CHÚT ÍT Ư NGHĨ CỦA TRẦN DẠ TỪ

MỘT LẦN CHO THANH-THANH

 

 

          ... Giá-trị của tác-phẩm anh thừa sức để tự nó nói thay những lời khen tặng anh đă trích...

          ... Tác-phẩm này đặt vào ngực Thanh-Thanh một câu hỏi: “Lịch-sử này không c̣n ǵ để anh tham-dự cả?”.  Nếu trả lời được thẳng-thắn: “Không!”, Thanh-Thanh sẽ vô-tội.  Và hơn tất cả chúng ta.  Nhưng Thanh-Thanh sẽ không chịu nhận sự vô-tội ấy.  Chúng ta đương thở bằng những hơi thở quá đau-đớn, chúng ta đương không chịu nổi sự ma-triết của thế-kỷ.  Nhưng phải giữ sự tự-do đến giây phút cuối-cùng.  Đó là vinh-dự cho tất cả các thi-sĩ, tất cả các nhân-chứng...

          ... Chúng ta có thể coi rằng thái-độ từ-chối sự tham-dự lịch-sử ở Thanh-Thanh cũng là một cách để vượt lên những những đau-đớn, thoát ra những đổ-vỡ...

          ... Giữa những gịng thơ tôi nh́n thấy cuộc đời của anh ta.  Anh ta đă bằng ḷng hay chính tôi cũng ao-ước có một cuộc đời như vậy.  Điều đó không hại cho một thi-sĩ.  Những bài thơ của Thanh-Thanh chứng-tỏ điều ấy.  Trước đây tôi có đọc “Ánh Trời Mai” của Thanh-Thanh, thấy rằng anh không thoát được một Tố Hữu hay Huy Cận.  Tác-phẩm này với những bài thơ c̣n lại của Thanh-Thanh bảo tôi rằng ư-nghĩ ấy đă sai; đó là một điều đáng mừng.  Thanh-Thanh đứng cao hơn sự ma-triết của chế-độ.  Tôi cho thế.  Con mắt của Huy Cận trong Thanh-Thanh dịu-dàng hơn.  Chưa mất hẳn nhưng sẽ mất, dù chúng ta vẫn đọc và vẫn yêu Thanh-Thanh ở những câu thơ mà không thể không trích ra, từ câu chuyện bắt đầu kể -- bài “Quen Thuộc”:

                   Có những con đường quen-thưộc cũ... (trang 30)

cho đến khi trở lại:

                   Lâu lắm, đêm nay về nẻo thuộc... (trang 31)

khi “trời rộng gh́ trong bốn cánh tay” là khi con mắt của Huy Cận trong Thanh-Thanh phải mở rất lớn.  Sự “quen-thuộc” Thanh-Thanh nhắc lại làm ai cũng phải ngây-ngất.  Tôi thấy những kỷ-niệm như hương bốc thơm và bay lên rất cao trong hồn, trong cuộc đời.  Thanh-Thanh thành-công rồi, bàn tay anh đă nắm được hoàn-toàn những xúc-cảm của anh, mà không cần nhờ đến một thứ trực-giác, chỉ cần sự sống chân-thành của thi-sĩ – tôi gởi lời mừng giùm Thanh-Thanh.  Khi t́nh-cảm đă sâu xuống mà vẫn làm được đầy-đủ bổn-phận, vẫn nắm dược đầy-đủ cuộc đời ḿnh trong tay... Thanh-Thanh may-mắn lắm, tự-tin lắm...

          ... Tôi phải nhắc rằng đây là những ư-nghĩ của tôi viết cho một người bạn tôi.  Để nhớ lại sự đều-đặn buồn rầu mà anh ta phải trả, phải đổi cho cái hạnh-phúc ấy.  Tôi đọc một gịng “kỷ-niệm vàng” của Thanh-Thanh mà Tô Kiều Ngân viết: “Bóng người áo trắng* năm xưa, nếu ḷng hương c̣n nguyên vẹn, xin hăy gắn-bó với bạn tôi, khuyến-khích cho tài thơ tiến măi...(1952)” đến bây giờ bảy năm rồi.  Cuộc đời vẫn rộng và buồn...

          ... Nhưng đến bây giờ sự nuối-tiếc nằm trong hồn Thanh-Thanh rồi... Thơ Thanh-Thanh v́ thế sâu hơn (bài “Ánh Đèn Sân Khấu”).  Xúc-động thật thấm-thía, thật sâu-lắng...

          ... Những ngày gần đây ở Huế in được nhiều tập thơ, có mặt vài người trẻ tuổi mà đáng nhẽ phải tin-tưởng ở họ có một chút tương-lai mới phải, nhưng họ đă tự làm cho tuơng-lai họ xa họ lắm.  Tôi nhớ có môt thằng bạn đă phải kêu lên rằng: “Cái tụi tướng con này nó làm nhục xứ Huế”.  Tập thơ Thanh-Thanh ít nhất cũng làm cho xứ Huế đỡ tủi.  Tập thơ Thanh-Thanh thành-công...

          ... Thanh-Thanh tuyên-bố cuộc đời của anh ta.  Thanh-Thanh viết lại kỷ-niệm... Một ít chuyện hàng-xóm thuật lại bằng một giọng nồng-hậu tha-thiết... Đến tác-phẩm này tôi mới t́m thấy được chính Thanh-Thanh.  Thanh-Thanh thoát khỏi được những khuôn-sáo bằng một kỹ-thuật vững-chăi... “Tuần Trăng Mật” đă thoát được t́nh-trạng bản thảo, ra được đến hè phố.  Nó đ̣i-hỏi mọi người ở thành-phố này tiếp-đón nó...

 

TRẦN DẠ TỪ     

(“Rạng Đông”, Huế, 16-4-1959)

 

**"Bóng Người Áo Trắng" là tên của một truyện ngắn của Cô Kiều-Ngọc (một bút-danh khác của Thanh-Thanh kư dưới tản-văn).