ĐẠI-TÁ NGUYỄN VĂN ĐỒNG

 

 

        Nhiều người đă viết về sự sụp đổ của nước Việt-Nam Cộng-Ḥa, và nhấn mạnh đến cuộc triệt-thoái ra khỏi Cao-Nguyên Trung-Phần, của Quân-Lực VNCH, cụ-thể là Quân-Đoàn II, từ Tỉnh Pleiku về Tỉnh Phú-Yên, qua Tỉnh Phú-Bổn, trên Liên-Tỉnh-Lộ 7-B vào ngày 16 tháng 3 năm 1975.

        Cuộc triệt-thoái ấy đă hoàn-toàn thất-bại, v́ bị địch chận đánh, gây tổn-thất quá nặng cho [quân và dân] ta, mở đầu cho các thất-bại khác liên-tiếp suốt từ địa-đầu Quân-Khu II xuống đến Quân-Khu III. Có thể nói cuộc triệt-thoái ấy, trong chiến-lược “đầu bé đít to” mà Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu gọi là “tái phối trí”, là bước nhảy vọt trên đường tan-ră của Quân-Lực và chế-độ VNCH.

 

        Tôi đọc một số tài-liệu viết về cuộc triệt-thoái ấy, th́ thấy có mấy chi-tiết đáng được lưu-tâm:

 

 

A/ Về cuỘc hỌp tẠi Cam Ranh:

 

        1) Theo cựu Chuẩn-Tướng Trần Văn Cẩm (qua Vietnam Courier #39 (Tháng 8/1975) do Adam Sadowski chuyển tới Website của Nguyễn Tín về cố Thiếu-Tướng Nguyễn Văn Hiếu) th́: “Tướng [Phạm Văn] Phú đi Cam Ranh sáng ngày 13/3 để hội thảo với các ông Thiệu, Khiêm và Viên. Khi trở về Pleiku ông triệu tập chúng tôi. Ông bắt đầu buổi họp bằng trịnh trọng tuyên bố... ”

        2) Nhưng theo bài “14.3.1975 Di Tản Cao Nguyên” do SQTB K10B/72 đăng trên Website Thời Chinh Chiến, th́: “sáng ngày 14 tháng 3/1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cùng Thủ tướng TrầnThiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang, Phụ tá an ninh của Tổng thống đến Cam Ranh để họp với Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2& Quân khu 2...” và “Theo lời ban tham mưu của Tướng [Phạm Văn] Phú kể lại, vào lúc 5 giờ 10 chiều ngày 14 tháng 3/1975, khi vừa từ Cam Ranh trở về, Tướng Phú triệu tập một cuộc họp khẩn cấp...”

        (Nhiều tài-liệu khác đều viết là ngày 14/3/1975.)

 

 

B/ Về ngày bẮt đẦu triỆt-thoái:

 

        1- Theo cựu Chuẩn-Tướng Trần Văn Cẩm (kể trên) th́:

Ngày N được ấn định vào ngày 16/3...

        2- Theo Website Thời Chinh Chiến (kể trên) th́: bắt đầu từ ngày 16 tháng 3/1975. Ngày 16 tháng 3, đoàn xe đầu tiên của Quân đoàn 2 khởi hành ra khỏi thị xă Pleiku như đă trù liệu...”

        3- Nhưng theo Lữ Giang trong bài Trận Đánh Quyết Định th́: Lúc 1 giờ chiều ngày 15.3.1975 cuộc di tản chính thức bắt đầu... (không nói có ǵ xuất-phát từ Pleiku vào ngày 16.3.1975) rồi Ngày 17.3.1975, Liên Đoàn 7 BĐQ mới từ Sài G̣n ra và Liên Đoàn 23 đă cùng Thiết Đoàn 21 chiến xa M48 tiến về thị trấn Hậu Bổn, kéo theo một đoàn xe quân sự dài hơn 2.000 chiếc gần 2.000 phương tiện giao thông dân sự...

