KIÊM ÁI gửi LÊ XUÂN NHUẬN

 

 

        Thưa anh Kiêm Ái (Lê Văn Ấn),

       

        Tôi rất cám ơn anh, đă đọc bài-viết của tôi (“Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm Có Tiền Riêng hay Không? và đă viết bài phản-hồi.

 

V́ trong bài-viết của anh có nhiều chi-tiết không đúng Sự Thật nên tôi xin trả lời anh (chữ nghiêng và xanh ngay sau mỗi đoạn liên-hệ ở trong bài-viết của anh, đăng lại dưới đây):

 

*

 

To: ChinhNghiaViet@yahoogroups.com
From: kiemai36@sbcglobal.net
Date: Wed, 12 Oct 2011 21:35:43 -0700
Subject: Re: [ChinhNghiaViet] FW: [chinhnghia] Re: [Thaoluan9] Tại sao Lê xuân Nhuận lại thề trả hận thù với TT Diệm cho đến hơi thở cuối cùng?


        Tôi không cần phải hỏi anh là tôi đă “thề trả hận thù với TT Diệm cho đến hơi thở cuối cùng” với ai, ở đâu, và vào lúc nào; nhưng tôi khen anh là đă có tài vận-dụng chữ nghĩa để đánh phủ đầu, tạo một ấn-tượng không đẹp về tôi, ngay từ đầu đề.

 

Tại sao Lê Xuân Nhuận lại thề trả hận TT Ngọ Đ́nh diệm đến hơi thở cuối cùng? Câu trả lời là tại v́ Lê Xuân Nhuận ban đầu cũng là một tên Cần Lao. Nhưng v́ tranh dành ảnh hưởng trong nội bộ, bị đá văng lên Ban Me Thuột. Sau biến cố 1.11.63. Nhuận nhân danh là nạn nhân  của Cần Lao, chạy chọt được chức Trưởng ty Quảng Đức. Nhưng, v́ cái quá khứ Cần Lao  nên Nhuận sợ bị phanh phui. Do đó, núp bóng Phật Giáo, chửi cần lao, chửi Công Giáo, chửi gia đ́nh ông Ngô Đ́nh diệm.

 

         Anh nên t́m hiểu về tôi trước khi phát-biểu về tôi (mời xem). Tôi không gia-nhập Đảng Cần-Lao, mặc dù tôi đă là người viết bài tuyên-truyền và tài-liệu học-tập cho Đảng Cần-Lao tại Huế (khởi-đầu qua sự móc nối của nhạc-sĩ Ngọc Linh [em của Giáo-Sư Lê Hữu Mục], ngay từ những ngày trước-tiên Ông Ngô Đ́nh Diệm mới được Quốc-Trưởng Bảo Đại cử làm Thủ-Tướng, chưa về Sài-G̣n [tháng 6-1954]. Tôi đă đơn-thân và công-khai chống lại Bộ Tư-Lệnh Đệ-Nhị Quân-Khu để ủng-hộ Ngô Thủ-Tướng (mời xem). Do đó, tôi đă có thể vào Đảng Cần-Lao bất-cứ lúc nào (đă được nhiều người, nhiều lần, gợi ư). Tóm lại, tôi không phải là một tên Cần Lao. Cho nên, với tôi, không có vấn-đề tranh dành ảnh hưởng trong nội-bộ [Đảng Cần Lao].

 

         Dù sao. tôi cũng ghi-nhận rằng anh khinh Đảng Cần-Lao (gọi các đảng-viên đảng ấy là tên).

 

Tại sao tôi biết? Tại v́ tôi là đồng nghiệp làm chung với Nhuận. Nhuâỵn là đàn em của Trần Văn Liệu, Liệu là em chú bác ruột với cụ Trần Văn Lư (ông này thuộc nhóm Caravel). Trần Văn Liệu là cậu họ tôi v́ thế tôi biết rơ.

 

        Tôi không phải là “đàn em” của Trần Văn Liệu, cậu anh. 

        Trần Văn Liệu là Trưởng Đội Cảnh-Sát Kiểm-Soát Lưu-Thông, tôi là Trưởng Pḥng Hành-Chánh kiêm Trưởng Pḥng Huấn-Luyện.

