Kính gửi Bs. Nguyễn Thị Thanh

(thư số 1)

 

 

Kính cô Nguyễn Thị Thanh,

 

Trước hết, tôi xin cám ơn cô đă gửi email phản hồi, khen ngợi loạt bài của tôi về Đức Mẹ La Vang (Sự Thật về Đức Mẹ La Vang).

 

Để đáp lễ, tôi cũng xin có bài phản hồi, về một bài viết của cô.

 

Sau một loạt các bài viết của cô về tôn-giáo (Ky-Tô-Giáo), mà thái-độ quá hăng-say của cô đă khiến ít nhất là chính một Ky-Tô-Hữu kiên-cường là cô Ngô Túy Phượng (TT Ngô Đ́nh Diệm với Ḥa Giải Dân Tộc”, mà quan-điểm cũng khá chủ-quan của cô đă gây nên một loạt tranh-căi gay-gắt trên nhiều diễn-đàn.

 

Chính-TrịTôn-Giáo là hai đề-tài “cấm-kỵ” đối với một số tổ-chức và phương-tiện truyền-thông của Người Việt Hải-Ngoại hiện nay, nên tôi chưa tiện phân-tích cặn-kẽ mọi khía-cạnh trong bài viết nói trên của cô, mà chỉ tạm-thời góp ư với cô về 3 trong nhiều điểm chính, mà các vị khác chưa đề-cập đến, như dưới đây.

 

Nhưng trước hết là chúng ta hăy đọc lại bài viết của cô (những chữ màu xanh, tô đậm và có gạch đít là chữ của cô mà tôi đặc-biệt chú ư, c̣n các kiểu chữ và màu sắc khác là nguyên của cô):

 

*

 

From: Dr Nguyen Thi Thanh
Date: 13 sep. 2008 12:40
Subject: TONG THONG NGO DINH DIEM LA NGUOI YEU NUOC YEU DAN

XIN MOI VAO TRANG KEM

NĂM 1962, TT NGÔ Đ̀NH DIỆM NGƯỜI CHỦ TRƯƠNG H̉A GIẢI ĐẦU TIÊN VỚI CSBV,

ĐỂ TRÁNH LỆ THUÔC NGOẠI BANG

 VÀ CHIẾN TRANH NỒI DA XÁO THỊT

 

Nhiều người cho rằng giải ḥa với CQ CSVN là tự sát, đó là một sự sai lầm nguy hiểm. Tôi thật rất lấy làm lạ, không biết họ hiểu chữ ḥa giải là làm sao. Ḥa giải là làm nô lệ hay theo ư kiến đơn phương một bên hay sao ?  

 

Ḥa giải nghĩa là một cuộc đối thoại công bằng giữa hai phe, tôn trọng lẩn nhau, chấp nhận lắng nghe ư kiến và nhu cầu của hai nhau để đi đến một đường hướng chung công bằng, có lợi cho cả đôi bên.

 

Mọi người đều biết các nước Đông Âu và nước Nga là nơi đă phát sinh ra XHCN, đă từ bỏ thể chế cở lổ sỉ sai lầm để trở nên những nước dân chủ do đadảng đa nguyen. Nước việt Nam chúng ta tuy chưa bỏ CNXH chỉ v́ ảnh hưởng TC.. Nhưng VN đă tiến gần lại với các nước tư bản phương Tây và cũng đă bắt đầu coi trọng quyền tự do dân chủ nhân quyền đa đảng đa nguyên tuy chưa thực hiện chính thức được v́ TC ngăn chặn.Năm 1961- 1962 Cụ Diệm cho rằng dầu Mỹ có viện trợ ǵ đi nữa th́ ḿnh phải giữ chủ quyền. Cụ Diệm muốn thay đổi những tướng tá mà Pháp đă bán cho Mỹ 50 triệu đồng, rồi Mỹ giao cho Cụ Diệm xữ dụng, nên Mỹ không muốn thất lời hứa với Pháp mà buộc Cụ Diệm giữ họ lại. Cụ Diệm cũng bất bằng về việc Mỹ lấy dân tôc thiểu số Miền Cao nguyên lập quân đội Fulro, cho ăn mặt, lĩnh lương y hệt quân đội Mỹ để sinh ra một sự chia rẻ giữa quân nhân  Việt và Thượng. Sau nầy khi Mỹ trao quân đội Fulro lại cho QLVNCH th́ sinh lắm lôi thôi.

