TƯỚNG DÂN-SỰ JOHN PAUL VANN

 

 

        Trong Chiến-Tranh Việt-Nam, có một Quốc-Sách và một Chiến-Lược-Gia Hoa-Kỳ quan-trọng đã nổi lên một thời mà ít ai quan-tâm đó là Kế-Hoạch “Cảnh-Sát-Hóa” và Tướng “dân-sự” John Paul Vann.

 

        Kế-Hoạch “Cảnh-Sát-Hóa”

 

        Tôi đã tự mình tìm-tòi và kiếm ra được một bản chính bằng tiếng Anh của cái kế-hoạch này mà Hoa-Kỳ tặng cho Việt-Nam Cộng-Hoà tiếp theo sau cái “đầu tàu” đã ầm-ĩ hú còi “Việt-Nam-Hóa Chiến-Tranh.”

 

        Nội một việc nhan-đề tiếng Anh là “The Police Plan” mà bản dịch tiếng Việt lại là “Kế-Hoạch Cảnh-Sát-Hóa” (mấu-chốt là chữ “Hóa” do nhóm người Mỹ chủ-trương Kế-Hoạch này đích-thân thực-hiện, chứ không phải do phía chính-quyền Việt-Nam Cộng-Hòa hay một dịch-giả tự-do nào “biên dịch” ) đã đủ để cho thấy các nhà đỡ đầu của Kế-Hoạch này chú-trọng đến phần lãnh-hội của phía Việt-Nam Cộng-Hòa đến ngần nào.

 

        Tôi đã dựa vào bản gốc của Kế-Hoach này, cũng như quá-trình và kết-quả thi-hành Kế-Hoạch này tại một số Tỉnh thí-điểm ở miền nam, nhất là Tỉnh Gò Công, là nơi thành-công nhất, cùng với sự hiện-hữu và khả-năng tham-gia của các cơ-quan/đơn-vị dân+quân-sự liên-quan thời bấy giờ, mà soạn-thảo một tài-liệu học-tập, đem ra thuyết-giảng tại các khóa huấn-luyện sĩ-quan Quân-Lực biệt-phái Cảnh-Sát Quốc-Gia, trung-tâm huấn-luyện căn-bản CSQG tại Cam Ranh, trung-tâm huấn-luyện tình-báo sơ-yếu Cảnh-Sát Đặc-Biệt, nhất là Trung-Tâm Huấn-Luyện “Phụng-Hoàng” của Vùng II, và đại-hội các Chỉ-Huy-Trưởng CSQG Tỉnh+Thị+Quận, Trưởng F+G Đặc-Biệt, cùng các cố-vấn Hoa-Kì về Cảnh-Sát Sắc-Phục, CS Đặc-Biệt, CS Dã-Chiến… khắp Vùng II mà tôi triệu-tập tại Nha-Trang, cũng như đích-thân đến thuyết-trình tại 13 Tỉnh+Thị thuộc-quyền, trong thời-gian tôi đảm-trách Ngành Đặc-Biệt tại Vùng II Chiến-Thuật/Quân-Khu II.

 

        Nỗ-lực phổ-biến Kế-Hoạch “Cảnh-Sát-Hóa” của tôi được kiên-trì tiếp-diễn theo tôi ra Vùng I/Quân-Khu I cho đến ngày thất-thủ Đà-Nẵng, thủ-phủ của Vùng Chiến-Tuyến địa-đầu của VNCH.

 

        Đặc-biệt là trong lúc tôi đích-thân và đơn-thương áp-dụng Kế-Hoạch Cảnh-Sát-Hóa, thì Kế-Hoạch này đã bị Trung-Ương xếp xó tuy không chính-thức bác-bỏ nhưng tại Bộ Tư-Lệnh CSQG không có Nha/Sở hay nhân-vật nào chỉ-đạo, và tại các địa-phương Vùng/Tỉnh cũng không có Phòng/Ban hay viên-chức nào phụ-trách, khiến tôi đã gọi cái Kế-Hoạch có tầm-vóc Quốc-Sách này là “Quốc-Sách Yểu-Tử” của Việt-Nam Cộng-Hòa. (mời xem)

       

        Tóm-tắt đại-ý của Kế-Hoach này là: liền sau Việt-Nam-Hóa (giao cho Việt-Nam thay thế Hoa-kỳ mà chủ-đạo) là Cảnh-Sát-Hóa (giao cho Cảnh-Lực thay thế Quân-Lực mà chủ-trì) cuộc Chiến-Tranh Việt-Nam (!) (mời xem)

