CỰU
THỦ-TƯỚNG PHAN-HUY QUÁT
Trong
tác-phẩm PHẬT
PHÁP (Tập V) của Ḥa-Thượng Thích
Chánh Lạc, do Nhà Xuất-Bản Phú-Lâu-Na
ấn-hành vào năm Phật-Lịch 2560 (dl. 2016),
độc-giả đọc được, từ trang 177
đến trang 207, bài-viết nhan đề CÁI
CHẾT TRONG TÙ CS CỦA CỰU THỦ-TƯỚNG PHAN HUY
QUÁT của Nguyễn Tú, trích
trong tạp-chí Bất
Khuất.
Tôi
kính-trọng cựu Thủ-Tướng Phan
Huy Quát.
Tuy
nhiên, đọc xong bài-viết này của kí-giả Nguyễn
Tú, tôi có một số thắc-mắc, nên xin nêu lên
đây, gọi là một chút phản-hồi.
I
CỰU
THỦ-TƯỚNG PHAN HUY QUÁT
TỪ-TRẦN
NGÀY NÀO?
I.1/
Ở trang 178, có đoạn:
“Khi
biết ông [BS. Phan Huy Quát] không
thể nào qua khỏi, chúng [VC] mới đem ông lên
bệnh xá [vào ngày 26-4-1979]. Ông
chết
ở đó vào ngày hôm
sau, 27 Tháng Tư 1979.”
Nhưng
ở trang 186, lại có đoạn:
“Băng
ca được khiêng đi. Bệnh nhân vẫn nằm,
mắt nhắm, không một phản ứng…. Lúc đó
khoảng 10 giờ rưỡi….
“Trưa
hôm sau,
khi lấy cơm trở về, anh em th́ thầm rỉ tai
nhau: ‘Bác Sĩ Quát chết rồi!’
Cả pḥng nhao nhao: ‘Hồi nào? Hồi nào? Chết
mau quá vậy?’ Một anh
đáp: ‘Nghe nói, [chết]
hồi trưa hôm
qua th́ phải.’…”
BS
Phan Huy Quát được đem lên
bệnh-xá (vào ngày 26-4-1979).
Rồi
trưa hôm sau
(27-4-1979), sau ngày ông được đem lên
bệnh-xá (26-4-1979), anh em th́ thầm rỉ tai nhau…. “Nghe
nói [BS. Quát chết] hồi trưa hôm qua th́
phải.” Trưa hôm qua là
ngày ông được khiêng lên bệnh xá, tức là ngày
26-4-1979, chứ không phải là ngày 27-4-1979.
Vậy
Bác-Sĩ Phan Huy Quát chết
vào ngày nào? 26-4-1979 hay
27-4-1979?
I.2/
Tôi đối-chiếu lịch âm+dương (tham-chiếu)
th́ thấy ngày
27 Tháng Tư 1979 là ngày
Thứ Sáu, mồng
2 Tháng Tư âm-lịch Kỷ Mùi.
Thế
mà ở trang 199, lại có đoạn:
“Cựu
Thủ Tướng Phan Huy Quát đă
vĩnh
viễn nằm xuống [chết] sau ba năm, tám tháng đấu tranh không
nhượng bộ trong gọng ḱm Việt Cộng. Ngày 30 Tết, năm Mậu Ngọ
(dương lịch: 1978)” (bài-viết trong sách in
đậm ḍng chữ này.)
Độc-giả
không hiểu “ngày 30 Tết, năm Mậu-Ngọ” là ngày-cuối-năm
của năm liền-trước ngày Tết Mậu
Ngọ (tức là ngày-cuối-năm của năm Đinh
Tị), hay là ngày-cuối-năm của chính năm Mậu
Ngọ.
Nhưng
bài-viết đă có ghi rơ (chữ đậm) là năm dương-lịch
1978.
Lấy
năm dương-lịch 1978
làm chuẩn,
tôi tra-cứu lịch năm 1978 th́ thấy:
Ngày
1 Tháng 1 năm 1978 là ngày Chủ Nhật 22 Tháng 11 âm-lịch
của năm Đinh Tị (trước năm Mậu
Ngọ); ngày 31 Tháng 12 năm 1978 là ngày Chủ Nhật
mồng 2 Tháng Chạp âm-lịch của năm Mậu
Ngọ (sau năm Đinh Tị).
