ĐỨC GIÁO-HOÀNG JOHN PAUL II

NGHĨ G̀ VỀ ĐỨC MẸ MARIA

 

          Trong thời-gian Đức Giáo-Hoàng Gioan PhaoLồ II c̣n sống, tôi thấy Ngài đă tôn-thờ, rao-giảng, và cầu-nguyện Đức Mẹ Maria một cách vô cùng đặc-biệt, đến độ xem như Đức Mẹ gần-gũi và có quyền-phép trực-tiếp với Ngài (và toàn thể giáo-dân) hơn cả Đức Chúa Trời và Đức Giê-Su.

 

           Thử lấy một thí-dụ cụ-thể:

 

Bài của nhà văn Trần Phong Vũ:

 

To:

diendanchinhluan@yahoogroups.com, diendancongluan@yahoogroups.com, diendanviahe@yahoogroups.com, nguoivietquocgia@yahoogroups.com, nuoc_viet@yahoogroups.com, thaoluan@yahoogroups.com

From:

"van nguyen" <dieusaonam@yahoo.com> 

Date:

Sat, 16 Apr 2005 11:31:28 -0700 (PDT)

Subject:

[THAOLUAN] SỰ CHIẾN ĐẤU CAN ĐẢM VÔ ÚY CUA ĐGH JP II

 

SỰ CHIẾN ĐẤU CAN ĐẢM VÔ ÚY CỦA ĐGH JP II

 

Hồi 5 giờ chiều ngày 13-5-81 nhằm ngày Thứ Tư, theo thông lệ, Đức Gioan Phaolô II tới Công Trường Thánh Phêrô gặp gỡ khách hành hương. Bỗng dưng có tiếng nổ chát chúa khiến đàn bồ câu hoảng hốt cất cánh bay lên. Từ trên lầu cao nh́n xuống, người ta thấy Đức Thánh Cha trong bộ áo trắng, bỗng dưng ngă chúi vào người cận vệ bên cạnh Ngài. Theo lời thuật lại của Đức Ông Dziwisz th́ có kẻ vừa bắn vào bụng Ngài. Lập tức, người tài xế vội vàng chở Đức Thánh Cha tới một xe cứu thương để đưa Ngài tới bệnh viện cấp cứu.

Là người ở bên cạnh Đức Thánh Cha, nên Đức Ông Dziwisz theo sát từng biến chuyển trên gương mặt Ngài trong giây phút thập tử nhất sinh ấy. Đức Ông cho hay: “Hai mắt Ngài nhắm nghiền, dường như đang trải qua một cơn đau đớn dữ dội, trong khi miệng Ngài liên tiếp kêu: Maria Mẹ con, Maria Mẹ con”. Đoạn đường từ Công Trường tới bệnh viện mất 8 phút, và khi xe cứu thương tới nơi th́ Đức Thánh Cha đă hoàn toàn lâm vào t́nh trạng hôn trầm. Tại đây, Ngài đă trải qua một cuộc giải phẫu kéo dài trong 5 tiếng đồng hồ 20 phút. Khoảng 60% lượng máu bị mất. Bác sĩ giải phẫu đă phải cắt đi 22 inches ruột non của Ngài.

Đối với Đức Gioan Phaolô II, sự kiện thời điểm Ngài bị mưu sát nhằm đúng ngày Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên với ba trẻ ở Fatima phải được coi là một huyền nhiệm.  Do đó Ngài xác tín rằng chính Đức Trinh Nữ Maria đă cứu mạng sống của Ngài.  Trong thời gian tĩnh dưỡng, có lần Đức Thánh Cha tâm sự: “Bàn tay kẻ ác bóp c̣ súng mong lấy mạng sống của tôi, nhưng bàn tay Đức Mẹ đă điều hướng đường bay của viên đạn để cứu tôi.” ...

(Trần Phong Vũ)

 

Bài của kư-giả Tú Gàn:

Saigon Nhỏ ngày 8.4.2005

Tú Gàn

Một cách đấu tranh kỳ lạ của ĐGH John Paul II

 

TRƯỜNG HỢP CỦA BALAN

 

... cuốn “His Holiness John Paul II and The Hidden History of Our Time” (Đức Giáo Hoàng John Paul II và Lịch Sử Bí Ẩn của Thời Đại Chúng Ta) của Carl Bernstein Marco Politi...

        Đức Giáo Hoàng đă đến thăm Balan lần thứ hai vào năm 1983, khi phong trào Công Đoàn Đoàn Kết của Lech Walesa đang dấy lên khắp nơi và chính quyền Cộng Sản Ba Lan đă phải ban hành lệnh thiết quân luật và ra lệnh giải tán Công Đoàn để ngăn ngừa một cuộc nổi dậy...

     Đức Giáo Hoàng đă đến Ba Lan ngày 16.6.1983. Sau khi quỳ xuống hôn đất quê hương...

