Phản-hồi bà Nguyễn Thị Thanh

 

 

Kính gửi bà Nguyễn Thị Thanh,

 

Tôi xin tóm-tắt trả lời bài viết của bà (Date: Thursday, September 25, 2008, 3:47 AM) như sau.

 

 

A- Về h́nh-thức:

 

1/  Bà Nguyễn Thị Thanh thiếu tỉnh-táo:

 

Sở dĩ tôi viết “Chính-Trị và Tôn-Giáo là hai đề-tài cấm-kỵ đối với một số tổ-chức và phương-tiện truyền-thông của Người Việt Hải-Ngoại hiện nay” là v́: nói chung, có một số diễn-đàn đă ân-cần nhắc-nhở thành-viên tránh đề-cập đến hai lănh-vực ấy, và, nói riêng, tôi thấy sau khi bà phổ-biến một số bài viết về tôn-giáo rồi về chính-trị th́ có nhiều vị đă lên tiếng kịch-liệt phản-bác bà, và bà cũng đă gay-gắt trả lời.  Cho nên, khi tôi bắt đầu góp ư với bà th́ tôi viết lên câu đó, để vừa “thông cảm” với bà, vừa tự “trấn an” chính ḿnh (nay quả là tôi viết đúng).

Có thể nói là, với câu viết đó, tôi có “thiện cảm” với bà, thay v́ ác-cảm như bà đă nghĩ.

Thế mà bà viết: Ôi chao! Ghê gớm thật! Tôi thấy ông Nhuận c̣n hơn Mafia ra tay trừng trị đàn em dám sai trái”, Riêng ông Nhuận, trí óc ông nghĩ sao mà dám ra lệnh cho tôi c̣n hơn CA CSVN vậy” và “Tôi yêu cầu ông để yên tôi với tự do ngôn luận về Tôn giáo, Y học, Chính Trị vv.... của tôi, tôi không thuê ông làm 'thầy đời' mệt!. Nếu tôi nói điều ǵ sai th́ ông cứ phản bác, đó là điều tôi mong mỏi, và hết ḷng biết ơn

Tôi không hề không “để yên” bà “với tự do ngôn luận về Tôn giáo,... Chính Trị... của” bà, mà tôi chỉ “phản bác” những “điều ǵ sai” trong bài viết của bà mà thôi;

Bà lại viết Cuối cùng, tôi xin thưa vối ông là những điều tôi đưa ra trên là để các ông và bọn 'lau nhau lẩu chẩu' đừng lải nhải kiếm cớ khích bác thô bỉ tục tỉu xúc phạm danh dự một người ĐÀN BÀ là tôi

Bà thấy là tôi không hề góp thêm ư-kiến (reply) hay là phổ-biến (forward) các bài viết của các vị khác liên-quan đến bà, tức là tôi đứng một ḿnh, một ḿnh góp ư với bà, và tôi toàn dùng lời-lẽ nhă-nhặn; bà đọc lại bài viết của tôi th́ sẽ thấy rơ.  Thế mà bà lại viết như trên để trả lời riêng tôi th́ quả là bà đă thiếu tỉnh-táo.

Vậy tôi đề-nghị bà hăy tỉnh-táo nếu muốn tiếp-tục thảo-luận với tôi.

 

 

B-  Về Nội-Dung:

 

2/  Mỹ không “bàn giao quân đội Fulro” (cho VNCH) tại Ban Mê Thuột.

 

Bà Nguyễn Thị Thanh viết: Ngày Mỹ bàn giao quân đội Fulro xẩy ra trên BMT, ba tôi có nhiệm vụ trong biệc tổ chức với 2 vị là tỉnh trưởng và ông Tướng của Quân khu BMT.

 

Ư-Kiến của Lê Xuân Nhuận:

 

21.  Về vụ “Fulro” nổi loạn tại Trại Sarpa năm 1964 th́ tôi đă có đề-cập trong “thư số 1”, ở chỗ nối kết “Fulro nổi loạn” rồi.

