Từ
PHI-TRƯỜNG ĐÀ-NẴNG
Ra
SÂN
BAY GIA-LÂM
PHI-TRƯỜNG
Đà-Nẵng là sân-bay lớn
nhất, sau Tân-Sơn-Nhất
của Thủ-Đô Sài-G̣n.
Hôm ấy, tôi có việc vào
trụ-sở của hăng hàng-không “Air
America” của Hoa-Kỳ
th́ thấy Ông Vũ Hồng Khanh,
là một lăo-lănh-tụ của Việt-Nam
Quốc Dân Đảng, đáp phi-cơ “Air
America” từ Sài-G̣n ra. Có
nhiều nhân-vật cao-cấp của chính-đảng
ấy tại các Tỉnh+Thị ngoài này đến đón
ông; họ dùng xe hơi mà trên xe nào cũng có gắn
đảng-kỳ. Ông ra Miền Trung với một mục
đích: ḥa-giải để thống-nhất các
hệ-phái vẫn chống-phá nhau lâu nay. Việc ấy tôi
đă biết trước; nhưng tôi không định
đến xem mà chỉ t́nh-cờ thấy thôi.
Sau đó, tôi về văn-pḥng th́
được Sở Đặc-Cảnh Thị-Xă Đà-Nẵng
báo-cáo là Ông Vũ Hồng Khanh
đă đáp phi-cơ “Air Vietnam”
ra đến nơi rồi.
Một trong các lư-do báo-cáo sai-lầm là
v́ không có nhân-viên Cảnh-Sát gác tại cổng phi-trường.
Nhân-viên phụ-trách bên trong th́ là Sắc-Phục, không làm
công-việc t́nh-báo, vào ra theo xe chở khách của “Air
Vietnam”, ở luôn trong đó cho đến hết ngày.
HĂNG hàng-không dân-sự “Air Vietnam”
dùng chung phi-trường Đà-Nẵng với các phi-cơ quân-sự
của Sư Đoàn I Không-Quân; nhưng tại cổng vào
phi-trường th́ chỉ có một nhân-viên Quân-Cảnh
canh gác. Nhân-viên này không kiểm-soát thường dân, và
thường không cho thường-dân lẻ-loi đi
bộ hay đi xe đạp, xe gắn máy vào phi-trường.
Xe “Air Vietnam” chở hành-khách và hành-lư, cùng các
loại xe-hơi khác, vào đến nhà-ga th́ hành-khách
lẫn-lộn với những người đi đưa,
đi đón, cũng như các người vào ra buôn bán
tại đây; và hành-lư th́ lẫn-lộn với đồ-đạc,
vật-dụng của câu-lạc-bộ sân bay; nên khó phát-hiện,
ngăn-ngừa kẻ gian, việc gian.
Chỉ riêng một việc, cứ
mỗi buổi chiều cuối tuần, khoảng bốn/năm
giờ, là có hằng chục cô-gái có vẻ là con nhà-lành,
nữ-sinh, chực sẵn ở cổng để các phi-công
ra đón nhận vào, ở lại suốt đêm bên trong
cư-xá sĩ-quan, cũng đă là một sơ-hở
đối với an-ninh nội-vi phi-trường rồi.
Tôi đă nêu vấn-đề này ra, và phải can-thiệp với các giới-chức an-ninh quân-sự liên-hệ, nên Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Thị-Xă Đà-Nẵng mới cắt nhân-viên Cảnh-Sát dân-sự đến gác ở cổng, cũng như bên trong nhà-ga, cho phép và kiểm-soát thường-dân vào ra phi-trường quốc-tế quan-trọng này của Việt-Nam Cộng-Ḥa.
THẠC-SĨ
VŨ VĂN MẪU
&
LỰC-LƯỢNG H̉A-HỢP H̉A-GIẢI DÂN-TỘC
HÔM đó, tôi đến phi-trường
Đà-Nẵng để xem phái-đoàn Ḥa-Hợp Ḥa-Giải
Dân-Tộc từ Sài-G̣n ra, đồng-thời quan-sát
hoạt-động của toán CSQG mới được nâng
lên thành Cuộc tại phi-trường này, sau khi xảy
ra hai vụ không-tặc nổ phi-cơ “Air Vietnam”
– vụ trước kết-thúc ở Phú-Bài ngoài Huế,
và vụ sau chấm dứt ở Phan-Rang nhưng xuất-phát
từ Đà-Nẵng này.
Thiếu-Tá Tôn Thất Lộc –
hồi c̣n ở Huế, là một giáo-sư tại Trường
“Quốc-Gia Âm-Nhạc” nay làm Trưởng-Cuộc
ở đây, với tôi là chỗ bạn thân từ xưa.
Anh đùa hỏi tôi: tại sao gọi
là Trưởng-Cuộc, mà không là Cuộc-Trưởng
– chữ “Trưởng” đứng sau, như trong “Tiểu-Khu-Trưởng”,
“Chi-Khu-Trưởng”, “Xă-Trưởng”, v.v...
