VƯỢT VÙNG CHIẾN-TUYẾN

            Lâu nay tôi là người được quyền kư phiếu giữ chỗ ưu-tiên trên các chuyến bay của Hăng Hàng-Không “Air America” do Người Bạn Đồng Minh thuê bao, miễn-phí cho bất-cứ người Việt-Nam nào mà chữ kư của tôi đương-nhiên công-nhận là có liên-hệ công-vụ với ḿnh.  Thế nhưng hôm nay có nhiều hành-khách phải ở lại chờ, mặc dù Hăng đă tăng-cường nhiều tàu và nhiều chuyến, v́ tôi đă kư trưng-vận cho cả vợ+con của nhiều thuộc-viên di-tản vào Sài-G̣n mà trước t́nh-h́nh nguy-cấp tôi không nỡ chối-từ.

            Cảnh-nhân, cũng như công-chức và quân-nhân, đào-nhiệm khá nhiều.  Tôi phải kư giấy giới-thiệu, kể cả Lệnh Công-Tác, để hợp-thức-hóa cho nhân-viên đưa gia đ́nh ra đi.  Đàng nào th́ họ cũng đă quyết-định rời bỏ nhiệm-sở rồi.  Ngoài các loại tàu của Hải-Quân VNCH và các loại ghe của tư-nhân ra, các cơ-quan quốc-tế, các tổ-chức thiện-nguyện, các Hội Thánh Tin Lành của Hoa-Kỳ, v.v... cũng đă đưa đến nhiều phi-cơ và hải-thuyền để giúp cho người dân thoát ra khỏi Vùng I đang lâm nguy .

            Đồng-bào từ các Tỉnh Quảng-Ngăi, Quảng-Tín chạy ra, kể chuyện Việt-Cộng trả thù đối-phương và thảm-sát lương-dân trong đó, khiến dân-chúng ngoài này khiếp vía, kinh hồn.

            Thành Đà-Nẵng không c̣n luật-pháp hay trật-tự ǵ.  Mệnh sống con người rẻ hơn con giun.  Nào là một toán vũ-trang này vừa cướp được một túi tiền của Ngân-Hàng “Thương-Tín”, liền bị một toán vũ-trang khác bắn hạ để phổng tay trên.  Nào là một nhóm mặc đồ rằn-ri nọ vào tiệm “Thế-Giới Tửu-Gia” ăn nhậu thả giàn không trả tiền xong c̣n cưỡng-dâm nữ-chiêu-đăi-viên trước mắt mọi người.  Nào là một tốp có súng kia chận đường một viên đại-tá đang đi xe Jeep nhà binh, với tài-xa và vệ-sĩ đều mang vũ-khí và mặc chiến-bào, ngay giữa đại-lộ Quang Trung, để tên cầm đầu sỉ-vả và giáng thẳng một bạt tai vào mặt viên sĩ-quan cao-cấp ấy, mà ông đành phải chịu thua chứ không dám có phản-ứng ǵ...

            Trong cảnh hỗn-loạn ấy, tôi đă đặc-biệt tăng-cường nhân-viên bám sát các cán-bộ và cơ-sở Việt-Cộng nội-thành, cả c̣n tự-do lẫn đă cộng-tác với nganh an-ninh phản-gián Quốc-Gia, không để xảy ra một hoạt-động tai-hại nào.  Nhưng Cộng-Sản Bắc-Việt đă có đại-bác 130 ly rồi, chỉ ở trên núi mà pháo-kích xuống th́ chúng cũng đă thừa sức phá nát phố-phường rồi; huống chi phe ḿnh với nhau mà lại trở mặt bạo-hành, tự biến ḿnh thành kẻ thù của nhau, như thế làm sao dân-nhân không suy-sụp tinh-thần và mất hết niềm tin.

            Ngoài Trung-Ương của Ngành Đặc-Cảnh ra, các cấp chỉ-huy thuốc Khối Hành-Quân và Trung-Tâm Hành-Quân về phía Sắc-Phục tại Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia cũng chốc chốc lại gọi ra xin gặp tôi để trực-tiếp hỏi về t́nh-h́nh ngoài này.  Họ đề-cập đến cái “Kế-Hoạch Di-Tản”, tức Di-Tản I mà tôi đă biết, đại-ư là nhân-viên Cảnh-Sát thuộc Tỉnh Quảng-Trị sẽ phân-tán mỏng xuống bất-cứ tàu nào, vào tập-trung tại Cảng Cam-Ranh trong Vùng II, tại đây sẽ có một tàu lớn của Hải-Quân đưa tiếp vào Nam.  Họ chưa thảo xong Kế-Hoạch, nếu có, Di-Tản II và Di-Tản III, v.v... cho cả nhân-viên Tỉnh Quảng-Tín và Tỉnh Quảng-Ngăi, đă mất vào các ngày 22, 23-3-1975, chưa kể Tỉnh Thừa-Thiên cũng đă thất-thủ hôm qua rồi; và họ cũng chưa tưởng-tượng nổi là các làn sóng người chay giặc đă tràn ngập hết các hải-cảng Vùng I này --- người ta bắn nhau để giành ghe xuồng; xà-lan không dám cặp bờ -- kiếm cách ra khơi đâu phải là chuyện dễ-dàng như đặt bút kư trên mặt giấy-tờ.

            Tối ấy, tôi không buồn mở máy thu-thanh.

