Các nhà quân-sỰ “Kinh”
trưỚc chiẾn-thuẬt dàn quân cỦa “Fulro”
Trong những năm giữa thập-niên 1960, Phong-Trào “Fulro” nổi dậy rất mạnh ở Cao-Nguyên.
Sau nhiều hành-động dă-man của nhóm người Thượng được Hoa-Kỳ huấn-luyện và vũ-trang ấy, Chính-Quyền Việt-Nam Cộng-Ḥa đă áp-dụng chính-sách khoan-hồng chiêu-dụ họ về với đại-khối quốc+dân.
Trong đợt trở về đầu tiên và lớn nhất vào năm 1967, hai bên đồng-ư để “Fulro” đưa về một lực-lượng quân-sự đông-đảo, tập-trung tại một số Buôn xung quanh Buôn Ma-Thuột, để chuẩn-bị cho tiến-tŕnh kiểm-điểm khí-giới, hồi-hương phục-hoạt, hoặc tái phối-trí vào các đơn-vị Dân-Sự Chiến-Đấu hay hội-nhập Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa.
Để chính-thức-hóa và chi-tiết-hóa thỏa-thuận nói trên, Ông Y Bham, lănh-tụ “Fulro”, cử một đại-diện về gặp đại-diện Chính-Quyền.
Cuộc nói chuyện với “Fulro” được Trung-Ương ủy-thác cho Bộ Tư-Lệnh Vùng II Chiến-Thuật ở Cao-Nguyên Trung-Phần.
Hồi đó, Trung-Tướng
Vĩnh-Lộc
là Tư-Lệnh Vùng này.
“Fulro” đă khởi loạn từ năm 1964 (trong đêm rạng ngày 20-9-1964). Qua năm 1965, Chuẩn-Tướng Vĩnh Lộc (là cấp tướng-một-sao mới được áp-dụng lần đầu trong Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa) được cử lên coi Vùng này.
Trung-Tướng Vĩnh-Lộc
Tư-Lệnh Vùng ủy-thác lại cho Đại-Tá Lê
Văn Thành,
Tiểu-Khu-Trưởng kiêm Tỉnh-Trưởng Tỉnh Darlac,
thực-hiện cuộc họp và thay mặt chủ-tŕ.
Tôi là Trưởng Ngành Cảnh-Sát Đặc-Biệt đại-diện Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia Cao-Nguyên Trung-Phần đến dự. Tôi thấy hầu như các đại-diện khác của các cơ-quan chính-quyền tham-dự cuộc họp đều rất thỏa-măn với sự-kiện “Fulro” quy-thuận này, nên không góp ư ǵ cả, đồng-ư hoàn-toàn với mọi phát-biểu của Tỉnh-Trưởng địa-phương, nên tôi tự nghĩ: Cấp Trên cần biết quan-điểm của các cơ-quan chuyên-môn; ḿnh đến dự họp là để nói lên tiếng nói của ngành/nghề ḿnh, nếu cần, chứ đâu chỉ để thuần-túy gật đầu.
Do đó, khi Ông Paul-Nurr, Tổng-Trưởng Bộ Phát-Triển Sắc-Tộc, nhân-danh Chính-Quyền Trung-Ương, ngỏ lời với viên Trưởng Đoàn Đại-Diện của Ông Y Bham, bằng lời mở đầu:
‒ “Kính thưa vị đại-diện của lănh-tụ Y Bham kính yêu của chúng ta...”
th́ tôi liền đưa tay ra ngăn lời Ông Paul-Nurr ngay:
‒ Ông Y-Bham là lănh-tụ của các đoàn-viên “Fulro”, c̣n ông Tổng-Trưởng th́ là đại-diện của Chính-Quyền, cho nên ông Tổng-Trưởng không thể gọi Ông Y-Bham là “lănh-tụ kính yêu của chúng ta” được!
Cử-tọa “Ồ!” lên, người th́ gật đầu đồng-ư với tôi, kẻ th́ lắc đầu nh́n vào Paul Nurr. Ông Paul Nurr xin lỗi, và xin nói lại...
Không-khí cuộc họp bắt đầu sinh-động hơn.
Trong lúc hai bên trao đổi ư-kiến với nhau, th́ Trung-Tá Phạm Ngọc Miễn, Trưởng Khu 23 An-Ninh Quân-Đội, kề miệng sát vào tai tôi:
‒ “Fulro” hoạt-động ngay trong các trại Lực-Lượng Đặc-Biệt, lâu nay bọn ḿnh có biết ǵ đâu!
Tôi
quay nh́n Miễn,
cảm thấy hụt-hẫng phần ḿnh.
