Tôi đọc

N.D.B. (NGÀNH ĐẶC BIỆT)

của Ông Nguyễn Mâu

 

   bài của Lê Xuân Nhuận    

 

                                    Bài này gồm có 3 phần:

                                    Phần I:    Cảm-Nghĩ tổng-quát về cuốn sách này

                                    Phần II:  Thắc-mắc về một số dữ-liệu trong sách

                                    Phần III: Kư-ức của tôi về Huynh-Trưởng Nguyễn Mâu

*

            Tôi xin thưa trước là tôi tôn-trọng chính-kiến của ông Nguyễn Mâu, nên tôi sẽ không đề-cập ǵ đến các khía-cạnh chính-trị trong tác-phẩm của ông.  Do đó, tôi cũng sẽ không đá-động ǵ đến hành-trạng cá-nhân của một số nhân-vật liên-quan.

 

            Tôi không tuân theo một phương-pháp phê-b́nh nào, mà chỉ nêu lên một số cảm+nghĩ gặp phải trong lúc đọc sách, tuần-tự từ trang trước ra trang sau, như sau:

*

 

PhẦn I:  CẢM+NGHĨ tỔng-quát vỀ cuỐn sách này

 

            Trước hết, tôi rất vui thỏa v́ đă có thêm một cuốn hồi-kư về Cảnh-Sát (mặc dù tác-giả không nhận là sách hồi-kư), v́ từ 43 năm nay, trong lúc đă có rất nhiều hồi-kư, hầu như về mọi cơ-quan, đơn-vị, địa-phương, ngành nghề, của Việt-Nam Cộng-Ḥa I và II, nhưng mới chỉ có 2 cuốn (“Về Vùng Chiến-Tuyến” và “Cảnh-Sát-Hóa, Quốc-Sách Yểu-Tử của Việt-Nam Cộng-Ḥa”) của Lê Xuân Nhuận là sách hồi-kư về Cảnh-Sát mà thôi.  “N.D.B – Ngành Đặc Biệt” của ông Nguyễn Mâu là cuốn thứ 3.  Đặc-biệt hơn nữa là cả 3 cuốn đều có trọng-tâm là Ngành Đặc-Biệt.

            Hai cuốn của Lê Xuân Nhuận chú-trọng bối-cảnh Vùng IIVùng I, c̣n cuốn của ông Nguyễn Mâu th́ chú-trọng thành-quả ở cấp trung-ương.

 

            Đặc-điểm nổi bật của cuốn hổi-kư của ông Nguyễn Mâu là nhờ sách này mà đại-khối đồng-bào, kể cả đại-đa-số đồng-nghiệp, và lịch-sử kháng-Cộng của Việt-Nam Cộng-Ḥa, biết được những thành-quả lẫy-lừng của Ngành Đặc-Biệt, qua các thắng-lợi lớn-lao, tỷ như:

            -- Phá vỡ Cụm T́nh Báo Chiến Lược A-22, tóm cổ điệp-viên Huỳnh Văn Trọng (y được địch gài vào Phủ Tổng-Thống, giữ chức-vụ Cố-Vấn Chính-Trị cho Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu); Vũ Ngọc Nhạ, thiếu tướng t́nh báo Việt Cộng (y được địch gài vào Bộ Tham-Mưu của Phủ Tổng-Thống); cùng với một số phái khiển t́nh báo chiến lược cao-cấp khác;

            -- Đập tan tổ-chức xâm-nhập của phái khiển Đoàn Ngọc Bửu, nhắm vào Dinh Độc Lập (chúng có hầm bí-mật đào từ ngách dưới giếng nước để đặt điện-đài, trong nhà ở B́nh Dương của một bác-sĩ sui-gia với phu-nhân tổng-thống, và con trai của bác-sĩ ấy cũng là anh em cột chèo với Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu);

            -- Triệt-hạ Cụm T́nh Báo Chiến Lược A-26 của phái khiển t́nh báo chiến lược Trần Ngọc Hiền, anh ruột của Đại-Tá Trần Ngọc Châu, Tỉnh Trưởng Tỉnh Kiến Ḥa (mạng lưới này nhắm vào Quốc-Hội Việt-Nam Cộng-Ḥa và Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất);