            Trong các hoạn-nạn trước, ngành Truyền-Thông Quốc-Gia đă không nói đủ mức ác-độc của kẻ thù, khi cộng-sản nhẫn-tâm chôn sống tập-thể hàng ngàn đồng-bào trong cuộc Tổng-Công-Kích Tết Mậu-Thân 1968 ở cố-đô, cũng như khi Bắc-Việt Xâm-Lược ngang-nhiên tấn-công qua vùng phi-quân-sự, làm cỏ cổ-thành Quảng-Trị, tàn-sát dân lành trên đường chạy giặc vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

            Trong biến-loạn lần này, những tấm gương chiến-đấu anh-dũng của người chiến-sĩ Cộng-Ḥa cũng thiếu được quảng-bá đề-cao.  Trái lại, khán-giả đă chỉ nh́n thấy trên màn ảnh nhỏ cảnh một viên tướng hiểu-dụ các đoàn quân sắp rời phi-trường Pleiku đi hành-quân, mà khi sĩ-quan Chiến-Tranh Chính-Trị hô khẩu-hiệu th́ chỉ có một ít tiếng yếu-ớt từ các đội-ngũ hô theo; và cảnh dăm quân-viên trên trực-thăng đang bay về hướng Buôn Ma Thuột, vẻ mặt buồn xo, khi được phóng-viên phỏng-vấn th́ không người nào nói được một câu nào cho ngon lành...

Ṭa Tổng-Lănh-Sự Hoa-Kỳ Rút Khỏi Miền Trung

           Khoảng quá nửa đêm 27-3-1975, tôi được báo-cáo là các Thủy-Quân Lục-Chiến Mỹ canh gác Ṭa Tổng-Lănh-Sự Hoa-Kỳ tại Vùng I đă khóa cổng kỹ và rời khỏi trụ-sở ấy, sau khi đă chở ra khỏi nơi đó nhiều chuyến hàng đóng thùng, và từ giữa sân bên trong th́ bốc lên trời một cột khói đen như ai đang đốt nhiều đồ vật ǵ.

            Tôi gọi điện-thoại đến đó, rồi đến tư-gia của các Người Bạn Đồng-Minh và những viên-chức ngoại-giao Hoa-Kỳ mà tôi quen, th́ hoặc đường dây bị hư, hoặc chuông có reo mà không có người trả lời.  Tôi dùng máy vô-tuyến gọi các Người Bạn Đồng-Minh Ferguson và Watkins, nhưng cũng không liên-lạc được với ai.

                     *

            Mờ sáng hôm sau, 28-3-1975, dân-chúng bắt đầu vào hôi của tại ṭa nhà vốn được gọi theo địa-chỉ là 52 Bạch Đằng.  Lúc đầu th́ đồ ăn, đồ uống, vật-liệu văn-pḥng, dụng-cụ linh-tinh; về sau th́ bàn ghế tủ giường, trang-cụ thiết-cụ, máy móc; cuối cùng là các loại xe hơi.

            Tôi chen lách đám đông vào được trong văn-pḥng của Trạm Hàng-Không “Air America”.  Nơi đây đang chuẩn-bị đợt hành-khách và hành-lư cuối-cùng cho một số phi-cơ bán-phản-lực và trực-thăng.  Viên kỹ sư Phi Luật Tân, Trưởng Trạm, tuy đang bận túi-bụi nhưng không quên trao ngay chiếc ch́a khóa vào pḥng VIP cho tôi.  Anh tưởng, như những lần trước, tôi mà đến đây là chỉ để đưa hay đón các viên-chức quan-trọng mà thôi, và lần nào tôi cũng mượn dùng pḥng khách quan-nhân.  Khi chỉ c̣n lại mấy chiếc trực-thăng, anh chào từ-giă tôi, rồi cùng với các nhân-viên khác dùng b́nh xịt xịt ra một thứ bọt trắng xóa, đẩy đám đông lui ra xa khỏi phi-cơ.  Xong họ bay lên, rời khỏi sân bay và trạm hàng-không đặc-biệt này, sau khi nói cho tôi biết là họ bay ra tàu thủy đang đậu ngoài khơi .

            Thế là người Mỹ đă thật-sự bỏ Đà Nẵng, bỏ Miền Trung, bỏ Vùng Chiến-Tuyến này rồi.

Đà Nẵng Tử-Thủ

            Sáng ngày 28-3-1975, Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu phái trung-tướng Lê Nguyên Khang ra Đà Nẵng họp khẩn-cấp với trung-tướng Ngô Quang Trưởng và các tướng sở-tại tại Bộ Tư-Lệnh Quân Đoàn I & Quân-Khu I để t́m giải-pháp cứu-văn t́nh-h́nh.

            Trong lúc đó, Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Lực Vùng I tổ-chức phát lương sớm cho nhân-viên các Tỉnh thất-thủ di-tản về tập-trung trước sân.  T́nh-trạng bơ-vơ và hoàn-cảnh nguy-khốn xung quanh đă thôi-thúc mọi người tranh-thủ từng giây từng phút để sớm ra đi, cho nên thới-gian hầu như dài vô-tận đối với những người phải sắp hàng để đợi đến lượt ḿnh được lĩnh lương.  Lần đầu tiên trong lịch-sử của Ngành Cảnh-Sát Công-An Quốc-Gia, có một số cảnh-viên vô-kỷ-luật, muốn ḿnh được giải-quyết trước, đă xông đến bao vây phát-ngân-viên, và, trong lúc lộn-xộn, có kẻ đă nổ súng uy-hiếp để cướp tiền.  Viên đan xoi lủng một lỗ và làm nứt một đường, trên cánh cửa kính tiền-diện của trụ-sở Cảnh-Lực Miền Trung, phải chăng là dấu-hiệu của sự rạn vỡ đă thâm-nhập vào ḷng của một tổ-chức tượng-trưng cho an-toàn chung, để ḥa nhịp với guồng máy lớn đă bước trước vào một giai-đoạn mới, hỗn-quan, hỗn-quân.