*

        Có một dạo, tại Hải-Ngoại, nhất là tại Hoa-Kỳ, miền bắc Bang California, giới cựu-quân-nhân VNCH không lớn tiếng đề-cao các cấp chỉ-huy Quân-Báo (Phòng Nhì) của các Quân-Đoàn/Quân-Khu khác, mà chỉ rầm-rộ tung hô cựu Đại-Tá Trịnh Tiếu, một cựu Trưởng Phòng Nhì của Quân-Đoàn II/Quân-Khu II ở Pleiku (bị VC tàn-nhẫn hành-hạ, phải mang thương-tích trọn đời).

 

        Đại-Tá Trịnh Tiếu đã viết một bài tóm-lược quá-trình hoạt-động (cả vinh lẫn nhục) của mình với tư-cách Trưởng Phòng II Quân-Đoàn II/Quân-Khu II trong suốt các năm 1970-72, dưới 2 thời Tư-Lệnh Ngô DuNguyễn Văn Toàn, quả-cảm chống lại các Sư-Đoàn [2 Sao Vàng, 320, 968] của CS, để bảo-vệ Tỉnh Kontum của Quân-Khu II; trong đó nổi bật là vai trò tiên-phong của viên cố-vấn Hoa-Kỳ bên cạnh Tư-Lệnh QĐII/QKII: người đó là John Paul Vann.

 

        John Paul Vann là một nhân-vật dân-sự (dù hoạt-động với tư-cách một tướng-lãnh nhưng không phải là quân-nhân) nên ĐT. Trịnh Tiếu chỉ gọi thẳng tên (là Paul Vann) trong khi gọi các quân-nhân liên-hệ trong bài-viết, cả Việt lẫn Mỹ, bằng cả cấp-bậc lẫn tên người. (Xem 1)

 

        John Paul Vann đích-thân lái phi-cơ, xông-xáo lao vào trận-địa, trực-tiếp đối-đầu với cộng-quân; được Đại-Tướng Creighton Abrams, tư-lệnh quân-lực Hoa-Kỳ tại Việt-Nam, dành cho nhiều ưu-tiên; trực-tiếp gọi phi-cơ B-52 từ Thái-Lan bay qua ném bom rải thảm tiêu-diệt cộng-quân tại Kontum, Quân-Khu II; nên mọi người đều nể-phục ông. (Xem 2)

 

        John Paul Vann là thí-dụ điển-hình cho một chính-sách đặc-biệt của Hoa-Kỳ: một viên-chức dân-sự [nếu đủ điều-kiện] có thể chỉ-huy các tướng-lãnh [quân-sự] tại trận-tiền. (Xem 3)

 

        John Paul Vann đến Quân-Khu II vào thời-điểm nào?

 

        Từ bài-viết của cựu ĐT. Trịnh Tiếu, có người nghĩ là chính Trung-Tướng Ngô Du đã xin cho John Paul Vann đến làm cố-vấn cho mình là tư-lệnh Quân-Đoàn II/Quân-Khu II.

 

        Nếu một tư-lệnh quân-đoàn/quân-khu của VNCH mà có thể chọn xin người nào làm cố-vấn Hoa-Kỳ cho mình, thì các tướng-lãnh tư-lệnh các quân-đoàn/quân-khu khác cũng đã làm như thế từ lâu rồi, chậm nhất là từ sau năm 1970.  Huống gì việc cử một nhân-vật dân-sự làm cố-vấn cho một quân-đoàn/quân-khu của VNCH thì là chính-sách, chiến-lược quá ư hi-hữu của cả chính-quyền và Quân-Lực Hoa-Kỳ; nó vượt quá xa, quá cao, hơn là quyền-hạn của một tư-lệnh quân Mỹ tại Việt-Nam.

 

        Thật ra, John Paul Vann đã đến Vùng II/Quân-Khu II làm Giám-Đốc cơ-quan CORDS (Civil Operations and Revolutionary Development Support) trong năm 1970, thời-gian Trung-Tướng Lữ Lan còn làm tư-lệnh ở đây.