            -- Loại trừ Cụm Tinh-Báo Chiến-Lược A-54 của phái khiển Sáu Già tức Bùi Văn Sắc (y sử-dụng mỹ-nhân-kế, cùng với người đẹp do y giới-thiệu dọn vào ở chung với Trung-Tướng Nguyễn Chánh Thi, khi th́ tại tư-dinh của Tư-Lệnh Vùng I, khi th́ tại tư-dinh của Tướng Thi ở đường Gia-Long Saigon, thu-thập tin-tức về quân-sự và cả chính-trị, tôn-giáo, tại Vùng IMiền Nam);

            -- Kết liễu Cụm T́nh-Báo Kỹ-Thuật của phái khiển Phạm Đức (chúng dùng một chiếc tàu t́nh-báo vô-tuyến viễn-thông điện-tử, cùng các cán-bộ mang căn-cước giả là sinh và chánh-quán tại Ninh Thuận là quê quán của Tổng-Thống Thiệu, xâm-nhập vùng biển Miền Nam, từ biển Quảng Ngăi đến bến Cầu-Đá Nhatrang, nhắm vào Bộ Tư-Lệnh Dă-Chiến II Hoa-Kỳ đóng ở bờ biển Nha-Trang);

            -- Bóp chết Cụm Đặc Công, gồm có Mũi của Nguyễn Văn Hùng (y được gài vào làm tài-xế nằm vùng tại văn-pḥng Bộ Tư-Lệnh MAC-V của Đại-Tướng Abhrams, Mũi này có 8 sĩ-quan đặc-công cùng 13 cơ-sở, được trang-bị chất nổ do Nga chế-tạo và nhiều loại vũ-khí tấn-công); Mũi của 2 chị em nữ-sinh Thiều Thị TạoThiều Thị Tân (cài cấy nội-tuyến bên trong Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Sát Quốc-Gia, chuẩn-bị đánh sập văn-pḥng của Thiếu-Tướng Trần Văn Hai); Mũi của Nguyễn Văn Ty (chúng sử-dụng chất nổ C4 và ḿn chống chiến-xa, phục-kích đoàn xe của Thủ-Tướng Trần Văn Hương trên đường Cường-Đễ - Bạch-Đằng.  Khi đoàn xe vừa qua khỏi tháp canh cuối trong khuôn-viên Phủ Thủ-Tướng th́ chúng nổ súng khởi-sự, định cho nổ ḿn claymore, nhưng Ngành Đặc-Biết đă lập-tức phản-công, tóm bắt trọn ổ, có 7 đồng bọn);

            -- Vân vân.

 

            Đó là mới nói đến một số thành-quả của Ngành Đặc-Biệt dưới thời Nguyễn Mâu, đă vô-hiệu-hóa được các kế-hoạch và nỗ-lực gián-điệp, khủng-bố ám-sát và phá-hoại của cộng-sản Miền Bắc và cộng-sản quốc-tế đánh vào Miền Nam Việt-Nam như đă lược kê; c̣n nếu kể thêm cả các thắng-lợi từ trước đến sau th́ Ngành Đặc Biệt của Lực-Lượng Cảnh-Sát Quốc-Gia Việt-Nam Cộng-Ḥa quả xứng là một trong các cơ-quan t́nh-báo và phản-t́nh-báo có tầm-vóc của Thế-Giói Tự-Do.

 

*

PHẦN II:  THẮC-MẮC VỀ MỘT SỐ DỮ-LIỆU TRONG SÁCH

 

            Tôi xin thưa trước là tôi tôn-trọng chính-kiến của ông Nguyễn Mâu, nên tôi sẽ không đề-cập ǵ đến các khía-cạnh chính-trị trong tác-phẩm của ông.  Do đó, tôi cũng sẽ không đả-động ǵ đến hành-trạng cá-nhân của một số nhân-vật liên-quan.

 

            Tôi không tuân theo một phương-pháp phê-b́nh nào, mà chỉ nêu lên một số cảm+nghĩ gặp phải trong lúc đọc sách, tuần-tự từ trang trước ra trang sau, như sau:

 

S.E.D. LÀ G̀?  

