TỔNG-GIÁM-ĐỐC LÊ THĂNG LONG 

 

 

        Sau ngày ra khỏi Trại lao+cải Tiên-Lănh của Quảng-NamĐà-Nẵng vào năm 1987, tôi về với gia-đ́nh ở Nha Trang và tiếp-tục bị quản-thúc tại-gia thêm mấy năm nữa, trước ngày đi tái-định-cư ở Hoa Kỳ vào năm 1992.

 

        Do một t́nh-cờ, tôi quen biết Lê Thăng Long.

 

        Anh ta quê ở Quảng Ngăi, là một địa-phương chống Cộng cũng nhiều mà thân Cộng cũng đông. Ở tuổi hai mươi, là một thanh-niên thuộc thế-hệ mới, trước kia c̣n nhỏ chưa hề đi lính, làm việc hay tham-gia một tổ-chức nào của Việt-Nam Cộng-Ḥa, lại thuộc gia-đ́nh “cách mạng”, anh ta thảnh-thơi vào học đại-học tại Sài-G̣n nay là “thành phố Hồ Chí Minh.

 

        Trên đường nhiều lần từ quê nhà vào “Thành Phố” (ở Việt Nam thưở ấy đa-số đồng-bào đều dùng hai tiếng “Thành Phố” để chỉ Sài-G̣n, làm như Hà Nội không phải là một thành phố hay là để khỏi nhắc đến tên người?), và sau đó th́ từ trong đó đi tham-quan, về quê thăm nhà, cũng như ghé thăm và đi chơi với mấy người bạn-học tại Nha Trang, sinh-viên Lê Thăng Long ngẫu-nhiên tạt vào nhà tôi.

 

        Hồi đó, Tổng-Bí-Thư Đảng Cộng-Sản Việt-NamNguyễn Văn Linh. “Ông này là người tiên phong khuyến khích các cơ-sở kinh-doanh sản xuất làm ăn có lăi, tiến hành thí điểm những đổi thay trong cơ chế quản lư kinh tế ở một số doanh nghiệp nhà nước” tại thủ-đô cũ của Miền Nam, “thành phố đông dân nhất nước ta. Đây là những bước đột phá đầu tiên nhằm xóa bỏ cơ chế quản lư tập trung quan liêu bao cấp tồn tại ở Việt Nam trong nhiều năm, nhằm khắc phục những bất cập, lạc hậu của cơ chế ấy, ông ta đă đưa ra những ư tưởng mới, quan niệm mới, cách làm mới, từ bỏ những đặc quyền đặc lợi, kiên quyết làm gương về chống tác phong quan liêu, xa dân. Nguyễn Văn Linh đă góp phần có ư nghĩa quyết định làm xoay chuyển t́nh thế, mở đường cho sự nghiệp đổi mới tiến lên.” Tôi ở trong tù mà nghe như thế th́ cũng êm tai mà cũng ấm ḷng Thật ra, điều đó đă khởi đi từ Tổng-Bí-Thư Liên-Bang Xô-Viết, Mikhail Gorbachev, người chủ trương Perestroika (tái cấu trúc, kinh tế) và nhất là Glasnost (cởi trói, tư tưởng) từ bên Châu Âu.

 

        Lê Thăng Long, và các bạn, với sự bồng-bột của tuổi trẻ, đang nao-nức muốn t́m hiểu những chân trời mới lạ về lư-thuyết qua ngưỡng cửa học-đường, và về thực-hành qua ngă rẽ giao-thời đang lúng-túng ở các địa-phương, có vẻ coi tôi như một “tiểu-diện” (không phải là đại-diện) của sự thất-bại của Việt-Nam Cộng-Ḥa không phải là để thù-hận, thóa-mạ, coi thường hay lánh xa, mà là để “học hỏi” từ những kinh-nghiệm đắng cay của một lớp tiền-sinh.

 

        Trước hết là về việc học của anh ta. Tôi chúc mừng Lê Thăng Long đă có hoàn-cảnh thuận-lợi gia-đ́nh khá giả để học lên cao. Tôi nhiệt-liệt đề-cao và khuyến-khích anh ta quyết-tâm đạt cho được một tŕnh-độ văn-hóa khả-quan. Học-thức là trí-thức, là tri-thức, không những chỉ để có ích cho ḿnh mà c̣n có ích cho nước, cho dân. Tôi “sợ” nhân-văn (gồm cả triết-thuyết, ư-thức-hệ, chính-trị), nên gợi ư cho anh ta học về khoa-học. Th́ cũng đúng là sự chọn-lựa của anh ta.

