Giới-Thiệu Sách Mới
NHỮNG
NGÀY BÊN NGÔ Đ̀NH DIỆM
Đây
là tác-phẩm được tái-bản lần thứ chín,
một
cuốn sách đoạt kỷ-lục về tái-bản,
của
kư-giả Văn Bia (Lê Văn Bia).
Ấn-bản
đầu tiên của tác-phẩm này
đă
ra mắt độc-giả vào năm 2001.
H́nh
b́a của lần xuất-bản ấy:
Sau
từng ấy lần tái-ấn-hành,
qua
nhiều chặng đường dừng chân khác nhau,
và
với tài-liệu góp thêm của nhiều nhân vật,
“ấn-bản
duyệt lại nầy không bớt một dữ kiện
quan
trọng nào đă in trong nguyên bản,
chỉ
có thêm nhiều chi tiết, h́nh ảnh
và
một Phân Đoạn mới vừa viết gần đây”
với
tiêu đề “Đoạn Cuối Đời Một Phóng
Viên”
X
I.
Về tác giả Văn
Bia
Văn
Bia tên thật là Lê
Văn Bia, sinh năm 1929 tại Hốc
Môn (18
Thôn Vườn Trầu).
Năm 1938, mới chín tuổi, Văn
Bia đă cùng với trên hai mươi trẻ đồng
lứa trong họ đạo Tân
Quy ở làng Nhị
B́nh, quận Hốc
Môn, tỉnh Gia
Định, được đưa đi thật xa nhà, đến
tận Huế học tu làm cha…
Văn
Bia không chịu nổi cuộc sống khổ hạnh nên
rời đệ tử viện năm 1944…
Song chỉ một năm sau, 1945, mười sáu tuổi, Văn
Bia xin tu trở lại và được chấp
nhận liền…
Văn
Bia đă trở lại nhà ḍng ở An
Cựu, Huế, được chứng kiến những biến
cố trọng đại liên tiếp xảy ra ngay tại
đất Thần Kinh nầy…
Rồi quân Pháp trú đóng tại trường Providence (Thiên
Hựu), cách nhà ḍng Chúa
Cứu Thế có con đường Khải
Định, nên nơi Văn
Bia đang tu được coi là vùng nguy hiểm. Nhóm
di tản đầu tiên trong đó có Văn
Bia là những đệ tử quê ở Nam
Kỳ, được chở vào Đà
Nẵng xuống tàu Pháp về Sài
G̣n…
Văn
Bia bỏ nhà vào chiến khu chống Pháp. “Lịch sử Nam
Bộ Kháng Chiến bắt đầu từ hồi cuối thế
kỷ 19, xuất phát từ vùng đất cách mạng
nổi danh là 18
Thôn Vườn Trầu, chính nơi tôi sinh ra, ở vùng Hốc
Môn.” (trang 54)
Nhưng không chịu nổi chế độ cộng
sản, Văn
Bia về thành, và vào trú ngụ tại nhà ḍng Chúa
Cứu Thế Sài
G̣n, năm 1947, nên gặp ông Ngô
Đ́nh Diệm tại đây. Cuộc gặp gỡ với ông Diệm, đă đem lại cho Văn
Bia niềm tin và ư chí phấn đấu…
“Tôi đâu có ngờ bước đầu làm
việc cho ông Diệm cũng chính lại là bước đầu tôi
nhảy vào nghề kư giả. Một nghề tôi không có
một chút xíu kinh nghiệm nào trước, tuy tôi nghe như
đầy ắp trong huyết quản ḿnh và đă mê thích
làm báo đâu từ hồi nào. Có lẽ v́ vậy mà tôi
say sưa làm việc giúp ông Diệm quá xá khi ông nhờ tôi làm báo cho ông. Như vậy
cũng như là chính ông đă choàng lên tôi chiếc áo kư
giả.” (trang 115)
Rốt cuộc Văn
Bia không tham-gia chính-quyền mà đă chọn nghề kư-giả,
nhưng quyết giữ cho ng̣i bút của ḿnh được
tự-do và trung-thực suốt đời.
II.
Về nhân-vật
Ngô Đ́nh Diệm
Trong tác-phẩm này, Văn Bia viết về nhân-vật
Ngô Đ́nh Diệm mà tác-giả gọi là chí sĩ:
IIa/
Giai-Đoạn 1947…
“Nhà ḍng Chúa Cứu Thế ở đường
Kỳ Đồng Sài G̣n là nơi tôi gặp ông Ngô Đ́nh
Diệm lần đầu tiên vào khoảng năm 1947, trong
một căn pḥng nhỏ mà trước đó vài năm,
chính tôi cũng đă có tạm trú đôi ngày, để
chờ chuyến xe lửa ra Huế, đi học tu trở
lại lần thứ hai…
“Ông Diệm ở ẩn trong một căn pḥng,
sống đời yên lặng của một tu sĩ, cũng
luôn luôn mặc áo dài thâm quần trắng. Có ai t́nh
cờ gặp chắc cũng tưởng đây là một
người trong nhà ḍng…
“Tôi h́nh dung cách ông được tiếp đăi
ở đó giống như trước kia tôi đă hưởng
qua trong mấy ngày, như vào giờ cơm được
một thầy giúp việc mang ẩm thực đến, có
chuông bấm gọi mỗi khi cần việc ǵ, v.v…
“Nhưng tôi nào biết nhà ḍng cũng đang có cho
ông Diệm nương náu, và cũng không rơ ông đă
đến ẩn náu trong nhà ḍng trước hay sau tôi…(các
trang 21-22)
“Không phải đó là lần duy nhứt ông
Diệm đóng vai lao công để hưởng bầu không
khí an toàn trầm lặng trong tu viện. Trong thời gian lưu
vong ở Hoa Kỳ (1950-53), ông lặng lẽ sống
suốt mấy năm nữa trong một nhà ḍng khác, cũng
làm người giúp việc khiêm nhường, hằng ngày
lau quét dọn dẹp. Trong khi đó, ông vua cũ của ông
là Bảo Đại lưu vong ở Hương Cảng
rồi Pháp, sống đời trụy lạc.
