GIỚI-THIỆU TÁC-PHẨM

 

Nội-dung:

 

    1.  Đây là hồi-kư của ông Lê Xuân Nhuận, nguyên Giám-Đốc Ngành Cảnh-Sát Đặc-Biệt Vùng I, về hoạt-động của ḿnh tại Miền Trung, vào thời-gian một năm rưỡi sau cùng (9/1973--3/1975) của Việt-Nam Cộng-Ḥa.  Tuy là chuyện riêng của một cá-nhân, nhưng con người ấy đă giữ một trách-vụ quan-trọng trong guồng máy Chính-Quyền bấy giờ: đối-phó với cộng-sản là kẻ thù chung của Quốc-Gia, đụng-chạm với các tổ-chức và nhân-vật chính-trị ngoài-Chính-Quyền, đương-đầu với một số bộ-phận và chức-viên thống-thuộc Chính-Quyền, va-chạm với những phần-tử bất-hảo và bất-lương trong dân-nhân, v.v...; do đó, ngoài những việc làm của chính ḿnh, tác-giả c̣n biết được và kể lại những biến-cố khách-quan, những âm-mưu cùng hành-động chủ-quan của nhiều cấp chức lĩnh-đạo và chỉ-huy các cơ-quan hành-pháp và đơn-vị quân-sự, cũng như của một số thủ-lĩnh các hội+đ̣an, v.v...  Tất cả các chất-liệu ấy được tác-giả gạn-lọc gộp lại để vẽ nên một bức tranh tả-chân đa-diện về xă-hội đương-thời, không những tại Miền Trung, mà là tại khắp Miền Nam Việt-Nam, vào một giai-đoạn lịch-sử gay-cấn nhất của chế-độ Đệ-Nhị Cộng-Ḥa mà qua đó tác-giả nhắc lại kinh-nghiệm bản-thân dưới chế-độ Đệ-Nhất Cộng-Ḥa nói riêng, tức là của cả Chính-Thể Việt-Nam Cộng-Ḥa nói chung.

    2.  Đặc-điểm của hồi-kư này là mặt trái của t́nh-h́nh, những sự-việc ít ai biết đến, hoặc những sự-việc đă có người biết được nhưng không ai quan-tâm đến nên không ai đặt thành vấn-đề, làm cho t́nh-h́nh đất nước ngày càng xấu đi.  Đó là những "bí-mật lịch-sử", từ nhỏ đến lớn, tự chúng giải-đáp những vấn-nạn của thời-cuộc, một cách trả lời khác hẳn những cách trả lời mà chúng ta đă nghe từ hơn hai chục năm nay:

        --> Tại sao Quốc-Gia không thắng cộng-sản?

        --> Tại sao Hoa-Kỳ bỏ rơi Đồng-Minh VNCH?

        --> Tại sao Việt-Nam Cộng-Ḥa quá sớm bại-vong?

        V.v...

 

H́nh-thức:

 

    1.  Tác-giả không cố ư lập thành-tích có tác-phẩm dày nhiều trăm hoặc nhiều ngh́n trang, mà chỉ viết ngắn gọn, để độc-giả tiết-kiệm th́-giờ.

    2.  Tác-giả cũng sắp-xếp để mỗi số dữ-kiện có liên-quan gần nhau nhất được tập-trung vào một Chương có tiểu-đề riêng, biến mỗi tiểu-đề thành một đoản-thiên, giúp độc-giả muốn đọc Chương nào riêng, hoặc Chương nào trước, cũng được, khỏi phải tuần-tự theo dơi từ đầu như khi đọc truyện trinh-thám hoặc tiểu-thuyết trường-thiên.