Vậy
“ngày 30
Tết (dương lịch 1978)”
phải là ngày-cuối-năm của năm liền-trước
ngày Tết Mậu Ngọ, tức là ngày-cuối-năm
của năm âm-lịch Đinh
Tị (trước năm Mậu Ngọ, chứ không
phải là năm Mậu Ngọ).
V́ tháng 12 của năm Đinh Tị không có ngày 30,
nên ngày-cuối-năm là ngày Thứ Hai 29 Tháng Chạp âm-lịch Đinh
Tị, tức ngày
6 Tháng 2 năm 1978.
Nhưng
ở trang 178 trích trên, tác-giả đă viết là “Ông
[Quát] chết
ở đó vào ngày hôm
sau, 27 Tháng Tư 1979”!
Lấy
năm dương-lịch 1979
làm chuẩn, tôi tra-cứu lịch năm 1979 th́
thấy:
Ngày
27 Tháng Tư 1979
là ngày Thứ Sáu, mồng
2 Tháng Tư âm-lịch Kỷ Mùi (sau năm Mậu
Ngọ, chứ không phải là năm Mậu Ngọ).
Ngày
mồng 2 Tháng
Tư, dù là của năm âm-lịch nào, th́ cũng
không thể là
“ngày 30
Tết, năm (âm-lịch)”!
Nhưng
ở trang 199 trích trên, tác-giả đă ghi-chú và cho in
chữ đậm là “Ngày
30 Tết, năm Mậu Ngọ (dương lịch: 1978)”!
Thế
th́ cố Thủ-Tướng Phan Huy Quát
thật-sự từ-trần vào ngày nào?
27-4-1979?
hay
26-4-1979? hay 6-2-1978?
II
THỦ-TƯỚNG
NGÔ Đ̀NH DIỆM
VỀ
NƯỚC NGÀY NÀO?
Ở
trang 192, có đoạn:
“Ở
Pháp, Quốc Trưởng Bảo
Đại phong ông Ngô Đ́nh
Diệm làm thủ tướng.
Ngày 7 Tháng Bảy 54, ông Diệm
về nước…”
Tuy
ngày về nước của Thủ-Tướng Ngô
Đ́nh Diệm
chưa được
phối-kiểm chính-xác (tham-chiếu),
nhưng sự thật là Thủ-Tướng Ngô
Đ́nh Diệm đă về nước vào cuối
tháng 6-1954, ra Hà-Nội xem xét t́nh-h́nh,
rồi trở vào Sài-G̣n thành-lập
nội-các vào đầu tháng 7-1954.
Ngày
7 Tháng Bảy 54 không
phải là ngày “ông Diệm về
nước” như Ô. Nguyễn
Tú viết, mà là ngày “Chánh-phủ Ngô-đ́nh-Diệm
tựu
chức” (Đoàn Thêm.
1965. HAI MƯƠI NĂM QUA –
Việc từng ngày (1945-1964) trang 150. Los
Alamitos, CA, USA: Xuân Thu).
Ngày
7-7-1954 cũng được gọi
là “Ngày
Song-Thất”.
III
CỰU
THỦ-TƯỚNG PHAN HUY QUÁT
BỊ
AI LỪA PHẢN?
III.1/ Ở
trang 178, có đoạn:
“Kư giả kỳ cựu Nguyễn
Tú, bạn ông [Phan Huy Quát],
và cũng là bạn tù (người đă sống bên
cạnh Bác Sĩ Quát trong những
ngày tháng và giờ phút
cuối cùng tại khám Chí Ḥa”.
Ở
trang 183, có đoạn:
“Tôi
[Nguyễn Tú] dồn
dập bên tai Bác Sĩ Quát:
‘Ai đặt bày, lừa bắt anh?
Ai phản anh? Thằng
Liên phải không?
Nói đi! Nói đi!’
Đôi môi bệnh nhân như mấp máy…. Một hơi
thở kḥ khè, theo sau là vài tiếng khô khốc, nặng
nhọc như cố trút ra từ một chiếc bong bóng
đă dẹp hơi đến chín phần mười:
‘Thôi! Anh Tú ạ.’….