        John Paul Vann triệu-tập một đại-hội tại Nha-Trang, dành cho tất cả cấp chỉ-huy các cơ-quan liên-quan đến Kế-Hoạch Phụng-Hoàng (the Phoenix Plan), như CSQG, CS Đặc-Biệt, CS Dã-Chiến, Thám-Sát Tỉnh, Thông-Tin, Chiêu-Hồi, Phòng 2, Phòng 3, Chiến-Tranh Chính-Trị, Xây-Dựng Nông-Thôn, Diệt-Trừ Sốt Rét, Dân-Ý-Vụ, v.v… do ông và Trung-Tướng Lữ Lan đồng chủ-tọa.  Lúc đó Trung-Tá Nguyễn Văn Long (quân-nhân) đã thay tôi làm Giám-Đốc Ngành Đặc-Biệt Vùng II [tôi xuống làm Phó], nhưng tôi cũng được mời dự (tôi còn được John Paul Vann mời gặp riêng sau đó).   Đại-Hội kết-thúc, tôi cùng Đại-Tá Cao Xuân Hồng (cảnh-nhân), CHT CSQG Vùng II, vào phi-trường Nha-Trang tiễn-đưa Trung-Tướng Lữ Lan trở lên Pleiku (vì gia-đình CSQG Vùng II mang ơn Trg-Tg. Lữ Lan đã cho chúng tôi được dời trụ-sở từ đồi-núi Pleiku về phố-biển Nha-Trang, và riêng tôi đã nhiều lần trực-tiếp nhận lệnh công-tác đặc-biệt từ ông).  Trong lúc trò-chuyện, ĐT. Cao Xuân Hồng có xin Trg-Tg. Lữ Lan ban thưởng huy-chương quân-đội cho vài viên-chức CSQG hữu-công, và được chấp-thuận (tôi cũng được một Anh-Dụng Bội-Tinh với ngôi sao bạc).

        Nhắc vài chi-tiết dài-dòng như thế để chứng-minh là John Paul Vann đã đến Vùng II/Quân-Khu II trước khi Thiếu-Tướng Ngô Du đến thay Trung-Tướng Lữ Lan.

 

        Nhưng, lạ-lùng thay, sau này tôi có dò hỏi thì cựu Trung-Tướng Lữ-Lan trả lời rằng ông không hề gặp mặt John Paul Vann.

 

        Khi John Paul Vann được cử kiêm làm cố-vấn cho Quân-Đoàn/Quân-Khu II thì cơ-quan dân-sự CORDS của ông sáp-nhập với cơ-quan quân-sự MAC-V thành ra MAC-CORDS, một tổ-chức và danh-xưng duy-nhất ở đây (không có ở nơi nào khác) và trụ-sở đóng ở Nha-Trang chứ không phải ở Pleiku.

 

        Cựu Đại-Tá Trịnh Tiếu có thể hiểu lầm (rằng Trung-Tướng Ngô Du xin cho John Paul Vann đến làm cố-vấn cho mình tại Quân-Đoàn II/Quân-Khu II), vì ông mới đến làm Trưởng Phòng II tại Bộ Tư-Lệnh QĐII /QKII sau này, chứ không phải là “từ thời Trung-Tướng Vĩnh LộcLữ Lan” như ông viết. (Xem 4)

 

        Lại cũng chính tôi là nhân-chứng trong việc này:  Dưới thời Trung-Tướng Lữ-Lan (sau Vĩnh Lộc), Trưởng Phòng II là Trung-Tá Ngô Tấn Nghĩa.  

        Trung-Tá Ngô Tấn Nghĩa được cử đi làm Tiểu-Khu-Trưởng/Tỉnh-Trưởng Tỉnh Bình-ThuậnPhan-Thiết vào cuối năm 1969, chưa có người thay, nên Trung-Tá Trưởng Phòng III là Trần Quang Khôi được cử kiêm XLTV Trưởng Phòng II.

        Sau buổi thuyết-trình lần đầu tiên với tư-cách XLTV Trưởng Phòng II về tình-hình chung tại Bộ Tư-Lệnh QĐII/QKII, Trung-Tá Trần Quang Khôi đến với nhóm sĩ-quan Phòng II (có tôi ngồi chung với họ), cười hỏi:  “Tôi đóng vai Trưởng Phòng II mà thuyết-trình như thế, các anh thấy có đạt không?”  Tất cả đều khen Trung-Tá Khôi.

        Kể lại chuyện đó để chứng-tỏ là Trung-Tá Trịnh Tiếu viết sai, vì ông chưa đến Pleiku dưới thời Trung-Tướng Vĩnh Lộc, không biết rõ việc đã xảy ra trước đó.