Về nghiệp-vụ, tôi là Giảng-Viên chính, tôi dạy các lớp chuyên-môn, Trần Văn Liệu phải đến dự học hằng tuần.

        Về chính-trị, tôi cùng là Thuyết-Tŕnh-Viên chính, tôi giảng-giải các tài-liệu học-tập Chính-Trị & Công-Dân Giáo-Dục của Cố-Vấn Ngô Đ́nh Nhu, Trần Văn Liệu phải đến học-tập hằng tuần.

        Tôi là người đầu-tiên dạy tiếng Anh cho thính-giả người Việt trên làn sóng phát-thanh. Tôi dạy tiếng Anh tại nhiều nơi, kể cả tại sở, và Trần Văn Liệu nhiều lần đă đến học tôi.

        Từ năm 13 tuổi tôi đă gia-nhập làng văn. Tại Huế, từ năm 1947 tôi đă làm thơ, viết báo, dựng kịch, cộng-tác với các Đài Phát-Thanh, các nhật-báo, tuần-báo, đặc-san, ở Huế, Hà-Nội, và Sài-G̣n, lập nhà xuất-bản, ấn-hành sách, họp “Hội Tao-Đàn” hằng tuần, kể cả giữ mục “Hội Thơ” trên tờ tuần-báo “Rạng Đông” của Giáo-Sư Lê Hữu Mục; tôi lên Đài Phát-Thanh, tôi lên diễn-đàn, tôi lên sân khấu, v.v... trong lúc Trần Văn Liệu lo việc giữ trật-tự lưu-thông dọc đường.  

        Phần-vụ nào cũng quan-trọng, nhưng v́ anh đă đặt chuyện “đàn anh, đàn em”, nên tôi mới nêu ra sự khác nhau. Mà anh có quư ǵ cậu của anh đâu: nếu anh tôn-kính Trần Văn Liệu, mà tôi là “đàn em” của Liệu th́ anh phải có cảm-t́nh với tôi chứ; đằng này, v́ anh xem thường cậu anh, nên anh mới viết ngụ ư rằng Trần Văn Liệu đă không ra ǵ, mà tôi lại là “đàn em” của Liệu th́ tôi lại càng “tệ” hơn!

        Hơn nữa, anh viết rằng Trần Văn Liệu “bị đưa lên Ban Mê Thuột” chỉ v́ Liệu là em chú bác ruột của “cụ Trần Văn Lư (ông này thuộc nhóm Caravel [đúng ra là Caravelle])”; điều đó cho thấy là chế-độ Ngô Đ́nh Diệm đă dân-chủ, đă tôn-trọng tự-do và “nhân-vị” của chính giáo-dân và đồng-chí Cần-Lao Trần Văn Liệu của họ như thế nào.  

       

Nhuận c̣n cái mặc cảm nữa là xuất thân là ngạch Phó Thẫm Sát Viên Cảnh Sát, loại ngạch hạng C, ngang hàng với ngạch tùy phái bên Hành Chánh. Nhờ chức Trưởng Ty, Nhuận thi thẫm sát viên rồi biên tập viên. Đến khi CSQG được mang cấp bậc, Nhuận được cấp Thiếu tá hay Trung tá.

 

        Xuất-thân là Phó Thẩm Sát Viên th́ có ǵ mà phải mặc-cảm hở anh? Người có cấp cao chức lớn hơn tôi mà không làm ǵ ra hồn th́ mới mặc-cảm với tôi, chứ tôi th́ mặc-cảm ǵ với ai? Anh là người cầm bút mà anh viết như thế th́ tôi ngạc-nhiên vô cùng. Há chẳng biết rằng:

Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ thuở chưa thành danh, theo anh là Nguyễn Nhạc đi thâu thuế chợ ở Quy Nhơn, chẳng học qua một trường quân sự nào cả, tại sao có thể đánh bại quân Thanh trong thời gian kỷ lục?

Đinh Bộ Lĩnh chỉ là cậu bé chăn trâu mà dẹp tan 12 Sứ quân, lập nên Nhà Đinh.

Tổng-Thống Ronald Reagan lúc c̣n nhỏ đi làm bồi bàn.