Một hơi thở một chút gấp hơn, như làn hơi
hắt vội ra lần chót: ‘Thôi!
Thôi! Bỏ đi!’ [chừng 30 phút trước khi
BS. Quát được khiêng ra
khỏi pḥng rồi chết vào trưa hôm ấy.]”
Đă
sống bên cạnh nhau trong nhiều ngày tháng, “nói
với nhau nhiều chuyện”, “nói chuyện thẳng
thắn, cởi
mở, không
nghi ngại” (trang 201), “Bác Sĩ Quát
đă tóm lược
cho tôi nghe cuộc ‘phiêu lưu’ của ông và gia
đ́nh [sau ngày 30-4-1975]” (trang 199):
“Ông
[Quát] bằng ḷng cho con trai út Phan
Huy Anh đi thăm ḍ đường lối. Do
một người bạn của Huy
Anh giới thiệu, Bác Sĩ Quát
thuận gặp một người tên Nguyễn
Ngọc Liên. Liên tự xưng
là một thành viên quan trọng của một tổ
chức chống Cộng nhận nhiệm vụ bắt liên
lạc với Bác Sĩ Quát,
mời ông gia nhập tổ chức [không biết là
tổ-chức ǵ, ở đâu, do ai lănh-đạo!] và nơi
tổ chức có thể giúp gia đ́nh ông vượt
biên. Bác Sĩ Quát đồng
ư về đề nghị thứ hai của Liên….
Gia đ́nh Bác Sĩ Quát gồm bà
Quát, các con, cháu hơn mười
người được dẫn đi trước
xuống Cần Thơ, ở
lại đó hai ngày. Hôm sau lên xe đi tiếp, dọc
đường bị chận lại, đưa về khám
Cần Thơ. Cả
nhà biết là đă bị mắc lừa. Một
tuần sau bị giải về trại giam Chí
Ḥa, Saigon…” (trang 197)
Thế
rồi: “Về phần Bác Sĩ Quát
và con trai út của ông là Huy Anh
th́ được tên Liên
đưa đi tạm trú tại một căn nhà kín
đáo ở Chợ Lớn. Hai ngày
sau, theo kế hoạch, tên Liên
đưa Bác Sĩ Quát và Huy
Anh ra khỏi Saigon. Khi xe ô-tô
tới một điểm hẹn vắng vẻ thuộc
tỉnh Biên Ḥa th́ đă có
một xe ô-tô khác đậu bên đường, nắp
ca pô mở sẵn theo mật hiệu đă quy định.
Xe chở Bác Sĩ Quát và Huy
Anh dừng lại. Một toán người đi
tới, vây quanh xe, rút súng hăm dọa. Bác Sĩ Quát
[lại một lần nữa] biết
ḿnh bị lừa…” (trang 198)
III.2/
Bỏ qua cái chuyện vô-lí
là đă bị (mắc
lừa v́ tên Liên)
đưa vào khám Chí Ḥa, rồi
c̣n (ra khỏi khám Chí Ḥa) đi
theo tên Liên đến tỉnh Biên
Ḥa để lại bị bắt…, Ô. Nguyễn
Tú kể tiếp: “[ở trong trại giam] Pḥng
nhận thêm một tù nhân từ biệt giam qua. Người
này, khi nhận thấy Bác Sĩ Quát
th́ tỏ vẻ lúng túng, ngượng ngập. Có chi
lạ đâu? Hắn là Nguyễn
Ngọc Liên, người mời chèo Bác Sĩ Quát
vào khu để rồi rơi vào bẫy sập
ở Biên Ḥa. Trong pḥng ngoài Bác
Sĩ Quát và tôi, không một ai
khác biết mối liên hệ giữa Bác Sĩ Quát
và hắn. Bác Sĩ Quát cư
xử rất tự nhiên, không tỏ vẻ ǵ khó
chịu, bực tức, nóng nẩy…” (trang 201-02).
Sự
việc rơ-ràng như thế. Nếu
có điều ǵ Ô. Tú chưa
chắc, th́ qua suốt nhiều
ngày tháng sống cạnh BS.