 

Ở trang b́a trước, cũng như ở trang b́a trong, ông Nguyễn Mâu viết: “... Việt Nam Cộng Ḥa có Ngành Đặc Biệt (N.D.B) như F.B.I của Mỹ, S.E.D của Pháp...”, nhưng ở “Lời Tựa”, trang 9, ông lại viết: “S.D.F là tên viết tắt và thông dụng của Service de Documentation et Espionage (Pháp).”  Ư-kiến:  1) Nơi th́ viết là S.E.D, nơi th́ viết là S.D.F; vậy chữ nào là đúng?  2) Theo lời ghi-chú của ông, “Service de Documentation et Espionage”, th́ 3 chữ vỉết tắt tên của cơ-quan này phải là S.D.E chứ không phải là S.D.F.  3) Theo các tài-liệu trên Internet th́ nước Pháp có 2 cơ-quan mật-vụ, ấy là:  a) “Service de Documentation Extérieure et de Contre-Espionage” (External Documentation and Counter-Espionage Service, viết tắt là SDECE (sau năm 1982, cơ-quan này đă được đổi thành “Direction Générale de la Sécurité Extérieure” viết tắt là DGSE); cơ-quan này đảm-trách quốc-ngoại;  b) “Direction de la Surveillance du Territoire” viết tắt là DST; cơ-quan này đảm-trách quốc-nội.

 

NGÀNH ĐẶC-BIỆT ĐƯỢC THÀNH-LẬP THEO SẮC-LỆNH NÀO?  

 

Ở trang 32, ông Nguyễn Mâu nêu rơ 2 Sắc-Lệnh: số 17 ngày 01-3-1971 thành-lập Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Sát Quốc-Gia; và số 59 ngày 22-6-1971 ấn-định các cấp-bậc mới, và các thể-thức điều-hành công-vụ.  Tiếp đó, ở trang 33, ông đă viết rơ là trước khi có 2 Sắc-Lệnh nói trên, có nhiều cuộc thảo-luận hào-hứng đă diễn ra giữa Ngành Đặc-Biệt với Cơ-Quan T́nh-Báo Trung-Ương Hoa Kỳ (CIA) và cơ-quan An-Ninh Công-Cộng trong Phái-Bộ Viện-Trợ Hoa Kỳ (PSD).  Ư-kiến:  Như thế nghĩa là Ngành Đặc-Biệt (tức Công-An cũ) đă được cải-tổ trước các bộ-phận Sắc-Phục.  Nhưng ông không nêu rơ Sắc-Lệnh số mấy, ngày nào.  Viết về N.D.B mà không nêu rơ văn-kiện thành-lập, tức là tờ giấy khai-sinh, của Ngành Đặc-Biệt, th́ thật là một thiếu sót.  Tôi đă có viết trong cuốn hồi-kư của tôi, nhan đề “Cảnh-Sát-Hóa, Quốc-Sách Yểu-Tử của Việt-Nam Cộng-Ḥa” (Xây Dựng xuất-bản năm 2002), ở trang 373, như sau: “Năm 1970 là năm cao-điểm, CIA giúp cải-tổ toàn-diện Cảnh-Sát Đặc-Biệt (PSB= Police Special Branch) thành một Ngành (trong lúc không có Ngành khác cho các bộ-phận Sắc-Phục của Cảnh-Sát Quốc-Gia).  Vậy th́ Ngành Đặc-Biệt đă ra đời, bằng một Sắc-Lệnh, vào năm 1970; c̣n các bộ-phận khác của Cảnh-Sát Quốc-Gia th́ qua năm sau, năm 1971, mới có 2 Sắc-Lệnh thành-lập như ông đă nêu ra.

 

AI BỊ TẬP-TRUNG CẢI-TẠO LÂU NHẤT?  

 

Ở các trang 42-44, ông Nguyễn Mâu đă “không thể quên những anh hùng Ngành Đặc Biệt đă can trường trước mọi khống chế kinh hoàng và đ̣n thù khủng khiếp tại các trại tù từ Bắc chí Nam. Ư chí bất khuất ấy không thể nêu lên một cách ba hoa mà phải được chứng minh cụ thể. Và có chứng minh cụ thể nào rơ ràng hơn, hùng hồn hơn, và đầy tính thuyết phục bằng những năm bị đày đọa được gọi là những cuốn “lịch tù”; và, ở mục C, ông đă kê tên những viên chức Ngành Đặc Biệt bị mười bảy năm tù.  Ư-kiến:  Vậy mà, ở ngay thành-phố San Jose này, cũng có một viên-chức Ngành Đặc-Biệt mà hầu hết anh chị em đều quen tên biết mặt, và chính ông Nguyễn Mâu, là cựu huynh-trưởng của Ngành Đặc-Biệt toàn-quốc, cũng có quen biết, đó là cựu thiếu-tá Phan Quang Nghiệp, Trưởng Ngành Đặc-Biệt Tỉnh B́nh-Định, cũng bị 17 năm tù, mà không được ông Nguyễn Mâu ghi tên vào danh-sách này.

