QUAN-ĐIỂM ĐỔI MỚI CHỮ VIẾT

 

Nguyên-Nhân:

 

        Trong xu-thế toàn-cầu-hóa mọi sự & mọi việc hiện nay, chữ viết Việt-Ngữ cũng cần hội-nhập đại-ya-đình kí-tự quốc-tế.

        Chữ viết của ta hiện có một số khuiết-nhược-điểm:

 

        1/ Có một số mẫu-tự bất-thân-thiện, thí-dụ: “d/D” mà được phát-âm là hoặc dờ; “đ/Đ” với cái dấu-ngang ngắn không giống ai…

        2/ Có một số mẫu-tự ghép mà cách ghép chưa hợp-lí, thí-dụ trong các chữ: yêu, yên, chuyên, huyền, khuyên, nghiệp, Nguyễn, quyên, suyễn, xuyên…

        3/ Mẫu-tự “y/Y” chưa được định-loại và phân-công hợp-lí. (Xem đề-nghị của Lê Xuân Nhuận.)

        4/ Đa-số các chữ ghép [từ/tiếng hợp-âm] không được kết-nối bằng cái dấu nối để tách-biệt với các chữ khác.

        5/ Chưa có nguyên-tắc & phương-thức phiên-âm các chữ ngoại-ngữ một cách thống-nhất, đơn-giản, và dễ đọc.

 

Kết-Quả:

 

        1/ Bộ mẫu-tự La-Tin gồm có 26 mẫu-tự, ta nên sử-dụng tất cả, vì còn có 4 mẫu-tự rất cần cho Bộ Mẫu-Tự Chữ Việt: f/F, j/J, w/W, z/Z.

2/ Ta nên căn-cứ vào cách đánh vần (thứ-tự ghép các mẫu-tự vào nhau) đã có của mình, đồng-thời cũng dựa vào cách tạo chữ cúa các loại chữ sử-dụng mẫu-tự La-Tin, tỉ như chữ Anh, chữ Pháp…

3/ Rút ngắn chữ viết chỉ khi nào cần, không nên đồng-loạt cắt cụt hết các mẫu-tự ghép, khiến cho chữ mới khó đọc.

4/ Không nên căn-cứ vào các loại chữ tượng-hình như chữ Hán, chữ Hàn, chữ Nhật… vì làm như thế tức là ta phải học qua các loại ngoại-tự đó trước khi điều-chỉnh chữ viết Việt-tự [quốc-ngữ của minh], khó-khăn và mất thì-giờ như thuở các cụ phải học Hán-tự rồi mới viết và đọc được chữ Nôm.

5/ Mục-đích sau cùng của việc đổi mới chữ viết Việt-ngữ là để có một loại chữ không có dấu thanh, giản-tiện cho việc viết tay, bấm/chọt trên máy, cũng như ấn-loát báo & sách.

6/ Nếu làm cách nào mà người ngoại-quốc dò theo mặt chữ Việt-Ngữ mà phát-âm được, tức là đọc được tiếng Việt, thì mới thành-công…

 

                           LÊ XUÂN NHUẬN

 

Thanh-Thanh