            Một số tự-xưng là thân-nhân của cảnh-nhân Tỉnh Thừa-Thiên, lùng t́m trung-tá chỉ-huy Cảnh-Lực Tỉnh ấy, lúc ấy đang lánh trong pḥng đại-tá Tư-Lệnh Cảnh-Lực Vùng I, để đ̣i trả lại chồng+con cha+mẹ của họ vốn đă thất-lạc trên đường bôn-đào.

            Kết-quả cuộc họp của các cấp chóp-bu tại Bộ Tư-Lệnh của tướng Trưởng là tái-bố-trí lực-lượng để cố-thủ Đà Nẵng: phía Bắc th́ giữ đất từ Đèo Hải-Vân, phía Nam th́ chận địch từ sông Thu Bồn; một viên tướng bảo-vệ phi-trường, một viên tướng trấn-an hải-biên, và một viên khác ổn định t́nh-h́nh nội-thành.

            Riêng tại thị-xă Đà Nẵng th́ nhân-số Quân-Cảnh cũng như các đơn-vị quân-sự thuộc quyền đă không c̣n nguyên, nên Quân-Khu phải thành-lập một lực-lượng hỗn-hợp, gồm Địa-Phương-Quân từ Tỉnh Thừa-Thiên vào, và Cảnh-Sát Dă-Chiến từ Tỉnh Quảng-Nam ra, có nhiệm-vụ tái-lập trật-tự bằng cách tuần-tiễu trên khắp mọi nẻo đường, và được quyền bắn hạ bất-cứ phần-tử nào có súng mà di-chuyển lẻ-tẻ dọc lề, như cung-cách của những cá-nhân đi khủng-bố đồng-bào mấy hôm nay .

            Từ 12 giờ trưa, Đài Phát-Thanh Đà Nẵng phát đi phát lại lời tuyên-bố được thu băng của trung-tướng Ngô Quang Trưởng, kêu gọi đồng-bào an-tâm và thề quyết tử-thủ thị-xă này . Cũng từ giờ đó, các cấp điều-khiển của lực-lượng hỗn-hợp đến làm việc tại trụ-sở của Bộ Chỉ-Huy Đặc-Khu, và các thành-viên gặp nhau tại các địa điểm đă hẹn để bắt đầu hành-quân. Kết-quả là suốt buổi chiều ngày đó t́nh-h́nh lắng yên; những kẻ đục-nước-béo-c̣ không c̣n đi sục-sạo, hăm-hiếp đàn-bà con-gái, cướp của, giết người.

            Nhưng, để đạt được thành-tích ấy, lực-lượng hỗn-hợp cũng đă bắn oan một số quân-nhân, kể cả hạ-sát ngay chính đồng-thành-viên của ḿnh.  Tôi đi một ṿng quanh Quận I và Quận II, nh́n thấy một số xác chết, trong đó có một Cảnh-Sát Dă-Chiến trước cổng Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Thành Đà-Nẵng, và một Cảnh-Sát Dă-Chiến tại ngă tư Lê Lợi–Quang Trung bên cạnh nhà tôi.  Nguyên-do là v́ xe tuần-tiễu chạy nhanh hơn người đi bộ, kẻ chậm chân trên đường t́m đến điểm hẹn hỗn-hợp để hành-sự đă bị nhận lầm là kẻ gian.

            Trong lúc tôi đinh-ninh rằng ít nhất th́ số ít các cộng-sự-viên tâm-phúc của tôi sẽ c̣n ở lại với ḿnh cho đến giờ phút cuối cùng, th́ trung-úy Nguyễn Ưu Ẩn, bí-sự của tôi, xin tôi cho anh nghỉ việc để đưa gia-đ́nh ra đi.  Lâu nay, Ẩn là một tay lễ-nghi giao-tế, lễ-phép nhún-nhường đến điều, thế mà bây giớ anh lại nói toạc với tôi: “Bọn tham-nhũng đă lủi hết rồi, hoặc cũng sắp chuồn.  Ông th́ ăn cái giải ǵ.  Đề-nghị ông cũng sớm lo cho bản-thân ḿnh ngay thôi!”

            Tôi vừa tức-giận th́ chợt nhận ra anh cũng có lư phần nào.  Tôi định gọi điện-thoại vào Nha Trang th́ vừa lúc Pḥng T́nh-H́nh mời tôi vào nói chuyện vói trung-tá Nguyễn Hữu Hải, Giám-Đốc Ngành Đặc-Cảnh Vùng II, trên máy điện-đàm.  Hải trao máy cho vợ tôi.  Vợ tôi nói:

            -- Pleiku đă về hết rồi, mà chú Thái th́ vẫn biệt tăm.  Anh+em kể lại là bị phuc-kích dọc đường, tử-thương rất nhiều.  D́ Nga và các cháu đau-khổ vô cùng.  Anh liệu thế nào về phần ḿnh đây?

            -- Đường bộ đă bị cắt đứt, tàu bay th́ hết chỗ lên, tàu thủy th́ cũng khó ra, mà anh th́ c̣n trách-vụ nặng-nề.  Thôi, em lo cho phần em và các con đi...

            Ở đầu giây phía bên kia, vợ tôi bỗng khóc ̣a.  Nàng nói đứt quăng:

            -- Anh đừng giận em nữa nha!

