“NHÀ NƯỚC” TRONG THI-CA

 

 

        Cuối bộ “Việt-Nam Sử-Lược”, Quyển II, ở Chương Tổng Kết, sử-gia Trần Trọng Kim có chú-thích: “Trước tôi đă dự-bị viết một quyển sử nối theo sách này. Tôi đă thu-nhặt được rất nhiều tài-liệu. Chẳng may đến cuối năm bính-tuất (1946) có cuộc chiến-tranh ở Hà-nội, nhà tôi bị đốt cháy, sách-vở mất sạch, thành ra đành phải bỏ quyển sử ấy không làm được nữa.” (trang 353)

        Như thế tức là bộ “Việt-Nam Sử-Lược” đă được hoàn-thành sau biến-cố bính-tuất 1946 – là cuộc “kháng chiến toàn quốc” khởi đầu vào ngày 19-12-1946.

        Điều đáng chú ư là, trong những trang sử sau cùng, viết về “Công-việc của người Pháp tại Việt-Nam”, Ông Trần Trọng Kim đă viết: “chính-phủ Bảo-hộ một mặt th́ lo việc pḥng giữ, một mặt lo mở-mang các công-cuộc kiến-thiết...” (trang 315), và kết-luận (cho toàn bộ “Việt-Nam Sử-Lược”): “Ấy là những công-việc làm của chính-phủ bảo-hộ vậy.” (trang 317)

        Như thế, từ-ngữ “chính phủ” đă được sử-dụng suốt thời Pháp-thuộc cho đến sau 1946.

        Đó là về phía không-cộng-sản.

 

        C̣n về phía cộng-sản, th́:

        Trước đó, Việt-Minh (Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội), tức Cộng-Sản Việt-Nam, đă thành-công trong cuộc “Cách Mạng Mùa Thu” hay là “Cách Mạng Tháng Tám” vào ngày 19-8-1945, được chính-thức-hóa bằng lễ tuyên-bố Việt Nam Độc Lập, thành-lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, với một “Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời”, vào ngày 2-9-1945 (sau khi Hoàng-Đế Bảo Đại đă tuyên-bố Việt Nam Độc Lập lần đầu tiên vào ngày 11-3-1945, hai ngày sau cuộc chính-biến Nhật đảo-chính Pháp 9-3-1945).

        Đến ngày 1-1-1946, Việt Minh mở rộng chính-phủ, gọi là “Chính Phủ Liên Hiệp Lâm Thời”.

        Đến ngày 2-3-1946, họ tổ-chức bầu-cử Quốc-Hội, thành-lập “Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến” (có khi gọi là “Chính Phủ Liên Hiệp Quốc Gia”.

        Sau một thời-gian “kháng chiến”, nhiều người bất-măn cộng-sản đă đặt ra mấy câu thơ:

 

        Chú phỉnh tôi rồi, chính phủ ơi!

        Chú khiêng lên hết chiến khu rồi!

        Thi đua chi nữa? thua đi măi!

        Kháng chiến lâu rồi, khiến chán thôi!

 

       Như thế, phía Cộng Sản Việt Nam, cho đến nhiều năm sau “kháng chiến toàn quốc19-12-1946, cũng vẫn gọi bộ máy cầm quyền (cai trị) của họ là Chỉnh Phủ.

 

*

       Vậy th́, kể từ ngày nào mà từ-ngữ “Nhà Nước” ra đời, thay cho hai chữ “Chính Phủ” (bên phía cộng-sản Việt-Nam)?

*

        Tôi nhớ, dưới thời Pháp-thuộc (từ cuối thế-kỷ 19 đến trước ngày 3-9-1945), hai tiếng “Nhà Nước” đă được các giới b́nh-dân Việt-Nam sử-dụng, ít nhất là tại Huế.