 

22.  Về việc “Mỹ ‘bàn giao’ quân đội Fulro (tại Ban Mê Thuột)” th́ tôi là một nhân-chứng, với vai tṛ tích-cực trong đó.  Đại-ư:

221.  Mỹ chỉ là “tác-giả” tổ-chức Dân Sự Chiến-Đấu (CIDG).  Nếu nói trắng-trợn, rằng “Who pays governs” (người trả tiền, là người chỉ-huy), th́ Mỹ chi tiền cho DSCĐ (v́ do sĩ-quan Lực-Lượng Đặc-Biệt Mỹ làm cố-vấn nên DSCĐ gốc Thượng cũng được gọi là LLĐB).  C̣n “Fulro” th́ là tổ-chức của một số người Thượng “đ̣i tự-trị (không ở dưới quyền người Kinh)” do các phần-tử dân-sự “có học” lớn tuổi gốc Thượng cầm đầu và khích-động một số phần-tử “ít và không học” trẻ tuổi gốc Thượng trong các trại DSCĐ hay LLĐB (trong đó họ được Mỹ vũ-trang), xúi họ nổi loạn xong chạy trốn vào rừng.  Cho nên Mỹ chỉ vô-t́nh chỉ-huy các phần-tử DSCĐ hay LLĐB gốc Thượng vốn trong một giai-đoạn nào đó đă bị “Fulro” bí-mật móc nối và đang c̣n ở trong các Trại, chứ Mỹ không chỉ-huy “Fulro” (nhất là các phần-tử đă nổi loạn chạy trốn vào rừng theo “Fulro” rồi); cho nên Mỹ không có tư-cách ǵ để “bàn giao” “quân đội Fulro”.

222.  Sau vụ Sarpa năm 1964, đến năm 1967 th́ Chính-Quyền VNCH đă thành-công trong việc kêu gọi các lănh-tụ “Fulro” đưa các phần-tử cựu DSCĐ/LLĐB c̣n trốn trong rừng, cùng với các phần-tử thuần-túy “Fulro” lâu nay ở trong rừng (riêng ở Tỉnh Darlac là trên 2,000 người), về “hồi-chánh”.

223.  Trong buổi lễ tŕnh-diện 2,000 phần-tử “Fulro” về “hồi chánh” này, diễn ra tại Ban Mê Thuột, viên đại-diện của Y Bham (lănh-tụ “Fulro”) là người đứng ra bàn giao; BTL Quân Đoàn II và Vùng II Chiến-Thuật (Tư-Lệnh là trung-tướng Vĩnh Lộc) cùng Chính-Quyền Tỉnh Darlac (Tinh-Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng là đại-tá Nguyễn Văn Thành) đứng ra tiếp-nhận; và sau đó là phía Việt Nam chuyển-giao cho Ban Chỉ-Huy Lực-Lượng Đặc-Biệt Hoa-Kỳ (cố-vấn DSCĐ tức LLĐB gốc Thượng) nhận đưa về lại các Trại những ai c̣n muốn phục-vụ trong đó (ngoại-trừ một số xin trở về Buôn, một số xin nhập QLVNCH).  Như thế, các sĩ-quan LLĐB Mỹ có mặt trong buổi lễ là với tư-cách tiếp-nhận chứ không phải “bàn-giao”.

 

23.  Muốn biết rơ hơn về nguyên-nhân ra đời của “Fulro”, cách đối-phó của Chính-Quyền VNCH (ưu hay khuyết), v.v..., xin bấm nút nối kết “Fulro Hồi-Chánh” (trích trong cuốn hồi-kư của tôi nhan để “Cảnh-Sát-Hóa: Quốc-Sách Yểu-Tử của Việt-Nam Cộng-Ḥa” do Xây-Dựng xuất-bản năm 2002).

 

 

3/  TT Ngô Đ́nh Diệm Không Hề “Vào Rừng Ḥa Giải Với Quân Fulro”.

 

Bà Nguyễn Thị Thanh viết: “Trong cuốn phim được kể lại đời sống Cụ Diệm họ đă nói chuyện hai anh em TT Diệm vào rừng với mục đích ḥa giải với quân Fulro.  Câu nói tuy xuyên tạc nhưng rơ ràng CSVN vẫn nh́n nhận TT Diệm và ông Cố vấn Nhu có vào rừng BMT.

 

Ư-Kiến của Lê Xuân Nhuận:

 

31.  Bà có biết (Chính-Quyền) Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm đă đối-phó với “Fulro” như thế nào hay không?  Đây là sự thật:

311.  Từ sau khi Thủ-Tướng Ngô Đ́nh Diệm truất-phế Cựu-Hoàng Bảo-Đại, vùng đất Cao Nguyên mà dưới thời Hoàng-Đế Bảo Đại là “Hoàng Triều Cương Thổ” đă được sáp-nhập vào lănh-thổ Việt-Nam Cộng-Ḥa.  Do đó, đồng-bào các sắc-tộc Thượng cảm thấy bị mất “sông núi” của ḿnh, nên một số phần-tử Thượng trước kia là công-chức, sĩ-quan, nghiệp-chủ dưới thời Pháp lẫn dưới thời Bảo Đại, ở khắp Miền Nam, đă đứng lên công-khai hoặc ngấm-ngầm chống-đối người Kinh, thực ra là chống-đối chế-độ Ngô Đ́nh Diệm.

