Lê Xuân Nhuận: Đôi Hàng về Ô. Kiêm Ái

Fri, May 22 at 7:55 PM

Mời quý vị đọc phần trả lời của Lê Xuân Nhuận qua các đoạn chữ nghiêng và màu mực tím dưới đây:

Kiếm Ái: ĐÔI HÀNG VỀ ÔNG LÊ XUÂN NHUẬN

Sat, May 2 at 9:31 AM

ĐÔI HÀNG VỀ ÔNG LÊ XUÂN NHUẬN

 

Ông Lê Xuân Nhuận, sinh năm Nhuận, năm con gà, quý Dậu 1933

Kiêm Ái viết về năm sinh (và lý-lịch) của Lê Xuân Nhuận trật lất, anh em cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha với ông Lý Tống, cha Lý Tống theo VC (tòa VC xử Lý Tống có nêu vấn đề này).

Ông Nhuận chỉ có bằng tiểu học, do đó chỉ là ngạch Phó Thẫm Sát Viên, tương đương với ngạch Tùy Phái hạng C bên hành chánh.
Khi bị động viên (năm 1953) ông gia nhập Bảo An  

Lê Xuân Nhuận không bị động-viên vào năm 1953 và không gia-nhập Bảo An  (Vả lại, đã bị động-viên là bị động-viên vào quân-đội chính-quy, chứ sao lại vào Bảo An hồi đó là cơ-quan bán-quân-sự?)  và cấp bực khi giải ngũ là Thượng Sĩ Bảo An .  

Lê Xuân Nhuận bị “động-viên chuyên-môn”:

Chính-Phủ "Quốc-Gia Việt-Nam” năm 1954 có thực-hiện một chính-sách đặc-biệt là “động-viên chuyên-môn” các văn-nghệ-sĩ và ký-giả ở lứa tuổi động-viên.  Lê Xuân Nhuận nhập vào đợt tuyển-mộ cho Đệ-Nhị Quân-Khu (Phòng 5), cùng lứa với văn-sĩ Nguyễn Đình Hòe, các nhạc-sĩ Lâm Tuyền, Văn Giảng, Lê Trọng Nguyễn, v.v…

Không học một khóa quân-sự nào cả, mọi người đều là Trung-Sĩ Trừ-Bị.

Trung-Sĩ Trừ-Bị Lê Xuân Nhuận làm tùy-viên báo-chí đi theo các vị Tư-Lệnh Đệ-Nhị Quân-Khu đến các buổi lễ, các mặt trận, các đơn-vị hành-quân:  Đại-Tá Trương Văn Xương, Đại-Tá Nguyễn Quang Hoành, Thiếu-Tướng Lê Văn Nghiêm, Trung-Tướng Thái Quang Hoàng, Trung-Tướng Trần Văn Đôn…

Trung-Sĩ Trừ-Bị Lê Xuân Nhuận làm Trưởng Đài Tiếng Nói Quân-Đội, mang thẻ báo-chí do Bộ Tổng Tham-Mưu cấp, với đặc-quyền được ăn, ngủ, đi quân-xa theo quy-chế sĩ-quan.  Trung-Sĩ Trừ-Bị Lê Xuân Nhuận ly-khai Bộ Tư-Lệnh Đệ-Nhị Quân-Khu, lợi-dụng Đài Phát-Thanh Huế, làm người đầu-tiên công-khai tuyên-truyền ủng-hộ tân-Thủ-Tướng Ngô Đình Diệm…