 

        Tôi cũng tránh né nói về tiếng Pháp, nhất là tiếng Anh, tức là những ǵ về phía tư-bản, Âu Tây. Tôi nói đến một số từ-ngữ Hán-Việt, một số đặc-điểm của văn-hóa Á Đông. Nghe nói tôi đă bị mất các cuốn từ-điển (sách+báo tài-liệu của tôi đă bị thiêu-hủy qua mấy đợt “bài-trừ văn-hóa-phẩm đồi-trụy và nô-dịch”), Lê Thăng Long, trong cảnh xô-bồ bận-rộn của mọi người, đă có ḷng dành nhiều th́-giờ đi lục-lọi từng đống sách cũ trên các vỉa hè ở Sài-G̣n, để cuối-cùng t́m được và mua đem ra biếu tôi một cuốn “Hán-Việt Tân Từ Điển” của Nguyễn Quốc Hùng, ấn-phẩm cuối-cùng của Nhà Sách Khai Trí, vừa phát-hành xong th́ gặp cuộc “đổi đời” (Tôi mang qua Mỹ và vẫn giữ dùng cho đến hôm nay.)

 

        Về sau, biết được là tôi có dịch một số tài-liệu y-khoa tiếng Anh cho Bệnh-Viện Nha Trang, kèm giúp tiếng Anh cho viên giám-đốc và mười mấy bác-sĩ khác ở đó, cũng như có lần thông-dịch cho ban lănh-đạo cơ-quan ấy nhân dịp một phái-đoàn Y-Tế Nhân-Đạo Hoa Kỳ đến t́m hiểu để giúp phát-triển và viện-trợ y-cụ cho bệnh-viện này, Lê Thăng Long đề-cập với tôi về tiếng Anh. Thỉnh-thoảng tôi giúp anh ta đôi chút, bắt đầu từ những việc nhỏ như sử-dụng đúng từ Anh-ngữ in trên danh-thiếp của anh ta. Nói chung, trong các lần chuyện tṛ, chúng tôi cùng nghĩ về tuổi trẻtương-lai, những ǵ có ích cho nước, cho dân. Phải hợp với ḷng dân, v́ “Ư Dân là Ư Trời”. Không chỉ lợi-nhuận vật-chất, mà c̣n ân-phước tâm-linh.

 

        Tôi đă rất đỗi vui-mừng khi Lê Thăng Long chú-tâm vào ngành tin-học (IT= Information Technology). Tuy là khoa-học kỹ-thuật, nhưng nó chuyên-chở nhân-văn, và giúp điều-hướng nhân-văn.

*

Lê Thăng Long thân-thiết với Trần Huỳnh Duy Thức từ thời cùng học tại trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố HCM. Tốt-nghiệp cao-học (trong nước gọi là Thạc Sĩ), khoa Công Nghệ Thông Tin (IT), gặp hoàn-cảnh thuận-lợi, họ đem kiến-thức từ trường-ốc ra ứng-dụng vào đời thường. Năm 1994, Thức cùng Long thành-lập công-ty tin học Duy Việt tại Hà Nội.

 

        Năm 2001 Thức cùng Long đầu tư một cửa hàng kinh doanh máy tính dần tiến đến mua lại Công Ty Mligo Solution. Chỉ trong sáu tháng, ThứcLong “bước chân vào Mỹ một cách dễ dàng” khi mua lại công nghệ VoIp (giao thức Internet) và tiến đến thành lập Công-Ty Global EIS, Inc. (Executive Information System), sau này đổi thành Innfex.

*

        Năm 2005, Lê Thăng Long, Chủ-Tịch Hội-Đồng Quản-Trị kiêm Phó Tổng-Giám-Đốc, Đại-Diện Global EIS từ Hà Nội, cùng với Trần Huỳnh Duy ThứcTổng-Giám-Đốc Công-Ty ấy từ Sài-G̣n, qua giao-dịch kinh-doanh với các đối-tác ở Mỹ. Lúc ghé San Francisco, anh ta báo tin cho tôi biết. Tuy chỉ cách nhau có mươi lăm phút lái xe-hơi nhưng tôi tránh gặp họ v́ c̣n có một số thành-viên khác đi theo trong phái-đoàn.

 

        Tôi chỉ cầu mong cho anh ta, và các đồng-bạn, ngày càng thành-công trong sự-nghiệp trí-thức thành-lập và điều-hành tổ-chức tư-nhân, đáp-ứng nhu-cầu phát-triển kinh-tế, cải-tiến xă-hội, nâng cao dân-trí, tiếp-tục bành-trướng hoạt-động ra ngoài biên-giới quốc-gia...

*

Cùng với Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long triển khai dịch vụ viễn thông OCI (One Connection, INC) tức Công-Ty Cổ Phần “Một Kết Nối” ở Việt Nam.

Công Ty Global EIS (có văn pḥng tại các thành phố lớn trong nước, có trang mạng tiếng Anh lẫn tiếng Việt www.globaleis.com) do Lê Thăng Long làm Chủ-Tịch Hội-Đồng Quản-Trị, ở Hà Nội (mà OCI là thành viên, ở Sài G̣n) được báo chí gọi là “điểm sáng trong ngành công nghệ thông tin Việt Nam, có nhiều bước đột phá đầu tư sang các nước trong khu vực và Hoa Kỳ”.

