KHU VƯỜN CAO-SU TẠI PLEIKU

 

 

        Trong bài “Pleiku, Tết Mậu-Thân”, Lê Xuân Nhuận có viết:

        Việt-Cộng đă tấn-công vào Thị-Xă Pleiku qua ngả Trà-Báđồn-điền cao-su” và

Việt-Cộng vẫn c̣n bám nhau cận-chiến với chừng một tiểu-đội Biệt-Động-Quân trong đồn-điền cao-su nằm dọc gần đường Hoàng Diệu.  Hai bên đều ở trong thế tiến/thoái lưỡng-nan.  Kết-quả là đồn-điền cao-su đă bị bom đạn cùng xích xe Thiết-Giáp của ta san bằng.

*

        Căn-cứ vào đoạn văn trên, vi-hữu Đỗ Như Quyên, cựu Biệt-Động-Quân, hiện ở Hawaii, đă có công sưu-tầm tài-liệu, và đă góp ư qua một email như sau, đại-ư nói là “năm 1923, cây cao su được đưa lên vùng cao nguyên trồng thí nghiệm ở Pleiku. Dù bỏ hoang tàn, nhưng tới năm 1967 vùng đất quanh thị xă (khoảng 5 đến 10 km) có thể trên bản đồ VNCH vẫn c̣n ghi dấu địa h́nh các vườn cao su trước kia (bản đồ tiếng Anh ghi là "abandoned rubbers plantation"). QĐ II cho biết VC tấn công vô thị xă Pleiku qua ngả Trà Bá và "đồn điền cao su". Chi tiết này cho biết QĐ II dựa vào bản đồ cũ, vẫn c̣n được xử dụng tới lúc đó, dù đồn điền cao su này đă bị quân đội Mỹ khai hoang thiết lập căn cứ quân sự của họ”...

 

        Cũng căn-cứ vào bài-viết nêu trên của Lê Xuân Nhuận, vi-hữu Nguyễn Khiết, cựu Biệt Động Quân, thắc-mắc về việc Xe tăng mà san bằng được các cây cao su th́ quả là chuyện lạ” trong một email như dưới đây.

*

        Để khỏi mất nhiều th́-giờ của quư vị, tôi xin thưa ngay:

 

        Trong đoạn văn của tôi, tôi đă viết rơ: Việt-Cộng đă tấn-công vào Thị-Xă Pleiku qua ngả Trà-Báđồn-điền cao-su”. “Qua ngả” nghĩa là qua một nơi ở gần Thị-Xă Pleiku, chứ nếu ở xa th́ tôi phải viết là “xuất-phát từ”. Hơn nữa, tôi cũng đă viết rơ: “đồn-điền cao-su nằm dọc gần đường Hoàng Diệu.

 

        Sau đây là bản vẽ tổng-quát Thị-Xă Pleiku (tôi t́m không ra bản đồ thời đó; bản đồ hiện nay th́ đă khác nhiều, nhất là tên đường):

Chú dẫn:

         

        Tóm lược:

        Sáng ngày Mồng Một Tết Mậu-Thân (30-1-1968), tôi tuân lệnh của Trung-Tướng Vĩnh Lộc, dẫn anh em (khoảng 10 nhân-viên Cảnh-Sát Đặc-Biệt thuộc Ban Hoạt-Vụ của Nha CSQG Vùng II Chiến-Thuật), đi trên 2 chiếc xe Jeep, chạy trên đường Phó Đức Chính (E), từ trước trụ-sở Ty CSQG Tỉnh Pleiku (E1) hướng đến tư-thất của Trung-Tá Cao Văn Khanh [Giám-Đốc của chúng tôi] ở Đường Trịnh Minh Thế (F). Đến gần ngă-ba Phó Đức ChínhTrịnh Minh Thế th́ gặp cuộc giao-tranh giữa Biệt Động Quân và VC, tôi để phụ-tá của tôi là Biên-Tập-Viên Nguyễn Văn Độ cùng các anh em khác chờ ở đó, tôi một ḿnh đi vào Đường Trịnh Minh Thế (F). Đến cổng nhà của TT Khanh (F2) tôi được một thiếu-úy (không phải Biệt Động Quân) đẩy tôi nằm xuống sau một cột trụ lớn, bảo rằng tôi mặc áo trắng dễ bị địch bắn (tôi nh́n theo, thấy anh ấy chạy lom-khom dọc đường mương ra đến góc đường Trịnh Minh ThếHoàng Diệu (G) vừa đứng lên th́ bị một tia lửa từ súng phun lửa bắn ngă).