312.  Chính-Quyền TT Diệm đă tóm bắt hầu hết các kẻ cầm đầu mưu-đồ nói trên, gọi chung là “Phong Trào Thượng Tự Trị”, và đưa ra tập-trung học-tập trong một khu trại bên bờ sông An Cựu tại Huế.  Sau đó họ đă lần-lượt được trả tự-do, cho trở về nhiệm-sở cũ, hoặc trả về nguyên-quán để chịu biện-pháp khác.  Thời-gian 1954-1956, tôi làm Trưởng Đài Phát-Thanh “Tiếng Nói Quân-Đội tại Miền Trung”, có thời-gian đặt một trụ-sở cạnh cầu Tiệm Rượu (Phủ Cam), gần đó, nên đă có thấy và biết về khu trại ấy.

313.  Nhóm cầm đầu “Thượng Tự Trị” bị tập-trung học-tập này gồm có cả người ở một số Tỉnh nằm ngoài Cao Nguyên, thí-dụ Tỉnh Quảng-Ngăi (mà một phần-tử là Đinh Ngô, trước cuộc Cách Mạng 1-11-1963 đă là thiếu-tá QĐVNCH, sau này là một bạn thân của tôi – xem “Đinh Ngô).

 

32.  Cho nên không hề có việc  TT Ngô Đ́nh Diệm “Vào Rừng Ḥa Giải Với Quân Fulro”.

 

Nếu xem việc làm của TT Diệm (theo lời bà kể) là “ḥa giải” (“vào rừng ḥa giải với quân Fulro) th́:

a)  Trước năm 1963 danh-xưng “Fulro” chưa được phổ-biến, Chính-Quyền chưa ghi nhận như là một tổ-chức (Front= Mặt Trận), mà chỉ gọi chung là “Phong Trào Thượng (Đ̣i) Tự Trị” cho nên không có ḥa giải với “Fulro”.

b)  Hồi đó, người Thượng liên-hệ chỉ có cung+tên, dao, giáo, mác; ai thủ-đắc súng (kể cả người Kinh) bất-hợp-pháp đều bị tử-h́nh; cho nên chưa có “Quân Fulro”.

c)  Việc tóm bắt các phần-tử ấy th́ chỉ do nhân-viên Công-An cấp Tỉnh và cấp Quận thi-hành, chứ không cần đến Tỉnh-Trưởng, nói chi Quốc-Trưởng (Tổng-Thống).  Bà đề-cao TT Diệm mà bà viết rằng “TT Ngô Đ́nh Diệm Vào Rừng Ḥa Giải với Quân Fulro” tức là bà đă “đề thấp” TT Diệm vậy.

 

 

4/  Ông Ngô Đ́nh Nhu Không Phát-Biểu Ǵ Cả trong Buổi Lễ “Bàn Giao” kể trên.

 

Bà Nguyễn Thị Thanh viết: “ư kiến tôi nghe từ ba tôi là như sau: Ba tôi nói mạnh mẽ: Ông Nhu cứng thật (v́ ong Nhu thay Cụ Diệm nhận bàn giao), ông thuyết tŕnh nẩy lửa trước mặt tướng tá Mỹ. Ông kêu gôi Fulro là chúng ta là dân nước VN, có bổn phận bảo vệ đ61t nước…. Hởi Quân lực Fulro hăy hướng vể Sài G̣n (ông hét lên chỉ tay về Sài G̣n) chứ không hướng về Washington !!!...”

 

Ư-Kiến của Lê Xuân Nhuận:

 

41.  Lễ “bàn giao” mà bà Thanh đang nói đến là lễ qui-thuận của 2,000 phần-tử Thượng tại Ban Mê Thuột, như đă kể trên.  Lễ này diễn ra vào năm 1967, mà ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu th́ đă cùng với TT Ngô Đ́nh Diệm từ-trần từ năm 1963 (4 năm trước) rồi; ông Nhu đâu c̣n sống mà dự lễ và phát-biểu này kia.