 

 

C/ Về NgưỜi ChỈ-Huy CuỘc TriỆt-Thoái:

 

     1. Theo Ban Biên Tập Lịch Sử Việt” (Editor-in-Chief: Chủ Biên L/S Trịnh Quốc Thiên) trong bài “Cuộc triệt thoái khỏi Cao Nguyên của QĐ2 QLVNCH” th́: “Tướng [Phạm Duy] Tất, Tư Lệnh BĐQ QK2, chỉ huy toàn bộ cuộc triệt thoái...

        2. Theo Lữ Giang (kể trên) th́: Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất được trực thăng tới bốc đi từ trường tiểu học Phú Bổn, đă chỉ huy ở trên trời, ra lệnh cho Đại Tá Nguyễn Văn  Đồng, Tư Lệnh Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, đang chỉ huy ở dưới đất...

        3. Nhưng theo Đỗ Sơn trong cuốn Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất và sự thật cuộc triệt thoái Quân Đoàn II th́: Tướng Trần Văn Cẩm làm Tư Lệnh Tiền Phương. Đại Tá Nguyễn Văn Đồng Tư Lệnh Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh Thiết Giáp chỉ huy cuộc hành quân, Tướng Phạm Duy Tất điều động Biệt Động Quân.

        (Biệt Động Quân là một thành-phần trong cuộc hành-quân di-tản, th́ do một chuẩn-tướng điều-động, trong lúc toàn-thể cuộc hành-quân th́ lại do một đại-tá chỉ-huy.)

        4. Và theo Lữ Giang trong bài Trở Lại Con Đường số 7 Bi Thảm th́: Vấn đề trước tiên được Tướng [Phạm Duy] Tất xác định là ông không phải làTổng Chỉ Huycủa cuộc triệt thoái. Ông cho biết tuy các đài phát thanh và báo chí lúc đó nói “Tướng Tất đang chỉ huy cuộc triệt thoái khỏi Tây Nguyên, nhưng tại cuộc họp ở Quân Đoàn chưa có ai nghe đến 3 chữ Tổng Chỉ Huy. Tướng [Phạm Văn] Phú chỉ ra lệnh cho ông phải đưa lực lượng Biệt Động Quân về đến Nha Trang.

 

 

D/ Về các Chi-TiẾt ĐẶc-BiỆt:

 

        1/ Theo Lữ Giang trong bài Trở Lại Con Đường số 7 Bi Thảm th́: lúc 20 giờ tối ngày 16.3.1975, Bộ Chỉ Huy Tây Nguyên của Cộng quân được tin quân đội VNCH đang rút khỏi Cao Nguyên, liền ra lệnh cho Tiểu đoàn 9 thuộc Trung Đoàn 64 của Sư Đoàn 320 đang đóng chận đường 14 ở khúc quận Thuận Mẫn cách tỉnh lỵ Hậu Bổn khoảng 15 cây số, tiến lên chận đường đoàn quân của VNCH. Tiểu đoàn này đă giao chiến với Liên Đoàn 7 ở đèo Tuna. Một phi tuần A37 đă được gọi đến yểm trợ nhưng lại ném bom vào quân của Liên Đoàn 7 khiến Đại Tá Nguyễn Kim Tây bị thương. Một cuộc căi lộn đă xảy ra giữa Đại Tá Đồng và Liên Đoàn 7, sau đó Liên Đoàn 7 biến mất. Tướng Tất phải đưa Liên Đoàn 25 từ sau tiến lên cùng với Thiết Đoàn 21 nhổ chốt đèo Tuna. Nhưng Đại Tá Đồng nói với tôi rằng lúc đó địch quân đă chiếm ưu thế, ḿnh cho chiếc M48 nào lên chúng bắn cháy chiếc đó. Không ai chịu tiến lên nữa...    

        (Không thấy nói rơ lí-do hoặc đề-tài của cuộc căi lộn.)