“Lực-Lượng Đặc-Biệt” là một tập-hợp các thanh-niên gốc Thượng, được Mỹ huấn-luyện, vũ-trang, cung-cấp quân-nhu, tổ-chức thành Đội/Đoàn, đồn-trú tại một số Trại lớn rải-rác ở miền núi, và đi hành-quân diệt-Cộng dọc theo biên-giới giữa Cao-Nguyên Việt-Nam và Lào+Miên. Mỗi Trại được đặt dưới quyền chỉ-huy của một số sĩ-quan gốc Kinh thuộc Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa, bên cạnh một số sĩ-quan Cố-Vấn Hoa-Kỳ.
Phần lớn các Ty Cảnh-Sát Quốc-Gia đă không theo sát hoạt-động của các thành-viên Lực-Lượng Đặc-Biệt, bởi lẽ tưởng họ cũng là quân-nhân, bất-tiện trong việc vào+ra các trại thuộc quyền của các sĩ-quan quân-sự Việt-Nam và Hoa-Kỳ.
Trung-Ương không chỉ-thị ǵ, nên họ nghĩ rằng An-Ninh Quân-Đội mới là cơ-quan theo dơi quân-nhân.
Tôi th́ cho là cả hai cơ-quan đều cùng góp phần vào công-tác này, nhưng An-Ninh Quân-Đội có lợi-thế hơn. Không ngờ hôm nay viên Trưởng An-Ninh Quân-Đội của Khu Chiến-Thuật liên-hệ lại thú-nhận như trên.
Riêng tôi th́ tôi thấy rơ “Lực-Lượng Đặc-Biệt” chỉ là tổ-chức “Dân-Sự Chiến-Đấu” (CIDG=Civilian Irregular Defense Group) gồm toàn người Thượng Cao-Nguyên. Khi tôi đảm-trách Trưởng-Ty CSQG Tỉnh Quảng-Đức, tôi đă cùng với Phối-Trí-Viên (cố-vấn CIA) vào thăm các Trại, và đặc-biệt lưu-tâm, tạo dịp cho các Trưởng-Chi, Trưởng-Ban Hoạt-Vụ, nhân-viên điều-tra, vào+ra các Trại CIDG nói trên. Tuy nhiên, tôi đă sơ-sót là chỉ chú-trọng vấn-đề ngăn-ngừa Việt-Cộng/Thượng-Cộng xâm-nhập vào lực-lượng này mà thôi.
Lúc đầu, tôi cũng tưởng là phong-trào Thượng đ̣i Tự-Trị chỉ c̣n thu hẹp trong dăm cá-nhân lứa tuổi trung-niên/cao-niên ở bên ngoài Trại, và có thể bị Việt-Cộng lợi-dụng để tuyên-truyền móc-nối chăng, chứ các thành-viên CIDG thuộc lứa thanh-niên trong Trại th́ đă sống chung ḥa-hợp với các sĩ-quan người Kinh cũng như người Mỹ rồi; vả lại kỷ-luật nhà-binh là một cản-trở cho việc tự-ư huy-động lẫn nhau làm điều vô-kỷ-luật; nên việc cần làm chỉ là ngăn-pḥng Việt-Cộng cài cấy đặc-công từ bên ngoài vào.
Bây giờ th́ các biến-động đẫm máu đă xảy ra rồi (xem bài “Fulro”).
Dưới thời Hoàng-Đế Bảo-Đại, người Thượng được hưởng quy-chế tự-trị với nhiều đặc-quyền, và đất của họ được gọi là “Hoàng-Triều Cương-Thổ”.
Dưới thời Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm, họ bị tước mất các quyền nói trên, nên họ nổi dậy trong một Phong-Trào mệnh-danh là “Thượng Tự-Trị”, khởi đầu từ năm 1957; và các lănh-tụ đă bị Chính-Quyền cô-lập & giam+đày. Tuy thế, người Thượng nhiều nơi vẫn nghe theo các phần-tử cầm-đầu, tiếp-tục đ̣i-hỏi lợi+quyền, bằng cách chống lại người Kinh.
Đệ-Nhất Cộng-Ḥa đă bị lật đổ từ ngày 01-11-1963; nhưng v́ Đệ-Nhị Cộng-Ḥa cũng chưa giải-quyết thỏa-đáng vấn-đề, nên họ lợi-dụng vũ-khí của Mỹ để giết người Kinh.
Hành-động như thế tức là tạo-loạn, phá rối trật-tự công-cộng, phương-hại nội-an; nhưng nếu Chính-Quyền phân-tích, giải-quyết bằng các phương-sách chính-trị th́ hơn... .
Tiếp theo, phái-đoàn “Fulro” tŕnh-bày dự-tính đóng quân tại bốn Buôn Thượng nằm ngoài Thị-Xă Buôn-Ma-Thuột.