Thuở ấy, giáo-sư trung-học chỉ có bằng Tú Tài II.  Ai học đậu thêm được bằng Cử-Nhân thì ghi trên danh-thiệp là “giáo-sư cử-nhân”.  Lê Xuân Nhuận chận đường giáo-sư cử-nhân Phạm Mạnh Cương giữa Cầu Trường-Tiền, giới-thiệu với anh văn-sĩ Nguyễn Đình Hòe, nhờ người bạn nhạc-sĩ ấy giúp cho Hòe đỗ Tú Tài vì Cương là Giám-Khảo cuộc thi ở Trung-Tâm Huế.  Liên-tiếp 2 năm, Hòe đỗ Tú-Tài II, mãn hạn quân-dịch với cấp-bậc Thượng-Sĩ Trừ-Bị, học tiếp Luật-Khoa, rồi làm Chánh-Án tòa Sơ-Thẩm Tỉnh Phú-Yên.  Lê Xuân Nhuận được lưu-giữ thêm 6 tháng vì nhu-cầu quân-vụ, giải-ngũ với cấp-bậc Thượng-Sĩ Nhất Trừ-Bị, trở về Cảnh-Sát Công-An, tiếp-tục đem hết tâm+sức ra phụng-sự thần-tượng Ngô Đình Diệm, rồi… làm người đầu-tiên chống-đối các sai-trái đưới chế-độ Diệm, lật đổ thần-tượng, bị đổi lên Cao-Nguyên (Ban Mê Thuột), được Chánh-Án Nguyễn Đình Hòe xin cho đổi về Ty Cảnh-Sát Phú Yên, để ở  gần nhau và ở miền xuôi thoải-mái hơn, khỏi ở miền cao đèo heo hút gió (nhưng không được, vì lệnh cấm Nhuận thuyên-chuyển về miền xuôi).

Trở về Cảnh Sát, được giữ chức Hướng Dẫn Học Tập Chính Trị Quân Cán Chính Thừa Thiên và Huế. Huế có nhiều “anh tài”, nhứt là phe được tín nhiệm là Công Giáo, thế mà Nhuận được giữ chức “thầy chính tri” thì phải là người Cần Lao mới hợp lý. Hơn nữa, bị đổi lên Cao Nguyên Trung Phần một lượt với ông Trần Văn Liệu, một cần lao từ trong bóng tối thì ông Nhuận không phải Cần Lao thì cũng “ĐOÀN THỂ”. Nhưng. sau đó khi bị “thất sủng” phải lui về làm thư ký đồn cảnh sát ở Sân Vận Động, Huế.

Lê Xuân Nhuận không biết gì về đồn cảnh sát Sân Vận Động Huế.  À mà đã “bị thất sủng” (đày lên Cao Nguyên) sao lại còn “lui về làm thư ký đồn cảnh sát Sân Vận Động, Huế?!

Lê Xuân Nhuận làm Trưởng Phòng Hành-Chánh kiêm Trưởng Phòng Huấn-Luyện tại Ty Cảnh-Sát Huế.  Ty Cảnh-Sát Huế hồi đó là nơi cung-cấp viên-chức làm Phái-Viên Hành-Chánh (về sau là Quận-Trưởng), cho các Tỉnh từ Quảng-Trị vào Bình-Thuận.  (Sau này, Thị-Xã Huế được chia ra làm 3 Quận, nhưng 3 Quận ở Huế đều là Quận Cảnh-Sát).

Nhuận được giao thêm việc viết tài-liệu và đi thuyết-trình về Chủ-Nghĩa Nhân-Vị và Đảng Cần-Lao tại nhiều cơ-quan (kể cả Nha CSCA Trung-Phần) và các đoàn-thể khắp Huế.  Cho nên, đối với cơ-cấu Cần-Lao Nhân-Vị tại Huế, Nhuận không phải là đảng-viên mà lại là “thầy” chính-trị của họ, đúng như Ô. Kiêm Ái viết.

Ông
Trần Văn Liệu có công lớn từ trong bóng tối (Trước khi cụ Ngô Đình Diệm về chấp chánh) được giữ chức Đại Đội Trưởng Đại Đội Giao Thông, ngang hàng với ông Hồ Đắc Vang (anh em với Hồ Đắc Trọng, Hồ Đắc Thừa…) là Đại Đội Biệt Động thường xích mích với ông Trần Văn Liệu. Theo lời ông Nhuận cho tôi biết thì “tui có mừng chi mô, vì thằng Liệu nó chưởi thằng Vang như chưởi chó mà ra cớ sự”).