            Tôi hiểu vợ tôi muốn nói những ǵ.  Cũng như hằng triệu người đàn-bà khác, nàng muốn chồng ḿnh sống cho gia-đ́nh nhiều hơn.  Tôi th́ hăng say với công-vụ đến độ bỏ ngủ, quên ăn, không có những dịp cuối tuần.  Công-danh bảy nổi ba ch́m mà bản-thân không hưởng-thụ ǵ.  Đó là lư-do có vụ căi nhau hôm tôi ghé nhà vào lần sau cùng trước khi ra đây.  Bây giờ t́nh-thế bấp-bênh, biết đâu vợ+chồng sẽ không c̣n gặp lại nhau; câu nói ấy là lời ai-điếu trước giờ tử-biệt chăng?

            “Anh đừng giận em nữa, nha!”  Không, tôi không giận nàng, tôi không c̣n giận nàng.  Tôi nghẹn-ngào nói không dứt câu: “Thôi, em về đi!” rồi buông máy, chạy thẳng vào pḥng-khách riêng của đại-tá Lộc, ngồi khóc một ḿnh như đứa bé cô-đơn.  Trung-tá Tạ Văn Sánh, Chành Sở Nhân+Huấn, ngẫu-nhiên bước vào, định cất tiếng chào, nhưng chợt thấy tôi như thế nên lặng-lẽ bước ra.

            Trong pḥng-giấy của đại-tá Lộc, các Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực từ các Tỉnh về đang thảo-luận với nhau.  Tiếng của thiếu-tá Trần Hàn của Tỉnh Quảng-Tín vang lên:

            -- Chúng ta phải ở lại quyết-chiến với quân thù, không có lư ǵ địch chưa tiến tới mà ḿnh đă rút lui!

Bộ Tư-Lệnh Quân Đoàn Lén Bỏ Quân-Khu

            Tôi về pḥng-giấy ḿnh, giải-quyết mấy việc khẩn-cấp, rồi mang các chồng công-văn về nhà.  Làm việc ở nhà, tôi dễ điều-động các bộ-phận ngoại-dịch hơn.

            Tối ấy, thiếu-tá Ngô Phi Đạm, Chánh Sở Tác-Vụ tại Vùng, mang tư-trang đến, định sẽ ngủ lại với tôi.

            Vào khoảng 10 giờ (đêm 28-3-1975), tôi nghe trên máy điện-đàm thuộc hệ-thống Cảnh-Sát Sắc-Phục Thành Đà-Nẵng, có tiếng một đài gọi đài trung-ương mà không có ai trả lời . Lát sau, có một đài khác cất tiếng: “Đừng gọi vô-ích, bọn chúng chạy hết cả rồi!” Tiếp theo là nhiều đài gọi nhau xôn-xao . Tôi vội can-thiệp, hỏi đài đầu tiên cần ǵ th́ nói với tôi . Tiếng người hồi năy run run:

            “Có một số người áo quần lộn-xộn, súng-ống lủng-củng, lấp-ló từ phía Ḥa Cường...”

            Tôi hỏi thêm th́ không nghe trả lời; các đài khác cũng im luôn...

            Tôi báo-cáo lên đại-tá Lộc, xong dùng hệ-thống Đặc-Cảnh địa-phương, chỉ-thị thiếu-tá Nguyễn Dự và trung-úy Dương Hồ Chương, là Chánh Sở và Chủ-Sự Pḥng Tác-Vụ thuộc Sở Đặc-Cảnh Thành Đà-Nẵng, phái nhân-viên đi thám-sát t́nh-h́nh và thông-báo Đặc-Khu. Đạm cũng cho người của ḿnh đi ḍ xét các ngơ ven biên.

            Tôi dùng điện-thoại quân-sự gọi đến văn-pḥng và tư-thất của các giới-chức cao-cấp Quân Đoàn và Quân-Khu, và cả Đặc-Khu, nhưng không có ai trả lời . Điện-thoại bưu điện cũng hết người nghe.

            Vào khoảng 11 giờ, Pḥng T́nh-H́nh xin phép tôi cho trung-tá Nguyễn Văn Long, Chánh Sở Pháp-Cảnh, nói chuyện với tôi trên hệ-thống Đặc-Cảnh.  Tôi nghe giọng Long trịnh-trọng khác thường:

            -- Thưa ông Phụ-Tá, tôi xin mời ông Phụ-Tá đến đây để tổ-chức và chỉ-huy anh+em chúng tôi tử-chiến với quân thù.

            -- Tôi đang bận họp một lát, tôi sẽ đến sau.  Đai-tá Tư-Lệnh đâu?

            Bây giờ th́ Long dằn giọng trút hết giận-dữ và bất-b́nh:

            -- Các ổng đào-ngũ hết rồi!

            Tôi kinh-ngạc hỏi anh chuyện ǵ xảy ra.  Anh kể, đại-ư:

            -- Tôi đang ngồi nghỉ trong pḥng-giấy tôi th́ được mời đến văn-pḥng Tư-Lệnh; ở đấy đă có nhiều người.  Ông Lộc ra hiệu; tất cả bước theo, ra sân, lên xe, lái đi dọc theo bờ sông,  Tôi tưởng đi họp hoặc đi thanh-tra nên cũng cùng đi.  Đến bến Giang-Cảnh, tất cả đều xuống.  Một ông dùng súng tiểu-liên bắn dọa để đuổi đồng-bào tránh xa; tất cả lên tàu Giang-Cảnh, rời bờ.  Tôi lấy làm lạ, mới hỏi ông Lộc: “Chúng ta đi đâu thế này?”  Ổng đáp: “Chúng ta di-tản vào Nam.”  Tôi thấy máu uất xông lên đỉnh đầu; tôi la lớn lên: “Anh+em vẫn c̣n  ở lại mà chúng ta lén-lút bỏ đi như thế này là hèn!”  Ổng gắng giải-thích: “Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn đă rút đi rồi.  Trước t́nh-thế này, thôi th́ chúng ta đành phải phụ ḷng anh+em mà thôi!”  Tôi hiểu Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn là kể cả trung-tướng Ngô Quang Trưởng, v́ Lộc chỉ tuân theo lệnh của Trưởng mà thôi.  Tôi nh́n thẳng mặt từng ông: Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Tỉnh này, Tỉnh nọ; Chánh-Sở Sở nọ, Sở kia; có cả mấy ông đại-tá quân-đội nữa cơ!  Tôi rút súng ra, bảo quay tàu lui cho tôi lên bờ, trở về sống+chết với anh+em.  Và tôi đă trở về đây; các ổng th́ đă trốn chạy hết rồi!