        2/ Cũng theo Lữ Giang trong bài “Trận Đánh Quyết Định" (kể trên) th́: “Liên đoàn 25 BĐQ đang đi tập hậu đă cùng với Liên Đoàn 7 và thiết giáp tiến lên phá cái chốt ở đèo Tuna. Nhưng Đại Tá Nguyễn Văn Đồng cho chúng tôi biết Biệt Động Quân, thiết giáp và không quân đă không phá nổi cái chốt đó. Chiếc xe tăng nào ḅ lên, chúng bắn cháy chiếc đó. Thảm hoạ xảy ra khi máy bay oanh tạc lầm quân của phe ta. Địch lại pháo kích dữ dội vào tỉnh lỵ Phú Bổn, quân và dân chạy tán loạn, nên đoàn quân tan ră. Không c̣n chỉ huy được, ông [Nguyễn Văn Đồng] và một số quân nhân phải lội bộ đi ṿng dưới chân đèo Tuna để vượt qua, nhưng rồi cũng đă bị bắt khi đến gần Củng Sơn. Đại Tá Đặng Đ́nh Siêu, Tư Lệnh Phó Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, theo tàn quân của Liên Đoàn 4 BĐQ chạy băng rừng và về được đến Phú Yên...

        3/ Và, theo cựu Chuẩn-Tướng Trần Văn Cẩm (kể trên) th́: “và chúng tôi chỉ biết chắc có duy một điều là Đại Tá [Nguyễn Văn] Đồng, chỉ huy trưởng Thiết Giáp, đă bỏ chiến xa và đă thất lạc trong rừng...

*

        Trong bài này, tôi chỉ chú-trọng đến nhân-vật Đại-Tá Nguyễn Văn Đồng.

 

        Trong hơn 12 năm bị tù cải-tạo, tôi đă có một thời-gian nằm cạnh anh Nguyễn Văn Đồng trong một buồng giam tại Trại Tiên-Lănh thuộc Huyện Tiên-Phước, Tỉnh Quảng-Nam.

       

        Lúc đầu, có một số cựu sĩ-quan thắc-mắc tại sao người chỉ-huy Lữ-Đoàn Kỵ-Binh Thiết-Giáp lại được gọi là Tư-Lệnh, trong lúc người chỉ-huy các Lữ-Đoàn binh-chủng khác th́ chỉ được gọi là Lữ-Đoàn-Trưởng, và ngay cả người chỉ-huy toàn-thể lực-lượng Kỵ-Binh Thiết-Giáp toàn-quốc (trên các Lữ-Đoàn) cũng không được gọi là Tư-Lệnh?

        Anh Nguyễn Văn Đồng đă giải-thích rơ-ràng, chứng-tỏ anh thực-sự là Tư-Lệnh Lữ-Đoàn II Kỵ-Binh Thiết-Giáp (được đặt thuộc quyền sử-dụng của Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn II).

 

        Nhưng có một điều mà số cựu sĩ-quan đồng-tù cải-tạo ấy không đề-cập thẳng với anh: họ nói riêng với nhau rằng Nguyễn Văn Đồng, Tư-Lệnh Lữ-Đoàn II Kỵ-Binh Thiết-Giáp đă đầu-hàng địch tại trận, chứ không phải là bị địch bắt. Họ nói rằng anh có một người em ở bên phía địch: đó là Thượng Tá VC Nguyễn Văn Căn.

        Tôi suy-nghĩ nhiều. Tuy-nhiên, dù là cùng nằm cạnh nhau, chuyện-tṛ thân-mật với nhau, song v́ tế-nhị nên tôi không đả-động ǵ đến chuyện đó cả.

