KẾ-HOẠCH CNH-SÁT-HÓA

 

 

TÔI không biết rõ người nào đã dùng hậu-trí-từ (tiếp-vĩ-ngữ) "Hóa" mà thêm vào từ "Cảnh-Sát" để có được từ-ngữ "Cảnh-Sát-Hóa", nhưng tôi thán-phục người ấy vô cùng.  Tôi tin là người ấy đã nắm bắt được ý-nghĩa và mục-đích chiến-lược sâu-sắc của cái kế-hoạch tối-hậu kia, nên mới bạo-dạn dùng từ như thế, chứ không thì chắc chẳng có ai khác dám dùng từ-đoạn "Kế-Hoạch Cảnh-Sát-Hóa" để dịch từ-đoạn tiếng Anh mà trong đó không có gì là "Hóa" cả: "The Police Plan".

 

"Cảnh-Sát-Hóa" là một kế-hoạch đặc-biệt mà Hoa-Kỳ hiến cho Việt-Nam Cộng-Hòa để làm quốc-sách tồn-sinh, nhưng các nhà lĩnh-đạo của cả hai nền Đệ-Nhất lẫn Đệ-Nhị Cộng-Hòa (Tổng-Thống, Cố-Vấn Chính-Trị của Tổng-Thống, Hội-Đồng An-Ninh & Tình-Báo Quốc-Gia, Tổng-Giám-Đốc Cảnh-Sát & Công-An, Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia, v.v...) đều đã bỏ qua.

 

Không ai ở cấp Trung-Ương nghiên-cứu để rút tỉa ra giá-trị sách-lược của nó, đặt nó vào đúng bối-cảnh lịch-sử của Đất Nước mình.

 

Trong thời-gian tôi bị giam tại Trại Thanh-Liệt,  thuộc Huyện Thanh-Trì, Hà-Nội, năm 1981-82, tôi đã có thì-giờ và hoàn-cảnh ôn lại trong đầu những vấn-đề mà tôi cho là trọng-đại, liên-quan đến tình-hình và vận-mệnh Quốc+Dân, đã, vẫn, và sẽ còn bỏng rát trong tâm-hồn tôi, trong đó có kế-hoạch "Cảnh-Sát-Hóa" nói trên.


Thời-gian tạm-trú ở Sài-Gòn để chờ xuất-cảnh qua Mỹ theo diện HO, tôi đã nhắn gặp một số cựu cộng-sự-viên; nhưng vì hoàn-cảnh nên chỉ gặp được hai người, là thiếu-tá Nguyễn Văn Độ41 và thiếu-tá Tạ Văn Qườn.

______

41 Xem Mục "Pleiku, Tết Mậu-Thân" trong sách này.


 

(TÔI đã chọn Độ phụ-tá cho tôi từ hồi còn ở Buôn Ma-Thuột.  Thấy anh xứng-đáng nên tôi đề-bạt cho anh về làm Chánh Sở Đặc-Cảnh Tỉnh Khánh-Hòa.  Ở đây, Độ đã sắp-xếp để tôi được mời đến dự một bữa tiệc mừng sinh-nhật của giám-mục Nguyễn Văn Thuận, hầu mở đường cho anh ra ứng-cử Dân-Biểu; vì muốn được phiếu của cử-tri Ky-Tô-Giáo thì phải được Thuận đỡ đầu, mà xin nghỉ việc thì phải được sự chấp-thuận của tôi.

Khi "cải-tạo" về, Độ đã tìm ra Nha-Trang lén-lút thăm tôi, mặc dù nghe đồn tôi là "đại-tá, Giám-Đốc Công-An (VC) Liên-Khu V", và anh bị bệnh líu-lưỡi go-gân và rất sợ bị cựu-can Việt-Cộng sở-tại trả thù.

 

QUỜN thì thuộc lớp sĩ-quan có học-lực cao, vì ra trường sau nên tuy cấp-bậc lớn hơn mà vẫn ở dưới quyền của đại-úy Nguyễn Thương.  Khi tôi đưa Quờn lên làm Chánh-Sở thay Thương, tôi muốn để Thương tiếp-tục ở lại Tỉnh-nhà Pleiku, phần vì Thương nắm rất vững tình-hình địa-phương, phần vì không muốn xáo-trộn nơi-ăn chốn-ở của một viên-chức hữu-công.  Nhưng tôi vẫn ngại có cấn-cái gì giữa hai người chăng, như ở nơi khác vẫn thường xảy ra.

Quờn đã thông-cảm, đối-xử tế-nhị với Thương.

Và suốt nhiều năm hai người hợp-tác chân-thành với nhau, nên tôi an-tâm và rất bằng lòng về anh).