Quát, tại sao Ô. Tú
không hỏi, mà đợi cho đến giây phút Bác Sĩ
Quát không
thể nào qua khỏi, kí giả Nguyễn
Tú mới “hỏi
dồn ông về tên Liên”
(trang 203)!
Phải
chăng Ô. Tú không tin vào lời
kể chuyện trước đó của Bác Sĩ Quát
về tên Liên?
C̣n
nếu đă tin đó là sự thật, mà Ô. Tú,
mặc dù đă thấy thái-độ “bỏ đi” của BS. Quát
trong thời-gian qua đối với tên Liên,
mà vẫn cứ “hỏi dồn”, th́
tức là có ác-í muốn hành-hạ tinh-thần BS. Quát,
không cho linh-hồn BS. Quát
được thảnh-thơi an nghỉ, mà bắt người
nhân-từ phải ghi-tâm khắc-cốt để mang
xuống tuyền-đài mối hận-thù ấy đối
với tên Liên?
IV
CỰU
THỦ-TƯỚNG PHAN HUY QUÁT
LÀ
NHÂN-VẬT THUỘC DIỆN NÀO?
IV.1/
Ở trang 197, có đoạn:
“Ông
(BS. Quát) nặng t́nh gia đ́nh,
không muốn gia-đ́nh bị khổ trong ṿng ḱm kẹp
của Cộng Sản và muốn gia đ́nh sống
một nơi an toàn [vượt biên tị
nạn]. Đồng thời ông cũng không muốn làm ‘kẻ
bỏ chạy’ v́ ông cũng rất nặng t́nh
quê hương, đất nước…. Bác Sĩ Quát
ư thức rất rơ hai mối t́nh song hành kia, t́nh gia đ́nh
và t́nh quê hương, đất nước, khó mà dung
được với nhau và chỉ có thể chọn
một. Và ông đă chọn
[vượt biên].”
Ô.
Nguyễn Tú cũng nhắc đến
2 lần BS. Quát quyết-định
đi ra nước ngoài (do Trung-Hoa Dân-Quốc
và Hoa-Ḱ giúp-đỡ, nhưng v́
trục-trặc nên không đi được) trước
đó.
Tức
là Ô. Nguyễn Tú ghi tên của
cựu Thủ-Tướng Phan Huy Quát (dù
chết ở Việt-Nam) vào chung danh-sách với các nhân-vật bỏ nước ra đi
(mà vị bị lừa nên bị bắt giam), chứ không
phải là đă chọn “ở
lại quê hương” sống+chết với
đồng-bào.
IV.2/
Ở
trang 193-94, có đoạn:
“Nhưng
ngày kết liễu nền Đệ Nhị Cộng Ḥa chưa
phải là ngày chấm dứt hoạt động
của
Bác Sĩ Phan
Huy Quát.
Nó đưa hoạt động ấy sang một hướng
khác, hoàn toàn xa lạ với con người vốn dĩ
trong bao năm qua đă quen và chỉ quen hoạt động
chính trị theo
lối ‘chính
quy’,
trong ‘đường
lối chính quy’.
Và con người thận trọng trong ông đă lao vào
một trận địa mà trước kia ông
chưa từng một lần lưu tâm và nghiên cứu
địa h́nh phức tạp, hết sức bất thường
do vậy cũng hết sức bất ngờ: địa h́nh
của trận địa hoạt
động bí mật,
mà v́ tính chất của riêng nó, đ̣i hỏi một cách
suy nghĩ khác, một thứ thông minh khác, một loại
bén nhạy khác, thậm chí đến cái can đảm
trong hoạt động bí mật cũng phải là cái can
đảm khác. Vị cựu thủ tướng, tự thân,
chưa
được chuẩn bị kỹ càng cho h́nh thái
hoạt động bí mật nó có những điều
luật, những nguyên tắc đặc thù của riêng nó.
Điều
này cũng dễ hiểu: ông chưa từng thấy có nhu
cầu đó. Hoạt động
chính trị của
ông từ trước không cần đ̣i hỏi ông có
những nhu cầu đó. Vậy mà trước hoàn
cảnh đất nước rối bời đang
diễn tiến trước mắt, ông đă chọn
dấn thân vào con đường mới mẻ này.