Tôi có biết một lư do, nhưng tránh
trả lời.
Chỉ v́ “Trung-Ương” đă khoái
nên chọn chữ “Cuộc” thay v́ “Trạm”, “Bót”,
“Đồn”, “Phân-Chi”, để gọi cấp Xă
của Ngành/Nghề ḿnh. Nhưng “Cuộc” chỉ là
biến-âm của “Cục”, nếu gọi “Cuộc-Trưởng”
th́ nó đồng-nghĩa với “Cục-Trưởng”;
mà “Cục-Trưởng” th́ là chức danh của các
đại-tá, có thể là tướng, đứng đầu
các Cục tại Bộ Tổng-Tham-Mưu. Gọi cấp
thấp nhất của ḿnh là Cuộc-Trưởng có
thể bị hiểu ngầm là xem các Cục-Trưởng
khá cao bên quân-ngũ ngang hàng với các Cục/Cuộc-Trưởng
dưới chót của ḿnh. V́ thế nên phải đảo
thành “Trưởng-Cuộc” Cảnh-Sát Quốc-Gia.
LÁT sau th́ các loại xe chở hành-khách
và người đi đón/đi đưa tấp-nập
vào.
Đại-Tá Đàm Trung Mộc, luật-gia,
một cấp chỉ-huy và giảng-sư kỳ-cựu
của CSQG, hôm nay lên đường rời Vùng I sau
mấy ngày thanh-tra ngoài này. Tôi đến nói chuyện
với ông.
Một lát th́ có Đại-Tá Lê Đạt
Công, Trưởng Pḥng 2 Quân Đoàn III & Quân-Khu III – ra
đây xử-lư thường-vụ trong lúc Đại-Tá
Phạm Văn Phô, Trưởng Pḥng 2 Quân-Đoàn I & Quân-Khu
I đi công-tác tại Hoa-Kỳ – cũng đến phi-trường
để vào Biên-Ḥa. Tôi giới-thiệu hai người
với nhau. Đại-Tá Công tưởng Đại-Tá
Mộc cũng ở trong ngành Đặc-Cảnh như tôi, nên
vỗ vai tôi mà nói với Đại-Tá Mộc: “Cứ
như tay này chúng tôi mới thật nể-v́. T́nh-báo
phải thế; tự-tin, tự-lực, chứ không che dù
như mấy người khác!”
Một số đại-tá khác cũng
đến. Tôi giới-thiệu Đại-Tá Dương Công
Liêm với các Đại-Tá Mộc, Công, và Lê Bá
Khiếu. Đại-Tá Khiếu là Tỉnh-Trưởng
Tỉnh Quảng-Ngăi. Đại-Tá Liêm là Liên Đoàn-Trưởng
Công-Binh Quân Đoàn II đóng ở Quy-Nhơn; anh cũng làm
thơ như tôi từ thuở đôi mươi. Đại-Tá
Đỗ Tung là Trưởng Phái Đoàn VNCH trong Ban Liên-Hợp
Quân-Sự 2-Bên tại Khu-Vực II ở đây.
PHI-CƠ đáp xuống.
Ban lănh-đạo trung-ương
của “Lực-Lượng Ḥa-Hợp Ḥa-Giải Dân-Tộc”
– hậu-thuẫn cho Đại-Tướng Dương Văn
Minh – tiến vào.
Thạc-Sĩ Vũ Văn Mẫu,
Chủ-Tịch, cùng với Giáo-Sư Vơ Đ́nh Cường,
Dân-Biểu Phan Xuân Huy, v.v...
Các đại-diện của LLHHHGDT
Đà-Nẵng ra đón. Có một số đồng-bào cũng
đến chào họ. Tôi thấy Bác-Sĩ Phạm Văn
Lương, chủ-nhân bảo-sanh-viện ngay trước
nhà tôi, trên đường Lê Lợi, nói ǵ với Giáo-Sư
Vơ Đ́nh Cường mà mắt nh́n về phía tôi.
Trước hôm tôi ra Vùng I này, trong
một bữa tiệc do một số bác-sĩ (trong đó
có Bác-Sĩ Phạm Văn Lương mà sau này ra Đà-Nẵng
rồi, gặp mặt lại, tôi mới biết),
khoản-đăi Đại-Tá Lê Trọng Đàm, Tư-Lệnh
Cảnh-Lực Vùng II, Đại-Tá Đàm đă
giới-thiệu tôi là tân-“Giám Đốc Công-An Miền
Trung”.
Chức-vụ Giám-Đốc-một-Nha-nhiều-Sở
của tôi đă được quy-định bằng
một Sắc-Lệnh của chính-phủ, nhưng văn-kiện
ấy chỉ được phổ-biến hạn-chế,
để bảo-mật tổ-chức của Ngành.