EISOCI một thời từng được báo chí đánh giá là “niềm tự hào của IT (Tin Học) Việt Nam khi tiên phong đầu tư ở nước ngoài. EIS được một tờ báo gọi đó là “Giác đấu trên đất Mỹ”.

*

        Bỗng năm 2009 vụ án Lê Thăng Long, cùng với Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, v.v... nổ bùng. Dư-luận trong nước, ngoài nước, và cả thế-giới xôn-xao.

        Lúc đó Lê Thăng LongTổng-Giám-Đốc Công-Ty mới lập InnoTech (Innovative Technology Development and Investment Joint Stock Co. Công Ty Cổ Phần Phát Triển và Đầu Tư Công Nghệ www.innotech.com.vn), Chủ-Tịch Hội-Đồng Quản-Trị kiêm Phó Tổng-Giám-Đốc Công Ty EIS, trụ-sở ở Hà Nội.

 

I

 

Tóm Lược Vụ Án

Lê Thăng Long với Nhóm “Chấn” Trần Huỳnh Duy Thức

 

        Nguyên ngày 17/5/2009, Tổng cục An ninh đă xác định chủ blog “Trần Đông Chấn” chính là Trần Huỳnh Duy Thức, người lập ra các blog “Change we need”, “Psonkhanh”.

Sau một tuần, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đă “bắt khẩn cấp” Trần Huỳnh Duy Thức Sài G̣n vào ngày 24/5/2009. Theo tài liệu thu được, họ “bắt khẩn cấp” Lê Thăng Long (Tổng Giám đốc Công ty INNOTECH) ở Hà Nội vào ngày 4/6/2009. ThứcLong “là “hai lănh đạo cao cấp của OCI.

Tiếp theo, họ lần-lượt bắt Lê Công Định (Giám đốc Công ty TNHH) ở Sài G̣n vào ngày 13/6/2009, Nguyễn Tiến Trung ở cùng thành-phố vào ngày 7/7/2009, rồi Trần Anh Kim Thái B́nh vào cùng ngày.

Trong số 27 người bị bắt, triệu tập và mời làm việc, 5 người kể trên đă bị khởi tố bắt giam về hành vi chống Nhà nước.

 

1. Lê Thăng Long  

 

Theo tài-liệu điều-tra và xét-hỏi của nhà cầm quyền, th́ vào khoảng cuối thập-niên 1990 Trần Huỳnh Duy Thức đă triển khai mưu đồ chính trị của ḿnh. Từ cuối năm 2005, Trần Huỳnh Duy Thức (“doanh-nhân thành-đạt trong ngành Dịch Vụ Viễn Thông”) đă lập “Nhóm Nghiên Cứu Chấn”.

 

Thức giao cho Lê Thăng Long tập-hợp lực-lượng dưới h́nh-thức các “câu lạc bộ Chấn Hưng” do Long làm Chủ-Tịch. Các câu-lạc-bộ “Chấn-Hưng Nước Việt” này kêu-gọi mọi người tham-gia và thành-lập các CLB trực-thuộc, nhằm tập-hợp lực-lượng chống-phá chính-quyền Việt Nam.

        Lê Thăng Long đă soạn-thảo, sưu-tầm, tán-phát 25 đầu tài-liệu gồm 89 trang, trực-tiếp viết 12 bài tuyên-truyền xuyên-tạc đường-lối, chủ-trương của Đảng, Nhà Nước, sự điều-hành của Chính Phủ, đ̣i thay-đổi thể-chế chính-trị, thể-hiện rơ trong thư điện-tử liên-lạc với “Nhóm Chấn” qua địa-chỉ simpleman01@gmail.com và tuyên-truyền cho “phong-trào Chấn-Hưng Nước Việt”.

        Tháng 4 năm 2009, Lê Thăng Long câu-kết với Thích Minh Tâm (tức Nguyễn Thiếu Văn) ở Australia để lập ra website mang tên “www.chanhungnuocviet.com”, kêu-gọi mọi người tham-gia, xây-dựng các câu-lạc-bộ trực-thuộc, gồm 10 câu-lạc-bộ, như “CLB Chấn-Hưng Nước Việt chống Tham Nhũng”, “CLB Nhà Báo Chấn-Hưng Nước Việt”, “CLB Luật-Sư Chấn-Hưng Nước Việt”, “CLB Người Cao Tuổi Chấn-Hưng Nước Việt”, “CLB Doanh-Nhân Chấn-Hưng Nước Việt”... Dự-kiến những CLB này sẽ trở thành “tập-đoàn kinh-tế Chấn-Hưng Nước Việt” mà thực-chất là tập-hợp lực-lượng để chống-phá Đảng và Nhà Nước “ta”.