“Riêng ở Việt Nam, ông Ngô Đ́nh Diệm đă
nương thân trong nhà ḍng Chúa Cứu Thế tại
Huế trước khi tá túc trong nhà ḍng ở Sài G̣n, và
lần ở ngoài đó ổng đă lâm cảnh khốn
đốn đến nỗi phải đội lốt ông
già gánh cháo heo để thoát thân. Lần nào cũng vào lúc
tôi có mặt tại chỗ mà không để ư.” (trang
31)
“Một ngày nọ, cha Yến đưa tôi mấy
chục bạc, nói:
─ Con liệu mua được mớ sách ǵ trong Khu
của tụi Cộng Sản cho cụ Diệm được
không? Cụ Diệm là nhà ái quốc…
“Đây là lần đầu tiên tôi nghe nói đến
tên ông Ngô Đ́nh Diệm ở đây. Chưa hề
biết mặt mũi, trẻ già thế nào. Chỉ nghe cha
Yến dùng danh xưng “cụ” mà h́nh dung ông mang râu tóc
như cụ Phan Sào Nam, hay ít ra có cḥm râu dài như
cụ Hồ Chí Minh. Thành tích của ông Diệm th́ tôi mù
tịt, trong khi đă nghe danh hai cụ Phan Sào Nam và Hồ
Chí Minh, tuy ông sau tôi vừa mới biết đến
với cái tên họ nghe mơ hồ và không chắc hư
thật. Sau đó tôi được rơ Hồ Chí Minh không
phải là tên thật và ông đă liên tục thay đổi
nhiều tên họ khác nhau trên đường cách
mạng lưu lạc, trong khi ông Diệm trước sau
vẫn giữ một cái tên do cha mẹ ḿnh đặt cho.
“Ông Hồ Chí Minh tuổi ngang ngửa ông Diệm,
song khôn lanh, cố để bộ râu dài tuy thưa
thớt, cho được người ta dễ kêu
bằng cụ. Ông Diệm ngây thơ hơn, không biết
lợi dụng về phương diện nầy nên thua
lỗ, nhứt là đối với dân miền Nam, rất
ngượng miệng phải gọi một người chưa
già và không râu như ông bằng cụ…
“Chỉ ít lâu sau, anh Hai Thiếc nhắn chị Tư
tôi về nhận nguyên một bó sách mang đến
tận nhà ḍng cho tôi. Tôi đem trao liền cho cha Yến,
không kịp đọc đến tựa một cuốn sách
nào…
“Nhiều lần sau nầy tôi suy nghĩ, nếu
Ngọc Anh không giúp tôi mua gửi mớ sách kia th́ tôi
đă mất cơ hội được ông Ngô Đ́nh
Diệm tiếp và như vậy là mất luôn dịp
trở thành một kư giả, và chắc cũng không có
cuốn Hồi Kư nầy.
“Sau đó không bao lâu, cha Yến đưa tôi
tới ông Diệm, nói là cụ Diệm muốn gặp tôi
và cha khuyên tôi nên làm việc giúp cụ.
“Cuộc diện kiến diễn ra tại pḥng ông
Diệm trọ trong nhà ḍng. Những lần gặp gỡ
sau cũng tại đó. Tôi thấy người tiếp tôi
sao c̣n trẻ măng, không có già chút nào để tôi có
thể gọi bằng cụ cho được. Ấn tượng
đầu tiên gây trong đầu tôi là cha Yến đă nói
sai về tuổi tác, biết có c̣n đúng về thành tích
của ông ta không? Thật t́nh, lần đầu tiên
được gặp mặt ông Ngô Đ́nh Diệm, điều
mà có nhiều người rất lấy làm hân hạnh th́
tôi không thấy hồ hởi phấn khởi ǵ.
“… Cho nên mặc dầu đă được
giới thiệu trước rơ ràng là cụ, tôi vẫn
ngượng miệng đến mức không dám dùng
lối xưng hô nghe quá già lăo như vậy cho một người
quá lắm là một cựu đồng môn lớn tuổi
hơn tôi, nên tôi gọi bằng ông thôi…
“Và càng ngạc nhiên hơn, là sau đó ông Diệm
lại thâu dùng tôi, thường chuyện văn với nhau
thân mật. Nhiều lần ông c̣n nói với tôi:
─ Anh làm thư kư cho tôi hỉ?...
“Tôi đă liên lạc vô Khu mua sách
vở tài liệu về cho ông Diệm không phải là hành
động cung cấp tài liệu cho địch v́ ông
Diệm đâu phải theo Pháp, đâu phải phản
quốc…” (các trang 22-27)
“Không buồn đi thảo luận tới thảo
luận lui mất th́ giờ vô ích, ông Diệm dùng
một cơ quan ngôn luận để bày tỏ đường
lối của ông… Do đó, ông cho xuất bản tờ
nhựt báo HOA LƯ.” (trang 119-20).
Có lần Văn Bia
hỏi ông tại sao lại dùng hai chữ Hoa Lư.
“Ông Diệm giải thích con đường ḿnh
đi là thống nhứt quốc gia như hồi vua Đinh
Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 Sứ Quân, đặt kinh
đô tại Hoa Lư…” (trang 127)
“Nghĩ ít học như tôi mà bàn chuyện chánh
trị với một đại cựu quan triều đ́nh,
tức cười thật. Song sự thật có vậy.
Nhớ khi tôi nói với Ngô Đ́nh Diệm tôi ngờ
vực tên tờ báo Hoa Lư của ông phảng phất mùi
bảo hoàng, tôi có cho ông biết dân chúng ở ngoài không
thích vua chúa chút nào hết. Lúc đó tôi có nói thẳng
với ông là tôi cũng không ưa chế độ quân
chủ, th́ ông Diệm có giải thích rơ ràng rằng quân
chủ lập hiến như nước Anh rất thành công,
tốt lắm. Ông c̣n nói ǵ ǵ nữa thật dài, tôi
đâu có để ư tới mà nhớ, nhưng khẳng
định một điều là ư ông không muốn bỏ
vua…”
“Tuy vậy, việc khác quan điểm giữa
thầy tṛ không thấy trở ngại ǵ khi cả hai
đều một ḷng yêu nước, chống Thực Dân
Pháp. Tôi đă hết ḷng giúp ông Diệm làm tờ báo
Hoa Lư và tiếp đó, tận lực phục vụ ông
cho tới ngày ông lưu vong.” (trang 337-38)
Ông Diệm công khai
hoạt động chính trị; nhiều chính khách t́m cách
lui tới gặp ông, nên
“chỗ trọ yên tĩnh
trong nhà ḍng Chúa Cứu Thế không c̣n thuận tiện,
ông bèn dời ra ngoài. Tôi cũng từ giă nhà ḍng ấm
cúng ấy, theo ông Diệm, làm tờ báo Hoa Lư cho ông.
“Pháp có dành cho ông
một chỗ ở trong một biệt thự lớn ba
tầng ở số 152 đường De Gaulle, ngay trước
mặt góc trái dinh Toàn Quyền. Đó là một căn pḥng
rộng trên lầu ba, kế cận một pḥng do vợ
chồng luật sư Nguyễn Hữu Thọ cư
ngụ.” (trang 120).