            Long xin mượn tôi một máy vô-tuyến cầm tay tại Pḥng T́nh-H́nh, và đ̣i đến họp với tôi.  Để tránh bị kẹt với anh trong trụ-sở Cảnh-Lực Vùng, tôi rủ Đạm ra xe lái chạy đến bến Bạch-Đằng kiểm-xác xem sao, th́ thấy, quả thật, một dăy xe Jeep, xanh-trắng Cảnh-Sát lẫn ô-liu nhà-binh, đang đậu nghênh-ngang dọc đường.  Tôi dùng hệ-thống riêng của Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Lực Vùng gọi Lộc nhưng không nghe ai trả lời.  Tôi bèn bảo Pḥng T́nh-H́nh báo-cáo lên Trung-Ương.

            Long đến nhà tôi, hỏi tôi ở đâu.  Tôi đáp là đến Đặc-Khu, nhưng tôi đến Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn; nơi đây vắng hoe.  Long hỏi, tôi đáp là đến Sở I An-Ninh Quân-Đội; nơi đây cũng chẳng c̣n ai.  Tôi gọi đại-úy Trần Văn Phú, Quyền Chỉ-Huy-Trưởng Thám-Sát Đặc-Biệt Vùng I, theo mật-hiệu riêng.  Long hỏi, tôi đáp là lên phi-trường; nhưng tôi chạy xuống Tiểu-Đoàn Nhiên-Liệu sau Cổ-Viện Chàm; tại đây, Phú đến với tôi.  Tôi lại dùng điện-thoại quân-sự tại đây gọi đến văn-pḥng và tư-thất của các giới-chức cao-cấp Quân-Khu, nhưng không có ai trả lời.

            Thân-nhân của các quân-nhân Tiểu-Đoàn Nhiên-Liệu vây quanh bến tàu, chúng tôi không thể lên tàu.

            Tôi liền chạy qua Quận 3 để xem xét t́nh-h́nh chung và hiện-trạng di-tản bằng đường biển, từ băi Mỹ Khê lên cảng Tiên Sa . Xác người bị xe cán lên c̣n nằm giữa đường.

Đà Nẵng Thất-Thủ

            Tôi trở về Quận I, trung-tâm Đà Nẵng, vào khoảng 12 giờ khuya, th́ gặp cả một thác xe ngược chiều cuồn-cuộn tuôn qua .

            Mấy hôm trước đó, tôi lượn trực-thăng quan-sát đoàn xe di-tản từ Huế, qua Đèo Hải-Vân, đă thấy cảnh-tượng thảm-thương; bây giờ len lách tránh né và cả đụng chạm ngay chính giữa ḍng khiếp-hoảng ấy, tôi mới thấy rơ nỗi tuyệt-vọng của đồng-bào và cơn bất-lực của chính ḿnh.

            Bỗng, thoáng dưới ánh đèn pha, có h́nh-dáng của trung-tá Long, mặc cảnh-chiến-phục, gác khẩu M-16 ngang đùi chĩa mũi ra ngoài, mặt đỏ phừng-phừng, lái xe vụt qua.

            Khuya ấy, Việt-Cộng pháo-kích vào sân bay và bến tàu .

            Tôi kiểm điểm nhân-số Đặc-Cảnh c̣n lại, bảo Pḥng T́nh-H́nh chuyển điện của tôi xin chỉ-thị của chuẩn-tướng Huỳnh Thới Tây, Tư-Lệnh Đặc-Cảnh Trung-Ương.  Khi đă được phép tùy-nghi, tôi nói mấy lời giă-từ trên đài Đặc-Cảnh, hệ-thống truyền-tin duy-nhất của các cơ-quan Chính-Quyền c̣n lại tại Đà-Nẵng, cứ điểm cuối cùng, cho phép thuộc-viên tự-do t́m đường ra đi.

            Dân-chúng vây kín lối vào sân bay, bến cảng Tổng Kho, đường ra Hải-Cảng Sâu.  Mấy chiếc trực-thăng Không-Quân đă định bốc chúng tôi đi, bay đến một băi đặc-biệt dọc theo sông Hàn, mà không đáp được v́ đám đông người không chịu tránh ra.  Giữa cái bể người hỗn-tạp ấy, chúng tôi lạc nhau.

                    *

            Sáng sớm ngày 29-3-1975, Việt-Cộng pháo-kích bừa-băi vào giữa đông đảo đồng-bào tụ-tập ở bến tàu và các nơi . Tứ phía từng chặp vang lên những tiếng súng máy, súng trường. Nhiều chiếc tàu thủy chạy lui chạy tới ngoài khơi, không dám vào bờ.

            Chợt thấy có chiếc trực-thăng của Hăng Air America sơn màu xanh+trắng, mà một số người gọi là trực-thăng Cảnh-Sát, từ ngoài tàu thủy lượn vào, có kẻ đoán ṃ là vào bốc tiếp những nhân-vật này, những viên-chức kia.  Trong một nỗ-lực cầu-may, tôi lái xe đến chỗ vắng, gác đầu lên mô đất cao, chĩa mũi về nó, liên-tiếp nháy cặp đèn pha, và cả đưa áo lên vẫy, đồng-thời dùng máy vô-tuyến mà gọi Người Bạn Đồng-Minh, nhưng suốt cả buổi không kết-quả ǵ.