Một quyết định
dũng cảm
của
một con người ngày ấy đă gần 70 tuổi,
và chắc chắn không phải là một quyết định
dễ dàng.
“Sau
ngày Sai gon thất
thủ 30 Tháng Tư 1975, Bác Sĩ Phan
Huy Quát không
đáp ‘lời mời’ ra tŕnh diện của Việt
Cộng…. Bác Sĩ Quát
đă dời tư thất ở đường Hiền Vương
và bắt đầu cuộc đời ‘du mục’ trong Saigon,
quyết không để cho Việt Cộng bắt…”
Tôi
thấy Ô. Nguyễn
Tú đă
phân-tích (phân-loại, phân-diện) như thế quả là
chí-lí. Một thủ-tướng
“chính quy” (công-khai)
khác với một nhà
hoạt-động bí-mật.
Cựu thủ-tướng
Phan Huy Quát chưa được chuẩn
bị kỹ càng cho h́nh thái hoạt động bí mật
nó có những điều luật, những nguyên tắc
đặc thù của riêng nó.
Tuy
nhiên, Ô. Nguyễn
Tú
đă sai khi viết là BS. Quát
“quyết
định dũng cảm”
trong “hoạt
động bí mật”,
mà hoạt-động bí-mật đó chỉ là việc
trốn-tránh “không để cho Việt Cộng bắt”
và mục-đích chỉ là t́m cách vượt
biên.
Hơn nữa, Ô. Tú
quên rằng BS. Quát
làm thủ-tướng trong thời-chiến, cuộc
chiến chống Cộng, về cả chính-trị
lẫn
quân-sự,
dân-sự,
mà đa-số kẻ thù trong đa-số trường-hợp
đều đă hoạt-động
bí-mật,
trong h́nh-thái
hoạt-động bí-mật.
Thế mà ông [BS. Quát]
“chưa từng một lần lưu tâm và nghiên
cứu… trận địa hoạt động bí mật
(trang 193), chưa từng thấy có nhu cầu đó. Hoạt động
chính trị của
ông từ trước không cần đ̣i hỏi ông có
những nhu cầu đó”! (trang 194)
Ô.
Nguyễn Tú
muốn biện-hộ
cho
BS. Quát,
nhưng lại làm hiện lộ
cái
phần iếu-kém của nhà hoạt-động công-khai
(chính-khách
“xa-lông”) khi phải dấn thân vào hoạt-động bí-mật
(chiến-sĩ
trận-tiền). Một người “tham chính nhiều
lần, từng làm bộ trưởng giáo dục,
nhất là tổng trưởng quốc pḥng, cuối cùng
giữ chức vụ Thủ Tướng Việt
Nam Cộng Ḥa,
cũng là Chủ tịch Liên Minh Á Châu Chống Cộng,
phân bộ Việt
Nam,
và là chủ nhiệm tuần báo Diễn Đàn”,
lại là một lănh-tụ của Đại-Việt
Quốc-Dân-Đảng (ĐVQDĐ
chiếm đến 5 ghế quan-trọng kể cả:
Bộ-Trưởng Ngoại-Giao, Bộ-Trưởng Giáo-Dục,
Bộ-Trưởng Thanh-Niên, Tổng-Thư-Kư Chính-Phủ
tức Bộ-Trưởng tại Phủ Thủ-Tướng)
mà không t́m được một ai là thân-tín để
nhờ giúp-đỡ ḿnh, lại chui vào bẫy để
phải bị lừa một cách dễ-dàng bởi một
kẻ lạ mặt hành-tung bất-minh ḿnh mới gặp
lần đầu!
Như
thế, Ô. Nguyễn
Tú đă
mặc-nhiên đánh giá cựu Thủ-Tướng Phan
Huy Quát là
một chính-trị-gia bất-toàn, một nhà hoạt-động
bất-tài.
Nghiên-cứu
lịch-sử, hoặc viết bài phê-b́nh, là một
việc khác. Đằng nầy, chỉ viết “như
một nén hương chiêu niệm chung”
(trang 178), “gọi
là một chút để ấm ḷng người đă
khuất”
(trang 206), th́ theo thiển-í, đoạn phân-tích trên nên
được để dành cho các dịp khác, không
thực cần-thiết cho bài hồi-kí này.