“Mỗi ngày mang bài
vở tin tức tới nhà in… Tôi làm tất cả công
việc của quản lư, ngay cả kư tên thay thế.” (trang
124)
“Tờ báo Hoa Lư mướn
in tại nhà in Sông Gianh ở số 54 đường Frères
Louis, nơi đang in báo Thời Cuộc của ông Đinh
Xuân Tiếu.
“Ông Đinh Xuân
Tiếu, người Huế, hay nh́n tôi làm việc,
thỉnh thoảng lắc đầu, phê b́nh một câu không
thay đổi:
─ Anh
làm công việc của bốn người.” (trang 126)
“Ông Diệm thích
ăn hột vịt lộn, ông nói là bổ dưỡng
lắm. Đang nói chuyện với tôi mà nghe tiếng
lảnh lót “Ai ăn hột vịt lộn không” là ông
bảo tôi ra kêu vô… Thành thông lệ, mỗi lần có
tiếng quen thuộc kia, thường vào xế trưa hay
chiều, lúc tôi đă lượm và viết xong tin trong ngày,
đem xấp báo qua cho ông đọc, là tôi hỏi ông
ăn không và thường ông “ô kê”…
“Anh Bèn, là tài xế
của bác sĩ Bùi Kiến Tín mà ông Diệm thường
mượn xe đi đó đi đây như cũng có mượn
xe của má chin Mă Tuyên…
“Tôi cứ tưởng
ông Diệm gốc gác gia đ́nh quan lại thượng lưu
phải giàu có, tiền đốt tôi chết queo cũng
chưa hết. Song ông luôn luôn xài tiền thật tiện
tặn kỹ lưỡng. Suốt thời gian tiếp xúc
với ông, tôi chỉ thấy ông chi tiền ra mua có hai
thứ là thuốc Bastos và hột vịt lộn.
“Ông thuộc loại
keo có hạng. Cái mũ feutre (nón nỉ) đă sờn
viền ông c̣n đội đi kinh lư lúc làm Tổng
Thống, thấy Đại Úy Bằng thường
cầm cho ông, cũng là cái nón tôi đă có lần đụng
tới cả chục năm trước…
“Nhiều khi sai tôi lo
việc cho ông, chạy như chong chóng, ông không hề thưởng
tôi một đồng xu nào. Tiền lẻ c̣n dư
thối lại tôi đem về đưa cho ông, lần nào
ông cũng nhận lại hết ráo… Nhà ḍng Chúa Cứu
Thế từng cứu tử hay cưu mang ông như ông công
khai nh́n nhận, khi làm Tổng Thống, ông vẫn không dám
xuất công quỹ, chỉ đền ơn bằng
một tháng lương của ông…
“Ông Diệm hút
thuốc kinh khủng. Chỉ hút Bastos. Mấy móng tay
của ông vàng nám màu nhựa thuốc. Trong khi nói
chuyện với tôi cả giờ mà điếu thuốc này
mồi tiếp điếu thuốc khác không hề cần
tới diêm quẹt. Gạt tàn thuốc đầy nhóc. Mùi
thuốc hôi ŕnh khắp pḥng…
“Ông tỏ vẻ thích thú
chiếc radio nhỏ cũ kỹ mà ông thường đem
ra khoe với tôi và thường cùng tôi dùng theo dơi tin
tức.
“Vừa ngây thơ như trẻ
mà cũng vừa chững chạc như thầy, ông
giải thích cho tôi biết cái radio đó…
“Tôi có chiếc xe đạp trành
lợi hại, ngày ngày rảo quanh… Ông Diệm hết
nhờ tôi chạy vô Ngă Sáu Chợ Lớn, tới nhà
kỹ sư Ngô Đ́nh Luyện là em út của ông ở
đường Armand Rousseau, chỉ để hỏi thăm
nhiệt độ của đứa cháu nhỏ hằng ngày
lúc đứa này lâm bệnh, đến cậy tôi mang thơ
vô Nhà Trắng ở gần Sở Thú cho cháu gái của ông
là Ngô Đ́nh Lệ Thủy đang học nội trú trong
đó.
“Tôi vui ḷng làm công việc tùy
phái không lương như vậy v́ tôi tự nguyện
giúp một người tốt mà cũng c̣n v́ tôi
được đối xử như người trong gia
đ́nh… đồng nghiệp ở đây (Tiếng
Dội, Tiếng Chuông) gọi tôi là “Ngô Đ́nh Bia” xem
ra cũng đúng phần nào.
“Ông Ngô Đ́nh Diệm đối
đăi tôi tự nhiên như người nhà đến
đỗi anh Tư chị Tư tôi lấy làm ngạc nhiên
khi thấy ông ngồi xe hơi tới tận nhà, bảo
anh tài xế Bèn lên gọi tôi xuống đi với ông. Tôi
xuống ngồi bên cạnh ông để cùng nhau nói
chuyện dọc đường chớ không phải để
tôi ngồi trước với tài xế… Mấy lần
mượn gà-men nói để đi mua cơm cho ông
Diệm, chắc anh chị tôi không tin.
“Tôi không đúng nghĩa là thơ
kư cho ông như ông phong cho. Làm tay giúp việc đúng hơn,
và tín cẩn, được ông tin cậy hơn anh Bèn.
Anh Bèn, sau khi ông Diệm chấp chánh, được phong
chức Đại Úy, tôi nghe gọi là Đại Úy
Bằng, làm quan hầu cận cho Tổng Thống trong khi tôi
vẫn hănh diện bám giữ chức nghiệp tự do và
cao quư là kư giả.” (các trang 132-135)
“(Khi) không c̣n tờ Hoa Lư
để làm nữa, song ông cựu chủ báo Hoa Lư là
Ngô Đ́nh Diệm tiếp tục giữ liên lạc
với tôi và c̣n nhờ cậy tôi dài dài, nhứt là
về mặt tin tức khi thấy tôi đă thành một
nhà báo chuyên nghiệp.