            Dân-chúng tiếp-tục đổ qua, dùng cả lối đi ngược chiều, nên tôi không qua phi-trường, không về Quận I được nữa .

            Sáng ấy, có một phi-cơ hạng nặng cất cánh vào Nam, lúc rời khỏi đất th́ có nhiều người rơi xuống v́ đă cố bám đeo theo.

            Khoảng 10 giờ sáng th́ có một toán Việt-Cộng xuất-hiện, nổ súng ḍ đường phía Ngũ Hành Sơn. Trên này, súng đạn vứt bỏ ngổn-ngang, chiến-xa nằm im thin-thít, mấy khẩu đại-pháo ngỏng cổ chơ-vơ; một số có súng bắn nhau để giành xuống phà; trong cảnh biến-loạn, quân cũng như dân, như rắn mất đầu.

            Tôi vào trụ-sở Trung-Tâm Huấn-Luyện T́nh-Báo Căn-Bản, kiểm-soát lại việc chôn-giấu tài-liệu mật đă được dời trước qua đây.

            Tôi gọi máy về trụ-sở, cho phép đại-úy Nguyễn Văn Tuyên, Chánh-Sở Nghiên+Kế, đang c̣n chờ lệnh tại chỗ, tiếp-tục thiêu-hủy hồ-sơ, máy-móc, và chấm dứt hẳn hoạt động của Pḥng T́nh-H́nh, đơn-vị cuối cùng của Ngành Đặc-Cảnh, mà cũng là của toàn-bộ Chính-Quyền Quốc-Gia tại Quân-Khu I, vùng chiến-tuyến địa đầu của Việt-Nam Cộng-Ḥa.

            Đà Nẵng hầu như không bắn chống địch một viên đạn nào.

Vượt Vùng Chiến-Tuyến

            Đến chiều, tôi cùng thiếu-tá Nguyễn Lộc đi liều xuống băi kiếm ghe.  Mọi thứ thúng+xuồng đều được chủ-nhân kéo lên, giấu tuốt khuất sau lưng nhà.  Một nguời đàn-ông cầm quả lựu-đạn đă rút chốt sẵn, khật-khừ đi lui đi tới dọc bờ, khiến ai nấy đều tránh xa.

            Tôi thuyết-phục được một lăo dân chài, trả ông hai trăm ngh́n đồng; ông cho hai đứa cháu nhỏ, kéo vụt hai chiếc thúng xuống, cho bọn chúng tôi hối-hả leo vào.  Một chiếc cho trung-úy Dương Hồ Chương, Trưởng Pḥng Tác-Vụ Thành Đà-Nẵng, bị thương, và em gái anh theo d́u; chiếc kia cho Lộc và tôi.

            Chúng tôi khum lưng, cúi đầu sát đáy chiếc thúng để tránh làn đạn bắn đến từ nhiều hướng, do tức-giận và ganh-ghét v́ không kiếm được phương-tiện rời bờ.  Ra được một quăng, chúng tôi phóng nhanh lên một chiếc ghe của cùng chủ-nhân.  Ghe ra thêm một quăng nữa, chúng tôi leo lên một chiếc phà của Hải-Quân.  Đợi có đông người, phà đưa chúng tôi ra một chiếc tàu Hải-Quân.  Tàu này chạy được một chặng lại chuyển chúng tôi lên một chiếc tàu khác, lớn hơn – HQ 405.

            Một toán Thủy-Binh chận soát, tước súng của người lên tàu, và tôi bị tháo lấy ra cuốn phim chụp dở trong chiếc máy ảnh mang theo.  Do linh-tính, trước đó tôi đă thực-hiện một chuyến đi dài, từ đầu đến cuối Quân-Khu, chụp ảnh kỷ-niệm, từ sông Thạch Hăn giới-tuyến Bắc--Nam với lá cờ máu bên kia, đến những con cua đặc-sản Huỳnh Đế của băi Sa Huỳnh.  Cuốn phim ấy bị họ xổ tung ra, và ném xuống ḷng đại-dương.

            Nhũng vụ lộn-xộn xảy ra đó đây, nhưng ai cũng lo cho bản-thân ḿnh.  Sống được mà thoát vào Nam là phúc lớn rồi.  Trong số những kẻ khả-nghi bị bắt, có một thanh-niên mặc áo Cảnh-Sát Dă-Chiến và quần thường-dân, xách theo một xách nhiều ḿn.

            Tối lại, qua mấy chiếc máy thu-thanh có người mang theo, chúng tôi nghe bài tường-thuật chuyến bay cuối-cùng rời khỏi Đà-Nẵng sáng ấy, trên đó có phóng-viên của đài BBC.  Chuyến bay kinh-hoàng, với máu đổ, ruột banh, v́ bị các phần-tử xấu bụng từ bên đường-băng bắn bừa lên, với tiếng khóc gào rên siết của người bị thương và bà con nạn-nhân, và với xác người bị kẹt ở hầm xếp bánh phi-cơ.

                    *

            Trong hai ngày lênh đênh trên mặt bể, để gậm nhấm nỗi hận sầu của một kẻ bại-binh, tôi mở chiếc cặp hồ-sơ mang theo, đọc đi đọc lại mảnh giấy lược ghi vài điểm đáng nhớ, định sẽ đưa vào nội dung của một báo-cáo đặc-biệt mà tôi sắp làm, tóm tŕnh thành-quả đạt được trong thời-gian tôi về Vùng Chiến-Tuyến, trong bản tổng-kết thành-quả công-tác chung, để chào mừng Ngày Cảnh-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa 01-06-1975:

A . Cộng-Sản Việt-Nam:

            An-Ninh:

            1- Đă hạ-sát 20+ VC; bắt sống 63+ VC; chiêu-hồi 135+ VC.