Nhân dịp Mỹ viện-trợ một số xe mô-tô cỡ lớn (Harley Davidson), toán mô-tô Cảnh-Sát vượt trội toán mô-tô của Quân-Khu, nhất là những khi biểu-diễn trên lòng chão quanh sân vận-động Huế.

Nhuận đề-nghị và được Cảnh-Sát-Trưởng Trần Văn Hương đồng-ý, đặt tên cho toán mô-tô Cảnh-Sát Huế là Đại-Đội (Kiểm-Soát) Lưu-Thông.  Đại-Đội-Trưởng Đại-Đội Lưu-Thông là Ô. Trần Văn Liệu.

Đại-Đội Lưu-Thông cũng kiêm luôn việc Cứu-Hỏa, và cầm đầu Đội Bóng Tròn của Ty Cảnh-Sát Huế.  Nhưng Trần Văn Liệu thì thấp, nên Thuận ballon nổi trội hơn.  Thuận ba-lông đã hướng-dẫn Nhuận lái xe mô-tô Hác-Lây.

Đồng-thời Biệt-Động-Đội cũng đổi tên là Đai-Đội Biệt-Động.  Đại-Đội-Trưởng Đại-Đội Biệt-Động là Ô. Hồ Đắc Vang.

“Cớ sự” đây là ông Trần Văn Liệu, ông Tôn Thất Trực, ông Lê Xuân Nhuận, ông Tôn thất Thành và ông Bùi Nga cùng đổi lên Nha Cao Nguyên Trung Phần. Ong Liệu làm việc ở ty Cảnh Sát Banmêthuột, ông Tôn Thất Trực, Biên Tập Viên chính ngạch vì có tú tài toàn phần, làm Phụ Tá Tình Báo ở Nha Công an Cảnh Sát (Ban Mê thuột) sau này mới dời lên Pleiku, ong Nhuận làm ở ban tư pháp Nha (bài trừ tứ đổ tường tại Banmêthuột), Tôn Thất Thành ở ty Pleiku, ông Nga ở Quảng Đức, không ai bị tướt bỏ ngạch trật và cũng được đưa vào các  chức vụ tùy theo năng khiếu. Năm 1961, Nhuận cũng như chúng tôi qua một kỳ sát hạch được Mỹ huấn luyện để chuyên về tình báo chống VC Và thành lập một cơ quan riêng cũng thuộc Tổng Nha CSQG, hoạt động song song với ngành CSQG.
Có tất cả 5 người cùng bị đổi lên Cao Nguyên.

Nhóm “văn-phòng” là:  1= Lê Xuân Nhuận, 2=X, 3=Y

Nhóm “hoạt-vụ” là : 1= Trần Văn Liệu, 2=Z

Tên những người khác (X, Y, Z) mà Ô. Kiêm Ái viết ra (cũng như mấy người mà Ô. Kiêm Ái nêu tên lần trước), đều không phải là những người cùng bị đổi đi với Nhuận (và cũng không phải là viên-chức Cảnh-Sát Huế).