Cảnh-Sát Đặc-Biệt là danh-xưng mới của ngành
Công-An.
Khi đến chỗ tôi, giáo-sư Vơ
Đ́nh Cường, sau mười mấy năm, vẫn
nhận ra tôi. Anh ngạc-nhiên hỏi tôi:
– Bây giờ Thanh-Thanh làm ǵ, ở
đây?
– Tôi hiện nay là “Giám Đốc Công-An
Miền Trung”!
Cái tước-hiệu ấy đă có
một thời tác-động mạnh lên tâm-trí người
dân Miền Trung. Tôi cố ư nhắc đến mấy
tiếng ấy với Giáo-Sư Cường, là người
hồi xưa đă hơn một lần bị
thẩm-vấn tại cơ-quan nói trên.
Giáo-Sư Cường quay lại
giới-thiệu tôi với Giáo-Sư Mẫu:
– Đây là thi-sĩ Thanh-Thanh,
một người anh-em từ xưa.
Thượng-Nghị-Sĩ Vũ Văn
Mẫu chào, bắt tay tôi, và nói:
– Rất hân-hạnh được
biết đại-tá.
Các người kia cũng chào và
bắt tay tôi. Tôi cười nhấn mạnh với Dân-Biểu
Phan Xuân Huy:
– Ông dân-biểu ở ngoài này th́ tôi
đă có biết rồi. Trong vùng trách-nhiệm của tôi
mà!
Nguyên Ông Huy là thành-viên
giảng-huấn của Viện Đại-Học Huế; nhưng
ông bí-mật hoạt động cho Việt-Cộng, Đặc-Cảnh
chúng tôi đă có đầy-đủ hồ-sơ. Cũng
như Dân-Biểu Nguyễn Công Hoan của Tỉnh Phú-Yên,
mà tôi biết được hồi tôi nắm Ngành Đặc-Cảnh
Vùng II. Và nhiều người khác, vân vân.
Họ là nhân-vật dân-cử,
được quyền bất-khả xâm-phạm, nên gây
khó-khăn cho Ngành An-Ninh.
Cường thân-Cộng, Huy
thờ-Cộng, đều là quân-sư của Mẫu, khích
động đại-khối quần-chúng ở ngay trong ṿng
đùm-bọc của Chính-Quyền Quốc-Gia.
Lực-Lượng Ḥa-Hợp Ḥa-Giải
Dân-Tộc tổ-chức mít-tinh khắp nơi, công-khai
đ̣i-hỏi Việt-Nam Cộng-Ḥa đơn-phương
ngưng bắn, tiến tới bắt tay với kẻ thù.
Điều lạ là không thấy có cấp+chức nào trong
chính-quyền, từ trung-ương đến địa-phương,
ra mặt đối-đáp ǵ. Tôi bèn đề-nghị, và
được Thiếu-Tướng Nguyễn Khắc B́nh
(Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia) và Chuẩn-Tướng
Huỳnh Thới Tây (Tư-Lệnh Đặc-Cảnh Trung-Ương)
cho phép, đứng ra tiếp-xúc với họ để t́m
hiểu, trao đổi những vấn-đề cần.
Lần này ra đây, họ sẽ đi
đâu và làm những ǵ, chúng tôi đă biết rơ
rồi; một phần là nhờ Đặc-Cảnh các
Tỉnh liên-hệ, một phần là do mật-viên của
tôi nằm ngay bên trong Chùa Tỉnh-Giáo-Hội Đà-Nẵng
ở đường Ông Ích Khiêm – là trạm đầu-tiên
cũng như cuối-cùng của họ trên mỗi
chuyến đi các tỉnh Miền Trung. Nhưng tôi
giả-vờ như chưa biết ǵ, vừa để thăm
ḍ thái-độ của họ, vừa để
bảo-mật đường dây của ḿnh:
– Quư vị dự-định làm ǵ,
nhất là tập-trung đông người, vui ḷng thông-báo
cho chính-quyền địa-phương, để xin nhân-viên
đến giữ an-ninh. Đừng để xảy ra
sự-việc đáng tiếc như vụ vừa rồi
trong Nam. Quư vị thừa biết là Việt-Cộng
sẵn-sàng trà-trộn vào đám đông.
Thạc-Sĩ Mẫu đáp ngay:
– Vâng. Chúng tôi rất tiếc về
vụ lộn-xộn vừa rồi trong đó, bởi v́
đồng-bào đến dự quá đông, như cả
biển người sùng-sục, ra ngoài dự-liệu
của chúng tôi. Nhưng chúng tôi đă chấn-chỉnh
lại mọi sự rồi. Xin đại-tá yên tâm...
VÀ rồi từ đầu đến
cuối, dù cho đồng-bào tham-dự các cuộc mít-tinh
do Lực-Lượng Ḥa-Hợp Ḥa-Giải Dân-Tộc
tổ-chức có đông đến đâu, trên khắp Vùng
I vẫn không có ǵ đáng tiếc xảy ra.