 

Việc mà Cụ Diệm hằng trăn trở luôn là quyền tự chủ của một dân tộc, quyền tự quyết của Vị Tổng Thống VNCH thường bị ṭa đại sứ Mỹ đụng chạm một cách quá đáng. Nhất là Mỹ đ̣i đồ quânvào VN, đ̣i thà bon Bắc Việt . Cụ Diệm tră lờu : " Không thể để cho quân lính Mỹ đổ bộ trên đất nước chúng tôi. V́ đó là hành động chúng tôi rất kiêng kỹ "cỏng rắn cắn gà nhà."  

 

Vấn đề thả bom Bắc Việt là một chuổi ngày tranh luận dữ dội. Cụ Diệm và ông Cố vấn Nhu và ông Cẩn rất buồn rầu lo toan. Cụ Diệm than: "Đánh giặc th́ phải có kế hoạch chi chớ, đem bom mà thả th́ c̣n ǵ đất nước, c̣n ǵ sinh mạng và tài sản đồng bào, răng th́ răng, chớ c̣n thả bom Bắc Việt th́  tôi nhất quyết không chịu."

 

Vậy là có chuyện lôi thôi với hoa Kỳ rồi. Chúng ta phải hiểu vào thời gian ấy Mỹ rất coi thường người Việt Nam, văn hóa Việt Nam chứ không như sau 1975, hay hơn nữa như bây giờ. Và cũng vào thời ấy đường lối CSBV rất sát máu. Vậy mà TT Ngô Đ́nh Diệm đă cương quyết đi theo dường lới dân tộc. Người đă phát biểu một  câu nói lịch sử với ba tôi: " Thà rằng ḿnh chịu nhục với anh em c̣n hơn bị nhục nhă với ngoại bang…" Ba tôi là dân biểu Ban Mê Thuộc, trông coi Dinh điền rừng cấm, đàn em thân tín của cụ Diệm, người nghĩ rằng sớm muộn Cụ Diệm sẽ bắt tay với Cụ Hồ, nhưng chưa biết khi mô, và với h́nh thức ra răng đây, khó quá.

 

Một ngày kia ba tôi đi họp Sài g̣n về Ban Mệ Thuộc. báo tin cho mạ tôi rằng cuối tuần ông Cụ Diệm và ông Nhu sẽ lên Ban Mê Thuộc đi săn (Ban Mê Thuộc thời ấy là thủ đô Miền Cao Nguyên). Tôi nghe chuyện nhà nước BMT tồ chức cho TT Diệm đi săn, th́  vui thích quá, bèn xin ba tôi cho tôi đi theo. Ba tôi nói rằng "Đi săn th́ phải cưởi ngựa" "Con biết cưởi ngựa." "Nếu có cọp nhảy, ngựa sợ hất con chết th́ không sao, nhưng nếu gảy chân gảy lưng, gảy cổ th́ phiền lắm, thôi con không đi." tôi hết hy vọng.

 

Sáng thứ bảy quảng vào mùa hè 1961 hay 1962 tôi không nhớ rơ (xin vị nào công cán chính, trong QLVNCH có mặt hôm đó cho tôi được biết.) cả tỉnh Ban Mệ Thuôc chộn rộn dậy thật sớm. Toàn thể quân cán chính tấp nập sửa soạn, đi đón cụ Diệm và ông Nhu lúc 5 giở sáng đế cùng thẵng tiến vào rừng xanh BMT đi săn. Tôi tuy không dược đi săn nhưng hồi hộp theo dỏi.

 

Rồi đoàn người quân cán cính, nào xe hơi nào ngựa. Nhất là quân đội sẵn sàng bao vây tứ phía cuộc săn bảo vệ ông Cụ Diệm. Vậy là đoàn người đông đảo, tấp nập, họp lại trước ṭa Tỉnh, hớn hở kéo nhau ra đi khi trời chưa hừng sàng. Tôi chỉ đứng trên lầu thượng của hảng SCIB (Société Commerciale et Industrielle de Banmêthuôt) nơi ba tôi làm Giám đốc nh́n lên Ṭa tỉnh mà thôi. Rồi suốt cà ngày hôm đó gia đ́nh ba mạ tôi và các gia đ́nh khác chỉ điện thoại cho nhau chia sẽ lo lắng. Đến chiều tối, mọi người  thấp thỏm chờ mong. 5 giờ, rồi 6 giờ vẩn không tin tức. Chúng tôi lo quá, đến 7 giờ cũng không tin ǵ cả.