*

        Nói chung, John Paul Vann là người thực-thi Kế-Hoạch “Cảnh-Sát-Hóa”, không phải chỉ “chỉ tay năm ngón” mà đã tự mình làm gương đi đầu trong mọi việc, chứng-tỏ là mình có đủ điều-kiện để xứng-đáng vượt qua những khuôn-phép thường-tình.

       

Đối với riêng tôi, việc tôi thực-thi Kế-Hoạch “Cảnh-Sát-Hóa” tại Vùng I/Quân-Khu I đã đem lại một số thành-quả sơ-khởi mà cụ-thể (Mời xem).

 

Chỉ nói riêng việc VC từ nhiều năm qua vẫn đã thường-xuyên bắn sẻ vào phi-cơ trực-thăng của Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng khiến phi-công phải bay vòng-vo tránh né mỗi lần cất cánh hoặc hạ cánh tại sân bay phía sau trụ-sở Bộ Tư-Lệnh QĐI/QKI; nếu tôi không rà tìm tận ổ để vô-hiệu-hóa bọn chúng sau khi tôi đến Vùng này, thì ông còn phải canh-cánh phập-phồng từng ngày; mà nếu rủi có lần nào chúng bắn trúng ông thì còn gì là thanh-danh của vị tướng-lãnh nổi bật ấy của VNCH?

 

Ngoài ra tôi còn đạt được nhiều ưu-điểm:

 

        1/  Thay vì Bộ Chỉ-Huy CSQG Vùng I biệt-phái một đại-úy và một thượng-sĩ đến Trung-Tâm Bình-Định & Phát-Triển [chỉ để nấu nước pha trà phục-vụ các quân-nhân ở đó] thì Phòng Nhì QĐI/QKI biệt-phái đến tôi một trung-úy để cùng nhân-viên của tôi xuống nằm vùng tại Tỉnh Quảng-Ngãi là nơi có nhiều VC nhất, hầu chộp tay trên các cơ-quan/đơn-vị địa-phương mỗi khi có cán-bộ/bộ-đội/cơ-sở nào của chúng bị bắt, ra hồi-chánh, giúp tôi có được nguồn tin sốt dẻo và nhất là xây-dựng thả về làm nội-tuyến cho ta trong hàng-ngũ đối-phương.

 

        2/  Sở I An-Ninh Quân-Đội biệt-phái đến tôi một số nhân-viên do một thiếu-tá cầm đầu, để cùng nhân-viên của tôi theo-dõi hành-tung của 4 phái-đoàn Ủy-Hội Quốc-Tế, nhất là 2 phái-đoàn cộng-sản Ba-LanHung-Ga-Ri.

 

        3/  Công-tác soạn-thảo “Trận Liệt VC” là đặc-quyền truyền-thống của Phòng Nhì, nhưng khi có tôi thì Phòng II QĐI/QKI nhường phần “Trận-Liệt Chính-Trị VC” lại cho tôi; và tập tài-liệu này được chính-thức khai-dụng cả tại Phòng II Bộ TTM, Cơ-Quan 101, Phủ Đặc-Ủy Trung-Ương Tình-Báo, Bộ Tư-Lệnh CSQG, Ngành Đặc-Biệt Trung-Ương, và các cơ-quan/đơn-vị lân-cận là Quân-Đoàn II/Quân-Khu II, BCH CSQG/Ngành Đặc-Biệt Vùng II.

 

        4/  Bộ Chỉ-Huy CSQG/Ngành Đặc-Biệt Thị-Xã Đà-Nẵng có một điệp-viên bị An-Ninh Quân-Đội Tỉnh Quảng-Nam bắt giữ vì có mang theo tài-liệu quân-sự; nội-vụ được đưa lên Sở I ANQĐ rồi Phòng II QĐI/QKI để trình lên Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng.  Tôi can-thiệp thì họ thả liền. (Mời xem)

 

        5/  Bộ Chỉ-Huy CSQG/Ngành Đặc-Biệt Tỉnh Quảng-Ngãi có một điệp-vụ trong đó VC dùng một em bé mang tài-liệu và tiền đô-la Mỹ đi qua cầu thì bị Phòng II Sư-Đoàn II bắt giữ.  Tôi đã cùng đi vào Quảng-Ngãi với Đại-Tá Nguyễn Xuân Lộc, CHT CSQG Vùng I, nói chuyện với Chuẩn-Tướng Trần Văn Nhựt, Tư-Lệnh Sư-Đoàn ấy, và ông đã vui lòng giao-hoàn nội-vụ cho Ngành Đặc-Biệt Tỉnh sở-quan.