Tôi thấy đại-diện
của các đơn-vị quân-sự địa-phương
vừa nghe vừa lộ vẻ bằng ḷng, nên tôi xin phép
cắt ngang, lên chỉ vào tấm bản đồ hành-quân
của Tiểu-Khu có sẵn trong pḥng:
‒ Đây là khu-vực “Fulro” dự-định tập-trung quân: một, hai, ba, bốn. Bốn địa-điểm ấy là bốn Buôn Thượng. Mới nh́n sơ qua th́ thấy là họ phân-tán rải-rác đồng-đều, và đều ở vùng ngoại-ô. Nhưng xin quư vị nh́n kỹ: chúng ta chỉ có bốn hướng lưu-thông đường bộ, tức đường chuyển quân: Đông về Nha-Trang, Bắc lên Pleiku, Nam xuống Quảng-Đức, Tây qua Cao-Miên; họ đóng thế này tức là họ chận bốn mặt; giả-dụ Việt-Cộng trá-h́nh nhập vào với họ th́ ta lúng-túng bên trong, mà các lực-lượng tiếp-viện cũng gặp khó-khăn bên ngoài... .
“Hiển-nhiên, các Quốc-Lộ 14 và 21 th́ ai cũng đă rành đường; nhưng khi nh́n theo mũi que thuyết-tŕnh của tôi th́ thấy rơ-ràng là chúng đi ngang sát vùng ‘Fulro’ dự-định tập-trung.
“Bên ngoài, ‘Fulro’ chỉ là một nhóm người Thượng nổi loạn, làm sao chống nổi các đơn-vị hùng-hậu của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa. Nhưng trong thực-tế, tuy Sư-Đoàn 23 Bộ-Binh có một số đơn-vị Thám-Báo người Thượng, và mỗi Tiểu-Khu đều có nhiều quân-nhân người Thượng trong các Đại-Đội thuộc Bộ Chỉ-Huy Địa-Phương-Quân, nhưng Quân-Lực không tiện sử-dụng các bộ-phận ấy để truy lùng ‘Fulro’, v́ họ cùng là người Thượng với nhau. Trong việc đi theo hay là chống lại ‘Fulro’, họ nghe theo lời của các Thầy Mo, Chủ Làng, ‘lănh-tụ Fulro’ hơn là cấp chỉ-huy người Kinh. C̣n lại các đơn-vị người Kinh th́ tuy thiện-chiến nhưng đă quen với chiến-tranh trận-địa hơn là du-kích núi-rừng. Vả lại người Thượng đáng ngại hơn cả Việt-Cộng ở chỗ dẫm được chân đất lên đầu đá nhọn, gai sắc; trèo cây thoăn-thoắt quan-sát được xa; bắn nỏ và tên tẩm độc không phát tiếng nổ hoặc lóe lửa ra nên chỗ họ nấp khó bị phát-hiện; dăi nắng, dầm mưa, ăn sống, uống đục, bền-bỉ hơn người Kinh ḿnh; v.v...
“Cho nên, kết-hợp với vũ-khí của Mỹ mà họ đă có và đă được huấn-luyện sử-dụng thành-thạo; và trên hết là ḷng hận-thù đối với người Kinh ‒ dù là thường-dân, đàn-bà, trẻ-con ‒ như họ đă từng chứng-tỏ qua các vụ thảm-sát vợ+con sĩ-quan người Kinh trong Trại, hành-khách xe-đ̣ qua đường, trong mấy năm qua, tôi không hoàn-toàn tin-tưởng là họ c̣n có lực-lượng đáng kể thế đó mà lại trở về dễ-dàng thế kia (dự-trù trở về hơn hai ngàn người, đều được trang-bị súng AR-15 tân-tiến hơn súng Carbine của quân-nhân Kinh).
“Dù sao, pḥng xa vẫn hơn coi thường... ”.
Sau khi hội-nghị đồng-ư định lại các điểm tập-trung “Fulro”, tôi góp ư thêm:
‒ Xin đề-nghị tiếp: ấn-định lịch-tŕnh để vào giai-đoạn cuối-cùng là Ông Y-Bham đích-thân dự họp và rồi cũng cùng về với mọi người... .
Y Bham nguyên là Phó Tỉnh-Trưởng Thượng-Vụ của Tỉnh Darlac.
Năm 1960-61, lúc tôi tùng-sự đợt đầu tại Nha CSCA Cao-Nguyên Trung-Phần, ở Buôn Ma-Thuột, tôi có bắt được một số dân Thượng hoạt-động cho Việt-Cộng, và đă giải chúng đến giao cho viên Phó Tỉnh-Trưởng Thượng-Vụ, để ông giải-quyết theo phong-tục Thượng.
