Kư-Ức vỀ giáo-sư Lê HỮu MỤc

http://www.vandan-dongtam.org/index.php/sach-k-nim/giao-s-le-hu-mc-va-nhng-cay-but-than-hu-cung-ng-tam/phn-5?start=2

          Giáo-Sư Lê Hữu Mục đă từng ở Huế, và tôi th́ suốt thiếu-thời ở Huế, cho nên Giáo-Sư Lê Hữu Mục đă là một phần trong kư-ức của tôi.

 

          Hồi đó, tôi được động-viên chuyên-môn với tư-cách văn-nghệ-sĩ & kư-giả vào làm việc tại Pḥng 5 Bộ Tham-Mưu Đệ-Nhị Quân-Khu, từ tháng 4 năm 1954 đến tháng 10 năm 1956, thời-gian xảy ra nhiều biến-cố sôi-động nhất trong lịch-sử nước nhà.
          Tôi vừa viết bài tuyên-truyền và cũng đích-thân lên xe
Tác-Động Tinh-Thần (Moral Action= tiền-thân của Tâm-Lư-Chiến [Chiến-Tranh Tâm-Lư], rồi Chiến-Tranh Chính-Trị sau này) của Đại-Đội Vơ-Trang Tuyền-Truyền đi phổ-biến tại các nơi giáp vùng Việt-Minh, vừa phụ biên-tập tuần-báo Tiếng Kèn của kư-giả Lê Đ́nh Thạch, vừa nhập vào toán phóng-sự chiến-trường của nghệ-sĩ Tô Kiều Ngân, vừa viết thời-luận hằng ngày cho chương-tŕnh phát-thanh Tiếng Nói Quân-Đội tại Đệ-Nhị Quân-Khu.

         Tôi được Bộ Tư-Lệnh, do Tham Mưu Trưởng là Thiếu-Tá Trần Thiện Khiêm kư Công-Vụ-Lệnh (bằng tiếng Pháp), cử kiêm-nhiệm Trưởng Ban Phát-Thanh, thông-thường gọi là Trưởng Đài hoặc Giám-Đốc Đài Tiếng Nói Quân-Đội tại Miền Trung, thay-thế nhạc-sĩ Anh-Chương.

 

          Khi ông Ngô Đ́nh Diệm về nước làm Thủ-Tướng, Trung-Tướng Nguyễn Văn Hinh, với tư-cách Tổng Tham-Mưu-Trưởng Quân-Đội Quốc-Gia Việt-Nam, đă sử-dụng quân-đội để chống lại, với khẩu-hiệu Mười Vé Phi-Cơ cho gia-đ́nh họ Ngô [ra khỏi Việt-Nam], hay là tính-mạng của cả trăm ngàn (?) chiến-sĩ Quốc-Gia?
          Tại Đệ-Nhị Quân-Khu, dưới quyền Tư-Lệnh là Đại-Tá
Trương Văn Xương, Pḥng 5, do Đại-Úy Đặng Văn An chỉ-huy, cầm đầu các hoạt-động của quân-đội, và cả dân-chúng, chống lại họ Ngô.  Và tôi là người phụ-trách viết bài thời-luận, tuyên-truyền, hiển-nhiên phải nằm trong phe Hinh+Xương.

          Nhưng tôi tự ḿnh tách ra, tránh né âm-mưu của họ, bằng cách không những đă không viết ǵ chống-đối Ông Diệm, mà c̣n đả-kích thực-dân Pháp lúc đó đang c̣n thao-túng chính-quyền Quốc-Gia và có cố-vấn trong Quân-Đội Việt-Nam, đồng-thời đề-cao lư-tưởng tự-do mà Hoa-Kỳ gieo-rắc khắp năm châu. 

 

          Đài Huế hồi đó phát trên làn sóng rất mạnh, thính-giả nghe rơ cả ngoài Miền Bắc lẫn trong Miền Nam.

 

          Trong những ngày khởi-sự ủng-hộ Ông Diệm, tôi được người bạn là nhạc-sĩ Ngọc-Linh, từ nhóm thân-Diệm đầu tiên, đến móc nối để lợi-dụng Tiếng Nói Quân-Đội mà củng-cố vị-thế của thủ-tướng đang bấp-bênh trong Nam.

          Tôi biết rơ hơn về nhân-vật Ngô Đ́nh Diệm, lúc đó vẫn c̣n xa-lạ đối với đại-đa-số đồng-bào, phần lớn là nhờ nhạc-sĩ Ngọc-Linh.
          Thế là tôi công-khai ly-khai, dùng Đài Quân-Đội Miền Trung để chính-thức chống lại
Hinh+Xương, tức là chống lại Pháp, và hậu-thuẫn Diệmngười của Thế-Giới Tự-Do tức của Hoa-Kỳ.