THIẾU-TÁ
Ngô Phi Đạm, Chánh Sở Tác-Vụ, sau khi
phối-kiểm, đă tŕnh lên tôi kết-quả của
một công-tác là đă phát-hiện được
một tổ-chức nội-tuyến của
Việt-Cộng bên trong Sư-Đoàn I Không-Quân QL/VNCH
đóng trong phi-trường Đà-Nẵng.
Nghiên-cứu tin-tức từ nhiều
đường dây khác nhau, chúng tôi t́m ra một số
mục-tiêu, trong đó có hai trung-sĩ Không-Quân, một người
thợ sửa chữa xe đạp/xe-gắn-máy, và
một nữ-giáo-viên.
Hai hạ-sĩ-quan Không-Quân, tên Hạ
và Đông, th́ tùng-sự tại bộ-phận
Kỹ-Thuật, bên trong phi-trường. Người
thợ sửa chữa xe, tên Xuân, th́ dựng một cái quán
cóc, làm nơi hành-nghề và cư-trú, ở Quận Nh́.
Cô giáo, tên Thu, th́ dạy và ngụ ở Quận Ba, bên
kia sông Hàn.
Theo dơi các mục-tiêu này th́ thấy
hai viên trung-sĩ thường-xuyên đem xe ra chữa
ở quán của Xuân; cô giáo, từ bên Quận Ba, cũng
thường qua đây, đóng vai t́nh-nhân của Xuân. Nhưng
Thu th́ đẹp, có học, c̣n Xuân th́ chỉ là một
người thợ thô quê, trong lúc cả Hạ lẫn
Đông th́ bảnh trai hơn. Thế mà Thu chỉ đến
gặp Hạ/Đông tại quán của Xuân, không hẹn
nơi khác, không có bạn trai nào khác, và cũng không
ở nán lại lâu hơn với Xuân khi chỉ c̣n
lại “một cặp t́nh-nhân” với nhau. Đó là sơ-hở
trong việc chọn dùng ngụy-thức/ngụy-tích
của bốn tên này.
Cuối cùng, nội-tuyến của ta
xác-nhận:
– Địch sẽ phá-hoại bên trong
phi-trường.
Đọc lại báo-cáo của các
điệp-viên, tin chắc ở độ trung-thực
của các nguồn tin, tôi liền thảo-luận với
Đại-Tá Lê Quang Nhơn, Chánh Sở I An-Ninh Quân-Đội,
để có biện-pháp ngăn-ngừa kịp thời .
Biện-pháp mà tôi đề-nghị là
giao hai hạ-sĩ-quan liên-can cho tôi, v́ bên Quân-An chưa
biết ǵ về hành-tung của kẻ khả-nghi, và tôi
th́ phải bảo-mật mật-viên của ḿnh.
Đại-Tá Nhơn tŕnh lên Bộ Tư-Lệnh
Quân Đoàn I và bàn-bạc với Bộ Tư-Lệnh Sư
Đoàn I Không-Quân, xong liền đồng-ư để tôi
câu-lưu cặp Hạ+Đông để điều-tra.
Tôi giao hai hạ-sĩ-quan Không-Quân nói
trên cho Đạm và Văn, cầm chân chúng tại
một “nhà an-toàn”, suốt trong hai tuần.
ĐÂY là lần đầu, Cảnh-Sát
Đặc-Biệt, dân-sự, bắt giam &
thẩm-vấn quân-nhân, trong khi chưa có bằng-chứng
quả-tang.
Như thế tức là chúng tôi
phải phá tổ-chức Đặc-Công nội-tuyến này
của Việt-Cộng; do đó, chúng tôi phải bắt
cả cô giáo Thu lẫn anh thợ Xuân. Nhưng không
hiểu sao tên thợ chữa xe đă biến mất tăm.
Rốt cuộc, Đặc-Cảnh
lấy được lời cung của giáo-viên Thu. Ả
chỉ là liên-lạc-viên, trung-gian nhận+chuyển
chỉ-thị & báo-cáo giữa một cán-bộ
Việt-Cộng Liên-Khu & Quân-Khu V với tên Xuân, và
với Hạ+Đông qua tên Xuân; tên này là một
tổ-trưởng nằm vùng, đặc-trách đường
dây Không-Quân trong phi-trường quân-sự này.
Những lời khai này của ả phù-hợp
với tin t́nh-báo nội-tuyến của chúng tôi.
Ả khai là ả không biết nội-dung
chỉ-thị & báo-cáo; tuy nhiên, ả có thoáng nghe Xuân
và Hạ+Đông nói ra những tiếng như “họa-đồ”,
“chất nổ”, “kho bom”, “thoát-ly”.