 

Đến gần 8 giờ ba tôi mới về đến nhà, người bơ phờ, xất ba xất bất, mặt tái mét nhưng vẩn cười gượng. Tôi gấp rút muốn biết chuyện ǵ đă xảy ra. Ba tôi điềm tỉnh không nói. Sau khi tắm rửa, ăn uống xong, vào pḥng nằm nghỉ một hồi, ba tôi mới nhỏm dậy, tôi và mạ tôi chờ đợi. Ba tôi cho hay đây là cuộc đi săn tráo trộn. ba tôi kể:

 

"Một điều quá sức ngạc nhiên là đi săn mà ông Cụ và ông Nhu đều mặt đồ tây complet, cravate đàng hoàng, ông cụ măc bộ đồ tơ tằm 'Tussor', tay cầm baton. Mọi người vào rừng, lúc đầu đi xe hơi một đoạn, sau bỏ lại xe đi ngựa và đi bộ. Quân đội tỏa ra bao vây khắp nơi. Đi từ 6 giờ sáng đến chừng hơn 11 giờ trưa đến một khoảng xa rừng cấm., th́ ông Cụ ra lệnh ngưng lại dùng cơm trưa. Ăn uống vui vẻ nghỉ ngơi chừng hơn một giờ.

 

Sau đó ông Cụ quay lại nói với mọi người rằng : "Chúng tôi mời quư vị ngồi nghĩ cho khỏe ở đây, tôi và ông cố vấn sẽ đi với nhau mà thôi." Mọi người phản kháng. Quân đội đ̣i bao vây bảo vệ. Ông cụ dẹp hết. Ông Cụ Diệm mặc Veste, đội mủ, tay xách baton cùng ông Nhu cuốc bộ đi sâu vào rừng. Mọi người vừa ngạc nhiên vừa tê tái lo sợ, xầm x́ to nhỏ nói chuyện với nhau. Họ chờ đợi và lo sợ đến tiều tụy xanh xao. V́ măi đến 4 giờ tối, 5 giờ tối vẩn chưa thấy ông Cụ trở vể. Trời gần sập tối, mọi người mướt mồ hôi lo sợ th́ đến 6 giờ hơn ông Cụ Diệm và ông Nhu lủi thủi từ trong rừng đi ra. Mọi người đều im lặng không một tiếng nói. Tất cả đều nhanh chóng ra về, và đưa ông Cụ thẵng lên tàu bay chờ sẵn về thù đô Sài G̣n.

 

Ba tôi kết luận: " Rơ ràng đây là ông Cụ thực hiện lời ông Cụ đă nói với tui nhiều lần, thà chịu nhục với anh em, c̣n hơn nhục với ngoại bang. Rơ ràng là ông Cụ đi nói chuyện với CSBV và với Mặt Trận giải  Phóng miền Nam, chua biết ra răng đây." Sau đó, ba tôi được ông Cụ gọi về Sài G̣n ba tôi mới được biết hôm đó ông Cụ Diêm và ông Nhu gặp đại diện đảng CSBV và đại diện MTGPMN nói chuyện, hai bên thỏa thuận nhiều điềm. V́ CSBV cũng rất ngại Mỹ thả bom BV. Đó là lần độc nhất Cụ Diệm gặp gở phe bên kia không công khai, qua mặt Mỹ. Ông Cụ cũng cho hay Mỹ tỏ thái độ lạnh lùng, không bằng ḷng quyết địng của ông Cụ và ông Nhu.

 

Đây là lần gặp gở đầu tiên đích thân Cụ Diệm đi gặp mà tôi biết rơ ràng và là nhân chứng. Rất nhiều vị sĩ quan QLVNCH có mặt trong buổi hôm ấy, nay hẳn c̣n sống và nhớ rơ về buổi đi săn và ngày tháng năm. Việc ra đi đối thoại với CSBV như vậy rơ ràng Cụ Diệm thực hành lời Cụ đă nói: "Thà chịu nhục với anh em c̣n hơn chịu nhục với ngoại bang.". Sau đó c̣n vài cuộc gặp gở khác ở Di Linh vv. Cụ Diệm không đi gặp ai nữa. Coi như có sự dổng thuận giữa hai bên, đặt biệt là giữa TT Ngô Đ́nh Diệm và chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vào dịp Tết đầu năm 1963 cụ Hồ Chí Minh gởi tặng Cụ Diệm 2 cành đào kèm theo môt bức thư đă công khai việc giao ḥa với nhau. Tôi c̣n nhờ trong bức thơ cụ Hồ viết:"…Liên Bang Việt Nam gồm 2 miền. Miền nào theo dường lối chủ thuyết xă hôi của đường ấy. Mục đích là chúng ta phải sống ḥa b́nh lo phát triển đất nước làm cho dân no ấm, đất nước thịnh vượng …."

