CẢI-MỆNH CHỮ VIẾT

Bước 5:

Chữ viết không dấu

Tóm-tắt đề-nghị cải-mệnh chữ viết Quốc-Ngữ [Việt-Nam] tiếp theo 4 Bước vừa phổ-biến xong, tiến đến Bước 5, ta có thí-dụ:

 

                Trăm năm trong cõi người ta

                Trawm nawm trong coif nguowil ta

        Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau

        Chuwf tail, chuwf meenhj kheos lal ghets nhau

                Trải qua một cuộc bể dâu

                Traiq qa mootj cuoocj beeq zaau

        Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

        Nhuwngf dieeul troong thaays mal dau downs longl

 

Giải-Thích:

 

1/ Vẫn giữ mẫu-tự-ghép [phụ-âm-ghép]tr” để ghi-âm âm-ghéptr” (phát-âm là “trơ”) trong chữ “trăm=trawm” cũng như trong chữ “trải=traiq”, vì đó là một âm đặc-biệt của Việt-Nam, cần để nguyên như thế cho người ngoại-quốc dễ nhận ra mà đọc [phát-âm] chữ Việt-Nam cho đúng âm.

2/ Vẫn giữ mẫu-tự-ghép [phụ-âm-ghép]ng” để ghi-âm âm-ghépng” (phát-âm là “ngơ”) trong chữ “người=nguowil”, vì lẽ như trên.

3/ Vẫn giữ mẫu-tự-ghép [phụ-âm-ghép]ch” để ghi-âm âm-ghépch” (phát-âm là “chơ”) trong chữ “chữ=chuwf”, vì lẽ như trên. Vả lại người ngoại-quốc đã quen phát-âm “ch” với chữ “cha-cha-cha”.

4/ Vẫn giữ mẫu-tự-ghép [phụ-âm-ghép]kh” để ghi-âm âm-ghépkh” (phát-âm là “khơ”) trong chữ “khéo=kheos”, vì lẽ như trên. Ta đã có: “Kha-Luân-Bố”, “Khe”, “Khi”, “Khánh-Hòa”, Liên-Khương [Liên-Khàng]”, v.v…; nếu bỏ mẫu-tự “h” trong “kh” để viết “Ka-Luân-Bố”, “Ke”, “Ki”, “Kánh-Hòa”, “Liên-Kương [Liên-Kàng]”, v.v… thì chúng sẽ bị phát-âm sai ngay.

5/ Vẫn giữ mẫu-tự-ghép [phụ-âm-ghép]gh” để ghi-âm âm-ghépgh” (phát-âm là “”) trong chữ “ghét=ghets”, vì lẽ như trên. Hơn nữa, nó chỉ áp-dụng trước các mẫu-tự “e” và “i”; thí-dụ “ghen” mà viết thành “gen” thì bị phát-âm là “jen”, “ghi” mà viết thành “gi” thì bị phát-âm là “ji”.

6/ Vẫn giữ mẫu-tự-ghép [phụ-âm-ghép]nh” để ghi-âm âm-ghépnh” (phát-âm là “nhơ”) trong chữ “những=nhuwngf”, vì lẽ như trên. Ta đã có “Nha-Trang”, “Tân-Sơn-Nhất”, “nhan-nhản”, “nhức-nhối”, “nhứt óc”, v.v… mà nếu không có mẫu-tự “h” thì chúng trở thành “Na-Trang”, “Tân-Sơn-Nất”, “nan-nản”, “nức-nối”, “nứt óc”, v.v…

 

(còn nữa)

   LÊ XUÂN NHUẬN

Bút Luận