 

TÔI ôn với họ một số vấn-đề, trong đó có cái kế-hoạch mà tôi đã từng nhiều lần nêu lên với họ trước kia, nhưng có lẽ vì không thấy Trung-Ương đề-cập nên họ cũng không quan-tâm gì nhiều, một cái kế-hoạch mà tôi cho là "Quốc-Sách" -- dù là một Quốc-Sách hụt -- bị phá như phá một bào-thai hoang.

 

 

Kế-Hoạch Cảnh-Sát-Hóa

 

 

A/  LÝ-THUYẾT:

 

1/  TÌNH-HÌNH:

 

11)  Cứ theo Hiệp-Định Geneva 1954 thì ai cũng mong, sau khi đình-chiến, Cộng-Sản Việt-Nam rút hết người của chúng từ Miền Nam ra Miền Bắc.  Nhưng trên thực-tế thì là trái lại.

Tuy nhiên, dù người của chúng không còn ở lại, thì cái chủ-nghĩa của chúng vẫn còn ở lại, vì Đảng Cộng-Sản Việt-Nam đã ra đời và có mặt từ Bắc chí Nam từ thập-niên 1930; và tinh-thần "chống ngoại-xâm, giành độc-lập" trong cuộc "kháng-chiến" của toàn-dân mà Việt-Cộng cướp quyền lãnh-đạo, vẫn tiềm-tàng trong dân-nhân Miền Nam.  Khi có một số người Miền Nam muốn áp-dụng chủ-nghĩa cộng-sản, hoặc muốn chống-Pháp (vì Pháp, trong giai-đoạn đầu, vẫn còn hiện-diện ở Miền Nam), hoặc muốn chống-Mỹ (vì tưởng Mỹ cũng là ngoại-quốc xâm-lăng), mà nổi lên chống lại Chính-Quyền Quốc-Gia (mà Việt-Cộng tuyên-truyền là tay-sai của ngoại-bang), thì đó là nội-loạn. 

Và khi nội-loạn biến thành đối-đầu quân-sự thì đó là nội-chiến (chiến-tranh dân-sự: civil war).


        12)  Nhờ Hiệp-Định Geneva 1954, Cộng-Sản Việt-Nam hoàn-toàn làm chủ Miền Bắc. 

        Chúng vẫn chủ-trương thống-nhất Đất Nước (bằng cách chiếm luôn Miền Nam).       

        Điều này đã được xác-quyết trong Hiệp-Định ấy, dù trên giấy-tờ có ghi phương-thức thực-hiện là một cuộc "tổng-tuyển-cử". 

        Nếu không có cuộc "tổng-tuyển-cử" ấy (mà kết-quả phải là thắng-lợi của Cộng-Sản Việt-Nam), thì Miền Bắc sẽ dùng các biện-pháp khác, kể cả đưa quân vào, để xâm-chiếm Miền Nam. 

        Trong trường-hợp đó, nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa là nước ngoại-xâm đối với nước Việt-Nam Cộng-Hòa; cho nên phương-thức tự-vệ của Miền Nam Tự-Do là kháng-chiến chống Cộng-Sản Bắc-Việt xâm-lăng.

13)  Vì Việt-Nam Cộng-Hòa còn non+yếu, nên phải nhờ, và đã được, Thế-Giới Tự-Do hậu-thuẫn, để Dựng Nước và Giữ Nước. 

Quốc-gia giúp-đỡ Việt-Nam Cộng-Hòa nhiều nhất là Hoa-Kỳ.

14)  Trong chủ-đích thể-hiện và duy-trì một Chính-Quyền Tự-Do & Dân-Chủ tại Miền Nam Việt-Nam, ngoài việc thành-lập một Quân-Lực hùng-mạnh, còn phải xây-dựng một Cảnh-Lực hữu-hiệu cho Việt-Nam Cộng-Hòa.

 

2/  NHIỆM-VỤ:

 

Thực-hiện một Lực-Lượng Cảnh-Sát Quốc-Gia lý-tưởng cho VNCH, với nhiệm-vụ chủ-yếu là chống Cộng (cả nội-phát lẫn ngoại-nhập).

 

3/  TỔ-CHỨC:

 

31)  THÀNH-PHẦN THAM-DỰ:

 

Trực-tiếp:

Cảnh-Sát Quốc-Gia (Công-An và Cảnh-Sát).

Gián-tiếp:

Công-Tố, Cải-Huấn, Giáo-Dục, Thông-Tin, Bưu-Điện, Viễn-Thông, Vận-Tải, Quan-Thuế, Ngân-Hàng, Kiểm-Lâm, Cứu-Hỏa, Cứu-Thương, Ngoại-Thương, Ngoại-Giao, Tình-Báo Hải-Ngoại, Quân-Báo, Quân-Cụ, Pháp-Y, v.v...

