuộc
phỏng-vấn của Ô. Lâm
Lễ Trinh lẫn từ-điển
bách-khoa mở Wikipedia
để đánh
lừa mọi người ―do
nguyên-nhân nào? ―với
mục-đích gì?
V.2bf-
Chưa hết! Tôi mở
“Hai Mươi
Năm Qua” Việc
từng ngày (1945-1964) của Đoàn
Thêm (Xuân Thu
xuất-bản), thì thấy ở trang 395:
“23-6-1964.
―Tòa
án Cách-mạng tại Saigon,
xử Dương Văn Hiếu,
nguyên Phụ-tá Tổng-giám-đốc Cảnh-sát, cùng các
cộng-sự Nguyễn-thiện-Dzai,
Nguyễn-tư-Thái, Phan-Khanh….
“25-6-1964.
―Trong
vụ Dương-văn-Hiếu,
Tòa án Cách-Mạng tuyên 1 án khổ-sai hữu-hạn và 3
án khổ-sai chung-thân (được
hoán giảm thành khổ-sai 5 năm do một
Sắc-lịnh ngày 31-10-1966).”
Giá-trị
lịch-sử của tác-phẩm Hai
Mươi Năm Qua của Đoàn
Thêm thì khó ai phản-bác.
Thế này là thế nào?!
VI
Về
vụ Họ Ngô Liên-Lạc với Họ Hồ
VI.1/
Nguyên-Văn:
“LLT:
Ông nghĩ sao về tin ông Nhu…
gặp Xứ ủy Miền Nam, Ủy viên Bộ chính tri Bắc
Việt Phạm Hùng….
“DVH:
Cá nhân tôi nghĩ chỉ đó là tin
đồn. Một người quốc
gia quyết liệt như Tổng thống Diệm
không thể bắt tay với Cộng sản bất
luận dưới hình thức nào vì Hiến pháp VN công
khai phủ nhận Xã hội Chủ nghĩa….”
VI.2/
Ý-Kiến:
VI.2a)
Trong bài-viết “Chính
Đề Việt Nam”, Ô. Tôn
Thất Thiện đã viết như sau:
“Nay,
chỉ còn tôi (Tôn Thất Thiện)
là người nhân chứng duy nhứt….
Tôi làm nhân chứng những điều sau đây do chính
ông Nhu đã
tiết lộ trong một cuộc họp báo
với ký
giả ngoại quốc vào cuối tháng 9, năm 1963. Tôi
là thông dịch viên trong buổi họp báo đó,
và tôi đã
nghe và thông dịch hai điều sau đây: ông (Ngô
Đình Nhu) đã
tiếp Trần Độ ngay ‘trong phòng này’, văn phòng
của ông (Nhu), nơi mà
ông đang
tiếp các ký giả (ngoại
quốc), Trần Độ
có hỏi ông (Ngô Đình Nhu), vân
vân… (tham-chiếu)”
Nguồn:
https://hon-viet.co.uk/TonThatThien_MotVienNgocQuyTrongKhoTang%20TuTuong.htm
VI.2b)
Trong cuộc phỏng-vấn có ghi-âm và ghi-hình của Ô. Lâm
Lễ Trinh với Ô. Cao Xuân
Vỹ, Ô. Cao Xuân Vỹ
đã xác-nhận là Cố-Vấn Ngô
Đình Nhu đã đi tiếp-xúc bí-mật
với đại-diện Cộng-Sản tại rừng Tánh
Linh. Mời xem youtube dưới
nhan đề “Mạn
Đàm Lịch Sử với Cu Cao
Xuân Vỹ”:
Ông
Dương Văn Hiếu có
thể cãi lại lời
chứng của ít nhất là hai nhân-vật
cận-thần của Nhà Ngô là Tôn
Thất Thiện và Cao Xuân Vỹ
nêu trên?
VII
Về
Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa
VII.1/
Nguyên-Văn:
“Vợ ông Bộ trưởng
Nội vụ Bùi Văn Lương
và bà Thiếu tướng Nguyễn
Văn Là (tiền nhiệm ông [Nguyễn
Văn] Y tại Công An) đều
không thích bà [Trần
Kim] Tuyến vì tranh
dành địa vị bên cạnh bà [Ngô
Đình] Nhu nên ảnh
hưởng đến các ông chồng….
“(Nha
sĩ dỏm và Play boy) Phan Ngọc Các,
đại diện Cần Lao cho ông N
Đ Cẩn tại Miền Nam….
Cố vấn Nhu ra lệnh cho Lê
Quang Tung bắt vì Các làm
tiền thương gia Hoa kiều Chợ
Lớn, Các tuyển
nạp đảng viên Cần Lao
lung tung….