        Biến-cố Trung-Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Phó Tư-Lệnh Quân-Đoàn III, và Chuẩn-Tướng Phạm Ngọc Sang, Tư-Lệnh Sư-Đoàn 6 Không-Quân, bị địch bắt tại Phan Rang, xảy ra sau cuộc triệt-thoái của Quân-Đoàn II, đă được đối-phương loan tin khắp nơi, trong Trại chúng tôi có nghe. Nhưng vụ “Đại-Tá Nguyễn Văn Đồng, Tư-Lệnh Lữ-Đoàn II Kỵ-Binh Thiết-Giáp, đầu hàng địch tại trận là việc xảy ra trước đó, và đối với địch th́ có giá-trị cao hơn về mặt tâm-lư/tinh-thần/chính-trị/tuyên-truyền mà sao chúng tôi không nghe nói ǵ? Vả địch cũng không có một thái-độ/chính-sách đặc-biệt nào khác dành riêng cho anh. Do đó, tôi nghĩ chuyện anh đầu hàng là không đúng với sự thật (?), nên tôi chí nói về chuyện chung-chung của Thiết-Giáp và Cảnh-Sát Quốc-Gia mà thôi.

 

        Trước tiên, anh Nguyễn Văn Đồng nói với tôi:

        Tôi đă có định đưa qua Cảnh-Sát một số đàn-em của tôi.

        Tôi hỏi lại anh:

        Đưa qua Cảnh-Sát làm ǵ?

        Ngập-ngừng một lát rồi anh trả lời:

        Dù sao th́ qua Cảnh-Sát cũng đỡ khổ hơn, chứ ở Thiết-Giáp khổ quá, anh ơi.

        Tôi không bàn về môi-trường/hoàn-cảnh hoạt-động. Tôi hỏi anh về mục-đích công-tác, hai bên giống nhau/khác nhau thế nào, tại sao chuyển-đổi ngành/nghề?

       

        Câu hỏi của tôi là một chủ-đề “hắc-búa”. Nói chung th́ ai cũng v́ Tổ-Quốc, v́ Đồng-Bào, “chống Cộng cứu Nước”, bảo-vệ chế-độ, tuân-phục thượng-cấp/chính-quyền... Nhưng vào chi-tiết th́ hai chúng tôi đă cứ phản qua, bác lại vui-đùa chứ không phải là nghiêm-nghị một cách giải-khuây để cho qua ngày trong suốt thời-gian gần nhau.

        V́ Bộ Tư-Lệnh Lữ-Đoàn II Kỵ-Binh Thiết-Giáp của anh Nguyễn Văn Đồng đóng tại Pleiku, bên cạnh Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn II, mà trụ-sở CSQG và văn-pḥng Cảnh-Sát Đặc-Biệt Vùng II của tôi cũng có nhiều năm đặt tại thành-phố đó, nhất là giai-đoạn VC tấn-công dịp Tết Mậu-Thân 1968, nên chúng tôi đă dựa nhiều vào không-gian và thời-gian ấy, như bối-cảnh, trong lúc chuyện-tṛ. Tóm lại, tuy không nhớ đúng từng câu, từng chữ, nhưng tôi vẫn c̣n nhớ được tóm-tắt đại-ư, như sau:

 

        Nhiệm-vụ chính của Quân-Lực là bảo-vệ sự toàn-vẹn Lănh-Thổ của quốc-gia (bảo-quốc), và nhiệm-vụ chính của Cảnh-Lực là duy-tŕ cuộc sống An-Ninh cho dân-chúng (an-dân). Guồng máy chính-quyền ví như bộ máy đồng-hồ: có bánh xe lớn, có bánh xe nhỏ; có trục quay phải, có trục quay trái; không thể nói là ai hơn, ai kém, ai đúng, ai sai; v́ bộ-phận nào cũng có giá-trị cần-thiết trong vai tṛ riêng của ḿnh.

        Quân-Lực (trong đó có Thiết-Giáp) đồng-thời cũng có nhiệm-vụ giữ-ǵn An-Ninh cho dân-chúng. Quân-Lực là quân-sự, vũ-trang; Cảnh-Lực là dân-sự, bán-vũ-trang. Nơi nàolúc nào mà Cảnh-Lực không đủ sức (tức là không đủ nhân-lực, nhất là vũ-khí) đối-phó với t́nh-h́nh an-ninh, th́ Quân-Lực thay-thế Cảnh-Lực.