Hai tên Hạ & Đông th́ chối
quanh-co. Đưa cho chúng xem các tấm ảnh chụp
được lúc chúng đến tiếp-xúc với Xuân
& Thu tại quán của Xuân th́ chúng xác-nhận có đến,
nhưng chỉ đến để chữa xe, và chỉ t́nh-cờ
gặp Thu, thấy Thu dễ mến nên có chuyện-tṛ vu-vơ
mà thôi.
Chúng tôi trả lại cho Quân-An và Không-Quân
hai hạ-sĩ-quan liên-can, tóm-tắt kết-quả
hỏi cung, ghi rơ nội-dung tin-tức Đặc-Cảnh
nhận được, đề-nghị canh pḥng
cẩn-mật kho bom và các phi-cơ, điều-chuẩn
an-ninh các phần-tử khác, nhất là theo dơi sít-sao hai
trung-sĩ này, nếu cần th́ thuyên-chuyển chúng đi
nơi xa hơn.
MỘT tuần trước ngày Đà-Nẵng
thất-thủ (29-3-1975), vào một buổi sáng đẹp
trời, bỗng-nhiên có hai tiếng nổ
khủng-khiếp vang lên, làm rung-chuyển cả thành-phố
lẫn vùng tiếp-giáp ở phía ngoại-ô. Lúc đó tôi
đang trên đường từ Quận phía biển qua
cầu Trịnh Minh Thế để về cơ-quan, nh́n
thấy ở hướng phi-trường một vầng
lửa khói bốc cao như một cây nấm nguyên-tử
trong phim Hiroshima và Nagasaki của Nhật bị Mỹ ném
bom vào năm 1945.
Hai kho dự-trữ bom lớn, kể
cả hỏa-tiễn/napalm, của Sư Đoàn I Không-Quân,
dùng để oanh-tạc Việt-Cộng trên khắp Quân-Khu
I, đă bị phá-hoại, nổ tung.
An-Ninh Quân Đội Sở I, An-Ninh Quân
Đội Đà-Nẵng, An-Ninh Phi-Trường của Không-Quân,
v.v... tức-tốc nỗ-lực điều-tra.
Chúng tôi cũng cùng điều-tra bên
ngoài, nhưng ḍ t́m xem th́ không gặp được hai tên
Hạ & Đông.
(Sau khi tôi bị bắt từ Nha-Trang
giải ra Đà-Nẵng, ở đây tôi đă ḍ hỏi
các đồng-bào Đà-Nẵng bị bắt về
tội “phản-động hiện-hành” th́ họ cho
biết có thấy tên Hạ mang lon thượng úy, làm
việc ở trụ sở Công An Phường Thạc Gián,
c̣n tên Đông th́ không biết giữ chức vụ ǵ mà
mặc dân phục, làm việc ở Ủy Ban Nhân Dân Phường
Thanh B́nh).
CHUẨN-TƯỚNG
NGUYỄN HỮU HẠNH
HÔM
ấy tôi đi Sài-G̣n.
Đến giờ ra sân để lên
phi-cơ, đại diện của Trạm “Air Vietnam”
mời tôi ra trước, nghĩa là đi qua hàng-rào ḍ t́m
vũ-khí đựng trong hành-lư xách tay và mang trong người.
Nhân-viên hữu-trách của “Air Vietnam” tươi cười
đưa tay mời tôi đi qua, không rà soát ǵ. Họ
đă biết tôi là ai, và biết là tôi hẳn có mang theo
ít nhất là một súng lục pḥng-thân.
Trên sân đă có độ mươi
sĩ-quan, đa-số là đại-tá trưởng-pḥng
tại Bộ Tư-Lệnh Quân Đoàn I. Họ đứng
một hàng, trong lúc một đại-tá khác th́ đứng
trước mặt Chuẩn-Tướng Nguyễn Hữu
Hạnh. Tôi đoán là viên đại-diện ngỏ
lời tiễn-đưa, và Tướng Hạnh đáp
lời giă-từ.
HÔM qua, tôi đă gặp Tướng
Hạnh trong pḥng-giấy của Đại-Tá Hoàng
Mạnh Đáng, Tham-Mưu-Trưởng Quân-Đoàn. Đại-Tá
Đáng đại-diện Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng,
Tư-Lệnh Quân Đoàn I & Quân-Khu I, triệu-tập
chúng tôi đến họp bàn về t́nh-h́nh
Việt-Cộng và hoạt-động phối-hợp t́nh-báo
giữa các cơ-quan. Cùng có mặt lúc đó là các Đại-Tá,
Nguyễn Xuân Lộc của Cảnh-Lực Vùng I, Phạm
Văn Phô của Pḥng 2 Quân Đoàn I, Lê Quang Nhơn
của Sở I Quân-An.
Chúng tôi đang họp th́ Chuẩn-Tướng
Nguyễn Hữu Hạnh vào. Tướng Hạnh là
Thanh-Tra-Trưởng của Quân-Đoàn này. Các sĩ-quan
kia th́ đă gặp Tướng Hạnh nhiều lần, lúc
không có tôi, nên họ tưởng tôi mới gặp
lần đầu; do đó, Đại-tá Lộc
giới-thiệu tôi.