 

TRỤC QUỐC XĂ LÀ TRỤC G̀?  

 

Ở trang 46, ông Nguyễn Mâu viết: “Trong Thế Chiến II (1939-1945), Đồng Minh muốn thanh toán Musolini Duce (1922-1945), một yếu nhân của Trục Quốc Xă.”  Ư-kiến:  Theo lịch-sử, chỉ cỏ Phe Trục (tiếng Anh gọi là “the Axis Powers”) tức trục-3-nước Đức-Ư-Nhật; trong đó Ư là nước theo chủ-nghĩa Phát-Xít (gọi là Phát-Xít Ư), c̣n Đức th́ theo chủ-nghĩa Quốc-Gia Xă-Hội (gọi tắt là Quốc-Xă Đức).  Quốc-Xă chỉ là Đức của Hitler, chứ không phải là của cả 3 nước trong trục Đức-Ư-Nhật, cho nên không có Trục Quốc Xă.  Ngoài ra, Mussolini (2 chữ “s”) là Benito Amilcare Andrea Mussolini, gọi tắt là Mussolini hoặc Benito Mussolini.  “Il Duce” nghĩa là “nhà lănh-đạo tối-cao”, chỉ là một danh-hiệu (title) chứ không phải là một danh-tính (name); cho nên, v́ ông Nguyễn Mâu không gọi các nhân-vật khác bằng cách thêm vào sau danh-tính một danh-hiệu (thí-dụ: Judas the Traitor, hoặc Charles the Great), mà chỉ gọi danh-tính mà thôi, do đó người ta chỉ gọi Thủ-Tướng Ư là Benito Mussolini hoặc Mussolini mà thôi, chứ không gọi là “Musolini Duce” (nếu viết đúng chữ th́ là “Mussolini il Duce”).

 

TÍN-ĐỒ CÔNG-GIÁO CÓ QUYỀN TỰ-TỬ KHÔNG?  

 

Ở trang 52, ông Nguyễn Mâu viết: “Chúng tôi không tin rằng Thiếu Tướng (Nguyễn Văn) Hiếu đă tự tử v́ ngài là một tín đồ Công giáo thuần thành, một nhà tu xuất và liêm khiết ít kẻ b́. Theo luật đạo, tín đồ Công giáo không có quyền tự tử...”  Ư-kiến:  Trung-Tá Nguyễn Văn Long, Chánh Sở Tư-Pháp thuộc Bộ Chỉ-Huy CSQG Khu I, mà hành-động tự-tử của ông trước trụ-sở Quốc-Hội và tượng-đài Chiến-Sĩ VNCH vào ngày 30-4-1975 đă gây nên xúc-động trên khắp thế-giới, cũng là một tín-đồ Công-Giáo thuần-thành; vậy ông Nguyễn Mâu nghĩ sao về cái chết này?

 

ÔNG JOHN PAUL VANN CHẾT Ở ĐÂU, VÀO NGÀY NÀO?

 

Ở trang 159, ông Nguyễn Mâu viết: “Ông John Paul Van đă chết ngày 9 tháng 6 năm 1972 trong một tai nạn trực thăng ở vùng Tây Bắc Thừa Thiên.”  Ư-kiến:  Trong cuốn hồi-kư “Cảnh-Sát-Hóa...” của tôi, ở trang 387, tôi đă có viết: Ông John Paul Vann bị tử-nạn phi-cơ trên đường Kontum-Pleiku, trong đêm 06/9/1972.”

 

CUỘC CHÍNH-BIẾN NĂM 1960 XẢY RA VÀO NGÀY NÀO?

 

Ở trang 160, ông Nguyễn Mâu viết: “Ngày 1/11/1960, một đơn vị Dù bất thần di chuyển đến quanh phủ Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa... Đây là cuộc điều binh do Đại Tá Nguyễn Chánh Thi nhắm lật đổ Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.”  Ư-kiến:  Cuộc đảo-chính-hụt đó xảy ra vào ngày 11, chứ không phải ngày mồng 1 tháng 11/1960.

 

VỤ 9/11 XẢY RA VÀO NĂM NÀO?