“Ông Cậu (Cản) nói giọng “tam thế” công thì cũng thưởng rồi mà còn gây rối, nói xấu chế độ thì để chúng đi xa là tốt rồi”... Đó là lời ông Liệu nói với tôi vì tôi có bà con với ông Liệu. Ông Liệu cũng nói xấu chế độ, nhưng từ khi ông Diệm sụp đổ, không bao giờ ông ta đề cập đến “Chính Trị”.
Mấy chữ màu đỏ của Ô. Kiêm Ái  thì Lê Xuân Nhuận không hiểu nổi.
Sau này tôi có đọc một đoạn “Hồi Ký” của ông Nhuận mà giựt mình, “ngày Nguyễn Chánh Thi đảo chánh, ông Nhuận lấy một khẩu súng và một ít tài liệu trốn trên Quốc Lộ 14
liên lạc với “Phía Bên Kia” để vào rừng theo VC,  vì có tin nếu đảo chánh thành công thì những người có thành tích chống đối sẽ bị Cần Lao giết, nhưng sau người bạn nhắn về vì tin kia là tin vịt (sic). Qua việc này, chứng tỏ óc phán đoán của Nhuận quá kém. Nếu Nguyễn Chánh Thi thành công thì “Cần Lao” trốn không kịp, làm sao mà thủ tiêu “chống đối cũ” được, lại gây thêm tội lỗi. Theo VC kiểu ông Nhuận thì “chết sướng hơn” vì VC “giết lầm hơn bỏ sót”, làm sao VC tin Nhuận hàng thật hay trá hàng… dù cho có bố theo VC cũng không thể bảo đãm được. Đúng là Nhuận tính “Tiến vi Quốc Gia, thối vi
Việt Cọng”. Nhưng đây là chuyện con nít chơi súng hay “tự thiêu thứ thiệt”. Tinh thần chống Cọng như ông Nhuận mà
được VC móc nối, lung lạc thì kể như theo VC 100%.

Lê Xuân Nhuận không hề nói hay viết gì lủng-củng và mâu-thuẫn như Ô. Kiêm Ái viết trên.

Việc chuẩn-bị chạy lên mật-khu, Nhuận đã viết rõ trong bài “Đạo Đức của Ngô Tổng-Thống đã cứu mạng tôi”  Mời xem.

Không có chuyện liên-lạc với “phía bên kia”, “được VC móc nối” gì cả.  Nhuận viết công-khai để mọi người thấy rõ cái não-trạng “ta là nhất”, biến bạn thành thù, đẩy dân theo địch.

Ông Nhuận nói xấu Công Giáo đủ điều, nhưng không bao giờ ông đả động những thành tích VC của đám sư sải Ấn Quang, thảm sát Tết Mậu Thân, đem Phật làm vũ khí để cản đường tiến quân của Quân Đội VNCH và nhiều tội ác khác, vụ giết người đốt nhà, cướp của của đám Việt Cọng Thích Trí Quang. Và cho đến bây giờ, Nhuận không bao giờ dám so sánh tình hình sinh hoạt an bình dưới thời Đệ Nhứt Cọng Hòa và tất cả những thời chính phủ của CÁC THẦY ra sao, trí óc và thiên kiến của Nhuận không dài được 2 tấc.

Lê Xuân Nhuận khoe nào là “Tôi đã giữ được an ninh* cho Vùng I trước tháng tư đen 1975”, (Không biết Trung tướng Ngô Quang Trưởng có khi nào dám nói vậy không, nào là tổ chức tình báo vào hang cùng ngỏ hẻm, nào là lủng đoạn các nhân viên kiểm sóat đình chiến Gia Nã Đại, Ba Lan, Ấn Độ và nhiều nữa. Tôi cho là Lê Xuân Nhuận vung tay quá trán hay học ách làm vua của Mộ Dung Cô tô tập cuối.
Bài “Tôi Đã Giữ Được An-Ninh cho Vùng I” sau khi phổ-biến trên các phương-tiện truyền-thông đã được in hẳn trong cuốn hồi-kí “Về Vùng Chiến-Tuyến” do Nhà xuất-bản Văn Nghệ ở Nam Cali ấn-hành vào năm 1996.  Mời xem.

Mãi đến 2007 (11 năm sau) Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng mới từ-trần.
Ai ở trong ngành tình báo hay tệ lắm cũng từng làm Công an xoàng như kẻ viết bài này cũng biết rằng móc nối, tổ chức địch làm cho ta là phải những nhân viên coi một khu vực, biết nhân tình thế thái ở địa phương đó…hay một đường dây, liên lạc, hoạt động, v.v…

Đọc mấy cuốn sách của Liên Thành tôi còn thấy chuyện xảy ra trước mắt. Còn Hồi Ký của Lê Xuân Nhuận toàn hư cấu…mà không chịu đọc lại xem chỗ nào vô lý, chỗ nào nổ v.v…