        Lê Thăng Long c̣n trực-tiếp viết “Kế Hoạch của Sim” nhằm đi vào nội-bộ để thu-thập tin-tức, tác-động, lôi-kéo vào “Nhóm Chấn” theo phương-thức dùng “Đoài đánh Đoài” (tức Cộng-Sản đánh Cộng-Sản); đă gặp, tiếp-xúc với 15 người để tác-động, lôi-kéo; ứng-cử Đại-Biểu Quốc-Hội Khóa XII nhằm mục-đích nếu trúng cử th́ tạo chỗ đứng trong cơ-quan quyền-lực cao nhất nước, t́m cách tiếp-cận, lôi-kéo và sử-dụng ảnh-hưởng của những người lănh-đạo cấp cao ủng-hộ Nhóm “Chấn” nhằm phục-vụ âm-mưu thay-đổi chế-độ chính-trị vào thời-điểm “lúc phất cờ” 2010-2011.

 

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU KHOÁ XII

 

1/ THÀNH PHỐ HÀ NỘI: SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ LÀ 07
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐƯỢC BẦU LÀ 21 NGƯỜI. SỐ NGƯỜI ỨNG CỬ LÀ 37 NGƯỜI.

 

Đơn vị bầu cử Số 5: Quận Hoàng Mai và huyện Thanh Tŕ
Số đại biểu Quốc hội được bầu: 03 người. Số người ứng cử: 05 người.

 

STT

HỌ VÀ TÊN

NGÀY SINH

GIỚI TÍNH

QUÊ QUÁN

NƠI CƯ TRÚ

DÂN TỘC

TÔN GIÁO

TR̀NH ĐỘ HỌC VẤN

TR̀NH ĐỘ CHUYÊN MÔN

NGHỀ NGHIỆP CHỨC VỤ

NƠI LÀM VIỆC

4

Lê Thăng Long 

06/04/

1967 

Nam 

Xă Đức Thắng, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngăi 

K1, P507 phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 

Kinh 

Không 

Thạc sỹ 

Thạc sỹ quản trị công nghệ thông tin - viễn thông 

Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Cty Cổ phần phát triển và đầu tư công nghệ Innotech, Phó Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần Internet OIC, Giám đốc LHKH sản xuất vật liệu và công nghệ mới 

Giám đốc Công ty Cp internet OCI, tầng 8 số 56 phố Quang Trung thành phố Hà Nội 

 

 

2. Trần Huỳnh Duy Thức  

 

        Chị BaTrần Huỳnh Duy Thức bị bắt khi đang sử dụng đường truyền internet để liên lạc với đối tượng phản động bên ngoài. Thức lúc đó là Tổng-Giám-Đốc Công-Ty OCI Saigon (thành-viên của Global EIS do Lê Thăng Long điều-hành Hà-Nội).

        Từ cuối năm 2005, Thức đă chat, viết 194 trang trên thư điện tử chihaichibachitu@gmail.com, 23 bài trên blog “Trần Đông Chấn” (với các bài như “Lần sinh nhật thứ 79 [30+79=2009] của Đảng CSVN là lần cuối”, “Gửi Những Người CS”, “Điềm Gở của triều-đại CS”, “Minh Chủ sắp xuất-hiện”, “Bô Xít Tây Nguyên, huyệt-mộ triều-đại CS tự đào chôn ḿnh”, “Việt Nam Đang Ở Đâu và Sẽ Đi Về Đâu”, “Kỷ Sửu và Vận Hội Mới của Việt Namtừ blog này Thức quen Nguyễn Sỹ B́nh), “Change We Need”, 16 bài trên blog “PsonKhanh” với nội-dung chống phá Nhà Nước VN, và chỉnh sửa 12 bài của các đối-tượng khác, “trực tiếp quyết liệt công kích Thủ tướng”, “14 bài công kích sự điều hành, chính sách kinh tế của Chính phủ, 21 bài xuyên tạc sự lănh đạo của Đảng, 10 bài chia rẽ nội bộ lănh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước”. “Họ sử dụng chung mật khẩu, trao đổi thông tin không cần gửi mail, viết và lưu luôn trong hộp thư (chết)”.

“Là một doanh nhân thành đạt tại Việt Nam, Thức cũng nổi bật với các ư kiến phê b́nh những rào cản từ phía các cơ quan quản lư viễn thông đối với sự phát triển của ngành công nghệ cao này.”

        Trần Huỳnh Duy Thức chính là blogger Change We Need, “mà những bức ảnh chụp Tổng Thống Obama được dùng làm logo cho blog của anh là bằng chứng rơ ràng nhất về ḷng nhiệt thành của anh với những tư tưởng mà vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ đă truyền bá.”

        Các bài viết này được một số hăng thông-tấn quốc-tế đăng lại.

Cuối năm 2008 Thức đă đi Mỹ gặp Nguyễn Sỹ B́nh tức Nguyễn Tâm (bí-danh “Chị Hai”).

Vào cuối tháng 3/2009 Thức cùng Lê Công Định đă qua Phuket, Thái Lan họp với B́nh để bàn bạc về việc viết quyển sách “Con đường Việt Nam” (Thức viết về cải-cách kinh-tế, Định về cải-cách tư-pháp, B́nh về cải-cách xă-hội) và trực-tiếp soạn-thảo “Tân Hiến Pháp” cho chính-quyền hậu-cộng-sản.