        Khi đến tu viện Black Madona ở Czestochova, Đức Giáo Hoàng đă nguyện cầu:

     Thiên Chúa đă gởi Mẹ đến với chúng con để bảo vệ dân tộc Ba Lan, xin Mẹ hăy chấp nhận lời khẩn cầu này của những người thanh niên Ba Lan, của Giáo Hoàng người Ba Lan và giúp chúng con giữ vững được ư chí và hy vọng.”

Sau đó, Đức Giáo Hoàng nói với giới trẻ Ba Lan:

Các con đến với Đức Mẹ mang theo trái tim thương tích bởi những sầu muộn, có khi cả những thù hận.  Sự hiện diện của các con biểu lộ được một sức mạnh chứng tá khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng khi thấy người công dân Balan dùng chính bản thân làm phương tiện tranh đấu, với Phúc Âm trong tay, với lời kinh trên môi.  Những h́nh ảnh ấy vào năm 1980 đă làm cho trái tim và lương tâm thế giới vô cùng xúc động.”

Sau đó, trước sự chứng kiến của khoảng một triệu người, Đức Giáo Hoàng dâng lên Đức Mẹ tấm đai thắt lưng có một lỗ đạn do Ali Agca bắn vào ngài tại Công Trường Thánh Phêrô...

(Tú Gàn )

*

 

        Thế nhưng tôi thấy Đức Giáo-Hoàng Gioan PhaoLồ II có một đời sống nội-tâm và tâm-linh vô cùng phong-phú, bén nhạy, vừa triết-lư vừa xuyên-cơ, soi rọi, xét lại, phức-tạp đến độ lắm khi tưởng như Ngài tự mâu-thuẫn với chính ḿnh.

 

         Ngài đă gác bỏ tất cả những nỗ-lực và ước-nguyện từ nhiều phía muốn Ngài chính-thức công-nhận việc Đức Mẹ hiện ra tại La Vang, Việt-Nam.  Ngài đă minh-bạch công-bố rằng: Tiếc thay, hiện nay không có một văn-bản tài-liệu nào (lưu-trữ tại Ṭa Thánh Vatican) chứng-minh các lần Đức Mẹ hiện ra tại La Vang:

         John Paul II

         Đức Mẹ La Vang

        

        Khi dứt-khoát như thế, vào năm 1998, (là năm giáo-dân Ky-Tô-Giáo Việt-Nam kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang”) Giáo-Hoàng Gioan PhaoLồ II đă chấp-hành đúng theo lời Chúa dạy, v́ Đạo Chúa được rao-giảng là đạo của Sự Thật, và Thánh-Kinh đă viết rơ:  “Các ngươi sẽ biết Sự Thật, và Sự Thật sẽ giải-thoát các ngươi” (Joh 8:32).  Ngài đă không bị ràng-buộc vào sự dối-gian.

 

        Song le, Đức Giáo-Hoàng Gioan PhaoLồ II đă tiến xa hơn nhiều, trong trăn-trở của một người vừa là Đại-Diện Tối-Cao của Đức Chúa Trời, vừa là một nhà trí-thức lỗi-lạc của Loài Người.

 

        Trước đó, trong buổi tổng-tiếp-kiến vào ngày 25 tháng 6 năm 1997, lần thứ 53 trong một loạt các buổi vấn đáp như thế về Đức Mẹ Maria, Ngài đă phát-biểu một cách đặc-biệt, mà nguyên-văn đă được đăng lại trong tờ tuần-báo “L’Osservatore Romano” là cơ-quan thông-tin chính-thức của Giáo Hoàng và giáo-triều Vatican, như sau:

 

 

   

 

        Mở đầu, Đức Giáo-Hoàng Gioan PhaoLồ II đă nói:

 

        1.  Về sự kết-thúc cuộc sống trần-thế của Đức Mẹ, Hội Đồng dùng các từ-ngữ trong Thánh Chỉ giải nghĩa tín-điều về sự Thăng Thiên và tuyên-bố:  “Đức Mẹ Trinh-Nữ Vô-Nhiễm, vốn được ǵn-giữ khỏi mọi t́-vết nguyên-tội, đă được mang lên, cả xác lẫn hồn, vào cơi vinh-hiển trên trời, khi đă hoàn-tất cuộc sống dưới đất...

        Tíếp theo, Ngài đă đưa ra một số luận-điểm như sau để phản bác tín-điều nói trên:

        Với công-thức này, Hiến Pháp Tín Điều, theo sau cố Giáo-Hoàng Pius XII tiền-nhiệm của tôi, đă không tuyên-bố ǵ về đề-tài cái chết của Đức Mẹ.  Tuy thế, Pius đă không có ư chối bỏ sự thật về cái chết của Đức Mẹ, mà chỉ đơn-giản xem như là không đúng lúc để long-trọng xác-nhận cái chết của Mẹ của Chúa là một sự thật để cho mọi tín-đồ đều chấp-nhận.   