“Thỉnh thoảng ông Diệm
vẫn nhắn tôi tới ngủ chung trong chỗ ở
chật hẹp của ông… Cần uống trà lúc có tôi,
ông nhờ tôi bước qua nhà ông bà Ngô Đ́nh Nhu là căn
pḥng ở bên cạnh, xin nước.” (trang 130)
IIb1-
Ngô Đ́nh Diệm và Hoa Kỳ:
“Hầu hết mọi người tưởng
lầm Hoa Kỳ đă nâng đỡ Ngô Đ́nh Diệm
theo lời gởi gấm của người đỡ
đầu ông là Đức Hồng Y Spellman, và Mỹ làm
áp lực bắt Pháp từng bị họ Ngô chống
đối, phải nhận ông làm Thủ Tướng. Do
đó ông Diệm mang tiếng thân Mỹ, oan uổng, tuy chính
ông và phe nhóm gồm cả tôi đều làm thinh nhận
chịu lúc ông Diệm về nước, để coi
đây là vũ khí tuyên truyền cần thiết tạo
quyền lực dởm trong khi c̣n tay không.
“Chế độ Ngô Đ́nh Diệm chấp
nhận đoàn cố vấn Mỹ cũng kiểu y chang
vậy thôi. Ngay lúc đầu, Hoa Ky thấy rơ ông Diệm
không được hậu thuẫn của đa số nhân
dân, ông lại là người Công Giáo trong một nước
hầu hết đều giữ đạo Ông Bà hay theo
đạo Phật, nên không tin tưởng, đâu có
ủng hộ ông…”
IIb2-
Cảnh đón tiếp ông Ngô Đ́nh Diệm về nước:
“Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm về nước
được thưa thớt người đón tiếp
(ảnh).
“Ngày 26 tháng 6 năm
1954, ông Ngô Đ́nh Diệm nhận chức Thủ Tướng
do Quốc Trưởng Bảo Đại giao, và ông về
nước trong sự đón tiếp thờ ơ. Thủ
đô miền Nam hay đồng bào Sài G̣n không hoan nghênh
vị tân Thủ Tướng… Mặc dầu bộ
mặt chánh trị mới mẻ nầy là một nhà ái
quốc có thành tích, song hầu hết người trong Nam
chưa biết ông Ngô Đ́nh Diệm…
“Báo chí phản
ảnh trung thực dư luận quần chúng. Không
một tờ báo nào hoan hô tin ông Ngô Đ́nh Diệm
được bổ nhiệm Thủ Tướng. Ngay
cả loan tin, họ cũng c̣n không buồn đăng, tôi
phải chạy đến từng ṭa soạn nhắc
nhở…
“Tin ông Diệm
sắp về nước chấp chánh là cả một
sự bất ngờ cho tôi, gần như không tưởng
tượng được. Thoạt đầu, tôi
ngạc nhiên sao ông Diệm đang lưu vong sống
ẩn dật trong tu viện ở ngoại quốc, hết
Hoa Kỳ rồi Bỉ, trong một bầu không khí
thật hợp với tánh t́nh ông, cũng như lúc ông trú
ngụ trong nhà ḍng Chúa Cứu Thế ở Việt Nam, sao
lại trở về giữa cảnh dầu sôi lửa
bỏng, Pháp thua liểng xiểng trước làn sóng
Cộng Sản có cả Liên Xô và Trung Hoa Đỏ vĩ
đại yểm trợ.
“Cả Sài G̣n chỉ
huy động được có một nhúm nhỏ xíu công
chức đi lên phi trường Tân Sơn Nhứt
tiếp đón Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm. Dân
th́ chỉ gồm có nhóm thân hữu trong Ban Đón
Tiếp. Lần đầu lưa thưa đi rước
hụt đă là một thí nghiệm cho thấy một
sự hưởng ứng bi đát. Chiếc phi cơ Air
France đáp xuống rồi mới được thông
báo là không có mặt ông Ngô Đ́nh Diệm trên đó. Tôi
cũng mừng cho họ Ngô khỏi phải thất
vọng trước đám người le hoe đón
tiếp hụt ông. Lần sau hy vọng Ủy Ban Tiếp
Đón cố vận động mạnh hơn…
“Ông Phan Xứng lo
viết kiến nghị của dân thiểu số vùng
Đắc Lắc mà đâu thấy có bóng dáng người
Thượng nào. Ông Trần Quốc Bửu không huy động
được đoàn viên các nghiệp đoàn, tưởng
đâu rất to tát của ông. Cũng không thấy có nhóm
Công Giáo nào do cha Toán mang tới.
“Liên lạc viên duy
nhứt với báo chí là tôi. Tôi chạy đến tờ
báo lớn nhứt tôi từng làm là Thần
Chung. Ông Nam Đ́nh lắc đầu, gọi tôi
bằng em như thường lệ, nói tôi chỉ có
thể viết vắn tắt loan tin và in một tấm h́nh
của ông Ngô Đ́nh Diệm. Nhưng Ủy Ban Tiếp
Đón muốn đừng phổ biến h́nh cho có vẻ
một nhân vật bí mật đến giờ chót,
kiểu như ông Hồ Chí Minh đă làm năm 1945 cho
đến ngày ra mắt tại quảng trường Ba
Đ́nh, nên tôi không xin ảnh được. Tuy vậy,
nóng máu nghể nghiệp, tôi cũng lục ra được
tấm h́nh ông Diệm đă đặc biệt tặng riêng
tôi năm 1949, chụp lúc ông qua Hồng Kông gặp
Bảo Đại.
“Báo Thần Chung duy nhứt có h́nh đăng, một
lần nữa, ăn đứt các báo khác, nhờ tôi. C̣n
đơn độc một tờ báo nữa, vị t́nh tôi,
nhận đăng bài thật ngắn tôi viết tin
về nước của ông Diệm, là tờ Saigon
Mới của ông bà Bút Trà. Báo Tiếng
Dội và tờ báo tôi đang bỉnh bút lúc ấy là
Tiếng Chuông, không
đăng.
“Anh em trong Ban Tổ
Chức tỏ vẻ không hài ḷng về sự lơ là
của báo chí, và coi như là sự bất tài huy động
báo chí của tôi, tuy tôi đă báo trước khi tôi
nhận lănh nhiệm vụ, là tôi biết báo giới không
hậu thuẫn cho ông Diệm đâu. Một người
trong Ban Tổ Chức chê Saigon
Mới viết cách không sốt sắng ǵ. Ông Ngô Đ́nh
Nhu tỏ ra hiểu biết, nói đỡ dùm tôi là đă
có nhắc đến cũng là gây được sự
chú ư rồi.
“Ban Tổ Chức
muốn đ̣i hỏi tôi dùng uy tín tôi có được
trong báo giới mà xông xáo lớn tiếng hô hào đăng
lên báo chí loan tin đón tiếp nhà ái quốc Ngô Đ́nh
Diệm hồi hương chấp chánh cứu nước
qua khỏi cơn suy vong. Chuyện nầy tôi cho họ trăm
phần hoang tưởng. Tôi c̣n khuya mới chịu
viết một bài tuyên truyền. Từ ngày nhập làng báo
làm phóng sự và lấy tin tức, tôi đă quyết tâm
giữ cho ng̣i viết của ḿnh luôn luôn được
trung thực nên được hay bị coi là trung lập.”