Để hỗ trợ việc này, B́nh sẽ vận động Chính phủ Mỹ và các nước ủng hộ cho chiến lược “Con đường Việt Nam” mà Thức đưa ra và nhóm năm người. Trong cuộc gặp này, họ có bàn bạc cần lập thêm hai đảng: “Đảng Lao động Việt Nam” và “Đảng Xă hội Việt Nam để thu hút lực lượng.

Thức lập ra blog “Đảng Xă hội Việt Nam” giúp B́nh, c̣n blog “Đảng Lao động Việt Nam” là do Định chịu trách nhiệm. Ho dùng email chung là chihaichibachitu@gmail.com dùng chung mật khẩu để tiếp tục trao đổi bàn bạc về việc viết sách, về việc Nguyễn Tiến Trung sau khi xuất ngũ và về những vấn đề khác. Trên email này có đoạn nói rằng bôxit Tây nguyên là tử huyệt của chính quyền.

 

3. Lê Công Định   medium_VN-LeCongDinh.jpg

 

        Chị TưLê Công Định tốt-nghiệp Đại-Học Luật tại TP HCM, năm 2000 qua học tiếp Thạc-Sĩ Luật tại Mỹ; đă làm việc tại nhiều văn-pḥng luật-sư danh-tiếng, và năm 2009 Định thành-lập Công-Ty Luật TNHH tại TP HCM.

        Định tham-gia vào loạt tài-liệu do Trần Huỳnh Duy Thức biên-soạn bôi nhọ một số lănh đạo Đảng, Nhà Nước VN.

        Từ năm 2005, Lê Công Định móc nối với Nguyễn Sỹ B́nh tức Nguyễn Tâm (bí danh “Chị Hai”), người cầm đầu “Đảng Nhân Dân Hành Động” tại Mỹ, và “Đảng Dân Chủ Việt Nam” để hoạt-động trong nước, với mục-tiêu lật đổ chế-độ CS tại VN bằng cách lập ra các tổ-chức chính-trị đối-lập như “Đảng Lao Động” (của Định), “Đảng Xă Hội” (của Trần Huỳnh Duy Thức). Định phụ-trách cải-cách hành-chính, ủng-hộ luật-pháp cho các tổ-chức trong nước và liên-hệ với “Việt Tân” và “Nhóm Nghiên-Cứu Chấn” do “Chị BaTrần Huỳnh Duy Thức chỉ-đạo tại TP HCM. Từ năm 2005 Định tham-mưu cho các đối-tượng chống-đối ở trong nước như Nguyễn Văn ĐàiHà-Nội, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Tiến TrungTP HCM; góp ư xây-dựng cương-lĩnh cho “Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ”, một số tổ-chức ở MỹChâu Âu.

        Định đă nhiều lần sang Mỹ, Thái Lan gặp Nguyễn Sỹ B́nh chuẩn-bị cho thời-cơ “ngàn năm có một” cho là sẽ xảy ra cuối năm 2009, đầu năm 2010. Định cũng tích-cực tham-gia biên-soạn cương-lĩnh hành-động tựa đề “Con Đường Việt Nam”.

        Định đă viết 20 bài xuyên-tạc VN gửi cho Đài BBC, giao Nguyễn Sỹ B́nh đăng lên tạp-chí “Phía Trước”, lên trang Web “Đảng Dân Chủ VN”, đồng-thời thường-xuyên trả lời phỏng-vấn của BBC, RFI, RFA, 288 trang tài liệu, trong đó có toàn bộ “Tân Hiến pháp, cuốn “Từ độc tài đến dân chủ” do tổ chức “Việt Tân” dịch.

Lê Công Định đă viết, sưu tầm, trao đổi qua thư điện tử 60 đầu tài liệu gồm 413 trang, trong đó trực tiếp viết 33 bài tuyên truyền công kích chế độ, tuyên truyền các giá trị tư sản phương Tây, ca ngợi Hoàng Minh Chính; sưu tầm, tàng trữ 27 bài chỉ trích, phê phán đường lối chính sách tôn giáo, giáo dục, hoạt động tư pháp của Đảng, Nhà nước, đ̣i thay đổi hiến pháp mà các cá nhân, tổ chức lưu vong gửi cho Định, trong đó có cuốn “Từ độc tài đến dân chủ” do “Việt Tân” dịch gửi cho Định phân tích các cuộc đấu tranh bất bạo động lật đổ các thể chế chính trị diễn ra tại châu Á, châu Âu.

        Ngoài ra, Lê Công Định c̣n quan-hệ chặt-chẽ với số cầm đầu tổ-chức lưu-vong như Hà Đông Xuyến (nhóm “Việt Tân”), Phạm Nam Định (nhóm “Họp Mặt Dân Chủ”), Đoàn Viết Hoạt (nhóm “Viễn Tượng Việt Nam”), được bọn thù địch chấm chọn đưa qua Thái Lan dự khóa huấn-luyện “đấu tranh bất-bạo-động”, “Diễn Đàn www.diendan.org chống CSVN.