 

Đó chính là nguyên nhân chính yếu làm Hoa Kỳ mắc cở mà ra tay giết hại ba anh em TT Ngô Đ́nh Diện, để sau đó Mỹ lại theo đường lối của Cụ Diệm nhưng với tư thế vô cùng nhục nhả cho Mỹ và VNCH.

 

Như vậy từ năm 1963 là thời chế độ CSBV c̣n ác liệt, mà TT Ngô Đ́nh Diệm đă quyết tâm giao ḥa với CSBV, ngày nay qua bao nhieu đổi mới, tại sao chu1g ta c̣n dám nói giài ḥa với CSVN là tự sát. Phải chăng trí óc chúng ta c̣n hủ lậu quá chăng ? Tài năng chúng ta yếu kém quá chăng ?

 

Ts. Bs. Nguyễn Thị Thanh

 

*

Tôi xin tạm-thời góp ư với cô về 3 trong nhiều điểm chính, mà các vị khác chưa đề-cập đến, như sau:

 

1)  MỸ LẬP QUÂN ĐỘI FULRO

 

a/  Cô Nguyễn Thị Thanh viết:

 

Mỹ lấy dân tôc thiểu số Miền Cao nguyên lập quân đội Fulro, cho ăn mặt, lĩnh lương y hệt quân đội Mỹ để sinh ra một sự chia rẻ giữa quân nhân  Việt và Thượng. Sau nầy khi Mỹ trao quân đội Fulro lại cho QLVNCH th́ sinh lắm lôi thôi

 

b/  Ư-Kiến:

 

Tôi xin tŕnh-bày tóm-tắt:  Trong cuộc Chiến-Tranh Việt-Nam, song-song với Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa, Hoa Kỳ đă tuyển-mộ một số thanh-niên gốc thiểu-số tại vùng Cao-Nguyên, huấn-luyện, trang-bị, tổ-chức thành các Toán CIDG (Civilian Irregular Defense Group: Toán Dân-Sự Pḥng-Vệ Không Chính-Quy, được gọi là Dân-Sự Chiến-Đấu), lập trại, dựng chốt, dọc theo biên-giới Việt-Lào-Miên, cố-vấn, tiếp-vận, và yểm-trợ cho họ thám-sát và hành-quân chống sự xâm-nhập và hoạt-động của cộng-sản tại vùng rừng núi các Tỉnh & Quận thượng-du Miền Nam.  Toán-viên là người Thượng, nhưng chỉ-huy là sĩ-quan người Kinh, bên cạnh có cố-vấn người Mỹ thuộc Lực-Lượng Đặc-Biẹt Hoa Kỳ (do đó, trại-viên Dân-Sự Chiến-Đấu cũng được gọi là Lực-Lượng Đặc-Biệt).  Về sau, trong t́nh-h́nh mới, họ được Hoa Kỳ chuyển-giao cho Việt-Nam, và họ nhập vào Lực-Lượng Đặc-Biệt của Quân-Lực VNCH.  Mọi sự trôi tṛn, không có ǵ là “sinh lắm lôi-thôi”.