(các trang 351-57)
IIb3-
Văn Bia sáng lập tờ báo Cách Mạng Quốc Gia:
“Ngày Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm lật
đổ Quốc Trưởng Bảo Đại mới là
ngày tôi bắt đầu suy tôn chí sĩ Ngô Đ́nh
Diệm 100% tin tưởng ông đă dứt khoát với
chế độ quân chủ.
“Tôi sáng lập tờ báo tờ báo Cách
Mạng Quốc Gia cho chế độ Ngô Đ́nh
Diệm.” (trang 338)
“Lúc ông Ngô Đ́nh Nhu nhờ tôi lập một
tờ báo lảm cơ quan bán chánh thức cho chánh phủ,
ông không đưa ra tên tờ báo. Chính tôi đề
nghị chọn chữ “Cách Mạng” làm tên tờ báo
của chánh phủ Ngô Đ́nh Diệm để công nhiên
nh́n nhận Ngô chí sĩ là nhà cách mạng vừa lật
đổ chánh quyền thối nát và tôi tớ của
đế quốc Pháp.
“Chính tôi đi mướn khắc manchette
theo kiểu chữ tên báo The
New York Times tôi thích, cùng một loại kiểu chữ Gothic
như tựa “Đời Một Phóng Viên” của
Hồi Kư nầy (ấn bản đầu tiên) tôi cố
ư dùng để kỷ niệm… Do đó mà có tên tờ
báo “Cách Mạng Quốc Gia”
tồn tại măi đến ngày chế độ Ngô
Đ́nh Diệm sụp đổ…” (các trang 381-82)
IIb4- Miền Bắc với việc đồng-bào
di-cư vào Nam:
“Theo tài liệu mật về sau đă được
công bố, Hoa Kỳ đă tiếp tay Pháp phá hoại
miền Bắc ngay từ lúc bắt đầu thi hành
Hiệp Định Genève. Trước khi tổ chức và
huấn luyện những toán Biệt Kích Đặc
Biệt đem thả vào hoạt động trên đất
địch, tay sai CIA đă chơi tṛ tâm lư, tung tin Chúa và
Đức Mẹ đă bỏ đất Bắc vào Nam
rồi để dụ gạt dân quê.” (trang 385)
“Tuy hầu như tất cả thành phần
chống đối đă di cư vào Nam theo chân quân xâm lăng
Pháp đă rút lui, nhưng Miền Bắc phải
đương đầu với khó khăn to lớn
về kinh tế. Cuộc chiến đấu dai dẳng
chống Pháp đă tàn phá quê hương. Cầu cống,
đường sá bị phá hỏng gần hết. Cơ
xưởng, công thự, ngay cả bịnh viện cũng
bị dân di cư dọn sạch bách, mang theo vào Nam. Di tích
lịch sử như Chùa Một Cột c̣n bị phá
hủy…” (trang 399)
IIb5- Các giáo-phái
Miền Nam và giáo-phái Công Giáo di-cư:
“Đeo đuổi con đường Hoa Lư
nầy, ông Diệm, sau khi chấp chánh, đă lần lượt
dẹp hết phe phái, từ B́nh Xuyên đến Ḥa
Hảo, Cao Đài, Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân
Đảng, v.v… Ngay cả giáo phái Công Giáo, ông đă
phải trăn trở chống lại những đ̣i
hỏi quá đáng và trái phép của mấy ông cha. Nhu linh
mục Gia-cô-bê Của bị bắt giam v́ vi phạm
luật, chứa chấp xe quân đội Pháp bỏ
lại. Tổng Thống Diệm không chịu can thiệp.
Hai Giám Mục Lê Hữu Từ và Phạm Ngọc Chi đếu
đối nghịch ông. Ông cũng đă từng bị
cha thầy thưa mét, nhứt là các cha di cư Hố Nai,
dựa hơi tới người anh quyền phép của ông
là Đức Cha Ngô Đ́nh Thục.” (trang 127)
“Ông đă từng thẳng tay bác bỏ những yêu
sách quá đáng của các giáo phẩm di cư như các
Đức Giám Mục Phạm Ngọc Chi và Lê Hữu
Từ đến đỗi họ biến thành kẻ
chống nghịch ông…” (trang 422)
“Trong các họ đạo,
linh mục được uy tín tuyệt đối đối
với tín hữu…
“Đồng bào Công Giáo c̣n được hứa
hẹn một đời sống sung túc tại Miền
Nam, như Đất Hứa trong Kinh Thánh. Cũng không
phải mạo hiểm ǵ khi di cư. Được đón
chở bằng máy bay hay tàu thủy. Bước chân
xuống tàu Mỹ là bắt đầu được cho
ăn uống no nê phủ phê…
“Đoàn di cư như là những đạo quân mà
tướng lănh chỉ huy đầy uy quyền là các ông
cha ông cố. Chánh phủ Ngô Đ́nh Diệm muốn di dân
tản mác rải rác khắp Miền Nam đất
rộng minh mông c̣n bỏ trống, mặc t́nh khai mở,
sinh sống dễ dàng trong tương lai. Song các vị lănh
đạo tinh thần lại muốn khác. Họ cần
con chiên quy tụ chung quanh họ. Họ nói để
họ che chở binh vực quyền lợi, mà thật
sự đó là lực lượng họ cần để
vừa bảo vệ họ vừa giúp họ tăng uy tín
quyền uy, chánh quyền cũng nể nang…” (các trang
383-84)
IIb6-
Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm đi thăm dân:
“It năm sau khi
chấp chánh, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm có đích
thân đến thăm viếng họ đạo (Tân Quy)
đau thương của tôi…
“Nửa đường, Tổng Thống tạt vào
một ngôi nhà phía bên trái kế bên đường, là
nhà của thầy giáo Ngôn có người con tên Hiếu,
một tu xuất ḍng Chúa Cứu Thế như tôi…
Tổng Thống vào khu vườn trước nhà,
ngắm cây trái và rờ vào một trái bưởi. Bà
chủ nhà hái gọt đem ra mời Tổng Thống.
Một hầu cận chận lại không cho Tổng
Thống bóc ăn, mà đi hái trái bưởi khác, dùng
dao găm xé lột vỏ tại chỗ đưa cho
Tổng Thống.