Nhưng Tướng Hạnh đă tươi
cười bắt tay tôi:
– Chúng tôi đă quen nhau từ trong Quân-Khu
II.
TRONG đó, cơ-quan cầm đầu
quân-sự cấp Vùng chia ra làm hai:
Bộ Tư-Lệnh Quân Đoàn II th́
đóng ở Pleiku, và Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu II th́
đóng ở Nha-Trang.
NHƯNG Quân Đoàn II & Quân-Khu II
hầu như không dung các phó tướng-quân.
Trước hết là Chuẩn-Tướng
Lam-Sơn.
Ông tên thật là Phan Đ́nh Thứ,
nổi tiếng nhờ đa-tài. Nhưng, chữ tài
liền với chữ tai một vần. Trong một
buổi lễ, ông mặc lễ-phục, cùng với
cố-vấn Mỹ đi kiểm-soát các hàng quân. Viên
Cố-Vấn Hoa-Kỳ thọc khăn tay vào trong ṇng súng
của một quân-nhân, th́ thấy khăn dính dầu dơ:
lính không chùi sạch khẩu súng của ḿnh. Để nêu
bằng-chứng tắc-trách của lính dưới
quyền của ông, viên sĩ-quan đồng-minh quệt
vết dầu dơ từ chiếc khăn tay của anh-ta
vào áo của ông. Đáp lại sự xúc-phạm ấy,
ông đă giáng vào má anh-ta một cái tát tai. V́ thế, ông
bị trù-dập liên-hồi. Khi Chuẩn-Tướng Lam-Sơn
làm Phó Tư-Lệnh Quân Đoàn II, ở Pleiku, một hôm
có một quân-nhân vô-kỷ-luật xách súng đến tư-dinh
tư-lệnh định làm liều. Ông có mặt ở
đó, ra lệnh cho y buông súng; nhưng y bất-tuân nên ông
bấm c̣. V́ thế, ông bị câu-lưu, truy-tố ra ṭa.
RỒI đến Chuẩn-Tướng
Nguyễn Hữu Hạnh. Tướng Hạnh được
cử làm Tư-Lệnh-Phó Quân-Khu II, ở Nha-Trang.
Tôi không liên-quan ǵ đến ông, nhưng
v́ thói quen nghề-nghiệp tôi cũng t́m biết sơ-sơ
đôi điều về ông. Khi Chuẩn-Tướng
Huỳnh Thới Tây (Tư-Lệnh Đặc-Cảnh Trung-Ương)
ra Vùng II, ngỏ ư muốn ghé thăm Tướng Hạnh,
là tôi đưa Tướng Tây đến trụ-sở
Quân-Khu, vào thẳng pḥng-giấy của Tướng
Hạnh, khiến ông ngạc-nhiên sao tôi biết ông
ngồi ở chỗ này.
Tướng Hạnh không được
viên tướng Tư-Lệnh Vùng II ưa; nên ông ra Quân
Đoàn I & Quân-Khu I, làm Tổng-Thanh-Tra.
Là một trong số mấy tướng
bị cho giải-ngũ, vào đầu tháng 3-1974, Tướng
Hạnh đến pḥng-giấy Tham-Mưu-Trưởng
để chào từ-biệt Đại-tá Hoàng Mạnh
Đáng; nhân gặp chúng tôi, ông cũng luôn thể
ngỏ lời chia tay với chúng tôi.
Tuy ông giữ vẻ tự-nhiên nhưng
tôi cảm thấy giọng nói vẳng lên đôi chút
bất-măn từ trong ḷng ông.
Khi Tướng Hạnh đă ra
khỏi pḥng, Đại-Tá Đáng nói với chúng tôi:
– Ông ta là tướng-mặt-trận
thật-sự, chứ không phải là tướng-văn-pḥng
đâu.
Nhưng Đại-Tá Đáng nói thêm:
– Mấy tay đó có cần ǵ đồng
lương quân-đội, giải-ngũ th́ thôi, đâu
thiếu ǵ tiền.
SẴN trớn, Đại-Tá Đáng nói
qua chuyện buôn lậu của một tư-lệnh
của một đơn-vị cũng đóng ở Đà-Nẵng
này:
– Một hôm, có một đàn-em
của hắn từ trong Sài-G̣n gọi điện-thoại
ra, nhân-viên tổng-đài nghe không rơ tên, tưởng là
gọi tôi nên chuyển đường dây đến tôi.
Tôi mới “a-lô!” là y nói liền: “Em đă gửi hàng
ra rồi, chuyến này khá lắm; đại-tá cho người
ra đón; phi-cơ X; cất cánh lúc Y giờ; thằng Z
mang đi.”