Cái mà cô Nguyễn Thị Thanh gọi là “lôi thôi” là vụ Fulro.  Fulro (lúc đầu là “Front Unifié de Lutte de la Race Opprimée”:  Mặt Trận Thống Nhất Chiến Đấu của Sắc Dân Bị Áp Bức) là một tổ-chức của một số người Thượng gốc Édé tức Rhadé ở Tỉnh Darlac, do Y Bham cầm đầu, nhằm chống lại người Kinh (họ muốn Cao Nguyên là của người Thượng, không cho người Kinh lên đây lập-nghiệp).  Về sau, một số người Thượng gốc khác ở các Tỉnh khác cũng hưởng-ứng theo, nên họ sửa câu tiếng Pháp ghi trên thành “Front Unifié de Lutte des Races Opprimées” (Mặt Trận Hợp Nhất Chiến Đấu của Các Sắc Dân Bị Áp Bức).  Fulro đă khích-động một số toán-viên Dân-Sự Chiến-Đấu nổi loạn, cụ-thể là trong đêm rạng ngày 20-9-1964, lính Thượng trong trại Sarpa ở Quận Đức-Lập, Tỉnh Quảng-Đức, bất-thần nổi dậy giết hết các sĩ-quan chỉ-huy người Kinh, rồi bỏ trốn vào rừng (không phải để theo Việt-Cộng).  Cùng lúc, việc ấy cũng xảy ra tại các trại Bu Prang và B. Miga thuộc Tỉnh Quảng-Đức, và trại B. Briêng thuộc Tỉnh Darlac (Xem thêm).  Chính-quyền VNCH can-thiệp, cùng các cố-vấn Hoa Kỳ kêu gọi các phần-tử ấy trở về, trong một buổi lễ có đại-tướng Nguyễn Khánh (nửa Quốc-Trưởng, nửa Thủ-Tướng) từ Saigon ra chủ-tọa.  Ngoài việc Ṭa Án Quân-Sự, nhóm ngay ở Ban Mê Thuột, do đại-tá Nguyễn Văn Mạnh (về sau là trung-tướng Tham-Mưu-Trưởng Liên-Quân) làm chánh-thẩm, xét xử những kẻ chủ-mưu, chính-sách ưu-đăi đồng-bào Thượng (giảm bớt điều-kiện để học ra làm Phó Tỉnh-Trưởng, Phó Quận-Trưởng, Trưởng Ty Thượng-Vụ, Chánh Án Ṭa Án Sắc-Tộc, sĩ-quan cấp úy, cấp tá, trên có Bộ-Trưởng Phát-Triển Sắc-Tộc, dưới có các cơ-sở quần-chúng, v.v...) đă giúp thỏa-măn đa-số nguyện-vọng của đồng-bào Thượng, nên sau vụ đó th́ Fulro xem như lắng yên...  Cho đến sau Tháng Tư Đen 1975 th́ Fulro (có cả người Kinh tham-gia) đồng loạt nổi lên chống Cộng tại khắp các Tỉnh Tây Nguyên.

Tóm lại, Hoa Kỳ không lập “quân đội Fulro” như cô Thanh viết. 

 

2)  CHUYẾN ĐI SĂN CỦA TT NGÔ Đ̀NH DIỆM TẠI BAN MÊ THUỘT

 

a/  Cô Nguyễn Thị Thanh viết:

 

Ba tôi là dân biểu Ban Mê Thuộc,... đàn em thân tín của cụ Diệm, người nghĩ rằng sớm muộn Cụ Diệm sẽ bắt tay với Cụ Hồ... 

Một ngày kia ba tôi đi họp Sài g̣n về Ban Mệ Thuộc. báo tin cho mạ tôi rằng cuối tuần ông Cụ Diệm và ông Nhu sẽ lên Ban Mê Thuộc đi săn ...  Tôi nghe chuyện nhà nước BMT tồ chức cho TT Diệm đi săn, th́  vui thích quá... 

Sáng thứ bảy quảng vào mùa hè 1961 hay 1962...  cả tỉnh Ban Mệ Thuôc chộn rộn dậy thật sớm. Toàn thể quân cán chính tấp nập sửa soạn, đi đón cụ Diệm và ông Nhu lúc 5 giở sáng đế cùng thẵng tiến vào rừng xanh BMT đi săn... 

Rồi đoàn người quân cán cính, nào xe hơi nào ngựa. Nhất là quân đội sẵn sàng bao vây tứ phía cuộc săn bảo vệ ông Cụ Diệm. Vậy là đoàn người đông đảo, tấp nập, họp lại trước ṭa Tỉnh, hớn hở kéo nhau ra đi khi trời chưa hừng sàng...  Rồi suốt cà ngày hôm đó gia đ́nh ba mạ tôi và các gia đ́nh khác chỉ điện thoại cho nhau chia sẽ lo lắng...

... Ba tôi cho hay đây là cuộc đi săn tráo trộn. ba tôi kể:

 

"Một điều quá sức ngạc nhiên là đi săn mà ông Cụ và ông Nhu đều mặt đồ tây complet, cravate đàng hoàng, ông cụ măc bộ đồ tơ tằm 'Tussor', tay cầm baton. Mọi người vào rừng, lúc đầu đi xe hơi một đoạn, sau bỏ lại xe đi ngựa và đi bộ. Quân đội tỏa ra bao vây khắp nơi... 

Ông Cụ Diệm mặc Veste, đội mủ, tay xách baton cùng ông Nhu cuốc bộ đi sâu vào rừng... đến 6 giờ hơn ông Cụ Diệm và ông Nhu lủi thủi từ trong rừng đi ra. Mọi người đều im lặng không một tiếng nói. Tất cả đều nhanh chóng ra về, và đưa ông Cụ thẵng lên tàu bay chờ sẵn về thù đô Sài G̣n.    