        Tôi nh́n qua phía trụ-sở Pḥng Cảnh-Sát Tư-Pháp của Ty CSQG Tỉnh Pleiku ở bên kia đường (F1) th́ thấy công-sở ấy đă bị hư-hại nặng.

        Tôi nh́n vào phía tư-thất của Trung-Tá Cao Văn Khanh (F2) th́ thấy một số các anh Biệt Động Quân đang tiếp-tục, vừa ḅ trườn, vừa bắn, từ sân & vườn nhà này qua nhà khác, qua khỏi tư-thất của TT Khanh th́ tiến về hướng Đường Hoàng Diệu (G).

        Đến khoảng gần trưa, khi các anh Biệt Động Quân đă ra khỏi tầm mắt tôi và tiếng súng giao-tranh đă nghe xa hơn, tôi gọi Toán Cảnh-Sát Đặc-Biệt Vùng II đến, và cùng vào t́m Trung-Tá Cao Văn Khanh [như tôi đă kể].

*

        Trở lại câu chuyện “đồn điền cao su”:

        Thật ra, ở Tỉnh Pleiku chỉ có “đồn-điền trà”, thí-dụ Đồn Điền Cateka (có nơi viết là Catecka), chứ không có đồn-điền cao-su. “Đồn-điền cao-su” ở Pleiku vào thời-điểm Mậu-thân 1968 chỉ là một khu vườn trồng thử cao-su, thân cây mới bằng bắp tay/bắp chân, đọt cao gấp đôi mái nhà (cho nên xe tăng mới dễ ủi ngă), mà nhiều đồng-bào quanh đó thường gọi nó là “đồn-điền cao-su”, chứ không phải là đồn-điền cao-su thật-sự (một khu rừng cao-su to lớn) như kiểu “đồn-điền CHPI của PhápBan-Mê-Thuột.)

        VC đă từ khu vườn cao-su (“đồn điền cao su”) nói trên (H), tấn-công vào các đơn-vị quân-sự của ta ở phía nam Đường Hoàng Diệu (G), như Trung-Tâm Tiếp-Vận, Đại-Đội Sửa-Chữa Quân-Cụ, v.v... (G1); vượt qua Đường Hoàng Diệu, nhắm vào Bộ Chỉ-Huy Tiểu-Khu, đánh vào các cứ-điểm của ta ở phía bắc Đường Hoàng Diệu (G) như trụ-sở Pḥng Cảnh-Sát Tư-Pháp của Ty CSQG Tỉnh Pleiku (F1), tư-thất Trung-Tá Cao Văn Khanh [Giám-Đốc CSQG Vùng II/CT] (F2), v.v...

        (xem bản vẽ minh-họa)

 

        Trước giờ giao-thừa, Trung-Tá Cao Văn Khanh và tôi đă trông thấy VC từ trong hẻm đi ra Đường Hoàng Diệu, và khoảng nửa đêm th́ VC đă ném chất nổ vào xe thiết-giáp của ta, tại trước trụ-sở Ban Liên-Lạc của tôi, ở mặt sau của Ty CSQG Tỉnh Pleiku (E1).       

        

        Nội trong ngày Mồng Một Tết là VC đă bị đẩy lui ra khỏi các nơi có đụng-độ trong Thị-Xă Pleiku(G1).

        Tuy nhiên, sáng Mồng Hai Tết, một toán VC c̣n đi trên Đường Hai Bà Trưng (D) ngang trước nhà tôi.

 

        Từ đêm Mồng Một Tết ấy, tôi đích-thân hoạt-động ban đêm trong Thị-Xă Pleiku (bên trong Thị-Xă chứ không ra khỏi Tỉnh-lỵ, trừ khi lên trụ-sở Nha CSQG/VII) liên-tục cả tháng trời.

        V́ trụ-sở Nha CSQG Vùng II [B] (cũng như Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn II)[A] ở xa, nằm ngoài Thị-Xă Pleiku, nên tôi dùng nhà riêng của tôi ở Đường Hai Bà Trưng làm nơi tập-họp nhân-viên Hoạt-Vụ (D). Nhà thuê của ông Thầy Mười (một taybùa chú nổi tiếng), bên phải nhà tôi là Nhà Thờ Thăng Thiên. (Về sau tôi dời nhà qua Đường Phan Đ́nh Phùng.)