 

          Phe Hinh+Xương phải lập một đài phát-thanh khác, nhưng nhỏ và yếu nên chỉ nghe được quanh Huế mà thôi.

 

          Kết-quả là Tiếng Nói Quân-Đội của tôi, nghe được khắp nước, nhất là ở Sài-G̣n, đă góp một phần tích-cực tác-động quân-sĩ, trấn-an dân-nhân, ổn-định t́nh-h́nh, giúp Ngô Thủ-Tướng thoát cảnh khốn-đốn ban đầu...

 

          Nhạc-sĩ Ngọc Linh là bào-đệ của Giáo-Sư Lê Hữu Mục.
          Tôi quen Giáo-Sư
Lê Hữu Mục trước tiên là qua nhạc-sĩ Ngọc-Linh.  

 

          Lê Hữu Mục là một trong số các nhà khoa-bảng/trí-thức hiếm-hoi của Huế thời bấy giờ. Ông dạy đại-học, nhưng ông cũng là một tay chơi đàn tuyệt-vời.

          Chương-tŕnh phát-thanh của tôi, ngoài các mục b́nh-luận thời-cuộc, tin-tức thời-sự, điểm báo, phóng-sự chiến-trường, quân-nhân t́m hiểu, Anh-ngữ thực-hành (lớp dạy tiếng Anh vô-tuyến đầu tiên cho người Việt-Nam do tôi đảm-trách), thi-ca, kịch vô-tuyến, nhạc ngoại-quốc, cổ-nhạc, dân-ca 3 Miền, đương-nhiên là có tân-nhạc; mà mục tân-nhạc của Đài Quân-Đội Miền Trung hồi ấy th́ vượt trội hẳn mục tân-nhạc của Đài dân-sự Huế, v́ các tài-năng, nhất là giới trẻ, đều đă đổ dồn qua phía nhà-binh (một phần là do Pḥng 5 trả tiền thù-lao cao hơn).
          Các ca-sĩ như
Ngọc-Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết, Kim Tước, Hà Thanh, Bạch Yến, v.v... đều hát ở đây trước khi dời vào Sài-G̣n.
          Điều-khiển ban tân-nhạc th́ có các nhạc-sĩ tên-tuổi như
Lê Quang Nhạc, Ưng Lang, Lâm Tuyền, Văn Giảng, Lê Trọng Nguyễn, v.v...

          Nhưng trong mấy năm có Ngọc Linh giúp tôi ở Đài Quân-Đội Miền Trung th́ trên thực-tế Giáo-Sư Lê Hữu Mục là nhạc-trưởng, v́ ông có tài sử-dụng và phối-hợp các nhạc-cụ, sắp-xếp chương-tŕnh, giải-quyết các vấn-đề liên-quan.
          Điều đáng nói nhất là Giáo-Sư
Lê Hữu Mục chỉ đến chơi đàn với tư-cách nghệ-sĩ và thân-hữu, cống-hiến tài-năng cho thính-giả bốn phương, chứ không phải là bán công tŕnh-tấu để nhận tiền thù-lao.
          Do đó, Giáo-Sư
Lê Hữu Mục có nhiều uy-tín hơn và được mọi người kính trọng hơn.

 

          Tôi gần-gũi với Giáo-Sư Lê Hữu Mục nhiều hơn là vào thời-gian ông ra tờ tuần-báo Rạng Đông.
          Tôi thấy ông làm mọi việc, hầu như là chủ-nhiệm kiêm chủ-bút kiêm tổng-thư-kư ṭa-soạn, đích-thân đọc kỹ từng bài lai-cảo, t́m hiểu từng tác-giả, giải-đáp thắc-mắc cho từng người.
          Thế mà ông c̣n lo về phần trước-tác của chính ông.
          Trong lúc đó, ông là giáo-sư giảng-dạy tại Viện Đại-Học
Huế, nơi có đặc-san Đại Học với sự đóng góp bài-vở giá-trị, nhất là nghiên-cứu văn-học, triết-học, lịch-sử, v.v... của những thành-phần ưu-tú như ông.

 

          Riêng với tờ tuần-báo Rạng Đông, tôi được ông giao giữ mục Vườn Thơ.
          Rơ-ràng là ông, nếu không làm thơ, th́ cũng là một tay rành về thơ, hơn là chỉ một độc-giả yêu thơ; và ông đă dành thời-gian mời các nhà-thơ đến dự những buổi mạn-đàm về thơ, tại tư-thất ông là nơi dùng làm ṭa-soạn của tờ
Rạng Đông.

 

          Trong kư-ức tôi, ít nhất có hai kỷ-niệm vẫn c̣n đậm nét sau bao khúc quanh thời-gian.