        Người Việt-Nam nào làm việc với người Pháp (Ṭa Khâm-Sứ, Ṭa Công-Sứ; các cơ-quan PTT (Postes, Télégraphes et Téléphones= Bưu-Điện), Hôpital (=Bệnh-Viện), Eaux et Forêts (=Thủy-Lâm), Douanes et Régies (=Quan-Thuế), Traveaux Publics= Công-Chánh), Police (=Cảnh-Sát), Sûreté (=Mật-Thám), thậm-chí cả Sipéa (Société Indochinoise de Pétrole et d’Électricité en Annam= Nhà Đèn), v.v... đều được gọi là “làm việc Nhà Nước”, “ăn lương Nhà Nước”.

        Nhà Nước”, ở đây, là “Nhà Nước Bảo-Hộ”, “Nhà Nước Pháp” thực-dân.

        Làm việc bên phía Nam-triều hầu như không được gọi là “làm việc Nhà Nước”.

        Nhưng ở Huế có một “Nhà Thờ Nhà Nước” (ở Đường Nguyễn Tri Phương). Đó là nhà thờ Ky-Tô-Giáo dành riêng cho các quan-chức/sĩ-quan và gia-đ́nh Pháp Bảo-Hộ, tức là Nhà Thờ Chính-Phủ Pháp Thực-Dân.

*

        Tuy nhiên, từ-ngữ “Nhà Nước” đă được đưa vào thi-ca Việt-Nam, kể từ năm 1939, sau khi Pháp, Anh, Úc, và Tân Tây Lan tuyên-chiến với Đức Quốc-Xă ở Châu Âu, giai-đoạn đầu của Chiến-Tranh Thế-Giới Lần Thứ Hai.

        Nói là thi-ca Việt-Nam, nhưng thật ra chỉ là một bài thơ lục-bát tiếng Việt, mà do Chính-Phủ Bảo-Hộ Pháp phổ-biến, để tuyển-mộ người Việt-Nam qua Pháp tham-gia vào quân-đội Pháp chống lại Đức xâm-lăng. Ṭng-quân để tham-dự chiến-chinh, gọi là ṭng-chinh.

        Nguyên trong Chiến-Tranh Thế-Giới Lần Thứ Nhất (1914-1918), liên-quân AnhPháp có mở một cuộc tổng-tấn-công tại Sông Somme, đánh vào tuyến đầu của Đức xâm-lăng tại đây, mà kết-quả lúc đầu là “phe ta” thiệt-hại hơn một triệu quân, của cả chính-quốc lẫn các thuộc-địa năm Châu (Âu, Á, Úc, Mỹ, Phi), biến nó thành mặt-trận đẫm máu nhất, và trận-chiến lớn nhất, trong lịch-sử Chiến-Tranh Thế-Giới Lần Đầu Tiên.

        Trong cuộc chiến này có một người Việt-Nam tên Đỗ Hữu Vị, tốt-nghiệp Quân-Trường Đặc-Biệt danh-tiếng Saint-Cyr của Pháp, mang cấp đại-úy, là người Đông-Dương đầu tiên đậu bằng phi-công quốc-tế, đă tử-trận khi đang lái phi-cơ oanh-tạc quân thù, vào ngày 9-7-1916, được cả thế-giới vinh danh.

        Tại Việt-Nam, trên b́a của mỗi cuốn vở mà mọi học-sinh mua dùng, đều có in các bức họa tả cảnh (The Capitaine) Đại-Úy Phi-Công Đỗ Hữu Vị xung-trận và lâm-nạn. Đó là một tấm gương hy-sinh vẻ-vang đáng được noi theo cho giới học-sinh, và nay là giới ṭng-chinh.

        Dưới đây là bài thơ nói trên:

 

                Ơi anh em bạn ṭng chinh!

        V́ sao nước Pháp hưng binh phen nầy?

                Chỉ v́ nước Đức cố gây,

        Muốn làm bá chủ Đông Tây một ḿnh:

                Bấy lâu sinh sự hoành hành,

        Chiếm xong Áo, Tiệp, lại giành Ba-Lan.

                Kể sao xiết nỗi hung tàn:

        Giết người, cướp của, dă man vô cùng!

                Pháp Anh hai nước một ḷng

        Quyết pḥ Công Lư, chẳng dong cường quyền,

                Đồng Minh quân đội kết liền

        Với quân thuộc địa khắp miền gần xa.