“Tôi
biết Phạm Ngọc Thảo
được Đức cha [Ngô Đình]
Thục giới thiệu vào Bảo
an và Thảo có liên hệ chính trị với bác sĩ
[Trần Kim] Tuyến
trong những năm tháng chót trước cuộc binh
biến 1.11.1963…. Tôi có dịp thưa
với Tổng thống nên lưu ý đến Thảo
vì Thảo có bà con làm việc
cho Bắc Việt trong chức
vụ hệ trọng, Tổng thống có vẻ suy tư và
nói: tại sao không khai thác kinh
nghiệm của Thảo
trong lãnh vực ấp
chiến lược và khu trù mật?....
“Tổng
giám mục Ngô Đình Thục hành
động nóng nảy, Cố vấn [Ngô
Đình] Cẩn bị
bó tay….
“LLT:
Một số nhân
vật đối kháng như Nguyễn
Bảo Toàn, Tạ Chí Diệp và Vũ
Tam Anh bị Đệ nhứt
Cộng hòa thủ tiêu. Ông có thể
cho biết cơ quan nào chịu trách nhiệm? Do lệnh
của ai? DVH: ĐCTĐBMT
không liên hệ…. Sau 1975, một
số sử liệu cho biết chính thẩm sát viên
Khưu Văn Hai và đồng
bọn trong Ban Cảnh sát Đặc biệt thuộc
Tổng Nha Công An của đại tá [Nguyễn
Văn] Y đã
giết N B Toàn và T
C Diệp. Về Vũ
Tam Anh, có thể là do tổ chức của Lê
Quang Tung….
“Tôi
nhớ có lần tôi phúc trình với Tổng thống tin
đồn về Huê
kiều Chợ Lớn
mua licenses tại Bộ Kinh tế, Cụ nghe,
trầm ngâm, không nói gì. Qua ông [Nguyễn
Đình] Thuần, CIA
nắm hết tin tức nội tình Chính phủ….
“LLT:
Nhìn lui lại, ông nghĩ rằng thời Đệ
nhứt Cộng hòa, đảng Cần
Lao có thực lực trong quần chúng hay không?
Việc đem tổ chức Cần
Lao vào Quân đội có lợi hay hại? Ông Nhu
và ông Cẩn có hoàn toàn đồng
ý với nhau về cách tổ chức và lãnh đạo
đảng Cần
Lao hay không? DVH:
Về mặt lý thuyết, Cần Lao dựa vào chủ
nghĩa Nhân vị được ông
cố vấn Ngô Đình Nhu nghiên
cứu kỹ. Đảng Cần
Lao, tiếc thay, thiếu một chính sách tuyển
lựa, huấn luyện và xử dụng cán bộ
hữu hiệu. Ngoài ra, còn vấn đề kỷ luật.
Đa số đảng viên được chọn trong thành
phần công chức có quyền và địa vị. Đảng không đi sâu vào đại
chúng ở thành thị, đặc biệt ở nông thôn.
Các khóa tu
nghiệp về chủ thuyết Nhân
vị do Đức cha Ngô Đình Thục tổ chức tại Vĩnh
Long không
đào sâu và giải quyết vấn đề….
Trong nội bộ Cần
Lao cũng
có nhiều nhóm: nhóm Bắc, nhóm Trung (của ông Cẩn),
nhóm Trần Quốc Bủu
(Tổng Liên Đoàn Lao Động), nhóm Tinh
Thần (Nguyễn Tăng Nguyên),
nhóm Nam bộ (Huỳnh
Văn Lang), nhóm Hà Đức Minh–Trần
Văn Trai.
Không thống
nhứt…. Cần
Lao không
có Ban Chấp hành Trung ương. Chỉ có Văn
phòng Tổng Bí Thư (ông Nhu)….
Tôi không nghĩ
đem Cần Lao vào Quân đội hoàn toàn có lợi….
“Trong giai đoạn chót, Tổng
thống, Đức Cha và hai ông Nhu,
Cẩn không
đồng nhứt tư tưởng, đặc biệt
trong vụ khủng hoảng Phật
giáo. Tổng Giám mục Thục
xen vào việc treo cờ càng làm tình hình thêm rối ren…
(tham-chiếu)”
VII.2/
Ý-Kiến:
VII.2a)
Trong việc xử tội, đã có án-lệ là ai “thành-khẩn
khai-báo” thì mức hình phạt đều được
giảm-khinh.
Theo
tôi thì với rất nhiều thành-quả
chống-Cộng xuất-sắc của Ô. Dương
Văn Hiếu (cùng với thái-độ, nhận-xét
thẳng-thắn của ông về Đệ-Nhất
Việt-Nam Cộng-Hòa), Ô. Hiếu
xứng-đáng được trả tự-do sớm (như
đã kể trên, ông chỉ phải ở Côn-Sơn
trong khoảng một năm).
VII.2b)
Vừa
rồi, nhà-văn/kí-giả Douglas
Valentine của Mĩ trong
cuộc phỏng-vấn Lê Xuân
Nhuận, về Ngành Đặc-Biệt VNCH
(đăng trên “Washington
Babylon” và “Dissident
Voice”, có hỏi về Ô. Dương
Văn Hiếu, và Ô. Nhuận
đã trả lời: “Hiếu
was a very good Special Police Officer”
(tham-chiếu).