NGỒI ở pḥng-giấy của Đại-Tá
Đáng, chúng tôi có dịp nghe+thấy thêm được
đôi điều. Tỷ như có lần, đầu năm
1975, nghe điện-thoại xong, ông bảo bên kia chờ máy,
để ông vào tŕnh trung-tướng. Ông qua pḥng-giấy
Tướng Ngô Quang Trưởng, tŕnh xong, về trả
lời người bên kia:
– Trung-tướng chỉ-thị anh em
Không-Quân, khi thấy xe tăng, xe tải, bộ-đội
của chúng di-chuyển trên đường-ṃn Hồ Chí
Minh, dù ở trong tầm oanh-kích của ta th́ cũng đừng
hành-động ǵ, cứ để cho chúng
tiếp-tục chuyển quân vào Nam...
SAU tôi là ban lănh-đạo trung-ương
Lực-Lượng Ḥa-Hợp Ḥa-Giải Dân-Tộc ra sân.
Họ về Sài-G̣n cùng chuyến với tôi. Tôi nghe Dân-Biểu
Phan Xuân Huy nói với Thượng-Nghị-Sĩ Vũ Văn
Mẫu và các bạn cùng phe:
– Tao có mang súng mà nó có rà ra đâu!
Giáo-Sư Mẫu nói:
– Máy-móc ǵ rồi cũng thua con-người
mà thôi!
Tôi nghĩ rằng các nhân-viên
kiểm-soát thừa biết là các nhân-vật dân-cử
được cấp vũ-khí tuỳ-thân.
Chuẩn-Tướng Nguyễn Hữu
Hạnh cùng các sĩ-quan đi đưa, và Thạc-sĩ
Vũ Văn Mẫu cùng nhóm đồng-hành, đă đến
cầu thang phi-cơ, nhưng bị nhân-viên hàng-không
chận lại chưa cho lên.
Viên đại-diện Trạm “Air
Vietnam” mời tôi lên trước, đợi tôi
ngồi xong mới để cho các hành-khách khác lên.
HƠN
bảy năm sau, ngày 15-7-1981, cũng tại chỗ này, viên
Trưởng Công-An Cộng-Ḥa Xă-Hội Chủ-Nghĩa
Việt-Nam trong sân-bay Đà-Nẵng cũng chận các hành-khách
lại, đợi tôi lên xong, ngồi yên vào chỗ,
rồi mới cho các người khác bước lên.
SỐ
là tôi bị hỏi cung nhiều lần, kể cả
bởi một phái-đoàn mà họ giới-thiệu là
của Bộ Nội-Vụ Hung-Ga-Ri; nhưng không khai-báo
những ǵ đáp-ứng nhu-cầu của nhóm điều-tra,
nên Bộ Nội-Vụ Cộng-Sản Việt-Nam phái hai cán-bộ
cao-cấp vào Đà-Nẵng nhận và giải tôi ra Hà-Nội
để “làm việc” trực-tiếp với Công-An
trung-ương.
Họ
nói:
–
Anh là số một đấy nhé. Tù “Ngụy” mà
được cho đi máy bay!
Sở
Công-An CSVN Tỉnh Quảng-Nam Đà-Nẵng có 3 chiếc
xe-hơi sang nhất, hiệu Peugeot đời mới,
mỗi chiếc một màu, tịch-thu của các nhà giàu
địa-phương. Họ dùng loại xe ấy để
chở tôi đi+về giữa các trại giam,
trụ-sở Ty, các nơi cần đưa tôi đến,
và sân bay. Tôi đă dùng qua cả 3 chiếc xe nói trên.
Sáng
nay họ đưa tôi vào phi-trường.
Ở
chỗ trước kia chỉ là cái cḥi với cây
chận đường để nhân-viên CSQG và Quân-Cảnh
xét giấy người vào, nay là một trụ-sở
đồn kiểm-soát của Công-An đường-hoàng.
Tất cả xe-cộ đều phải đậu
lại sát bên lề đường. Hành-khách, tài-xế,
và mọi người khác, đều phải vào
trụ-sở, mang theo hành-lư xách tay -- hành-lư gửi riêng
th́ đă được soát tại trụ-sở Chi-Nhánh
Hàng-Không Dân Dụng “Vietnam Airlines” và được
chất riêng trên xe của hăng, có nhân-viên Công-An đi
theo canh chừng.
Trong
trụ-sở, mọi người đều bị xét
lại giấy-tờ, soát lại đồ-đạc và
rờ khắp người. Xong rồi, mọi người
đều được hướng-dẫn đi bộ
ra đường, vượt qua một khoảng
đường có vỉ sắt lát ngang, rồi lên đứng
đợi ở chỗ xe sẽ đến đón phía
trong.
Sau
đó, mỗi xe được một nhân-viên Công-An lên
ngồi cầm lái, chạy qua từ-từ trên tấm
vỉ sắt nói trên. Có một hệ-thống điện-tử
rà-soát ḍ-xét phía dưới đáy xe. Xong rồi xe
mới được đem đến chỗ đón người,
giao cho tài-xế rước khách lái đi.