            2- Đă phá vỡ 10+ tổ-chức VC khủng-bố, phá-hoại, trinh-sát, dân/địch-vận, vơ-trang tuyên-truyền, v.v...

            3- Đă khui phá 5+ hầm bí-mật VC; tịch-thu của chúng 20+ hỏa-tiễn 122 ly, 11+ AK-47, 6+ CKC, 10+ súng lục nhiều loại, 32+ lựu đạn, 3+ tấn gạo, v.v...

            4- Đă bắt giữ 6+ tổ-chức tiếp-tế, 2+ đường dây kinh-tài VC; tịch-thu của chúng 2+ tấn gạo, 1,000+ Mỹ-kim...

            5- Đă phá vỡ ổ đặc-công VC vùng nam núi Ngũ Hành Sơn, vốn chuyên bắn sẻ lên phi-cơ trực-thăng của trung-tướng Ngô Quang Trưởng. Kể từ cuối năm 1973, đă tái-lập và duy-tŕ an-toàn 100% cho đường bay của Tư-Lệnh Quân-Khu I khắp vùng nói trên.

            6- Đă thanh-toán các phần-tử đặc-công VC nội-thành Đà Nẵng. Kể từ cuối năm 1973, chúng không cón cắt rào thép gai định vào phá-hoại các bồn xăng dự-trữ của ta .

            7- Đă chận đứng vĩnh-viễn mọi nỗ-lực của đặc-công VC vùng nam đèo Hải-Vân. Kể từ cuối năm 1973, chúng không c̣n tấn-công Kho Xăng lớn nhất của Quân-Khu I ở Liên Chiểu, sát đèo Hải Vân.

            8- Đă chấm dứt tức-th́ mọi toan-tính của đặc-công VC vùng bắc Tỉnh Quảng-Nam vốn giựt ḿn đều đều các chuyến xe lửa, giết hại hành-khách thường dân, hằng ngày từ Huế vào . Kể từ cuối năm 1973, đă tái-lập và duy-tŕ an-ninh 24/24 giờ trên tuyến thiết-lộ này .

            9- Đă triệt-tiêu mọi hoạt động khủng-bố và phá-hoại của biệt động VC nội-thành, vốn thường-xuyên quấy rối các phố-phường đông dân. Chỉ trừ một vụ VC xúi giục trẻ con ném chất nổ gây thương-tích cho Cảnh-Sát Lưu-Thông, c̣n th́ kể từ cuối năm 1973, đă tái-lập và duy-tŕ an-ninh hoàn-toàn tại khắp các thị-xă và quận-lỵ, xă-lỵ lớn trong toàn Quân-Khu I .

            10- V.v...

            Thám Điệp:

            1- Đă tuyển dụng:

            22 cán-bộ VC điệp-viên nội-tuyến cho ta;

            36 cơ-sở VC thám-viên xâm-nhập cho ta .

            2- Đang xây dựng:

            91 đầu mối mật-viên để họ hoạt động cho ta .

 

B . Cộng-Sản Đông Âu:

            Thám Điệp:

            1- Đă tuyển dụng:

            2 sĩ-quan Ba-Lan, và

            2 sĩ-quan Hung-Gia-Lợi .

            Các điệp-viên này đă được tôi chuyển-giao cho Người Bạn Đồng-Minh, và sau khi hồi-hương họ đă hoạt động nội-tuyến cho Thế-Giới Tự Do ngay trong hàng-ngũ Đảng, Nhà Nước và Quân Đội của họ, và tổ-chức quân-sự cộng-sản quốc-tế Minh-Ước Vác Xô Vi, tại thủ đô các nước liên-quan, kể từ cuối năm 1973.

            2- Đang móc nối:

            3 sĩ-quan Ba-Lan, và

            2 sĩ-quan Hung-Gia-Lợi, để họ hoạt động cho ta .

 

C . Nội Chính:

            1- Đă đối-thoại trực-tiếp với thạc-sĩ Vũ Văn Mẫu, Chủ-Tịch, và giáo-sư Vơ Đ́nh Cường, dân-biểu Phan Xuân Huy, v.v..., thuộc ban lănh đạo trung-ương của “Lực-Lượng Ḥa-Giải Ḥa-Hợp Dân-Tộc”, được họ hứa chắc là sẽ không gây xáo-trộn an-ninh trật-tự chung.

            2- Đă cài cấy người của ta vào nội-bộ giới “Phật-Giáo Tranh Đấu” để ngăn ngừa và đối-phó với mọi mưu-toan bạo động (cũng như phát-hiện cộng-sản nằm vùng).

            3- Đă chứng-minh trước công-chúng rằng Việt-Cộng đă xâm-nhập vào Ban Đại Diện Tổng-Hội Sinh-Viên Huế và Ban Lĩnh Đạo “Phong Trào Chống Tham Nhũng” bắt đầu từ họ đạo Phú Cam.

            4- Đă cải-chính cụ-thể trước công-luận rằng các cơ-quan an-ninh t́nh-báo Quốc-Gia không hề “bắt cóc” sinh-viên Hoàng Kim Khánh như VC đă dàn cảnh để tuyên truyền.

            5- Đă cảnh-giác giới sinh-viên và học-sinh nói chung. Kể từ đầu năm 1975, họ đă dè dặt trong các sinh-hoạt tập-thể và từ bỏ hẳn các cuộc hội-thảo có nội dung sách động, đ̣i hỏi quá đáng, tuyệt-thực, thái độ cực đoan.