        Định lợi-dụng việc bào-chữa cho Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải, đă thông-qua luận-cứ bào-chữa để thực-hiện ư-đồ biến các phiên ṭa xét-xử thành diễn-đàn chống chế-độ, hiến-pháp và pháp-luật VN, lên án VNCS vi-phạm dân-chủ, nhân-quyền. Định c̣n đề-cập các vấn-đề nhạy cảm như Hoàng Sa, Trường Sa, dự án bô xít Tây Nguyên...

Định có quan hệ với các đối tượng phản động chống đối như Vũ Thư Hiên, Trịnh Hội, Nguyễn Quốc Quân, Phương An, Châu (chồng Phương An), đă 17 lần tiếp xúc với một số đối tác nước ngoài và được hứa hẹn cổ vũ, ủng hộ.

Đầu năm 2007, Định nhận lời mời của Hà Đông Xuyến, thành viên Việt Tân, sang Pattaya, Thái Lan để dự lớp tập huấn về phương pháp “đấu tranh bất bạo động”.

Tháng 3/2009, Lê Công Định cùng Trần Huỳnh Duy Thức họp với Nguyễn Sỹ B́nh tại Thái Lan, thống nhất về thời điểm thay đổi thể chế chính trị mà họ gọi là “lúc phất cờ2010-2011.

 

4. Nguyễn Tiến Hưng

 

        Nguyễn Tiến Trung, thạc sỹ công nghệ thông tin, ở   quận Tân B́nh, TP HCM, bị khám xét thu giữ gần 100 trang tài liệu liên quan đến tổ chức “Đảng dân chủ Việt Nam” và “Tập hợp thanh niên dân chủ” trong máy vi tính.

Năm 2002, Nguyễn Tiến Trung sang Pháp du học, đă tiếp xúc với Nguyễn Gia Kiểng (cầm đầu tổ chức có tên gọi “Tập hợp dân chủ đa nguyên”), Bùi Tín, Vũ Thư Hiên..., lập ra tổ chức mang tên “Tập hợp thanh niên dân chủ” do Nguyễn Tiến Trung cầm đầu. Tổ chức này có danh xưng từ ngày 8/5/2006 tại Pháp. Trung lập blog cá nhân, viết, tán phát nhiều tài liệu, gửi “thỉnh nguyện thư”, phát biểu với nội dung kích động chống Nhà nước Việt Nam; trực tiếp điều hành, quản lư diễn đàn “Thanh niên dân chủ” trên các trang web, báo điện tử nhằm lôi kéo, tập hợp nhiều thanh niên Việt Nam đang học ở Pháp, Mỹ tham gia, trong đó có Nguyễn Thị Hường, Trần Chiêu Việt, Ngô Thị Ngoan, Nguyễn Trác Việt, Trần Dũng Nghi, Nguyễn Quốc Nam, Nguyễn Bách, Trần Minh Răn, Nguyễn Thị Thanh Vân...

Được Hoàng Minh Chinh giới-thiệu, nên Nguyễn Sỹ B́nh, Nguyễn Xuân Ngăi đưa Trung sang Mỹ tiếp xúc với lực lượng phản động, trong đó có những đối tượng cầm đầu các tổ chức lưu vong như “Việt Tân,” “Tuổi trẻ Việt Nam lên đường,” “Liên minh Việt Nam tự do,” “Ủy ban bảo vệ quyền người lao động Việt Nam.”

Tháng 12/2006, Nguyễn Tiến Trung gia nhập “Đảng dân chủ Việt Nam” do Nguyễn Sỹ B́nhNguyễn Xuân Ngăi cầm đầu với bí danh Nguyễn Trọng Nghĩa. Đầu tháng 6/2007, Trung được B́nh cử vào trung ương đảng, Phó ban đối ngoại, Trưởng ban công tác thanh niên; năm 2009 được B́nh cử vào Ban thường vụ trung ương, được phân công làm Phó tổng thư kư phụ trách thanh niên của “Đảng dân chủ Việt Nam,” có nhiệm vụ công khai hóa tổ chức, phát triển lực lượng.

Trung được Nguyễn Xuân Ngăi giới thiệu với một số chính khách nước ngoài (kể cả Tổng Thống Mỹ George W. Bush và Thủ Tướng Canada Stephen Harper). Trước khi về nước ngày 7/8/2007, Trung được họ dặn là luôn ôn ḥa, khoan dung, kiên tŕ, nhẫn nại, tử tế, giữ liên lạc với đại sứ quán nước ngoài để nếu có chuyện ǵ xảy ra th́ có thể lên tiếng bênh vực.

5. Trần Anh Kim http://henvesaigon1.files.wordpress.com/2008/09/trananhkim2bm61.jpg

 

Trần Anh Kim, cựu trung tá bộ đội, ở thành phố Thái B́nh. Tháng 5/2006, sau khi gặp Hoàng Minh Chính, nghiên cứu cương lĩnh của tổ chức có tên “Đảng dân chủ Việt Nam”, Kim đă tham gia tổ chức này và được bổ nhiệm làm ủy viên trung ươngĐảng dân chủ Việt Nam”.