Yểm-trợ:

Bình-thường là "Vệ-Binh Quốc-Gia" hoặc "Cộng-Hòa Vệ-Binh" (Bảo-An/Địa-Phương-Quân, v.v...); bất-thường là Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa.

 

32)  PHƯƠNG-THỨC HOẠT-ĐỘNG:

 

321-  Phối-hợp tình-báo.

322-  Phối-hợp hành-quân.

 

4/  ĐIỀU-HÀNH:

 

41)  Hàng dọc:

Tính theo lĩnh-thổ hành-chính, từ Trung-Ương (Tổng-Thống/Thủ-Tướng) xuống Vùng (Đại-Biểu Chính-Phủ/Tư-Lệnh Quân-Khu), Tỉnh/Thị (Tỉnh/Thị-Trưởng), Quận (Quận-Trưởng), Xã (Xã-Trưởng).

 

42)  Hàng ngang:

Tổng-Thống/Thủ-Tướng với Ủy-Ban Điều-Hợp Liên-Bộ do Tổng-Giám-Đốc/Tư-Lệnh Cảnh-Sát Quốc-Gia làm Tổng-Thư-Ký bên cạnh Trung-Tâm Thường-Trực Trung-Ương; cứ thế, xuống Đại-Biểu Chính-Phủ/Tư-Lệnh Quân-Khu, Tỉnh/Thị-Trưởng, Quận-Trưởng, Xã-Trưởng, với Ủy-Ban Điều-Hợp liên-Ngành do Tư-Lệnh/Chỉ-Huy Cảnh-Lực trực-thuộc làm Tổng-Thư-Ký bên cạnh Trung-Tâm Thường-Trực địa-phương.

 

5/  QUAN-NIỆM TỔNG-QUÁT:

 

51)  ĐỐI-PHƯƠNG:

 

511-  Đối-tượng:

 

Cộng-Sản (Việt-Nam và ngoại-quốc) hoạt-động bên trong hoặc nhắm vào lĩnh-thổ Việt-Nam Cộng-Hòa.

 

512-  Tính-chất tội-phạm:

 

Mọi hoạt-động cuả đối-phương đều là bất-hợp-pháp  (Bất-cứ một tên Việt-Cộng nào cũng đã phạm phải ít nhất là một tội-danh hình-sự sau đây, tỷ như):


Man-khai lý-lịch; giả-mạo công-chứng-thư/sử-dụng công-chứng-thư giả-mạo; gian-nhân hiệp-đảng; chế-tạo/thủ-đắc/oa-trữ/vận-chuyển/sử-dụng vũ-khí bất-hợp-pháp; cưỡng-thu tài-vật; xâm-phạm/phá-hoại công/tư-sản; cướp của; tống tiền; đốt nhà; bắt cóc; bắt/giam người bất-hợp-pháp; hăm-dọa; khủng-bố; tra-khảo/bạo-hành; phá rối trật-tự công-cộng; tấn-công nhân-viên công-lực đương-hành phận-sự; dụ-dỗ vị-thành-niên bỏ nhà đi hoang; xâm-nhập gia-cư bất-hợp-pháp; xâm-nhập biên-giới/hải-phận, nhập-cảnh bất-hợp-pháp; vi-phạm luật di-trú; đào-ngũ/tán-trợ đào-binh; bất-tuân lệnh nhập-ngũ/tán-trợ bất-phục-tùng; trốn tù; cố-ý đả-thương; sát-nhân/cố-sát; giết tù-binh; tàn-sát tập-thể; diệt-chủng; phạm tội ác chiến-tranh/chống nhân-loại; v.v... là những tội-phạm phải bị trừng-trị tại mọi quốc-gia.

 

52)  CẢNH-LỰC QUỐC-GIA (nói chung):

 

521-  Thẩm-quyền pháp-lý:

 

TRƯỞNG Ty CSQG (Chỉ-Huy Cảnh-Lực); các Thẩm-Phán Công-Tố (Biện-Lý/Chưởng-Lý), Thẩm-Lý (Chính-Án/Chính-Thẩm), Dự-Thẩm/Phụ-Thẩm; Luật-Sư, v.v... đều đã tốt-nghiệp đại-học Luật-Khoa từ các trường mà giá-trị bằng-cấp được Thế-Giới Tự-Do công-nhận.

Trưởng Ty CSQG/Chỉ-Huy Cảnh-Lực là Hội-Viên Hội Trưởng Ty Cảnh-Sát (Chief of Police) Hoa-Kỳ.