Tổng-Thống William Clinton thời thiếu-niên đi bỏ báo để kiếm tiền lẻ chi-tiêu vào việc học-hành.

Tôi không dám tự so-sánh với họ, nhưng chỉ muốn nói là cái ư-chí và kết-quả vươn lên của mỗi một người mới đáng tự-hào. Ngay trong thời-gian mà anh gặp tôi ở Ban Mê Thuột, tôi là giáo-sư Anh-ngữ tại Trường Trung-Học Duy Tân; tại cơ-quan của chúng ḿnh th́ tôi cũng kiêm làm phiên-dịch-viên và thông-dịch-viên. Tôi đă tự-học, tôi đă phục-vụ xuất-sắc; anh so với tôi, cả bên Cảnh-Sát Quốc-Gia lẫn bên Đặc-Ủy Trung-Ương T́nh-Báo, thành-quả công-tác của anh có hơn được tôi hay không?

 

Tại sao tôi biết Nhuận là Cần Lao? Ông Liệu là cần lao chống đối cần lao Hồ Đắc Vang, nhưng Liệu kẹt v́ "em Trần Văn Lư" nên bị đưa lên Ban Mê Thuột cùng với 4 người khác trong đó có Nhuận. Tại sao tôi chắc chắn Nhuận gốc Cần Lao? Ông Trần Văn Liệu có nói với tôi, ngoài ra khi TT Ngô Đ́nh Diệm về nước, Nhuận lúc đó bị động viên, sợ ra trận chết chết (Cảnh sát công an hồi đó cũng bị động viên) chui vào Bảo An Đoàn (tiền thân của Địa Phương Quân) chuyên làm văn nghệ.

 

        Cần-Lao th́ đă nói ở trên rồi.

        Nhưng tôi cũng cám ơn anh đă nhắc đến chuyện “cần lao Hồ Đắc Vang. Ở Huế thời Diệm người dân thuộc ḷng câu nói “Cảnh-Sát th́ (Hồ Đắc) Vang, Công-An th́ (Lê) Hoát” hoặc “Công-An th́ Hoát, Cảnh-Sát th́ Vang”, những hung-thần của chế-độ Diệm & Cẩn.

        Tôi được “động-viên chuyên-môn” với tư-cách văn-nghệ-sĩ & kư-giả, vào thẳng Pḥng 5 thuộc Bộ Tư-Lệnh Đệ-Nhị Quân-Khu (một lần với các nhạc-sĩ Lâm Tuyền, Văn Giảng, Lê Trọng Nguyễn, v.v...). Tôi viết bài cho báo “Tiếng Kèn”, nội-san “Tin Tức”, các Toán Tác-Động Tinh-Thần (về sau là Chiến-Tranh Tâm-Lư, rồi Chiến-Tranh Chính-Trị) lưu-động, đi tuyên-truyền lưu-động, làm phóng-viên chiến-tranh, mang “Carte de Presse”[được hưởng quy-chế sĩ-quan] do Bộ Tổng-Tham-Mưu cấp, rồi làm Trưởng Đài “Tiếng Nói Quân Đội” Miền Trung do Trung-Tá Trần Thiện Khiêm, Tham-Mưu-Trưởng Đệ-Nhị Quân-Khu cấp sự-vụ-lệnh bằng tiếng Pháp. Tất-nhiên là thuộc hệ-thống chính-quy chứ không phải là Bảo An Đoàn.

        Giọng văn của anh cho thấy là anh kỳ-thị Bảo An. Anh không hiểu là mỗi một cơ-quan/tổ-chức có một chức-năng, vị-trí và giá-trị riêng?  

 

Với cấp bậc Thượng Sĩ Bảo An mà lại là Trưởng Ban Học Tập Chính Trị của toàn tỉnh Thừa Thiên. Xứ thần kinh đâu thiếu nhân tài? Nhuận cũng là nhân tài nhưng phải kèm theo cần lao mới có chức vụ chính trị to như vậy.