        Trong thực-tế, một số nhà thần-học đă bảo-lưu ư-kiến của ḿnh rằng Đức Mẹ không chết, và đă được nâng tức-th́ từ sự sống dưới đất vào sự vinh-hiển trên trời.  Song le, ư-kiến này chỉ mới được biết đến vào thế-kỷ thứ 17, là lúc thành-h́nh một truyền-thống chung, xem cái chết của Đức Mẹ là việc Đức Mẹ nhập vào sự vinh-hiển trên trời.

        2.  Có thể nào Đức Bà Maria quê quán ở Nazareth đă phải trải qua cái cảnh chết-chóc trong chính thân-xác của ḿnh hay không?  Suy-nghiệm về số-phận của Đức Mẹ và mối quan-hệ của Đức Mẹ với vị Con Thánh của Đức Mẹ, hầu như câu trả lời chính-đáng là :  Đức Jesus đă chết, th́ khó mà cứ nói ngược lại điều đó về Mẹ của Đức Jesus...

        Các vị Tổ Tiên của Giáo Hội, vốn không nghi-ngờ ǵ về điều này, đă lư-luận theo chiều-hướng này.  Chúng ta chỉ cần trích dẫn bài viết của Thánh Jacob of Sarug (521): khi đă đến lúc mà Đức Bà Maria phải “bước qua con đường của mọi thế-hệ”, con đường ấy nghĩa là sự chết, th́ “nhóm Mười Hai Tông Đồ họp lại để chôn cấttấm thân trinh-khiết của Thánh Nữ Maria”...

        3.  Quả thật là trong sách Khải Huyền cái chết được tŕnh-bày như là một sự trừng-phạt tội-lỗi. Tuy thế, việc Giáo-Hội tuyên xưng rằng Đức Mẹ được một đặc-ân thiêng-liêng cho miễn khỏi mắc tội tổ-tông không đưa đến kết-luận là Đức Mẹ bất-tử về mặt thể-xác.  Đức Mẹ không cao-siêu hơn Đức Chúa Con, mà Đức Chúa Con th́ đă phải chết, điều đó có một ư-nghĩa mới và biến đổi cái chết thành một phương-cách để cứu rỗi linh-hồn.

        Đức Mẹ tham-dự vào công-cuộc cứu-chuộc và liên-đới với sự hy-sinh để cứu-thế của Đức Jesus, nên Đức Mẹ có năng-lực chia sẻ sự đau-đớn và cái chết với Đức Jesus để cứu rỗi loài người. Lời của giáo-sĩ thần-học-gia Severus nói về Đức Jesus cũng áp-dụng đối với Đức Mẹ: Nếu không có cái chết mở đầu, th́ làm sao mà có sự phục-sinh? Để cũng sống lại với Đức Jesus, Đức Mẹ trước tiên cũng phải chết như Đức Jesus.

        4.  Tân Ước không cung-cấp tin-tức ǵ về các cảnh-huống lúc Đức Mẹ chết. Sự nín bặt này khiến người ta cho rằng cái chết của Đức Mẹ đă xảy ra một cách tự-nhiên, không có chi-tiết đặc-biệt nào đáng chú ư. Nếu không, th́ làm sao mà các dữ-kiện liên-quan đă được các người sống đồng-thời với Đức Mẹ giấu kín và không truyền-tụng bằng cách này hay cách khác thấu tai chúng ta ngày hôm nay?

        Về lư-do của cái chết của Đức Mẹ, các ư-kiến mong muốn rằng Đức Mẹ được miễn khỏi phải chết v́ các nguyên-nhân tự-nhiên (chết như một người b́nh-thường) có vẻ là vô căn-cứ...  

 

(L’Osservatore Romano, số 27, ra ngày 2 July 1997, trang 11)

 

Tóm-tẮt vẤn-đỀ

 

        Trước Đức Giáo-Hoàng Gioan PhaoLồ II, nhất là trước cuộc tổng tiếp-kiến ngày 25-6-1997, khá nhiều giáo-dân tin rằng Đức Mẹ đă được nâng lên, cả xác lẫn hồn, vào cơi vinh-hiển trên trời (như một tín-điều về sự Thăng Thiên đă có từ thế-kỷ thứ 17).

        Nay Ngài đă t́m ra được căn-cứ, cũng như của nhiều vấn-nạn khác nữa, và căn-cứ đó chính là Sự Thật, khi Ngài kết-luận: các ư-kiến mong muốn rằng Đức Mẹ được miễn khỏi chết v́ các nguyên-nhân tự-nhiên (chết như người thường), để được cả xác lẫn hồn đều lên Thiên Đàng, các ư-kiến ấy là vô căn cứ (không có căn-cứ nào để chấp nhận); tức là khi Đức Mẹ Maria chết th́ chỉ có hồn lên Thiên Đàng mà thôi, c̣n xác th́ không). Cho nên điều-gọi-là “Đức Mẹ Maria hồn xác lên trời” là không đúng Sự Thật.

 

        Tôi kính phục những người như Ngài, có đầu óc mà biết vận-dụng đầu óc, chứ không thụ-động nhắm mắt đi theo bất-cứ những lối cũ-ṃn nào...

 

LÊ XUÂN NHUẬN

 

John Paul II                                     Ba-Lan