 

        6/  Công-tác điệp-báo là bí-mật số 1 của mọi cơ-quan tình-báo; ngay cả đồng-nghiệp chung trong một Phòng mà khác Ban, hoặc chung một Ban mà khác Tổ, cũng không được biết điều gì.  Nhưng đối với tôi, Phòng Nhì và An-Ninh Quân-Đội tại Quân-Khu I khi nào làm gì liên-quan đến an-ninh đều cho tôi biết.  (Có lần Sở I An-Ninh Quân-Đội tổ-chức cho một điệp-viên nhị-trùng thực-hiện một vụ nổ ngay giữa Thị-Xã Đà-Nẵng, họ đã báo trước để tôi đồng-ý; tôi cho phổ-biến bản tin nội-bộ, gửi các Sở/Phòng CSQG và đơn-vị CS Dã-Chiến, nội-dung là VC sẽ đặt chất nổ trong thị-xã vào đêm đó, yêu-cầu các nơi nhận đề-phòng; nhưng tại địa-điểm đó có một số nhân-viên Cảnh-Sát Dã-Chiến thuê nhà ở chung, vì không cảnh-giác nên bị mảnh nổ gây thương-tích cho vài anh cùng một em bé láng-giềng.)

 

        7/  Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng , Tư-Lệnh QĐI/QKI, đã chấp-thuận cho tôi dùng một nhân-viên, dù là hạ-sĩ-quan, đội lốt đại-úy Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, thư-ký của Trung-Tá Vinh, Phó Trưởng Phái-Đoàn VNCH trong Ban Liên-Hợp Quân-Sự 4-Bên (về sau chỉ còn 2-Bên) để bí-mật hoạt-động nhắm vào các thành-viên cộng-sản Ba-LanHung-Ga-Ry...

 

LÊ XUÂN NHUẬN   

 

Cảnh-Sát-Hóa

Biến-Loạn Miền Trung

 

 

 

From:

To:

Sent: Thu, May 17, 2012 9:32:59 PM

Subject: Dại tá Trịnh Tiếu: Trung Tướng Ngô Dzu, Thế Trận QĐ 2 Tại Cao Nguyên

 

1. Tướng Ngô Du và Quân đoàn II :

 

Tháng 8/1970, Thiếu tướng Ngô Du, quyền Tư lịnh Quân đoàn IV đã được Tổng thống Thiệu bổ nhiệm chức vụ Tư lịnh Quân đoàn II và Quân khu II. …

 

4 Trong thời gian này, tôi (Đại tá Trịnh Tiếu) là Trưởng Phòng Nhì Quân đoàn II và Quân khu II từ thời Trung tướng Vĩnh Lộc và Lữ Lan. … trở lên

 

2. Tướng Ngô Du và cố vấn John Paul Vann :

 

John Paul Vann, Trung tá Bộ Binh làm cố vấn Sư đoàn 7BB tại vùng IV từ năm 1962-1963. Sau đó, ông về Hoa Kỳ, xin giải ngũ để tiếp tục đại học. Đến năm 1966, ông sang VN trở lại và làm cố vấn dân sự cho các chương trình bình định và phát triển.

 

Tướng Ngô Du rất tâm đắc với Paul Vann về kế hoạch bình định phát triển tại vùng IV trước đây. John Paul Vann thông minh, can đảm, hiếu thắng, kiêu căng, tự phụ và thích làm anh hùng cá nhân. Sau khi Tướng Ngô Du được bổ nhiệm Tư lịnh Quân đoàn II thì Paul Vann cũng muốn chức vụ cố vấn Quân đoàn II, mặc dù ông là dân sự. Dịp may đến với Paul Vann : Tháng 4/1971, quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại VN phải giảm quân số, từ 543,500 xuống còn 270,000 quân. Vị tướng đang làm cố vấn cho Tướng Ngô Du cũng được lịnh về Mỹ trong đợt giảm quân này. Paul Vann liền nắm cơ hội hiếm có, vận động ngầm vơi Tướng Ngô Du xin Hoa Kỳ bổ nhiệm Paul Vann làm cố vấn Quân đoàn II.

Một điều rất khó xử cho Đại tướng Hoa Kỳ Creighton Abrams lúc bấy giờ là làm thế nào để một vị dân sự chỉ huy Hoa Kỳ còn lại tại Quân đoàn II.