 

          Từ cuối tháng 10 năm 1956 trở đi, măn hạn quân-dịch, tôi rời Tiếng Nói Quân-Đội ra khỏi môi-trường văn-nghệ (văn thơ kịch nhạc) của chính-quyền, về lại với ngành Cảnh-Sát Công-An.
          Bên phía Thông-Tin (chủ-chốt văn-nghệ), từ Nha
Trung-Phần đến Ty Thừa-Thiên, có chuyện tranh-giành ảnh-hưởng giữa các nhân-vật, đều là nhà-thơ, về các chức-vụ chỉ-huy trong ngành Thông-Tin. Trong khung-cảnh đó, có việc ḍ-xét moi-móc đời tư của nhau, cốt d́m người khác để ḿnh leo lên.
          Trong một buổi họp tại ṭa-soạn tuần-báo
Rạng Đông, nhà-thơ Đỗ Tấn (tên thật là Đỗ Tấn Xuân, tác-giả tập thơ Mùa Hoa Sim Nở), đă đùa chỉ tôi mà bảo: Anh là cảnh-sát văn-nghệ đấy nhé!  Nó chỉ có nghĩa là một viên-chức cảnh-sát mà làm văn-nghệ, nhưng nó cũng có nghĩa ngầm là một viên-chức mật-vụ, hoặc văn-nghệ-sĩ mà làm công-tác ḍ-xét, nhắm chính vào giới văn-nghệ.  Ư hẳn Đỗ Tấn muốn chọt một kẻ nào đó trong số nhà-thơ viên-chức Thông-Tin có mặt trong buổi họp ấy, song câu nói đó làm tôi nổi sùng, v́ tôi không ở trong ngành Thông-Tin.
          Tôi thấy Giáo-Sư
Lê Hữu Mục có vẻ tinh-ư thông-cảm tâm-trạng của tôi.
          Lát sau, ông lấy ra một bài thơ của tôi, đọc lên, phê-b́nh với lời ngợi-khen, rồi kết-luận:    

          Thanh-Thanh bao giờ cũng vẫn là Thanh-Thanh.
          Tôi đoán là ông gián-tiếp trả lời
Đỗ Tấn giùm tôi, nên tôi thầm cám ơn ông.

 

          Hồi đó, dân Huế vẫn c̣n thủ-cựu, nếu không nói là cổ-hủ, lạc-hậu hay quan-liêu.  Đi ra khỏi nhà th́ phải phục-sức đường-hoàng, nhét áo trong quần, không mặc sơ-mi chim-c̣ (có h́nh, có hoa).  Nói-năng th́ phải lựa lời, nhất là tôn-trọng tuổi-tác, địa-vị xă-hội, cấp-chức chính-quyền.
          Những ai tiếp-xúc với Giáo-Sư
Lê Hữu Mục, dù không phải là học-sinh/sinh-viên, cũng vẫn gọi ông là giáo-sư, thông-thường th́ gọi ông là ông.

          Thế mà, có một hôm, trong buổi họp, nhà-thơ Trần Dạ Từ, đă gọi Giáo-Sư Lê Hữu Mụcanh.
          Tiếng
anh Trần Dạ Từ, người trẻ tuổi nhất, chưa có sự-nghiệp, dùng để gọi một giáo-sư đại-học, một trong số ít các nhà trí-thức được chế-độ trọng-vọng, đă gây ngạc-nhiên cho nhiều người.
         
Trần Dạ Từ th́ hồn-nhiên, không để ư ǵ đến chuyện đó.
          Nhưng khi ra khỏi ṭa-soạn
Rạng Đông, tôi nghe có tiếng x́-xầm: ông Mục bất-b́nh v́ Trần Dạ Từ gọi ông là anh.
          Dù sao, tôi vẫn không tin là Giáo-Sư
Lê Hữu Mục bực Trần Dạ Từ về chuyện đó, bởi ông không hề có ư lập nên một Hội của các nhà-thơ, để giữ chức-vụ Hội-Trưởng hay Chủ-Tịch (như bên Hội Văn-Nghệ-Sĩ và Kư-Giả Miền Trung), không phân-biệt ǵ khi mời các nhà-thơ đến họp, và trước sau ông cũng vẫn là một người yêu thơ, có tâm-hồn thơ.   

 

          Về sau, v́ hoàn-cảnh chung của Đất Nước, cũng như riêng của cá-nhân, tôi không c̣n gặp mặt Giáo-Sư Lê Hữu Mục, nhưng vẫn gặp ông trong một số tác-phẩm của ông.
          Về mặt văn-học nghệ-thuật, ông đă đóng góp vào kho tàng Văn-Hóa Việt-Nam nhiều công-tŕnh biên-khảo có giá-trị cao.
          Tuy ở xa ông, nhưng khi đề-cập đến ông, tôi vẫn c̣n nhớ thời-gian cộng-tác với ông qua tờ tuần-báo
Rạng Đông với ḷng kính mến như tự ngày nào.

 

                                                                                 Alameda, Tháng Tư 2007
                                                                                 Thanh-Thanh (Lê Xuân Nhuận)