“Hôm ấy Tổng Thống luôn luôn được
hầu cận bao vây kín mít chung quanh chặt chẽ đến
mức có thể nói là không c̣n chỗ trống để
thọt tay vô được…
“Tuy vậy, ông vẫn nhiều lần cố
tiếp xúc với dân, dùng máy h́nh chụp lấy liền
của ông chụp xong lấy ảnh tặng ngay cho người
dân ông vừa thu h́nh. Không kiểu cách. Ngây thơ. Thích
thú với chiếc máy ảnh kiểu mới lạ lúc
ấy. Như hồi nào ông khoái cái radio, đem khoe
với tôi. Lại thêm một điểm ông Diệm và tôi
giống nhau là mê thích chơi ảnh.
“Ngoài một Ngô Đ́nh Diệm chân chất, c̣n h́nh
ảnh Tổng Thống đi kinh lư họ đạo Tân
Quy tóm lược phản ảnh con người và chế
độ của ông. Ông có muốn trực tiếp thân
thiện với dân chúng cách mấy, cũng không nhận
được những ǵ dân muốn cho ông thấy hay hưởng.
Nhóm người vây quanh ông chọn lựa những ǵ
họ muốn cho ông thấy hay hưởng mà thôi.” (trang
74)
IIb7-
Sở đoản của Tổng-Thống Ngô Đ́nh
Diệm:
“Sở đoản của ông Diệm là quá nể
nang người anh và gần như luôn luôn hết ḷng bao
che anh em trong gia đ́nh. Ông nhắc cho tôi thấy các
triều vua chúa sụp đổ v́ nạn huynh đệ
tương tàn. Ông không muốn cảnh đó diễn ra
trong gia đ́nh ông.
“Phe nhóm mà ông Diệm khó loại hơn hết và
ông đă thất bại không diệt trừ được,
là chính bà con thân thuộc của ông và những người
đă từng tiếp tay đua ông về nước, như
nhóm Tinh Thần (sau đó gọi là nhóm Caravelle) gồm có
các nhà trí thức bác sĩ, kỹ sư, như các bác sĩ
Trần Văn Đỗ, Nguyễn Tăng Nguyên, Huỳnh
Kim Hữu, nha si Kiều, … và nhiều người nữa
tôi đă từng đem bỏ báo Hoa Lư cho họ…
“Tôi thấy ông Diệm như ghét chuyện đảng
phái. Đám hầu cận mà hó hé bàn chuyện lập
đảng ủng hộ ông là ông dẹp ngang…
“Ông Ngô Đ́nh Diệm, sau khi chấp chánh, đă
thay đổi thái độ và đây có lẽ là một
trong những lầm lẫn của ông, chịu để
cho người em là Ngô Đ́nh Nhu lập đảng
Cần Lao Nhân Vị. Tuy vậy, ông Diệm không chấp
nhận đảng đó là của ông v́ ông luôn luôn quan
niệm chánh phủ phải đứng trên và ngoài các
đảng phái, cũng như Phong
Trào Cách Mạng Quốc Gia.
“Trớ trêu thay, làm chánh trị không có phe phái
hậu thuẫn là quá lư tưởng đến mức
thiếu thực tế. Trong việc cai trị mà hoang tưởng
thật thà nhân đạo thật sự. Ngay từ lúc
đầu tôi đă không tin tưởng ông Diệm
sẽ thành công v́ một con người quá cương
trực lư tưởng như ông không thể là một chánh
trị gia mưu sĩ. Binh thơ Tôn Tử đă dạy
việc quân không ngại dối trá mà tánh ông Diệm th́
thẳng như cây tre ông lấy làm biểu tượng.”
(các trang 128-29)
“Lối cai trị bằng Đạo Dụ hay
bằng Sắc Luật kéo dài luôn tới chế độ
Việt Nam Cộng Ḥa của Ngô Đ́nh Diệm. Lúc nào
thấy bộ luật Hồng Đức không c̣n thích
hợp hoặc thiếu sót, th́ nhà cầm quyền ra Đạo
Luật nầy hay Sắc Luật khác, như có sẵn
luật rừng, lúc cần lôi ra xài.” (trang 343)
“Cho đến ngày nhóm nịnh thần, những Thái
Giám thời nay, dùng ông làm thần tượng để
núp bên dưới, hoành hành làm những chuyện hại
thanh danh ông, tôi chỉ c̣n thương ông bị lợi
dụng, không thể nào hùa theo hoan hô “Ngô
Tổng Thống, Ngô Tổng Thống Muôn Năm!”
“Nhóm bộ hạ dư đầu óc địa phương,
thiếu khôn ngoan, tuy thuộc loại tuyệt đối
trung thành với ông Diệm, để hưởng
quyền lợi riêng tư, chớ chắc không phải v́
ḷng ái quốc, nên cùng tiêu tùng theo cái chết của
chủ. Nếu có thể chê trách ông Diệm là ông đă
dùng lầm hai hạng người. Dùng bộ hạ
phản tặc. Và dùng bộ hạ trung thành song chỉ
biết nịnh bợ, không dám phê b́nh và cũng không dám
để cho chủ nghe thấu được lời phê
b́nh. Ông mất mạng v́ bọn đầu. Bọn sau vô
t́nh hạ uy tín ông…” (trang 338-39)
IIb8-
Chế-Độ Ngô Đ́nh Diệm độc-tài và
kế-sách cộng-sản:
“Sau Hiệp Định Genève, khoảng trước
ngày mở cuộc Tổng Tuyển Cử được
quy định vào năm 1956 và c̣n măi đến vài năm
sau đó, Miền Nam hưởng cảnh thái b́nh thạnh
trị, song chế độ Ngô Đ́nh Diệm khe
khắc độc tài, cấm tự do ngôn luận,
tạo sự chống đối của kể cả các
đảng phái quốc gia. Đa số giới trí
thức miền Nam không tham chánh. Nội t́nh lần
lần sứt mẻ trong khi đối thủ chánh yếu
là chế độ Cộng Sản ở Miền Bắc
thấy Miền Nam đă chống bỏ cuộc Tổng
Tuyển Cử, nên từ cuối năm 1959 đă khởi
đầu áp dụng giải pháp “lấn đất giành
dân” bằng bạo lực mà bước đầu là
tạo loạn.” (trang 405)
“Cấp huyện và tỉnh cho là phong trào của
Việt Cộng đă nổi lên tập thể, phải
đàn áp cấp tốc, trong khi thật sự chỉ có
một tốp nhỏ cán bộ thoát ly đi hết từ
đầu nầy tới đầu kia.
“Làng xă được lịnh truy lùng Việt
Cộng. Thế là những người hồi kết lâu
nay sống yên lành trong các thôn xóm bây giờ là nạn nhân.