3 Trong lịch sử Hoa Kỳ, chưa bao giờ có một dân sự giữ chức vụ cấp tướng và chỉ huy các đơn vi. Hoa Kỳ tại mặt trận trong thời chiến, trường hợp của Vann là một biệt lêtrở lên

 

Theo ước tính của các tướng lãnh Hoa Kỳ tại VN, vào năm 1972, CS sẽ mở nhiều mặt trận lớn tại Quân đoàn I và Quân đoàn II, vì thế kế hoạch bình định và phát triển phải đặt hàng đầu trong năm 1971, để các dơn vị chính quy của ta rãnh tay đối đầu với địch vào năm 1972. Quân đoàn II cần có một cố vấn nhiều kinh nghiệm về bình định phát triển, hợp tác chặt chẽ với Tướng Ngô Du, Tưlịnh Quân đoàn. Người cố vấn đó không khác ai ngoài Paul Vann, vì ông đã xuất sắc trong chức vụ này.  Tháng 5/1971, Paul Vann đã được Tướng Abrams bổ nhiệm làm cố vấn Tư lịnh Quân đoàn II và Quân khu II.

 

3. Tin tình báo Hoa Kỳ :

 

Tháng 12/1971

Paul Vann hứa với Tướng Ngô Du rằng ông có thể xin Đại tướng Abrams tất cả 25 “Box” của pháo đài bay B-52 mà Hoa Kỳ đang dùng để yểm trợ cho VN trên 4 vùng chiến thuật mỗi ngày, để tiêu diệt tối đa quân địch tại Quân đoàn II.

(Mỗi “Box” B-52, bề dài 3 km, bề ngang 1 km, được thả bằng 3 chiếc B-52 chứa trên 100 quả bom đủ loại, từ 100 lbs đến 500 lbs). …

 

Paul Vann

 7. Mặt trận bùng nổ :

 

Vào 4g sáng ngày 3/4/1972, Sư đoàn 320 tấn công biển người vào căn cứ “Delta”, nhưng đã gặp sức kháng cự vô cùng mãnh liệt của các chiến sĩ Dù (Mũ đỏ).

Sau nhiều đợt tấn công và pháo kích tới tấp bằng hỏa tiển 122 ly và cối 120 ly, địch chỉ chiếm được hàng rào đầu tiên vào căn cứ.

Tướng Ngô Du và tham mưu lên căn cứ Võ Định trên Quốc lộ 14 để chỉ huy mặt trận.

Cố vấn Paul Vann được tin này rất phấn khởi, cũng bay lên quan sát 2 căn cứ “Delta” và “Charlie”.   

2  Paul Vann thấy rõ một số Cộng quân đông đảo đang bao vây quanh căn cứ “Delta” giữa hàng rào thứ nhất và thứ hai, ông liền gọi các phi tuần của Không lực Hoa Kỳ cất cánh từ Thái Lan qua oanh kích liên tục chung quanh căn cứ “Delta”, ông còn gọi thêm các phi cơ Stinger và Spectre, được trang bị đặc biệt đại bác Bofors và đại liên Volcan để yểm trợ căn cứ này.

Paul Vann đã liều lĩnh xử dụng trực thăng nhỏ, loại mới nhất của quân đội Hoa Kỳ, là OH58 Kiowa, chỉ có 2 chỗ ngồi để tiếp tế. Đích thân ông lái máy bay còn Trung úy Huỳnh Văn Cai, người được Tướng Ngô Du chỉ định làm sĩ quan tùy viên cho Paul Vann, đạp từng thùng đạn, thùng thuốc xuống giữa căn cứ, mặc dù súng phòng không địch đủ loại 14.5 ly, 12.7 ly bắn lên tới tấp.

Bất chấp mọi nguy hiểm, Paul Vann đã tiếp tế cho đơn vị Dù các chuyến đầy đủ dạn dược, mìn chiếu sáng, thuốc men và nước uống, để đơn vị này có thể cầm cự với địch quân đêm sắp tới.

Chuẩn tướng George Wear, Tư lịnh phó, và Đại tá Joseph Pizzi, Tham mưu trưởng của Paul Vann phải kêu lên:

”Thật điên rồ !”.

Tướng Ngô Du phải khâm phục hành động táo bạo của Paul Vann. Trở lên

Kết quả, Sư đoàn 320 của CS bị thảm bị thảm bại nặng nề tại căn cứ “Delta”.