V
KẾ
HOẠCH GIÁO DỤC PHAN HUY QUÁT
V.1/ Ở
trang 191, có đoạn:
“Cuộc
đời chính trị của ông [Phan
Huy Quát] chỉ thực sự bắt đầu sau khi
cựu Hoàng Bảo Đại đă
kư hiệp ước Vịnh Hạ
Long với Cao ủy Bollaert
của Pháp ngày 8 tháng Ba 1949. Trong
chính phủ đầu tiên của quốc gia Việt
Nam do cựu Hoàng Bảo Đại
lănh đạo, Bác Sĩ Quát
tham chính với tư cách Tổng
[sic] Trưởng
Bộ Quốc
Gia Giáo Dục. Sau
đó ông được bổ nhiệm vào chức vụ
Tổng Trưởng
Quốc Pḥng…”
Chính
chính-phủ này, do Quốc-Trưởng Bảo
Đại cầm đầu, đă gồm có 4
tổng-trưởng và 11 bộ-trưởng, và vào ngày
19-9-1949 đă ra sắc-lệnh ấn-định
chức-chưởng khác nhau của các Tổng- và
Bộ-Trưởng. Tức là Tổng-Trưởng cao hơn
Bộ-Trưởng. (Đoàn Thêm.
1965. HAI MƯƠI NĂM QUA –
Việc từng ngày (1945-1964) trang 59.
Los Alamitos, CA, USA: Xuân Thu).
BS.
Quát là Bộ-Trưởng
Quốc-Gia Giáo-Duc, không nên tụ í nâng ông lên hàng
Tổng-Trưởng.
V.2/
Ở trang 203-05, có đoạn:
“Tôi
thường nghĩ, trong suốt cuộc đời tham chính,
thành tựu của Bác Sĩ Phan Huy Quát
có ư nghĩa lớn lao nhất, có ích cho quốc dân
nhất, do đó quan trọng vào bậc nhất v́
trực tiếp liên quan sâu sắc nhất đến
tiền đồ tổ quốc, là ông đă giành
được chủ quyền cho ngành giáo dục Việt
Nam, khi ông được Cựu Quốc Trưởng
Bảo Đại phong ông làm Tổng
[sic] Trưởng
Bộ Giáo Dục trong chính phủ đầu tiên
của Quốc Gia Việt Nam mới
được Pháp thừa nhận nền độc
lập…. Ông đă thuyết phục được phía Pháp
trao trả Việt Nam trọn
quyền của ngành giáo dục.
Ông đă
đặt nền móng vững chắc cho việc dùng
Việt ngữ là ngôn ngữ chính trong mọi giáo tŕnh,
mở đầu kỷ nguyên cải cách giáo dục toàn
diện từ tiểu học, qua trung học, lên tới
đại học và trên đại học mang tính
chất hoàn toàn quốc gia mà dấu
ấn căn bản và nguyên tắc đó không một ai,
sau ông, có thể thay đổi được. Pháp
ngữ đă lui xuống thứ hạng như bất
cứ sinh ngữ nào khác được giảng dạy
trong mọi cấp học tŕnh.
Thành quả tranh đấu gay go trong thầm lặng
nhưng thật rực rỡ của ông với Phái đoàn
Pháp và công cuộc tiến hành
cải cách giáo dục của ông đă được báo
chí thời đó xưng tụng và mệnh danh một cách
rất xứng đáng là ‘Kế
hoạch giáo dục Phan Huy Quát.’
Tên tuổi ông đă gắn liền với tương
lai của biết bao thế hệ nam, nữ, thanh,
thiếu niên trong lănh vực giáo dục nó là ch́a khóa
của tiến bộ văn minh và phát triển văn hóa
cho đất nước, cho dân tộc. Thành
công nào có thể đẹp hơn, lâu bền hơn thành
công của ông trong sự nghiệp giáo dục đào
tạo con người?”
Tôi
đồng-í là cựu Thủ-Tướng Phan
Huy Quát đă cống-hiến cho nền giáo-dục Việt-Nam
nhiều cải-tổ, cải-cách… trong 6 tháng ông làm
Bộ-Trưởng Giáo-Dục.