Họ bị bắt bớ đánh đập tra khảo.
Những vụ trả thù cá nhân được dịp
nổ ra tàn bạo, không biêt bao nhiêu người lành lâm
nạn oan uổng. Dân quê ta thán chánh quyền Quốc Gia.
Nhiều người dân hay tin kịp, hoảng sợ,
lẹ chưn nhảy vào bưng biền thoát ly, Việt
Cộng khỏi mời mọc dụ dỗ. Một cục
đá quăng trúng hai con chim là vậy…” (trang 406-07)
IIb9-
Dân Lương bị buộc cải đạo theo
Cộng Giáo:
“Quận trưởng Nguyễn Trí Sơn, ở Ba
Tri, con nuôi Đức Cha Thục, mà… tôi thấy ngay hành
động tai hại của ông ta có thể dễ dàng
dẫn đưa tới chỗ làm sụp đổ
chế độ của một Tổng Thống người
Công Giáo…
“Dân chúng địa phương Ba Tri ta thán về
những ức hiếp lạm quyền của quận trưởng
Sơn, tôi làm lơ được. Duy việc ông muốn
lấy điểm với Đức Giám Mục Ngô Đ́nh
Thục bằng cách ra sức Công Giáo hóa quận ông cai
trị là một hành động không thể tha thứ làm
ngơ. Ông cả gan bắt buộc dân trong quận treo
đèn ngôi sao mừng lễ Nô-en (lễ Giáng Sinh), gây
bất măn Phật tử quá nhiều. Tôi viết báo
tố cáo việc ông bắt ép người dân trong
quận ông phải theo thứ Chúa của ông thờ.
“Trong phóng sự đăng trên báo Tiếng
Chuông, tôi gọi ông là Con Cọp Gấm Ba Tri. Tôi
cố viết thật nặng cho thấu lên cấp trên
tiếng báo động về tai hại áp bức tôn giáo
do một tín đồ quá khích gây ra, báo hiệu đại
họa chánh phủ Diệm có thể mắc phải…
“Thay v́ sửa trị bề dưới nịnh
nọt bậy, Đưc Cha Thục nghe lời con nuôi kia mét
thót, ra lịnh cho ngoại trưởng Trần Văn
Lắm trừng phạt tôi… Nhận lại đề
nghị của ông Lắm, ông Tổng Trưởng Thông
Tin Trần Chánh Thành chỉ có cách dọa ông Đinh Văn
Khai là báo Tiếng Chuông
của ông sẽ bị đóng cửa nếu c̣n tiếp
tục dùng kư giả Văn Bia…” (trang 426-27)
IIb10-
Kư-Giả Văn Bia bất măn:
“Khi đó Thống Chế Tưởng Giới
Thạch có mời một phái đoàn báo chí Việt Nam
đi viếng thăm Đài Loan… Tôi được
chọn đi v́ để thay thế ông chủ báo Tiếng Chuông không đi, (nhưng) Bộ Trưởng
Thông Tin Trần Chánh Thành cho tôi biết tôi được
đi là để “đền
ơn trả công tôi rồi đó”.
“Công ǵ? Công sáng lập tờ báo Cách
Mạng Quốc Gia, hay công theo pḥ Ngô Đ́nh Diệm, làm
tờ Hoa Lư từ những năm chưa có ông Trần
Chánh Thành? Ông biết công tôi ra sao mà nói trả công tôi?
Có xứng đáng không và thay mặt ai? Tôi không buồn
trả lời v́ quá bất măn, và chỉ có một cách
đáp ứng thích đáng là quăng trả lại vào
mặt ông tờ hộ chiếu vừa được
cấp…
“Tội nghiệp ông Trần Chánh Thành, sau ngày 30 tháng
Tư, đă tự sát, chết oan uổng một cách
đau buồn đáng tiếc… Tôi nghĩ nếu tôi
đă theo phục vụ chế độ Diệm như ông
Thành, nắm giữ được một chức vị
th́ đến ngày 30 tháng Tư năm 1975 chắc số
mạng tôi cũng thê thảm không khác…” (các trang 428-29)
IIb11-
Nhiều người lần hồi rời xa ông Diệm:
“Sau khi có nhiều người Nam lần hồi
rời xa ông Diệm, trùm chăn như tôi, hay vô Khu,
Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đă tuyên bố
thành lập…
“Những kẻ tới giớ chót không bỏ ông
Diệm là những đồng bảo di cư đă
được ông đưa từ Bắc vào, và những
người miền Trung với vài người Nam Bắc
tín cẩn vây quanh ông. Những người c̣n trung thành
với ông Diệm tới giờ chót không phải là
những người miền Nam, ngoại trừ một
số tín đồ Công Giáo trong các tu viện và các trường
của bà xơ, lo đọc kinh cầu nguyện suốt
cả mấy lần đảo chánh, hụt năm 1960 và
1961, thành công năm 1963…
“Lần thứ hai vào ngày 11 tháng 11. Sáng hôm đó,
tin bác sĩ Phan Quang Đán tuyên bố trên đài phát
thanh làm lật úp lẹ làng bức chân dung Tổng
Thống Ngô Đ́nh Diệm cao hơn tầm thước
người thường, treo ở đầu Chợ Búng
(B́nh Dương).
“Họa sĩ Minh Sang là tác giả và chủ bức
ảnh, có văn pḥng cửa hàng ngay đầu chợ,
nghe tin loan báo, lật đật xoay h́nh ông Diệm vô vách
tường. Chiều lại, biết đảo chánh
bất thành, anh ta lại cũng vội vàng như hồi
sáng, lật ngược h́nh Tổng Thống trở ra.
“Dễ dàng và mau lẹ xoay theo chiều hướng
gió thay đổi. Tôi chứng kiến, cười như
cười sự đời…
“Nhiều người, nhứt là thân thuộc hay thân
cận, lần lượt bỏ ông Diệm do nhiều lư
do. Có người v́ bị mất quyền lợi.
Nhiều người v́ bất đồng chánh kiến.
Họ thay ḷng đổi dạ giống chủ ḿnh.
“Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă đi sai
lệch hai điểm chánh trên con đường chánh
trị ông nhắm trước khi tham chánh, là không đảng
phái, và sùng bái thể chế quân chủ lập hiến.