                Binh hùng tướng dũng kéo ra

        Dưới cờ Đại Pháp kể đà rất đông.

                Thù giặc Đức cũng thù chung:

        Nếu không chinh phạt th́ không ḥa b́nh.

                Đánh cho Quốc Xă tan tành,

        Hít Le cũng phải thất kinh oai Trời!

                Anh em Nam Việt ta ơi!

        Vốn ḍng nghĩa khí, vốn ṇi thông minh,

                Trong ḷng vốn sẵn cảm t́nh,

        Biết ơn bảo hộ với ḿnh lâu nay;

                Tùng chinh lại gặp hội này,

        Đền ơn ta phải góp tay với người!

                Quản ǵ vượt biển ra khơi!

        Chí nam nhi đạt ắt thời càng hay.

                Sắt son ghi tạc dạ này,

        Lo tṛn phận sự cho tày người ta:

                Anh hào nổi tiếng phương xa

        Vẻ vang cho nước, cho nhà xiết bao!

                Khi về cởi bức chiến bào,

        Hai Nhà Nước thưởng công lao cho ḿnh:

                Ngoài xă hội, trong gia đ́nh,

        Tháng ngày vui hưởng thái b́nh phước chung.

                Anh em nên cố gắng công!

 

        Thế là đă có khá nhiều người Việt-Nam hưởng-ứng lời kêu gọi qua bài thơ, ṭng-chinh qua Pháp đánh Đức. Đánh qua đánh lại một thời-gian, rồi có một số người Việt-Nam lập gia-đ́nh với nguời Pháp, và một số khác th́ qua Đức, lấy vợ Đức...

 

*

        Nhưng chủ-đề của bài này là hai chữ “Nhà Nước”.

        Có người cho rằng Chính Phủ, là giới cầm quyền, nhập-nhằng tự xưng ḿnh là Quốc Gia, là Nước (Đất Nước, Xă Tắc, Giang Sơn, Non Sông), nên khi Việt-hóa hai tiếng gốc HánQuốc Gia” th́ tự gọi ḿnh là “Nhà Nước”.

 

        C̣n nhớ sau khi Pháp đă bị Đức xâm-lăng vào năm 1940, Đại-Tướng Philippe Pétain của Pháp (vốn là một nhà ái-quốc anh-hùng chống Đức nổi bật trong cuộc Chiến-Tranh Thế-Giới Lần Thứ Nhất, được phong Thống-Chế, vượt lên trên mọi Đại-Tướng), với tư-cách Thủ-Tướng Chính-Phủ của Nước mà ông biến thành Quốc-Gia Pháp-Lang-Sa (chấm dứt Đệ-Tam Pháp-Quốc Cộng-Ḥa), đă chịu giảng ḥa (đầu hàng) với Đức, trở thành “bù nh́n” của kẻ thù, tức là phản-quốc (1940-1944) trong cuộc Chiến-Tranh Thế-Giới Lần Thứ Hai.

        Chính-Phủ Pétain thay-đổi khẩu-hiệu “Liberté – Égalité – Fraternité” (Tự Do – B́nh Đẳng – Bác Ái) của Đệ-Tam Pháp-Quốc Cộng-Ḥa, thành “Travail – Famille – Patrie” (Cần Lao – Gia Đ́nh – Tổ Quốc).

        Đó là lần đầu tiên từ-ngữ “Travail” của Pháp (Labor của Anh= Lao Động) được Nhà Cầm Quyền Thực-Dân Pháp Bảo-Hộ tại Việt-Nam (là tay sai của Chính-Phủ Pétain, mà Pétain th́ là tay sai của Đức Quốc-Xă) dịch ra tiếng Việt là “Cần Lao”.  

 

*

        Tóm lại, một bên th́ dùng hai tiếng “Nhà Nước”, một bên th́ dùng từ-ngữ “Cần Lao”; mà cả hai cặp chữ ấy th́ đều do tay-sai Pháp Thực-Dân Bảo-Hộ của Pháp phản-quốc tay-sai của Đức Quốc-Xă đặt ra cho người Việt-Nam.

 

LÊ XUÂN NHUẬN