Nhưng,
về việc
đặt nền móng vững chắc cho việc dùng
Việt ngữ là ngôn ngữ chính trong mọi giáo tŕnh
th́, trước Ô. Phan Huy Quát, đă có Ô. Hoàng
Xuân Hăn, Bộ-Trưởng Giáo-Dục &
Mỹ-Thuật trong chính-phủ Trần
Trọng Kim, từ năm 1945 (4 năm trước
đó) đă là người
đầu tiên thiết lập và ban hành chương
tŕnh giáo dục bằng chữ Quốc ngữ
ở các trường
học, áp dụng việc học và thi Tú Tài
bằng
tiếng Việt, dùng tiếng Việt
trong những công văn chính thức.
(thí-dụ)
Công-lao
hầu như suốt đời của Ô. Hoàng
Xuân Hăn đối với ngành giáo-dục, nhất là
việc
sử-dụng Việt-ngữ cả trong học-đường,
trong đời sống tinh-thần lẫn ngoài xă-hội,
có bề dày đă được sử+sách ghi-nhận.
Trong
tác-phẩm nghiên-cứu mới đây (đầu năm 2017)
của Giáo-Sư Phạm Cao Dương
(“Trước Khi Băo Lụt Tràn
Tới: Bảo Đại - Trần
Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam [9-3-1945
– 30-8-1945]” người điểm sách Bùi
Khiết đă lập một bản tổng-kết
thành-tích sơ-khởi của thời đó, trong đó có:
Tổ Chức và Chuyển
Ngữ Ngành Giáo Dục Việt Nam. (tham-chiếu)
Trong
lúc Ô. Hoàng Xuân Hăn là
một nhà bác-lăm về
các lănh-vực văn-hóa, giáo-dục, ngôn-ngữ-học,
sử-học, toán-học, kỹ-thuật, v.v… th́ Ô. Phan
Huy Quát là một nhà hàn-lâm Y-Khoa và là một chính-trị-gia―và
với tư-cách này ông đă tham-chính, cầm-nắm ngành
giáo-dục chỉ nửa năm, rồi lên làm Tổng-Trưởng
Quốc-Pḥng suốt 4 năm. Phải
chăng Ô. Quát giỏi ở
địa-hạt quân-sự hơn là ở môi-trường
giáo-dục?
V.3/
Điều tôi muốn nói
ở đây là Ô. Nguyễn Tú đă
viết về mấy Nghị-Định của Ô. Phan
Huy Quát (đúng ra là bổ-túc Chương
Tŕnh Giáo Dục của
Ô. Hoàng Xuân Hăn) bằng câu
kết-luận: “dấu
ấn căn bản và nguyên tắc đó không một ai,
sau ông [Phan Huy Quát], có thể thay đổi được.”
(trang 204)
Ca-tụng
thần-tượng của ḿnh là quyền của
mỗi/mọi người.
Nhưng quyết-đoán rằng ông A, bà B (hay một nhân-vật nổi bật nào đó) trong một quá-khứ nào đó là nhân-vật “vô-tiền khoáng-hậu” ―không ai có thể thay-thế được trong tương-lai― th́ là một í-tưởng không-tưởng, một luận-lí phi-lí, một ngụ-í ác-í, một chiến-dịch truyền-dịch, có thể mở đường cho những hành-động phản-động.
Sau
chính-phủ của Cựu-Hoàng Bảo-Đại
trong đó có Bộ-Trưởng Giáo-Dục Phan
Huy Quát, sau Đệ-Nhất và Đệ-Nhị
Việt-Nam Cộng-Ḥa, và sau này nữa, khi Việt-Nam
tiến-bộ hơn, văn-minh hơn, chiếm được chỗ đứng trọng-iếu
trong một thế-giới toàn-cầu-hóa, không lẽ sẽ không có những
nhà lănh-đạo giáo-dục nào khác xuất-sắc hơn hay sao?
Tôi
kính-trọng cựu Thủ-Tướng Phan
Huy Quát.
Nhưng
mỗi anh-hùng chỉ là anh-hùng trong một lănh-thổ
(không-gian) và một thời-ḱ
(thời-gian) nhất-định
mà thôi.