Kim thường xuyên viết bài đưa lên mạng internet để tuyên truyền cho “Đảng Dân chủ Việt Nam”, soạn thảo nội dung hướng dẫn tham gia tổ chức, đứng lên lật đổ Nhà nước CHXHCN Việt Nam, xóa bỏ vai tṛ lănh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng và tuyên bố “Đảng dân chủ Việt Nam” là đối trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kim đă hàng trăm lần trả lời phóng viên các đài, báo nước ngoài như RFA, BBC, đài Chân trời mới. Kim mở 2 tài khoản để nhận gần 60 triệu đồng, 3.000 USD của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước.

Trần Anh Kim tham gia “khối 8406” với vai tṛ trưởng ban đại diện của tổ chức này ở khu vực phía Bắc cùng với Nguyễn Văn Lư, Nguyễn Xuân Nghĩa, Đỗ Nam Hải trong ban đại diện khối ấy: chủ trương tập trung móc nối, lôi kéo những người khiếu kiện cực đoan để làm lực lượng ṇng cốt đấu tranh nhằm xóa bỏ vai tṛ lănh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kim đă viết 60 tài liệu nội dung phỉ báng Đảng, Nhà

nước, xuyên tạc t́nh h́nh đất nước, đ̣i xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, đ̣i đa nguyên, đa đảng, kêu gọi tập hợp lực lượng chống Nhà nước. Tất cả các tài liệu trên Trần Anh Kim đă đưa lên mạng Internet và tán phát cho các đối tượng trong máy tính và USB hàng trăm bài viết của các đối tượng phản động khác nhau để tuyên truyền, tán phát cho nhiều người khác.

 

II

 

Theo Trần Huỳnh Duy Thức th́:

        “Xuất phát từ những bức xúc trong việc kinh doanhnhững vấn đề kinh tếxă hội nên tôi h́nh thành những mong muốn thay đổi về kinh tế, chính trị hiện tại. Do vậy, cuối năm 2005, tôi lôi kéo các nhân viên của ḿnh lập nhóm nghiên cứu t́nh h́nh kinh tế, chính trị, xă hội. Chúng tôi cùng thống nhất về kế hoạch năm người do tôi đưa ra, năm người này ứng với năm lĩnh vựckinh tế, giáo dục, pháp luật, biển ĐôngTây nguyên. Năm người này sẽ đứng tên trên quyển sách “Con Đường Việt Nam” và tŕnh lên lănh đạo cấp cao vào “lúc phất cờ”, tức cuối năm 2010 “khi có khủng hoảng kinh tế trầm trọng”.

 

Nhưng theo CSVN th́ đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gồm những trí thức, doanh nghiệp trẻ, xâm phạm an ninh quốc gia, hoạt động của các bị can trong vụ án mang tính tổ chức, có sự móc nối, quan hệ với các tổ chức phản động người Việt lưu vong ở nước ngoàicác thế lực thù địch bên ngoài. Các bị can đă có hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN” (theo Điều 88), “xâm phạm an ninh quốc gia”, “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (theo Điều 79 của Luật H́nh Sự).

 

Ngày 28/12/2009, ṭa án đă kết án Trần Anh Kim về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân với mức 5 năm rưỡi tù giam cộng với 3 năm quản chế. Nữ phát ngôn viên Julie Reside của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho đài VOA biết như sau: “Hoa Kỳ thất vọng trước kết quả vụ xử ông Trần Anh Kim.”

Ngày 20/1/2010, ṭa h́nh-sự Ṭa Án Nhân Dân TP HCM đă xử 4 bị can khác.

Trước vành móng ngựa, các bị cáo giữ thái độ khá b́nh thản, tươi tắn, đĩnh đạc, đàng hoàng. Có 3 luật sư bào chữa: Triệu Quốc Mạnh bào chữa cho Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Minh Tâm bào chữa cho Lê Thăng Long, Đoàn Thái Duyên Hải bào chữa cho Nguyễn Tiến Trung.

Tuy nhiên, Lê Thăng Long đă từ chối luật sư, v́ “có nhiều quan điểm không thống nhất”). Long tố-cáo cơ-quan an-ninh điều-tra khủng-bố tinh-thần bắt viết đơn xin khoan-hồng, bản kết luận của bộ-phận ấy của Bộ công an là một sự dối trá, và yêu cầu HĐXX không được suy diễn tùy tiện.