Ba tôi kết luận: "... Rơ ràng là ông Cụ đi nói chuyện với CSBV và với Mặt Trận giải  Phóng miền Nam, chua biết ra răng đây." Sau đó, ba tôi được ông Cụ gọi về Sài G̣n ba tôi mới được biết hôm đó ông Cụ Diêm và ông Nhu gặp đại diện đảng CSBV và đại diện MTGPMN nói chuyện, hai bên thỏa thuận nhiều điềm. V́ CSBV cũng rất ngại Mỹ thả bom BV. Đó là lần độc nhất Cụ Diệm gặp gở phe bên kia không công khai, qua mặt Mỹ...  

Đây là lần gặp gở đầu tiên đích thân Cụ Diệm đi gặp mà tôi biết rơ ràng và là nhân chứng. ...

 

b/  Ư-Kiến:

 

Trong một email của cô gửi ông Hoàng Nam vào ngày Sat, 6 Sep 2008 7:15 am (Subject: [Thao Luan] TRA LOI CAU HOI CUA ANH HOANG NAM), cô viết:  tôi, tuy vẩn làm Y khoa và xă hôi, vẩn không từ nan đóng góp ư kiến vào chính trị như ông Khương Thương đă 81 tuổi ngày xưa ngồi câu cá ở sông vị, rồi ra giúp nhà Châu dẹp loạn. Tôi c̣n thua KT hơn cả chục tuổi th́ góp ư kiến cho hậu duệ đâu phải là không hữu ích.”

Vậy tôi có thể đoán tuổi của cô năm nay, 2008, là vào khoảng/gần 70.

Năm 2008 mà 70 tuổi th́ năm 1962 (46 năm về trước) là (70-46=) 24 tuổi.

Trẻ hơn nữa th́ cũng vào khoảng 20, trên 18 tuổi, tức là đă thành-niên rồi.

Do đó:

 

1/  Tôi nghĩ rằng cô đă không thật-sự đích-thân thấy biết mọi điều, mà đă nghe theo người khác kể lại, và họ thêm mắm dặm muối, tiểu-thuyết-hóa, huyền-thoại-hóa, nên bài cô viết gây nhiều thắc-mắc:

1a-  Cô “chỉ đứng trên lầu thượng của hảng SCIB nh́n lên Ṭa Tỉnh” (nh́n về hướng Ṭa Hành-Chánh Tỉnh, phía bên kia đường và ở tít đằng xa), “khi trời chưa hừng sàng” mà thôi, th́ làm sao mà cô thấy được “đoàn người quân cán cính, nào xe hơi nào ngựa. Nhất là quân đội sẵn sàng bao vây tứ phía cuộc săn bảo vệ ông Cụ Diệm. Vậy là đoàn người đông đảo, tấp nập, họp lại trước ṭa Tỉnh, hớn hở kéo nhau ra đi khi trời chưa hừng sàng... ”?

1b-  Cô viết: “Mọi người vào rừng, lúc đầu đi xe hơi một đoạn, sau bỏ lại xe đi ngựa và đi bộ”.  Thông-thường, người ta đă bố-trí sẵn, nơi nào phải rời xe hơi để leo lên ngựa th́ cho ngựa chực tại đó, chứ đâu có bắt ngựa phải “họp lại trước ṭa Tỉnh” rồi mới chạy không, theo đoàn xe hơi kéo nhau ra đi?

1c-  TT Diệm ở Saigon, sử-dụng phi-cơ để lên Ban Mê Thuột, phi-tŕnh nhanh nhất cũng hơn một tiếng đồng-hồ, đáp xuống phi-trường Phụng Dực, rồi ghé Ṭa Tỉnh, rồi mới “kéo nhau ra đi khi trời chưa hừng sàng”.  Vậy th́ “ông Cụ” phải thức dậy, chuẩn-bị, và rời khỏi Dinh Độc-Lập từ giờ nào?  Đi săn chi mà khổ rứa?

1d-  Nếu đi kinh lư (thăm dân cho biết sự t́nh) th́ huy-động dân nghênh đón là chuyện dễ hiểu; đằng này đi săn mà bắt “Toàn thể quân cán chính ” BMT phải nhọc v́ ḿnh, th́ có đắc-sách hay không?

1e-  Đi săn (dù là giả vờ) mà hai ông lại ăn mặc sang trọng như thế th́ mong đánh lừa được ai?  (Chính ba của cô cũng đă ngạc-nhiên cơ mà!)