Khi có ai tỏ ư lập đảng ủng hộ ông, ông
luôn luôn cực lực phản đối, nói phải
đứng ngoài và trên các đảng phái mới làm chánh
trị cho toàn dân. Nhưng rồi ông cũng để thành
lập đảng Cần Lao Nhân Vị…” (các trang 329-30)
IIb12-
Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm định lập
Chủ Nghĩa Xă Hội Công Giáo:
“Lúc tôi đánh máy lại những bài ông soạn
thảo về Chủ Nghĩa Xă
Hội Công Giáo mà tôi tin chắc ông sẽ áp dụng làm
đường lối chánh trị tương lai của
ông, tôi thấy ông bôi bỏ và sửa chữa thật
nhiều đoạn, chứng minh ông thắc mắc
hoặc gặp trở ngại không ít về chủ
thuyết ông định đưa ra không mấy khác xa
đường lối xă hội Cộng Sản ngoài điểm
trái ngược quan trọng nhứt là một bên hữu
thần một bên vô thần. Rốt cuộc tôi cũng không
thấy ra mắt tập nghiên cứu Chủ Nghĩa Xă
Hội Công Giáo của ông…
“Nhưng ông lại không
may có người anh là Đức Cha Thục, quá ảnh hưởng
đến ông, dùng quyền năng Vatican vô t́nh đè
bẹp chánh nghiệp của ông thay v́ nâng đỡ...”
(trang 425)
IIb13-
Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm có một con cu:
“Chuyện gia đ́nh trị, tôi biết rơ hơn ai.
“Song khi chê bai ông thông
dâm với em dâu là bà Trần Lệ Xuân, vợ ông Ngô
Đ́nh Nhu, rồi c̣n kể thêm một chuyện thành tương
phản là nói ông Diệm không có cu. Tôi tức cười
quá mới viết bài về vụ nầy đăng trong
báo Quyết Tiến của
anh Hồ Văn Đồng đă mời tôi vào cộng tác.
“Tôi khai thật tôi
đă từng ngủ chung pḥng với ông Diệm. Có
lần ông ở lại nghỉ đêm tại pḥng ông dành
cho chúng tôi trên lầu ba trong biệt thự số 152
đường De Gaulle. Mỗi lần muốn đi
tiểu phải xuống dưới đất bất
tiện, chúng tôi xăn quần xả vô bồn rửa
mặt đặt ngay trong một góc pḥng. Đèn thắp
sáng suốt đêm.
“Lúc ông Diệm làm
chuyện giống chúng tôi, t́nh cờ tôi ngó thấy ông móc
ra dương vật giống y như của tôi. Tôi
nhớ có viết thêm để so sánh là lúc ấy tôi
đă sản xuất được ba con… chứng
tỏ của tôi b́nh thường th́ ông Diệm cũng
vậy thôi.” (các trang 130-31)
IIb14-
Ai giết Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm:
“Trong tiệc cưới của nghệ sĩ Hoàng
Long và Hạ Uyên ngày 20 tháng 5 năm 2000 tại Boston,
Massachusetts, tôi được dịp gặp cựu Trung Tướng
Tôn Thất Đính. Ông đứng chủ hôn cho đàng
trai… Giữa lúc tôi thu lấy h́nh ông đang nói
chuyện với một người bạn của tôi là
anh Chín Dù… Tôi xin phép tự giới thiệu là một người
đă từng theo pḥ ông Ngô Đ́nh Diệm và tỏ ư vô
cùng muốn biết ai giết thầy tôi. Sau đây là
nguyên văn câu trả lời ngắn gọn của Tôn
Thất Đính, một ủy viên của Hội Đồng
Cách Mạng lật đổ Ngô Đ́nh Diệm và cũng
là một người được từng coi như là
con nuôi của Ngô Tổng Thống:
─
Vậy hay lắm. Dương Văn Minh giết Tổng
Thống Diệm. Mai Hữu Xuân là sát thủ…
“Một vị cựu
tướng lănh nữa cũng đă có một thời
được coi là con nuồi Tổng Thống Ngô Đ́nh
Diệm và đă một lần làm đảo chánh hút, là
cựu Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi có cho tôi biết
Đại Úy Nhung viêt lời khai chỉ tiếp tay hạ
sát hai anh em Diệm và Nhu…
“Trong cuốn sách “Hồi
Kư Không Tên”, người viết là kư giả/dân
biểu Lư Quư Chung, sau khi đă tiết lộ nhiều chi
tiết về Dương Văn Minh, đă kết thúc
bằng câu sau đây để phê phán viên hàng tướng
đă làm Tổng Thống hai ngày cũng là cuối cùng
của Miền Nam: “Ông Dương Văn Minh là người
của Pháp, Mỹ hay Cộng Sản? Tôi nghĩ ông Minh
chỉ là người yêu nước.”
IIb15-
Kết Luận:
“Kể ra ông Diệm
may mắn bị bộ hạ giết chết, v́ như
vậy ông được giữ danh hiệu/chức
vị chí sĩ sáng ngời. Nếu ông c̣n sống thêm th́
có thể ông bị Miền Bắc, khi chiến thắng ông,
bắt ông tội phản quốc, hoặc c̣n tệ
hại hơn, là sớm muộn ǵ ông cũng bị
Mỹ tàn tệ đối xử như với các
cộng sự viên/hợp tác cũ Manuel Noriega, Ferdinand
Marcos, Lư Thừa Văng, Saddam Hussein.” (trang 144)
“Tôi đă nói ông không
phải là một vị thánh cho đám tôi tớ tôn sùng
ông nhất thời lúc c̣n sống. Nay ông nằm xuống
rồi, Đức Giáo Hoàng không phong thánh cho ông, tôi
vẫn tôn ông là thánh nhân, trong khi bao nhiêu cha thầy sư
săi chung quanh tôi, không được tôi tôn trọng
bằng ông. V́ tôi tin tôi biết con người thật
của ông rất đạo đức…” (trang 421)
“Gia đ́nh họ Ngô cố làm
đại sự như Đinh Bộ Lĩnh thống
nhứt đất nước, dẹp loạn 12 sứ quân,
ngoài việc c̣n mơ mộng tạo một nước Công
Giáo ở Á Châu, như Phi Luật Tân. Rốt cuộc, sáu
anh em Ngô Đ́nh Thục, Khôi, Diệm, Nhu, Cẩn và
Luyện giống ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn
Huệ và Nguyễn Lữ, nửa chừng tiêu tan sự
nghiệp.” (trang 11).
X
Trên
đây chỉ là trích dẫn đôi phần.
Sách
dày 612 trang, cỡ 5.5”x8.5”
ấn-phí
US$15.00
Nếu
quư độc-giả muốn biết nhiều hơn
về nội-dung của cuốn “Những
Ngày Bên Ngô Đ́nh Diệm”,
xin liên-lạc với Văn Bia qua email:
vanbia@yahoo.com