ĐỨA NH̀

 

 

 

Các bạn đến thăm tôi

thường hỏi từng đứa con: tên ǵ? thứ mấy?

(nhưng ra khỏi cửa đă quên rồi!

Tôi không trách ǵ việc ấy,

v́ cái tên là chuyện phụ mà thôi).

 

Vậy th́ chúng ta gọi chúng: đứa đầu, đứa nh́

cho dễ nhớ

(Có ai ghét ǵ cái tuổi thơ-nhi

mà nỡ ngăn tôi... nói về bọn nớ?)

 

Đứa đầu quá đỗi vô-tư:

có bánh kẹo th́ hôn, th́ dạ;

bảo đánh em, nó cũng ừ!

Đứa nh́ khác hẳn đứa đầu:

biết dữ, biết lành, biết quen, biết lạ

(bởi thế cho nên sớm biết sầu!)

 

Một hôm, chị nó đi xa vắng

(đến mấy ngày sau mới trở về)

nó chơi thui-thủi ngoài hiên vắng,

không nói, nhưng mà đêm nói mê:

“chị đi mô, lâu dữ rứa?

mần em nhớ mấy bữa ni!”

Thoạt nghe, tôi cũng cười ph́

nhưng bỗng nghẹn ngang mi ḍng lệ ứa.

 

Nào tôi có dạy đứa nh́

phải biết thương-yêu, trông-chờ, tưởng-nhớ?

Tính đa-sầu mẹ nó có truyền-di,

mà nó sớm mềm ḷng thế nớ?

 

Đứa đầu về

lại lấn hiếp em như xưa tê

nhưng nó (đứa nh́) vẫn không đổi tánh:

cũng giận hờn nhưng vẫn đeo sát cánh.

 

Nhiều đêm nằm thức gác tay

nghĩ thương nhân-thế đọa-đày:

t́nh-cảm sâu dày, nhân-thế lụy!

Ai chẳng muốn vô-tâm như đứa chị?

nhưng đời có khổ đau

đời mới giàu ư-vị

nhờ cả đứa đầu, nhờ cả đứa sau:

mỗi người bổ-túc cho nhau!

 

Nhưng tôi vẫn thấy không đành

t́nh-cảm có trao mà chẳng nhận:

những đứa nh́ trong khắp mọi gia-đ́nh

thua-thiệt cùng chung số-phận

− Thế mà cha+mẹ có công-minh?

 

                                THANH-THANH