1f-  Đi gặp đối-phương một cách lén-lút, trong rừng, th́ có cần phải trưng-diện theo kiểu mà địch gọi là “phồn vinh giả tạo” hay không?

1g-  Không lẽ không thể vi-hành; hoặc giả du-hành bí-mật (hai ông cùng với nhân-viên an-ninh cải-trang làm người dân thường, lực-lượng bảo-vệ được lệnh ngẫu-nhiên hành-quân ở vùng liên-hệ với mục-tiêu khác mà thôi)?

1h-  Vào rừng gặp địch mà tự ḿnh đi khơi-khơi, chứ không có người dẫn đường (trung-gian, giao-liên, v.v...)?

1i-  Ngay chính “ông Cụ” cũng đă từng bị mưu-sát, thế mà tin-tức về chuyến đi săn đă được tiết-lộ từ nhiều ngày trước (“ông Cụ” có biết bao nhiêu “đàn em thân tín” như ba của cô, kể cả điệp-viên VC Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Ngọc Thảo...), như thế có an-toàn không?

1g-  Đi săn (dù là giả vờ) mà khi xuống ngựa vào rừng th́ không mang theo súng săn, và khi “lủi thủi từ trong rừng đi ra” lại không xách theo ít nhất là một... con thỏ, th́ ai mà không thắc-mắc về cuộc đi săn (bí-mật quốc-gia)!

1k-  Nếu cô là phía Cộng-Sản Việt-Nam, cô sẽ ôn-ḥa tiếp-xúc, thảo-luận, rồi sẽ gặp lại, bàn thêm, thư qua tin lại, mặc-cả này kia, đi từng bước một, để tiến đến chỗ hai bên công-khai hội-họp, kư-kết văn-bản, thi-hành thỏa-hiệp, tháng này năm khác, để cho Miền nào theo dường lối chủ thuyết xă hôi của đường ấy...; hay là cô sẽ chớp lấy thời-cơ ngàn năm một thuở (Quân đội đ̣i bao vây bảo vệ. Ông cụ dẹp hết. Ông Cụ Diệm mặc Veste, đội mủ, tay xách baton cùng ông Nhu cuốc bộ đi sâu vào rừng), mà “thịt” hai ông tức-thời, đúng với đuờng-lối (vào thời ấy đường lối CSBV rất sát máu) và chính-sách “giải phóng Miền Nam” (hai ông mà chết bất-thần lúc ấy [1961-1962] th́ cả Miền Nam như rắn mất đầu, cộng-sản tiến chiếm nhanh-chóng dễ-dàng biết bao)?  Vậy việc “ông Cụ” vào rừng như thế là một tính-toán khôn ngoan?

Thế th́:

Tôi đề-nghị cô, nếu cô chỉ viết theo lời người khác kể lại, th́ nếu cô muốn kể lại chuyện này trong sách hồi-kư hay sách tự-sự ǵ đó của cô, th́ cô nên lược bỏ các chi-tiết bịa đặt, để khỏi bị nghi là cô giả vờ viết khen nhưng thật ra th́ cô có dụng-ư bôi-bác Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm và ông Cố-Vấn Ngô Đ́nh Nhu, nói chung là tầng-lớp lănh-đạo Đệ-Nhất Cộng-Ḥa, mà cô kính yêu.

 

2/  C̣n nếu quả thật những ǵ cô viết là đúng sự thật, th́ hẳn là cô phải tự nhận-chân rằng các lănh-đạo Đệ-Nhất Cộng-Ḥa quả quá non-nớt, trong một việc lớn như vụ “đi đêm” (cuộc đi săn) kể trên, mà phạm sơ-khuyết như thế th́ c̣n mong ǵ hoàn-thành các đại-sự khác?

 

3)  TT NGÔ Đ̀NH DIỆM CÓ ĐI BAN MÊ THUỘT GẶP GỠ CSBV VÀ MTGPMN HAY KHÔNG?

 

Đây là câu hỏi và lời giải-đáp dứt khoát cho vấn-đề “Cụ Diệm gặp gở phe bên kia không công khai” tại Buôn Mê Thuột vào năm 1992 (có đoạn cô viết là “vào mùa hè 1961 hay 1962”).