 

Ngày 28/4/1972, CS tấn công đồn này bằng 10 chiến xa T54, nhưng đã bị Paul Vann điều động 2 trực thăng võ trang Cobra trang bị hỏa tiễn chống chiến xa, được điều khiển bằng tia Laser bắn rất chính xác, tiêu diệt 5 chiến xa T54 tại chỗ, 5 chiếc còn lại phải chạy trốn qua biên giới Lào.

 

Ai cứu Kontum trong cơn hấp hối ?

 

Sư đoàn 22B tan rã, vì thế, phòng tuyến kiên cố nhất để bảo vệ thị xã Kontum coi như không còn nữa.

Toà hành chánh tỉnh Kontum với dân số 25,000 người sống trong thị xã đã hoang mang giao động cao độ, chuẩn bị tản cư.

Tướng Ngô Du rất khổ tâm trong thời gian này. …

Cuối cùng, TT Thiệu chọn Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn, vì Tướng Toàn đồng ý tử thủ tại Kontum. …

 

1 Paul Vann làm việc tại Kontum với Đại tá Lý Tòng Bá trong lúc chưa có cố vấn của Sư đoàn.

Paul Vann nhớ đến Đại tá Rhotenberry là người làm cố vấn cho Đại tá Bá tại Bình Dương.

Khi đưa Đại tá Rhotenberry đến Kontum, Paul Vann nói : ”Ông và tôi phải hết sức yểm trợ Đại tá Bá vì tôi đã hứa với Đại tướng Abrams là không để mất Kontum. Nếu mất Kontum, thì Kissinger, Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ tại Hoà đàm Paris, sẽ gặp nhiều khó khăn”. Trở lên

 

 Tướng Hoàng Minh Thảo của CS bị thảm bại trong đợt đầu tấn công vào Kontum:

 

Ngày 13/5/72, nhân viên kỹ thuật báo cáo đã bắt được mật điện của B3. Trong mật điện này, Bộ tư lịnh B3 CS đã ra lịnh như sau: ”Mũi tấn công hướng Bắc – Sư đoàn 2 – Stop – Tăng cường mỗi sư đoàn 10 T54 – Stop – Ngày giờ tấn công hướng Tây Bắc Sư đoàn 320 – Stop – Ngày giờ tấn công 05g00 ngày 14/5/72 – Stop”. ….

 

Paul Vann gọi máy yêu cầu Trung tướng chỉ huy Không quân chiến lược Hoa Kỳ (Strategic Air Command) tại Thái Lan để thảo luận với ông về thể thức chuyển đổi các Box B52 cho thật hợp với tình hình mặt trận dưới đất. Paul Vann cũng điện đàm với Đại tướng Abrams tại Saigon khẩn khoản cho ông được xử dụng hết tất cả 25 Box B52 dành để yểm trợ cho 4 vùng chiến thuật trong ngày 14/5/72, để Quân đoàn II có thể tiêu địch tối đa.

Đề nghị này được Đại tướng Abrams chấp thuận. …

Chiếc trực thăng của Chuẩn tướng John Hill, Tư lịnh phó của Paul Vann cấp tốc gắn 2 đại liên 12.7 ly bên hông và các xạ thủ luôn túc trực ở trực tăng.

Tướng John Hill đang nghĩ dưỡng sức ở Cam Ranh để chờ ngày về nước, cũng đã tình nguyện ở lại để giúp Paul Vann đối phó với CS tại mặt trận Kontum.

Nhiều cặp phi cơ trực thăng võ trang Cobra của Hoa Kỳ đã ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu kể từ 12g đêm.

2 đoàn B52 cất cánh từ đảo Guam và Sattahip ở Thái Lan đã cất cánh và xuất hiện trên bầu trời biển Thái Bình Dương.

Tất cả hồi hộp chờ đợi giờ G (tức 5g00 sáng).

Kém 5 phút đến 5g, Đại tá Bá báo cáo trên máy rất lớn, địch đã bắt đầu nổ súng.

Trực thăng của Chuẩn tướng John Hill với 2 đại liên 12.7 ly cất cánh đầu tiên, tiếp theo là trực thăng của Paul Vann và sau cùng là trực thăng chỉ huy của Tướng Toàn bay về hướng Kontum trong sương mù.

Paul Vann ra lịnh cho phi hành đoàn B52 vào vùng đúng 5g ngày 14/2/72.