Tại sao Lê Xuân Nhuận nổ như kho đạn Long Thành. Tưởng chưởi Công Giáo là xóa được cái cẳng Cần Lao, tưởng nịnh Phật Giáo là lấy được lòng Phật tử. Nhuận đã lầm. Một ông già cũng muốn nổi tiếng lắm, một bữa từ San Jose xuống chơi Fresno, gặp Đỗ Mậu, Mậu khuyên bác về cứ viết bài viết sách chưởi Công Giáo tới bến là nổi tiếng như cồn cho coi. Cứ xem tôi đây thì biết (sic). Không biết từ ngày định cư ở San Jose, có khi nào Lê Xuân Nhuận xuống Fresno chơi hay không. Mai mốt có trúng số độc đắc mà được gặp cựu Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình không biết tôi có dàm hỏi” Hình như
Lê Xuân Nhuận đã đề nghị với TT Nguyễn Văn Thiệu để Thiếu tướng giữ 2 chức vụ Tổng Tư Lệnh CSQG và Đặc Ủy Trưởng Trung Ương Tình Báo hay không. Và suốt thời gian Thiếu tướng giữ 2 chức vụ này là giữ cho có vị chứ mọi chuyện đều do Lê Xuân Nhuận phụ trách tất tần tật nên cho đến khi tan hàng VC không làm sao đặt chất nổ nơi nào khiến đồng bào được an ninh phần nào.

Lê Xuân Nhuận thường viết truyện ngắn gởi tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong nếu được đăng thì có mấy trămnhuận bút.Những dịp này Nhuận thường mời anh em trong sở đi ăn phở. Một bữa, trước khi ăn Nhuận tặng mỗi người
số Xuân VNTP trong đó có  chuyện “Những Chung Vô Diệm Xứ Huế” của Nhuận “miêu tả 4 nàng gái già xứ Huế đẹp như Chung Vô Diệm nên tuổi cỡ bà ngoại, bà nội mà chưa có chồng”. Vì chuyện này Nhuận bị người Banmethuột gốc Huế mắng loạn xà ngầu: Huế tụi tau lên Cao Nguyên này làm ăn lương thiện chứ cái thằng đó nói xấu cụ Ngô bị đày lên chỗ ni…”
Từ đó, Nhuận nổi tiếng “phản cụ Ngô”.
Không có chuyện “Những Chung Vô Điệm Xứ Huế” nào cả, mà chỉ có một loạt những bài thơ chống Diệm đăng trên Văn Nghệ Tiền Phong (về sau in thành tập “Với Thượng-Đế”).  Mời xem.
Nghe nói cuốn nhựt ký tiếp theo Lê Xuân Nhuận sẽ viết về chuyện Nhuận đã đưa Donal Trump thắng cử năm 2016 ra sao. Đón xem.

Kiêm Ái

 

GHI THÊM:

         Đối với các cá-nhân, tập-đoàn, chính-sách, và chế-độ chính-trị xấu, Lê Xuân Nhuận quả-cảm đứng lên chống-đối trực-tiếp ngay trong không-gian và thời-gian đương-thời, chứ không phải đợi đến khi tình-thế đã đổi-thay mới đánh người ngã ngựa.  

         Khi đề-cập đến một cựu thành-viên dân-sự hay quân-sự nào của Việt-Nam Cộng-Hòa, Lê Xuân Nhuận công-khai phê-bình trên báo, trên mạng, trong sách, khi họ còn sống, chứ không phải đợi đến khi họ đã qua dời, không còn cơ-hội để tự bào-chữa.

         Lúc bị tấn-công, Lê Xuân Nhuận chỉ nhã-nhặn trả lời, nêu rõ nhân-chứng và dẫn-chứng đường-hoàng, chứ không tự đồng-hóa với đối-phương bằng cách bịa-đặt, vu-khống, phỉ-báng cá-nhân, nhất là sử-dụng từ-ngữ vô-văn-hóa.

LÊ XUÂN NHUẬN