Các kẻ phạm tội h́nh-sự & hộ-sự dù là người Kinh mà xâm-phạm đến người Thượng, th́ cũng đều được giao cho “Ṭa Án Phong-Tục Thượng” xử.
Do đó, tôi có t́m hiểu về Y Bham.
Ông là một cựu nhân-viên
sở Pháp,
thuộc số hiếm-hoi học cao hơn người xung
quanh.
Nhưng trong nội-các “Thượng Tự-Trị” của ông, tuy cũng gồm đủ các Bộ, song các Tổng/Bộ-Trưởng dân-sự hoặc Tổng-Tham-Trưởng/Tư-Lệnh quân-sự chỉ là cựu công-nhân Công-Chánh của Pháp hoặc cựu binh-sĩ phụ-lực-quân (“lính Ra-Đê”) của Pháp trước kia mà thôi.
Theo tôi, Y Bham và đồng-bọn không phải là cộng-sản; nhưng họ dễ bị khích-động ‒ phần v́ tự-ái sắc-dân, phần cần quyền+lợi bản-thân, lại thích “chơi” với “cấp cao”.
Dưới thời Pháp-thuộc, các Chủ Làng-lớn đă được tiếp-xúc nhiều lần với Hoàng-Đế Bảo-Đại, cao hơn các quan địa-phương, dù Ta hay Tây.
Dưới thời Đệ-Nhất Cộng-Ḥa, các Chủ Làng-lớn bị bắt quỳ xuống tùng-phục rửa chân cho Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm.
Bây giờ, dưới thời Đệ-Nhị Cộng-Ḥa, Y Bham lănh-đạo các Chủ Làng lớn trên toàn Cao-Nguyên, mới chỉ được cấp Tỉnh-Trưởng tiếp đón đại-diện của ḿnh, trong lúc đại-diện Chính-Quyền Trung-Ương, là Bộ-Trưởng Paul Nurr, chỉ là đàn-em của ông mà thôi. Nay Lor, thấp hơn ông nhiều, mà cũng đă là đại-tá, Tỉnh-Trưởng Tỉnh Pleiku rồi. Rơ-ràng, ông cần tiếp-xúc với cấp thật cao, và được biệt-đăi hơn người... .
Nhưng đề-nghị
trên của tôi không được ngay phía Chính-Quyền
trong buổi họp này lưu-tâm.
Chắc hẳn là v́ địa-phương chỉ được Cấp Trên giao cho nhiệm-vụ trù-liệu thể-thức tiếp-nhận số người trở về, nên không tự-ư đề-cập vấn-đề bản-thân lănh-tụ “Fulro”.
Tiểu-Khu chỉ lo có việc tiếp nhận một đợt trở về, c̣n về tương-lai của cả phong-trào th́ không thấy ai nói ǵ... .
Cả một biến-cố quan-trọng cho cả Quốc-Gia như thế mà đi giao khoán cho một Vùng II Chiến-Thuật; và, cuộc nổi loạn lan tràn nhiều Tỉnh, mà Vùng lại chỉ ỷ lại vào một Tiểu-Khu Darlac (Édé của Tỉnh Darlac đă nổi loạn bạo-hành tại hai Tỉnh Quảng-Đức và Darlac vào năm 1964; tiếp theo, Djarai của Tỉnh Pleiku cũng đă tạo-phản thảm-sát người Kinh ở Tỉnh Phú-Bổn vào năm 1965; trong lúc Tổng-Trưởng Paul Nurr, người gốc Bahnar/Sédang của Tỉnh Kontum, xem như đứng trên tất cả các sắc-dân Thượng toàn Vùng, đồng-thời đại-diện Chính-Quyền Trung-Ương, th́ lại tự xem dưới quyền lănh-đạo của Y Bham!)
Tôi nghĩ: Y Bham mà c̣n lưu-vong trong rừng th́ “tinh-thần Fulro” ‒ Thượng đ̣i tự-trị ‒ vẫn chưa nguội tàn.
Dưới thời Đệ-Nhất Cộng-Ḥa, họ đă bị thực-dân Pháp giật dây. Bây giờ, dưới thời Đệ-Nhị Cộng-Ḥa, họ lại nhận được sự tán-trợ vô-ư-thức v́ nghĩa-hiệp-hăo của một số ít nhân-vật Hoa-Kỳ.
Qủa thật, sau đó “Fulro” vẫn c̣n quấy rối, nổi bật là mấy vụ ở Tỉnh Pleiku.
Paul Nurr, người gốc Bahnar (Kontum), rời chức Tổng-Trưởng Phát-Triển Sắc-Tộc; Nay Louett, người gốc Djarai (Pleiku), lên thay.
Nhưng Y Bham, người gốc Édé (Darlac), vẫn chưa trở về... .