        Khi các đơn-vị vũ-trang Việt-Cộng đánh vào Thị-Xă Pleiku, phá-hoại một số nhà cửa, chiếm-cứ một số đường phố, Cảnh-Lực sở-tại không thể đương-đầu, đương-nhiên Quân-Lực (trong đó có Thiết-Giáp) phải ra tay, đánh đuổi kẻ thù ra khỏi thành-phố, lùng rượt đối-phương lên tận núi rừng.

        An-Ninh đă được văn-hồi. Quân-Lực, cụ-thể là các đơn-vị tham-chiến (Biệt-Động-Quân, Thiết-Giáp, Không-Quân, Bộ-Binh...) được thưởng (thăng cấp, gắn huy-chương...). Nôm-na gọi là Quân-Lực (nói riêng là Thiết-Giáp) đă tái-lập được An-Ninh cho Pleiku. Tuy-nhiên, công-trạng phục-hồi An-Ninh như thế là đă đạt được tại một không-gian và vào một thời-gian nhất-định, chứ không phải là trên khắp lănh-thổ, và liên-tục măi măi về sau.

        Đối với cộng-sản, không phải chỉ có các đơn-vị chủ-lực và địa-phương vũ-trang mà Quân-Lực ta đánh đuổi là xong, mà c̣n có các tổ-chức và cơ-sở Đảng lẫn-lộn trong dân-chúng. An-Ninh cũng c̣n lo về các mặt chính-trị đối-nội (chính-đảng, giáo-hội, đoàn-thể, sắc-tộc...) và cả chính-trị đối-ngoại (ngoại-kiều...) v.v... 

        Nếu An-Ninh là nhiệm-vụ chính của Quân-Lực th́ tại sao chính-quyền nước nào trên thế-giới, ngoài Quân-Lực ra, cũng đều có Cảnh-Lực, coi về An-Ninh. Cộng-Sản Việt-Nam gọi hẳn Bộ Nội-Vụ là Bộ Công-An. Ngay chính Quân-Lực VNCH, sau cuộc Cách-Mạng 1-11-1963, cũng gọi Bộ Nội-Vụ là Bộ An-Ninh, và Hội-Đồng Quân-Nhân Cách-Mạng đă cử Trung-Tướng Phạm Xuân Chiểu qua làm Ủy-Viên An-Ninh (đặc-trách Cảnh-Sát và Công-An).

        Cho nên Quân-Lực (ở đây nói riêng về Thiết-Giáp) sau trận phản-công VC (về mặt quân-sự) tại một số khu-phố của Thị-Xă và mấy vùng đồi-núi ngoại-ô Pleiku trong biến-cố Tết Mậu-Thân 1968, đă giao lại nhiệm-vụ duy-tŕ An-Ninh tổng-quát và thường-trực cho Cảnh-Lực địa-phương. Nếu ngoài vùng Quân-Lực hành-quân và sau đó mà Cảnh-Lực (về mặt dân-sự, chính-trị), có lập được công-trạng nào và người ta gọi là Cảnh-Lực đă duy-tŕ được An-Ninh cho Pleiku, th́ đó không phải là Cảnh-Sát giành công của Thiết-Giáp. (Xem bài Pleiku Tết Mậu-Thân.)

 

        Điều mà tôi khoái nhất đối với anh Nguyễn Văn Đồng là, sau khi nghe tôi phàn-nàn về việc biệt-phái quân-nhân các cấp (nhất là các cấp chỉ-huy) qua Cảnh-Lực một cách ồ-ạt và phản-sách-lược, vị cựu đại-tá Tư-Lệnh Lữ-Đoàn II Kỵ-Binh Thiết-Giáp của VNCH đă quên mất cái dự-định cũ là đưa một số “đàn-em” qua Cảnh-Lực, mà đă chọn cái quyết-định mới, bằng câu kết-luận của anh:

        Việc chuyên-môn của người ta th́ cứ để cho người ta làm, tại sao lại qua giành chỗ của người ta? 

       

                LÊ XUÂN NHUẬN