Thủ-tục
kể trên không được miễn-trừ cho ai; xe tôi,
là xe của Sở Công-An, với hai cán-bộ của
Bộ và một tài-xế của Sở, cũng phải tuân
theo. Và dù đây cũng là một sân bay quân-sự, nhưng
không hề có “Kiểm-Soát Quân-Sự” (tên gọi tương-đương
“Quân-Cảnh” của ta). Thẩm-quyền an-ninh hoàn-toàn
trong tay Công-An – dân-sự – mà thôi .
RIÊNG
tôi, họ chở vào quá nhà-ga, đến một
trụ-sở gọi là “Công An Sân Bay Đà Nẵng”, h́nh
như ở chỗ trước kia là Trạm Hàng-Không “Air
America”.
Tại
đây, họ lại tái-diễn lục-soát mấy xách
đồ dùng và rà khắp người của tôi, xong
bảo tôi ngồi chờ ở pḥng-khách, rồi kéo nhau vào
pḥng trong, chắc là pḥng-ăn.
Tôi
nghe một tên từ Hà-Nội vào nói với tên làm Trưởng
ở đây là phải chở tôi đi bằng máy-bay v́
sợ nếu đi đường bộ th́ có thể có
“Mỹ+Ngụy” giải-cứu dọc đường.
Tôi
nh́n lên tường th́ thấy, ngoài các khẩu-hiệu
thông-thường, có một hàng chữ:
“WELCOME
COME TO VIETNAM!” (dư một chữ “come”)
ĐẾN
giờ phi-cơ cất cánh, tôi được chở
đến nhà-ga, và cũng lại bị khám-soát, song không
phải là sờ tay hoặc rà bằng cái dùi-cui chạy
pin nghe kêu tè-tè như xưa, mà là đi ngang qua một
hệ-thống màn ảnh mới được CSVN
thiết-lập sau này, văn-minh như ở các nước
Tự-Do.
Máy-bay
là một phương-tiện di-chuyển đang c̣n
hiếm-quư; hành-khách đa-số là cán-bộ CSVN cấp
cao, cùng với một số Cố-Vấn Liên-Xô hoặc
các nước khác mà họ gọi là chuyên-gia.
Tất
cả đều bị viên Trưởng Công-An phi-trường
chận lại, để hai cán-bộ của Bộ
Nội-Vụ đưa tôi lên trước, như đă
kể trên.
KHI
máy-bay đáp xuống sân bay Gia-Lâm, Hà-Nội, tất
cả hành-khách đều vẫn ngồi yên. Hai viên Công-An
giải tôi nói ǵ với ả tiếp-viên, ả này la to:
– Uả, các cô+bác xuống tàu đi
chứ!
Khi đó họ mới đứng lên.
Có tiếng một người trả lời:
– Tưởng là chờ “Đoàn”
xuống trước đă chứ!
Th́ ra họ tưởng tôi và hai
hộ-tống-viên là một Phái-Đoàn (CSVN gọi
tắt là Đoàn) ở cấp rất cao.
(Chi-tiết chuyến bay này đă
được kể lại qua bài thơ “Hà Nội”
trong tập thơ “Cơn
Ác-Mộng” của Thanh-Thanh,
do Xây Dựng
xuất-bản, 1998).
Trong pḥng khách chờ tại nhà-ga sân
bay Hà-Nội, tôi thấy có ghi một hàng chữ lớn:
WAI TING ROOM
(chữ waiting viết rời thành hai chữ).
Tôi xin đi tiểu th́ được dẫn đến pḥng vệ-sinh nam. Trên cửa pḥng này có ghi:
MAN
Tôi nh́n về phía pḥng vệ-sinh nữ th́ thấy có ghi:
WOMAN
MỘT hôm, có dịp được
cho đóng vai thường-dân đi xem “Thủ Đô”,
t́nh-cờ gặp một đại-sứ CSVN từ Phi-Luật-Tân
trở về công-tác tại Bộ Ngoại-Giao, tôi đă
nhắc đến mấy bảng chữ Anh ghi trên và
giải-thích thêm cách dùng.
ĐẾN ngày 20-4-1982, tôi rời
khỏi Trại “Thanh-Liệt”, thuộc Bộ
Nội-Vụ CSVN, để về Đà-Nẵng, cũng
bằng máy-bay, tôi để ư thấy các bảng
tiếng Anh tại phi-trường Gia-Lâm đă được
chỉnh lại, theo lời gợi ư của tôi, như
sau:
WAITING ROOM (waiting viết liền thành
một chữ)
GENTLEMEN thay cho MAN
LADIES thay cho WOMAN
Vào đến phi trường Đà-Nẵng
tôi không được đưa trở lại
trụ-sở Công-An Sân Bay nên không biết rơ chữ COME
viết thừa đă được bỏ bớt hay chưa,
hay vẫn c̣n là:
WELCOME COME TO VIETNAM!