 

        Tôi “quan trọng” thật; thí-dụ: vào ngày sinh-nhật của Cố-Vấn Ngô Đ́nh Cẩn, tôi đă nhận được một lần đến 3 thiệp mời (với 3 tư-cách: Thuyết-Tŕnh-Viên Chính-Trị & Công-Dân Giáo-Dục, cấp chỉ-huy Cảnh-Sát & Công-An, và Văn-Nghệ-Sĩ & Kư-Giả). Anh nghĩ rằng tôi phải là đảng-viên Cần Lao, th́ cũng có lư; nhưng tôi vẫn c̣n là một Phó Thẩm-Sát-Viên (trong lúc tùy-phái đă được thăng lên Thẩm-Sát-Viên), th́ anh hẳn biết rằng tôi có phải là đảng-viên Cần Lao hay không.

        Dù sao tôi cũng ghi nhận thực-tâm của anh khi anh viết về thực-trạng xă-hội hồi đó: “phải kèm theo cần lao mới có chức vụ chính trị to.

 

Dù Nhuận có có thêm vài ba đời tái sinh để hận thù TT Ngô Đ́nh Diệm th́ cũng chẳng đi đên đâu, Dưới chế độ Ngô Đ́nh Diệm toàn dân có đời sống ra sao ai cũng biết, tại sao TT Diệm bị Hoa Kỳ lật đổ, tại sao TT bị giết dả man v́ cả Mỹ cũng như đám phản loạn v́ sao phải giết TT Diệm cho đến nay ai cũng biết. Muốn xóa dĩ vảng Cần Lao mà cứ bươi móc Cần Lao, vu vạ Cần Lao th́ chẳng khác ǵ cho mọi người biết hắn ta là loại cần lao bị đào thải. Muốn nịnh Phật Giáo mà cái tâm hận thù càng chứng tỏ con người phản giáo lư Đức Phật.

Muốn chống Cộng mà khoe rằng ḿnh đă mang súng định vào rừng với Việt Cộng chứng tỏ hắn ta chẳng có lập trường chống Cộng. Hơn nữa, c2n chứng tỏ Nhuận có gốc gác Việt Cộng.

 

        Anh không biết rằng đă có không ít những nhà trí-thức, yêu nước, chỉ v́ bị chế-độ Ngô Đ́nh Diệm truy bức mà phải trốn chạy vào rừng theo “Mặt Trận Giải Phóng” hay sao?  

 

Tôi không muốn nói, v́ dù sao Nhuận cũng là kẻ đối xử với tôi không oán thù, lại đồng cảnh ngộ với cậu họ tôi, nhưng "đừng  leo cao hơn chiếc giày". Ngă đau lắm.

Lê Văn Ấn.

 

        Tôi chỉ ghi-chép những điều lượm-lặt đó đây, thấy là cần-thiết để làm tài-liệu cho các sử-gia về sau mà thôi.

        Tôi thật không ngờ rằng v́ bài-viết của tôi, nêu lên sự thật rằng chính Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm cũng có tích-lũy một số vàng thoi, tức là cũng có cần tiền, chứ không phải là thanh-bạch như một số người đă tin, đă khiến anh (và vài vị khác nữa) phản-ứng dữ-dằn, làm như bị ai bắn trúng tim đen.

 

*

        Nói chung, anh có viết ǵ để phản-bác lại nội-dung bài-viết của tôi đâu? Nhờ anh mà tôi t́m lại một vài danh-ngôn, của ḿnh, của người, mà tôi c̣n lưu trong ngăn hồ-sơ:

 

 

De : Ton That Son lang.vuon@yahoo.com

À : Do Thuan <dothuan@sbcglobal.net>; kiemai36@sbcglobal.net
Envoyé le : Mardi, 2 Décembre 2008, 14h29mn 16s

Objet : [PhoNang] Không nên bêu riếu nhau.

Thưa Ông Kiêm Ái, Thưa...

Khi thảo luận về một đề tàimang cá nhân kẻ đối thoại ra mà bêu riếu, th́ qủa là: -Qúa thấp kémhèn hạ...

 

và:

 

I diapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it. “Tôi không chấp-nhận những điều anh nói, nhưng tôi sẽ bảo-vệ cho đến chết quyền của anh được nói như thế.”

Voltaire

 

        Cuối thư, chúc anh luôn luôn khang an, thành-công trên trường văn trận bút, và trong tinh-thần “ḥa nhi bất đồng.”

 

LÊ XUÂN NHUẬN