        Tôi có đặt một chiếc máy truyền-tin (hệ-thống CSQG) tại Bộ Chỉ-Huy Tiểu-Khu. Mấy hôm sau, tôi được Quân-Đoàn II cấp cho một chiếc máy truyền-tin [có ăng-ten dài] (hệ-thống quân-sự) bắc trên xe tôi, với tần-số và mật-hiệu để liên-lạc với Trung-Tâm Hành-Quân Quân-Đoàn, Sư-Đoàn 6 Không-Quân, nhất là các phi-công đang bay trên đầu. (Cho măi đến năm 1970, dời trụ-sở về Nha-Trang, thấy cái ăng-ten ngoe-ngẩy cao hơn trần xe “không giống ai” tôi mới cất đi.)

        Ban đêm, tôi phái nhân-viên đi khắp thị-xă; riêng tôi thường lên trên Đồi Ṭa Án (I ) để quan-sát xung quanh, nh́n về hướng đồn-điền cao-su (sau ba ngày Tết đă bị san bằng), nhiều khi ḍ hướng xuất-phát của hỏa-tiễn VC và liên-lạc với các phi-công đang bay trên không...

 

        T́nh-h́nh quân-sự toàn Vùng II (đương-nhiên kể cả Pleiku), th́ tôi theo sát, bằng cách dự họp các buổi thuyết-tŕnh tại Quân-Đoàn, nhất là xin các báo-cáo, tài-liệu của Pḥng II.

*

        Tôi rất cám ơn anh Nguyễn Khiết đă nêu câu hỏi để làm sáng tỏ vấn-đề; và đặc-biệt là anh Đỗ Như Quyên đă tự ḿnh t́m hiểu kỹ-càng trước khi góp ư, lại c̣n nhắc nhau “Ngôn từ chúng ta dùng trong cách nói mới quan trọng, nhất là đối với những bậc trưởng thượng”.

        Đây không phải là một cuộc tranh-căi (căi-vă) mà là một dịp thảo-luận với nhau để t́m Sự Thật. Tôi sẽ viết tiếp về mấy “vấn-đề” c̣n lại liên-quan đến anh em Biệt Động Quân, anh em Thiết Giáp, việc giăng dây kẽm gai trên đường phố Thị-Xă Pleiku, hỏa-tiễn của VC, VC viết về Trung-Tướng Vĩnh Lộc trong dịp Tết Mậu-Thân, v.v...

 

LÊ XUÂN NHUẬN

Tham-chiếu

Về “đồn-điền cao-su” ở Pleiku:    

From:

To: "HT LXN" <lechannhan@yahoo.com>, <lexuannhuan@yahoo.com>,

Kính chuyển đến ANH,

"để tường".

LƯ TRUNG TÍN

Von: "hononuoc@aol.com" <hononuoc@aol.com>
An: bietdong@yahoogroups.com
Gesendet: 13:27 Mittwoch, 15.August 2012
Betreff: [bietdong] Thắc mắc về Đồn Điền Cao su Pleiku

 

Kính thưa anh L. T Tùng, anh N.T Khiết.

Kính thưa các đàn anh trên diên đàn.

Em coi trong "Lịch sử cây cao su trồng ở Việt Nam" th́ thấy ghi :..." Cây cao su Pháp đưa vô VN từ năm 1878, ban đầu trồng thí nghiệm ở Bến Cát Thủ Dầu Một (B́nh Dương) và Suối Dầu Nha Trang (Khánh Hoà),., sau đó mới trồng quy mô hơn tại Đồng Xoài (Thủ Dầu Một, chưa có tỉnh Phước Long), Dầu Tiếng (Tây Ninh), Dầu Giây (Gia Định, chưa có tỉnh Long Khánh). Tới năm 1923, cây cao su được đưa lên vùng cao nguyên trồng thí nghiệm ở Pleiku và Kon Tum, tuy có phát triển nhưng v́ quá xa và chiến tranh nên kể từ năm 1962 cao su ở Pleiku coi như bỏ phế luôn.