Trần Huỳnh Duy Thức phát biểu: Tất cả quá tŕnh này đều vi phạm nghiêm trong Bộ luật tố tụng h́nh sự: Trong quá tŕnh hỏi cung, bị cáo viết bản nhận tội là do bị truy bức, nhục h́nh, ch không xuất phát từ ư chí của bản thân. Thức không thừa nhận toàn bộ hội đồng xét xử này, v́ cho rằng tất cả các thành viên hội đồng này đều là đảng viên Đảng Cộng Sản, việc xét xử không thể khách quan, công tâm yêu cầu thay toàn bộ hội đồng xét xử.
        Lê Công Định cũng từ chối luật sư mà tự bào chữa, v́ cho rằng chỉ có ḿnh mới hiểu rơ việc ḿnh làm mà thôi.
        Mỗi khi các bị-can cũng như luật-sư lên tiếng th́ máy phóng-thanh bị hoặc câm (bên ngoài không thể nghe được) chưa kể bị chính chánh án chặn lại. Nói chung,
Trần Huỳnh Duy ThứcLê Thăng Long phủ nhận tội trạng.

Kết cuộc ṭa ra phán quyết:

Trần Huỳnh Duy Thức: 16 năm tù, 5 năm quản chế.
Lê Thăng Long: 5 năm tù, 3 năm quản chế.
Lê Công Định: 5 năm tù, 3 năm quản chế.

Nguyễn Tiến Trung: 7 năm tù, 3 năm quản chế.

 

Trần Huỳnh Duy Thức bị đến 16 năm tù hiển-nhiên là do Thức đă có thái độ phản đối tại toà khi phản bác cáo trạng với lư do “bị ép cung” và không chấp-nhận Hội đồng xét xử.

        Theo Trần Huỳnh Duy Tân, quyền TGĐ OCI th́ việc bắt bớ này làm ngưng dịch vụ sẽ ảnh hưởng tới hằng trăm ngh́n khách hàng trên toàn quốc.

 

        Có gần 20 hăng thông tấn, báo chí quốc tế cùng hơn 30 phóng viên trong nước tác nghiệp bên ngoài thông qua màn h́nh lớn.

Bản án đối với các nhân vật trên đă bị các quốc gia Phương Tây như Anh, Hoa KỳLiên minh Châu ÂuTổ chức ân xá quốc tế lên tiếng phản đối. Các hăng thông-tấn Reuters, AP, AFP, DPA, Radio Australia, đều b́nh-luận và lên án Việt Nam về vụ án này. Trưởng đại diện và Đại sứ các nước thành viên EU tại Việt Nam đă bày tỏ “sự quan ngại đặc biệt về vụ bị xử lư v́ thực hiện quyền tự do bày tỏ chính kiến một cách ôn ḥa”. Đại sứ Đan Mạch Peter Lysholt Hansen, một trong những người ngồi theo dõi phiên xử, nói với các nhà báo: “Đang có quan ngại lớn về cả quá trình (xét xử)”. Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP HCM, ông Kenneth Fairfax, thì nói Mỹ “quan ngại sâu sắc” về các vụ bắt giữ và kết tội những người chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình.
       
Trong khi đó bà Hillary Clinton, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ đă nhân vụ án đề cập đến sự quan trọng của tin học – trong đó có internet - xem đó là phương tiện khoa học cần thiết để phát triển kinh tếthúc đẩy sinh hoạt dân chủ và nhân quyền.

*

        Mikhail Gorbachev đă mở đường cho Khối Xô-Viết tiêu-vong, để Liên-Bang Nga vươn lên. Tuy viễn-đồ phản-tỉnh của Nguyễn Văn Linh đă ngưng lại dở chừng trên đất nước Việt Nam, nhưng điều đó không có nghĩa là bế-tắc măi hoài.

Trên đường tranh-đấu cho Tự Do, Dân Chủ, và Nhân Quyền, đă và đang có khá nhiều chiến-sĩ lần-lượt lâm cảnh tù-đày.

        Là người may-mắn thoát được “Tổng-Trại lao+cải tại-gia Việt Nam”, tôi không khi nào là không nhớ đến những đồng-bào yêu nước bị đày-đọa thân-xác và khủng-bố tinh-thần v́ chỉ mong làm được những ǵ có ích cho Nước, cho Dân, như Nhóm Chấn” của Trần Huỳnh Duy Thức, trong đó có tuổi trẻ đầy tương-lai Lê Thăng Long mà tôi quen biết ngày xưa. Vụ án ấy đă từng là một biến-cố lớn, được trong+ngoài nước và cả thế-giới đặc-biệt quan-tâm.

        Huống chi họ mới vào tù có hơn một năm nay thôi.

        Anh-hùng sống măi với thời-gian, mọi người đều được yêu kính như nhau, không phải như mốt thời-thượng trên sân-khấu đối với các ngôi sao. Tôi không v́Bụt chùa nhà không thiêng”, thậm-chí “được mới nới cũ”, mà xao quên bất cứ những người nào đă quả-cảm đứng đậy, đă cao-cả hy-sinh, cách này hay cách khác v́ hạnh-phúc của đồng-bào, v́ Chính Nghĩa của Quốc+Dân...

 

III

 

Tóm Lược Vụ Án

Lê Thăng Long với Dự Án Bệnh Viện Quốc Tế

Hải Thượng Y Viện  

(Kỳ sau, với nhiều chi-tiết ly-kỳ)

 

 

  LÊ XUÂN NHUẬN