Tất cả 25 Box B52 đồng loạt bấm nút thả xuống trên 3000 quả bom đủ loại, từ 100 lbs đến 500 lbs, trên đầu Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 của Cộng quân, tiếng nổ long trời lỡ đất, khói bụi bay mịt mù. Diện tích trải thảm của các B52 là 75 km2.

Tiếp theo từng đoàn A37 và AD6 của Sư đoàn 6 Không quân VNCH bay vào mục tiêu tiếp tục bắn vào các chiến xa và các ổ phòng không địch.

Vì bị áp lực quá mạnh của bom, nhiều đoàn quân của Cộng quân bị ngất ngư, đã hốt hoảng chạy lui về phía sau, lại bị trực thăng của Chuẩn tướng John Hill và trực thăng võ trang Cobra bọc hậu thanh toán rất nhiều.

Tại tuyến đầu, 9 chiến xa T54 của địch nằm ngoài khu ném bom của B52 đã hốt hoảng lao vào phía ta và đã bị các chiến xa của ta bắn cháy mất 6 chiếc.

3 chiếc còn lại bỏ chạy, nhưng vì các chiến binh của Cộng quân điều khiển các xe này đã bị sức dội quá mạnh của B52, không còn chủ động được, nên các binh sĩ của ta đã nhào ra bắt sống.

Một giờ sau, Tướng Toàn và Paul Vann bay vào vùng thả bom B52 để kiểm soát thì thấy vô số xác của Cộng quân trong các hố bom, không thể đếm hết đươc. Paul Vann thấy một số Cộng quân đang lảo đảo đi trong các hố bom B52, đã hạ thấp trực thăng xuống cho Trung úy Huỳnh Văn Cai, Trung úy tùy viên, dùng M16 thanh toán.

Không quân ta và Không quân Hoa Kỳ tiếp tục thanh toán tàn quân và các ổ phòng không địch trong vùng suốt ngày 14/5/72. …

Theo ước tính về phía Hoa Kỳ, trong cuộc tấn công này, địch đã thiệt mất 1000 người và 20 chiến xa T54.

Quân ta đã thắng trận đầu. Các chiến xa T54 của địch mà ta đã bắt sống được mang về triển lãm tại Saigon. Sau trận đánh này, các binh sĩ VNCH đã đặt tên cho Paul Vann là “ông B52″.

 

Cuối cùng cộng sản đại bại tại Kontum

 

Ngay hôm đó, Paul Vann đã xử dụng trên 10 Box B52 để làm giảm áp lực của địch. Thiếu Tướng Toàn quan sát mặt trận và chỉ thị thêm cho Đại tá Bá đề phòng tuyến đầu vì địch có ý định tấn công phía trước trong khi ta đang bấn loạn bên trong. …

Paul Van có uy tín với Đại tướng Abrams nên được xử dụng nhiều Box B52 hơn các Quân đoàn khác.

Paul Vann đã xử dụng các phi tuần của Không Quân Hoa Kỳ cất cánh từ Thái Lan trợ chiến, sau đó ông mới gọi các phi vu. B52 đến trải thảm.

Trong ngày 28/5/72 này, Paul Vann cũng đã được Đại tướng Abrams cấp hết 25 Box B52 cho mặt trận Kontum. 2 bên quần thảo nhau suốt ngày; đến tối địch vẫn không chiếm đươc vị trí nào của ta. Tướng Hoàng Minh Thảo thấy không thể kéo dài cuộc tấn công vì sợ B52 đến dội bom, đã ra lịnh rút lui thật nhanh.

Tại cuộc Hoà đàm Ba Lê, có lẽ Lê Đức Thọ cũng điên đầu vì Cộng quân chưa tạo được một chiến thắng quân sự nào tại Kontum, Quảng Trị hay Bình Long để yểm trợ yêu sách với Kissinger.

Trận chiến Kontum kéo dài đến 3 tháng (3, 4, 5/72) mà Cộng quân chẳng những không chiếm được vị trí nào mà còn bị thiệt mất một số quân khá lớn.

Theo ước tính của giới chức quân sự Hoa Kỳ, trong trận đánh kéo dài này, mặt trận B3 của Tướng Hoàng Minh Thảo bị thiệt mất khoảng một sư đoàn rưỡi, 30 chiến xa T54 và nhiều đại pháo, phòng không bị thiêu hủy.

 

Sau trận này, Sư đoàn 2 Sao Vàng của Cộng quân đã hoàn toàn bị xóa tên. …

 

KBC 16
Đại tá Trịnh Tiếu