            6- Đă khám phá ra việc Việt-Nam Quốc Dân Đảng chủ-mưu thủ tiêu một Phật-Tử cơ-sở VC tại Tỉnh Quảng-Tín.

            7- Đă xâm nhập được vào tất cả các chính-hội, giáo-hội, nghiệp-hội, hữu-hội, học-hội, văn-hội, thiện-hội ... khắp Miền Trung.

            8- Đă chận đứng được kế-hoạch toàn-quốc đồng loạt xuống đường, kể từ đầu năm 1975, của “Phong Trào Chống Tham-Nhũng và Kiến-Tạo Ḥa B́nh”, đ̣i Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu phải từ-chức tức-th́.

            9- Đă phát-hiện ác-ư vu-cáo một số thành-viên Hội Đồng Tỉnh Thừa-Thiên và Thị-Xă Huế là cán-bộ VC nằm vùng, để hăm hại những kẻ có chính-kiến bất đồng.

            10- V.v...

 

D . Nội Bộ:

            Kể từ ngày tôi về Vùng Chiến-Tuyến, cuối năm 1973:

            1- Đă chấn-chỉnh, thanh-lọc nội-bộ Cảnh-Lực, nhất là Đặc-Cảnh, Vùng I.

            2- Đă được Bộ Tư-Lệnh Quân Đoàn I & Quân Khu I ủy-thác trách-nhiệm chủ-tŕ hoạt động chống Cộng tại vùng có dân-cư trên toàn lĩnh-thổ Miền Trung.

            3- Đă tiên-phong điều-động Cảnh-Sát Dă-Chiến hành-quân diệt-Cộng phối-hợp với Đặc-Cảnh và Thám-Sát Đặc-Biệt, tiến tới phối-hợp với Nghĩa-Quân và Địa-Phương-Quân.

            4- Đă được Bộ Tư-Lệnh Quân Đoàn I & Quân Khu I tín-nhiệm phân-công chính-trách thiết-lập “Trận Liệt Chính-Trị Cộng-Sàn Liên-Khu IV–Liên-Khu V”, dùng trong Quân-Lực, Cảnh-Lực, T́nh-Báo, Phản-Gián, Thông-Tin, Chiêu-Hồi, v.v...

            5- Đă thực-sự làm chủ Ngành Đặc-Cảnh, điều-động các cấp nhân-viên thuộc quyền ra ngoài hệ-thống Sắc-Phục, theo hệ-thống quản-trị biệt-lập của ḿnh.

            6- Đă được Người Bạn Đồng Minh tín-cẩn ủy quyền kư phiếu sử dụng phi-cơ “Air America”; tùy-nghi tiêu tiền không cần hội-ư trước. Trước kia, chỉ có chưa đầy 4,000 đồng mà họ phàn-nàn; với tôi, tôi tiêu mỗi tháng hơn 400,000 đồng mà họ vui ḷng...

             V.v...

 

                    *

            Tôi đóng cặp lại, nh́n cảnh thiểu năo xung quanh, nén tiếng thở dài .

            Thành-tích mà chi, công-trạng mà chi .

            Vượt khỏi hải-phận Vùng I, với tôi chưa phải là đă vượt khỏi những gian-nan nguy-khốn, dưới h́nh-thức khác, vẫn c̣n tiếp-tục thử-thách mọi người Việt-Nam trên mọi nẻo đường chiến đấu, để bảo-vệ, hưng-phục và kiến-thiết Quê Hương.

            Những ǵ đang chờ-đợi chúng tôi ở Cam Ranh hay Vũng Tàu, bến bờ của phần đất tư-do c̣n lại của Viêt-Nạm Cộng-Ḥa?

            Một chiếc “trực thăng Cảnh-Sát” (v́ sơn hai màu xanh+trắng, và do Cảnh-Sát Đặc-Biệt sử dụng thường xuyên) c̣n đậu yên trên chiếc tàu “Pacific Contender”, cũng sơn hai màu xanh+trắng, của Hoa Kỳ. Tôi không phải là hành-khách của nó. Không ai đón tiếp, ủy lạo, hướng dẫn, đỡ đần.

            Tôi vào trụ-sở Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực thị-xă Cam Ranh.  Trung-tá Chỉ-Huy-Trưởng ở đây báo-cáo ngay lên thiếu-tướng Nguyễn Khắc B́nh, và trong chốc lát nhận được điện phúc của văn-pḥng Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia, chỉ-thị trung-tá Lê Xuân Nhuận tạm đến đợi lệnh Trung-Ương tại Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Lực Vùng II ở Nha Trang.

            Lúc ấy là đă chạng vạng ngày 31-03-1975. Không phải chỉ có “quân, công, cán, chính”, là bốn giới tiêu-biểu của xă-hội Miền Nam, từ Vùng I thất-tha thất-thểu chạy vào, mà trên quốc-lộ số 1 cũng đă diễn ra cái cảnh đủ loại xe cộ chen lấn chở người di-tản từ Kontum, Pleiku, Phú Bổn, Darlac, B́nh Định, Phú Yên, Khánh Ḥa ... của Vùng II từ hướng Bắc đổ về phương Nam.

            Xe tôi phải lội xuống ruộng, v́ không có chỗ để chạy ngược chiều.  Thoáng có tiếng một cụ già nhà ở gần đó ngao-ngán nh́n theo chúng tôi, lắc đầu đọc lớn lên hai câu thơ:

                     Lạc loài một lũ tàn binh

            Ải xa đắp lũy, xây thành uổng công!