 

Ở trang 173, ông Nguyễn Mâu viết: “Sau vụ quân khủng bố tấn công trụ sở Mậu Dịch Quốc Tế ngày 9 tháng 11 năm 1992, đạo luật Patriot Act cho phép các cơ quan an ninh và t́nh báo Mỹ...  Ư-kiến:  Vụ 9/11 xảy ra vào năm 2001, chứ không phải năm 1992.  (Trước đó, có một vụ phóng-hỏa vào ngày 13/2/1975; và một vụ nổ bom ở băi đậu xe bên dưới ṭa Tháp Song Sinh, nhưng vào ngày 26/2 của năm 1993, chứ không phải năm 1992).

 

KIM-CƯƠNG BAO NHIỂU TUỔI?

 

Ở trang 237, ông Nguyễn Mâu viết: “Năm 1954, khi vừa 17 tuổi, Kim Cương đă đi lưu diễn khắp nước với đoàn cải lương Bảy Nam... Năm 1960, vừa 20 tuổi, đă viết thoại kịch dưới tên Hoàng Dũng.”  Ư-kiến:  Từ năm 1954 đến năm 1960 là 6 năm, nhưng năm 1954 là 17 tuổi, th́ năm 1960, sáu năm sau, phải là 23 tuổi, chứ sao lại là 20 tuổi?

 

THANH-NGA CHẾT V̀ LƯ-DO G̀?

 

Ở trang 248, ông Nguyễn Mâu viết: “... hung thủ bám theo xe của Thanh Nga bằng xe công xa công an Cộng Sản và sau khi hành sự (hạ sát tàn nhẫn bằng súng lục và cả bằng tiểu liên) đă ra đi từ tốn không vội vă.”  Rồi ở trang 268 ông lại viết: “Thanh Nga đă chết bởi phát súng của bọn bắt cóc con trai Thanh Nga cùng với chồng là luật sư Phạm Duy Lân khi cả hai vợ chồng chống cự lại bọn bắt cóc tống tiền.”  Ư-kiến:  Vậy th́ Thanh Nga bị công an Việt Cộng hạ sát bằng súng lục và cả bằng tiểu liên, hay đă chết bởi phát súng của bọn bắt cóc con trai của cô, (mà v́) cả hai vợ chồng chống cự lại bọn bắt cóc tống tiền?

 

VIỆT-NAM BỊ LỆ-THUỘC PHÁP TỪ BAO GIỜ?

 

Ở trang 270, ông Nguyễn Mâu viết: “... từ thế kỷ 18 dưới thời Pháp thuộc, thành kiến của đa số dân chúng Việt Nam vẫn không thay đổi về các ngành công an, an ninh và t́nh báo.”  Ư-kiến:  Theo lịch-sử th́ nền bảo-hộ của Pháp khởi đầu từ năm 1883, và trước đó là Pháp chiếm 3 tỉnh miền tây Nam Việt vào năm 1867, 3 tỉnh miền đông Nam Việt vào năm 1862, chiếm Gia Định vào năm 1859.  Đă gọi là Pháp-thuộc th́ là bị Pháp đô-hộ, cả nước là vào năm 1883, một phần sớm nhất là Gia-Định vào năm 1859; mà 1859 th́ là thuộc vào thế-kỷ 19, không phải thế-kỷ 18 như ông đă viết.

 

ÔNG NGUYỄN MÂU LÀM TRƯỞNG NGÀNH ĐẶC-BIỆT TOÀN-QUỐC VÀO THỜI-GIAN NÀO?

 

Ở trang 123, ông Nguyễn Mâu viết: “Măi cho đến giữa năm 1968,... Ngành Đặc Biệt có một trưởng khối mới” (là chính ông); và ở trang 211 ông viết: “Tháng 8, 1968... sĩ quan trưởng Ngành Đặc Biệt vừa nhận việc được vài tháng”, nghĩa là ông nhận việc vào tháng 6-1968; thế nhưng, ở trang 271, ông lại viết: “... khi đặt chân đến Ngành Đặc Biệt vào đầu năm 1967”.  Ư-kiến:  Vậy là ông đến Ngành Đặc-Biệt vào giữa năm 1968 hay đầu năm 1967?

*

  PHẦN III:  KƯ-ỨC CỦA TÔI VỀ HUYNH-TRƯỞNG NGUYỄN MÂU

 

Mời xem