 

Tôi xin tóm-tắt kể lại những lần Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm đến Ban Mê Thuột, như sau:

 

Lần thứ nhất:

22-2-1957.- Khánh thánh long trọng Hội Chợ Ban Mê Thuột.  8g30 T.T. Ngô Đ́nh Diệm tới, gần đến khán đài, bị một thanh niên bắn bằng tiểu liên Mas-49 dấu dưới áo blouson.  Nhưng đạn lại trúng Bộ Trưởng Cải Cách Điền Địa là ông Đỗ Văn Công; ông Công bị thương nặng ở tay và ngực.  Người bắn bị bắt ngay...  Thanh niên bị bắt là Hà Minh Chí, tức Phạm Ngọc Phú, đă từng làm việc ở Ty Thông Tin Tây Ninh (trích “Hai Mươi Năm Qua - Việc Từng Ngày (1945-1964)” của Đoàn Thêm (Xuân Thu, Saigon, 1965) trang 212.

 

Lần thứ hai:

17-3-1961.- Đồng bào Thượng làm lễ biếu TT NDD bạch-tượng vừa bắt được tại Ban Mê Thuột (trích “Hai Mươi Năm Qua - Việc Từng Ngày (1945-1964)” của Đoàn Thêm (Xuân Thu, Saigon, 1965) trang 291.

Trong lần thứ hai này, tôi có mặt tại chỗ.

Tôi bị đày lên Cao Nguyên (vùng “nước độc và nguy-hiểm”), phụ-trách Cảnh-Sát Tư-Pháp tại Nha Cảnh-Sát Công-An Cao-Nguyên Trung-Phần trụ-sở tại Ban Mê Thuột, và ngụ tại đây từ 1960 đến 1963.

Trong buổi lễ dâng bạch-tượng kể trên, toàn-thể viên-chức CSCA đều được huy-động tham-gia giữ-ǵn an-ninh trật-tự, nhất là bảo-vệ cho Ngô Tổng-Thống, v́ cũng tại đây “ông Cụ” đă từng bị bắn vào năm 1957.

Từ pḥng của tôi, có một nhân-viên người Thượng, sắc dân Édé (Rhadé), tên Y Tlung M’Lô, được chọn sung vào một toán đặc-biệt, cùng với một số quân-nhân gốc Thượng, đảm-trách công-tác bí-mật.  Anh ấy kể lại với tôi:  về việc làm cho bộ lông của con voi con có được màu trắng (voi trắng theo phong-tục Thượng là một biểu-tượng thiêng-liêng đem lại khương-ninh, thịnh-vượng, trường-thọ cho ai bắt đuợc và làm chủ nó) để dâng tặng Ngô Tổng-Thống, th́ người khác lo; anh ấy đích-thân giữ-ǵn chậu nước dùng để một viên Tù-Trưởng niên-trưởng đại-diện đồng-bào sắc-tộc rửa chân cho Ngô Tổng-Thống (để chứng-tỏ sự thần-phục và ḷng trung-thành), và gài một chai nước ngọt vào trong đáy ṿ, gắn một cái cần vào trong chai đó, thắt mấy sợi chỉ làm dấu, để khi Tổng-Thống được mời cùng uống rượu cần theo phong-tục Thượng (mỗi ṿ rượu cần có nhiều cái cần, mỗi người dùng một cái cần mà hút một lần với nhau) th́ dùng cái cần đă có làm dấu để hút... nước ngọt, thay v́ rượu cần (mùi vị khó uống, vả lại không đuợc vệ-sinh).

Lễ-đài được dựng ngay tại Ngă Năm (không xa “hảng SCIB” của thân-phụ cô).

Y Tlung M'lô với Lê Xuân Nhuận

Tóm lại, TT Ngô Đ́nh Diệm chỉ đến Ban Mê Thuột hai lần kể trên mà thôi.  Tôi là nhân-chứng, chứng-nhận rằng không hề có lần nào “đích thân Cụ Diệm” lên Ban Mê Thuột để “gặp gở phe bên kia không công khai” như cô đă kể.

 

C̣n về đề-tài “từ năm 1963 là thời chế độ CSBV c̣n ác liệt, mà TT Ngô Đ́nh Diệm đă quyết tâm giao ḥa với CSBV, ngày nay qua bao nhieu đổi mới, tại sao chu1g ta c̣n dám nói giài ḥa với CSVN là tự sát” th́ tôi sẽ xin góp ư với cô trong “thư số 2” vào đầu tháng sau.

 

Lần nữa, xin cám ơn cô, và kính chúc cô khỏe mạnh.

 

                                                                                LÊ XUÂN NHUẬN   

 

Trở lên Tạp Luận

Trở về Cổng Chính