Dù bỏ hoang tàn, nhưng tới năm 1967 vùng đất quanh thị xă (khoảng 5 đến 10 km) có thể trên bản đồ VNCH vẫn c̣n ghi dấu địa h́nh các vườn cao su trước kia (bản đồ tiếng Anh ghi là "abandoned rubbers plantation"). Đọc đoạn văn bên dưới, lúc ông LXN gọi vô tuyến hỏi t́nh h́nh th́ QĐ II cho biết VC tấn công vô thị xă Pleiku qua ngả Trà Bá và "đồn điền cao su". Chi tiết này cho biết QĐ II dựa vào bản đồ cũ, vẫn c̣n được xử dụng tới lúc đó, dù đồn điền cao su này đă bị quân đội Mỹ khai hoang thiết lập căn cứ quân sự của họ. Đây là lư do tại sao chẳng ai c̣n thấy cây cao su nào ở gần Pleiku cả. Em nghĩ ông LXN đă nhớ đúng và chép lại y như bên BTL / QĐ II đă cho ông ấy biết t́nh h́nh vào lúc đó.

Chúng ta cứ từ từ tra cứu cẩn thận, việc ǵ cũng sẽ sáng tỏ thôi. Nếu ai ngụy tạo lịch sử sẽ không qua mắt được những người làm nên lịch sử, tức  người trong cuộc, hoặc kẻ thích t́m các uẩn khúc cuả lịch sử. Điều quan trọng là người đọc, chớ vội hấp tấp đưa ra những lời quả quyết, khẳng định viết như thế là đúng, là sai mà phải t́m hiểu cặn kẽ trước đă. Sử gia Trần Trọng Kim viết bộ Việt Nam Sử Lược, hôm nay chúng ta mới thấy sai sót nhiều quá nhưng không thể cho rằng ông ấy viết bậy v́ thời đó cụ TTK đâu có tài liệu đầy đủ như chúng ta hôm nay. Ông LXN không phải là nhà viết sử, cũng như chúng ta, những người lính viết lại đời binh nghiệp cuả ḿnh phần nhiều dựa vào kư ức, cho dù có người chịu khó tham khảo vẫn c̣n có chỗ không chính xác.

Ngôn từ chúng ta dùng trong cách nói mới quan trọng, nhất là đối với những bậc trưởng thượng, lỡ chúng ta nhận xét lầm th́ vẫn giữ được danh dự cho ḿnh và thanh danh cuả người bị chỉ trích.

Ngày mai em sẽ nêu ư kiến về chi tiết tướng VL có mặt ở Pleiku hay ở Sài G̣n lúc VC bắt đầu đánh vô thị xă Pleiku.

Em xin chào kính.

BĐQ Đỗ Như Quyên

 

trở lên

Về khả-năng xe thiết-giáp ủi ngă cây cao-su:

From: khiet nguyen <thekn56@yahoo.com>
To: Long Vuong <long82bdq@yahoo.com>; Nhom Nhi BDQ <MuNauNHI@yahoogroups.com>; Truong Do Manh <bietdong@yahoogroups.com>
Sent: Tue, Aug 14, 2012 1:08 am
Subject: [bietdong] Thắc mắc về Đồn Điền Cao su Pleiku

 

Kính anh Tùng

Kính thưa cả nhà,

Cứ theo trí nhớ của tôi về Đường Hoàng Diệu tại Pleiku nó như ri. Nếu đi từ hướng tây th́ nó bắt đầu từ Nhà Thờ Thánh Tâm leo lên cái dốc Diệp Kính, chạy qua Công Trường Quách Thị Trang và rạp Thăng Long. Đến Đường Trần Hưng Đạo, chia thành hai. Một chạy lên Chợ Mới c̣n một th́ gọi là “Nối Dài” quẹo trái đụng Tiểu Đội Quân Cảnh Điều Tra Tư Pháp rồi tiếp tục về Đồi Đức An có Tiểu Đoàn 69 Pháo Binh.

Trong bài này th́ Ông Lê Xuân Nhuận lại viết rằng hồi Tết Mậu Thân BDQ chúng ta đánh giặc cộng trong đồn điền cao su và sao đó đồn điền này bị bom đạn và xe tăng của ta san bằng.

Xe tăng mà san bằng được các cây cao su th́ quả là chuyện lạ, và chắc cũng v́ vậy nên sau này ra Pleiku, (1972, 1974 và 1975) tôi chẳng thấy đồn điền cao su nào tại thị xă Pleiku cả.

Đây là thắc mắc chỉ dám nêu ra trong nội bộ binh chủng, huynh nào biết rơ đầu đuôi, xin kể ra để đệ được tường. Cảm ơn nhiều lắm.

Khiet

trở lên

  

Lê Xuân Nhuận