 

42.  C̣n nếu nói về thời-gian hai ông Diệm & Nhu c̣n sống, th́ lại không có một cuộc “bàn giao” nào cả (theo như lời bà là Mỹ bàn-giao Fulro cho Việt-Nam), mà chỉ có buổi lễ kết-thúc đợt tập-trung học-tập của số phần-tử Thượng “đ̣i Tự-Trị” ở Huế trước năm 1963.  Như thế th́ có thể là ông Nhu đă có phát-biểu ǵ đó trong dịp này.  Nhưng về câu nói mà bà gán cho ông Nhu “Hởi Quân lực Fulro hăy hướng vể Sài G̣n (ông hét lên chỉ tay về Sài G̣n) chứ không hướng về Washington !!!... th́ không hợp luận-lư chút nào, bởi lẽ Mỹ đă bật đèn xanh cho TT Diệm thành-lập một chính-quyền nhất-thống, chỉ-đạo, tiếp tay và yểm-trợ cho TT Diệm thanh-toán các giáo-phái, giải-tán các tổ-chức c̣n lại từ thời Pháp, Bảo Đại; nghĩa là Mỹ chống “Hoàng Triều Cương Thổ”, Mỹ chống “Phong-Trào Thượng Tự-Trị”, Mỹ chống “Fulro”; làm sao có chuyện “Thượng Tự-Trị” hay “Fulro” “hướng về Washington” để ông Nhu “hét lên” như thế?  (Tôi xin nhắc bà: Danh-xưng “Fulro” là tiếng Pháp viết tắt; măi đến những năm 1967-68 mà tôi thấy được, cấp-hiệu [quân-hàm] của các cấp chỉ-huy “Fulro” vẫn đúng y là cấp-hiệu của quân-đội Pháp, v.v...).

 

43.  Ông Ngô Đ́nh Nhu là một nhà chính-trị mà chống Mỹ bằng cách ḥ hét hùng-hổ như thế trong một buổi lễ công-khai, trong khi Mỹ c̣n ủng-hộ và viện-trợ cho Đệ-Nhất Cộng-Ḥa, th́ nếu bà là người Mỹ bà có chịu nhịn hay không?  (Kết-quả thế nào?).  Cho nên, thay v́ nâng cao ông Nhu th́ bà đă hạ thấp ông ấy.

 

 

5/  Ông Ngô Đ́nh Diệm Không Làm Thượng Thư vào năm 23 tuổi.

 

Bà Nguyễn Thị Thanh viết: “Chúng ta nhờ lại lúc c̣n trai 23 tuổi, làm thượng thư bộ lại (như thủ tướng) của vua Bảo đại”.

 

Ư-Kiến của Lê Xuân Nhuận:

 

Ông Ngô Đ́nh Diệm không làm Thượng Thư vào năm 23 tuổi.  Cứ theo các tài-liệu do nhiều tác-giả hiện-đại thực-hiện th́ ông Diệm (sinh năm 1901) làm Thượng Thư Bộ Lại vào năm 1933 tức 32 tuổi chứ không phải 23 tuổi (xem “Thượng-Thưđể biết nhiều chi-tiết liên-quan).

 

 

 

Kết-Luận:

 

Tôi chỉ “phản bác” “điều ǵ sai” như bà đă viết, nhưng:

 

1.  Tôi chỉ góp ư về các điểm bà đă viết ra, tức là thảo-luận về “sự-kiện/việc chung” (không nhắm “hơn thua” với bà, mà chỉ nhân dịp tŕnh-bày những ǵ tôi biết, để tùy mọi người đối-chiếu t́m hiểu Sự Thật Lịch-Sử.  Nếu bà không đồng-ư th́ thôi, tôi không hề “dám ra lệnh” bà thay đổi ư-kiến của bà, về các chi-tiết lịch-sử nói trên, huống chỉ về lập-trường của bà:

từ năm 1963 là thời chế độ CSBV c̣n ác liệt, mà TT Ngô Đ́nh Diệm đă quyết tâm giao ḥa với CSBV, ngày nay qua bao nhieu đổi mới, tại sao chu1g ta c̣n dám nói giài ḥa với CSVN là tự sát” và “Nói trắng ra là tôi chủ trương ḥa hợp ḥa giải thật sự đó. Đó là quyền tự do của tôi, là chân lư sống trong hoàn cảnh thiên thời địa lợi nhân ḥa hiện tại của tôi.

 

2.  Tôi không đả-động ǵ đến “cá-nhân/đời tư” của bà, tức là không hề “xúc phạm danh dự một người ĐÀN BÀ” là bà).

 

3.  Tôi chỉ sử-dụng lời-lẽ ḥa-nhă, viết ra trong lúc “tỉnh-táo” (hẳn bà đă thấy), ước mong nhận được những ư-kiến phản-hồi đúng-đắn và đứng-đắn, để học hỏi thêm.

 

Trân-trọng kính chào bà.

 

 

 

LÊ XUÂN NHUẬN      

 

Trở lên Tạp-Luận

Trờ về Công Chính