Trưởng Ty CSQG/Chỉ-Huy Cảnh-Lực (và Trưởng Ngành Tình-Báo của Cảnh-Lực, tức Ngành Đặc-Cảnh) là viên-chức hữu-thệ, có tư-cách Tư-Pháp Cảnh-Lại, Phụ-Tá Công-Tố-Viên.

Trưởng Ty CSQG/Chỉ-Huy Cảnh-Lực (và Trưởng các Ngành Đặc-Cảnh & Hình-Cảnh) là thành-viên Chi-Nhánh Việt-Nam của Tổ-Chức Cảnh-Sát Quốc-Tế (InterPol).

 

THẨM-PHÁN (các Ngành, các cấp kể trên) là Hội-Viên Hội Thẩm-Phán Dân-Sự42 Quốc-Tế.

______

42 Không phải hộ-sự. Dân-sự là dân-chính (khác với  quân-sự), vì chính-quyền dân-sự là thể-chế lý-tưởng tại các nước Tự-Do.


 

LUẬT-SƯ (và các Thẩm-Phán kể trên, cũng) là Hội-Viên Hội Luật-Gia Quốc-Tế.

 

Các nhân-vật kể trên đều có tư-cách pháp-lý quốc-tế để chiếu nhiệm-vụ ký các lệnh tầm-nã/tạm-giam/tống-giam/khám-soát/tịch-thu; để thi-hành các lệnh tầm-nã; để yêu-cầu và thi-hành việc dẫn-độ; để xét xử các phần-tử bị bắt; cũng như để biện-hộ cho các bị-can...

Các lệnh tầm-nã đều có giá-trị quốc-tế, có hiệu-lực đối với mọi quốc-gia thành-viên InterPol.

 

522-  Lực-lượng vũ-trang:

 

Cảnh-Sát Chiến-Đấu gồm có Cảnh-Sát Dã-Chiến (Bộ-Cảnh), Giang-Cảnh, Sơn-Cảnh, Biên-Cảnh, Kỵ-Cảnh, Pháo-Cảnh, Không-Cảnh, Hải-Cảnh, v.v...

Nó thay-thế cho Vệ-Binh Quốc-Gia/Cộng-Hòa Vệ-Binh (nếu không có sẵn các lực-lượng ấy), là một lực-lượng vũ-trang, nhưng không phải là Quân-Lực, vì nó thuộc Bộ Nội-Trị, không phải Quốc-Phòng.  Tùy theo tình-hình địa-phương mà nó có những đơn-vị chiến-đấu thích-hợp; thí-dụ có nhiều sông-rạch thì cần Giang-Cảnh, có nhiều rừng-núi thì cần Sơn-Cảnh, ở sát biên-giới thì cần Biên-Cảnh (Biên-Phòng), ở sát duyên-hải thì cần Duyên-Cảnh (Duyên-Phòng), v.v...  Đương-nhiên phải có Không-Cảnh, ít nhất là những phi-cơ quan-sát & hướng-dẫn trên không; Kỵ-Cảnh, là xe thiết-giáp; Pháo-Cảnh, là súng thần-công; v.v...

 

523-  Tiến-trình hoạt-động:

 

LOẠI-TRỪ Việt-Cộng, như là những kẻ phạm tội hình-sự, bắt đầu từ một cá-nhân, lên đến một tập-thể nhỏ, rồi tổ-chức lớn, là một tiến-trình đồng-bộ nhịp-nhàng.

 


CƠ-QUAN Tình-Báo (và Phản-Gián) thu-thập tin-tức, tài-liệu, liên-quan đến từng cá-nhân cán-bộ/đảng-viên/cơ-sởViệt-Cộng; nếu gặp thì bắt; nếu không thì cơ-quan Tình-Báo (cũng có tư-cách Cảnh-Sát Tư-Pháp) tự mình (hoặc chuyển hồ-sơ qua Công-Tố-Viện để nơi đây) ban-hành lệnh tầm-nã, với các tội-danh hình-sự nêu trên.

 

VIỆT-CỘNG bị bắt sẽ được Pháp-Viện dân-sự phổ-thông xét xử, như những nghi-can hình-sự thông-thường.

Như thế, chúng không phải là tù-nhân chính-trị; Chính-Quyền không bị mang tiếng đàn-áp đối-lập chính-trị.

Tiền-án hình-sự sẽ ngăn-trở chúng trong các hoạt-động chính-trị (ứng-cử, lập Hội, v.v...) sau khi đã mãn hạn tù.

NẾU kẻ phạm-pháp mà được vũ-trang quá mạnh thì Cảnh-Lực nhờ đến Vệ-Binh Quốc-Gia/Cộng-Hòa Vệ-Binh, nếu có.  Nếu sự chống-cự của kẻ phạm-pháp có mức-độ hoặc cường-độ của một cuộc giao-tranh quân-sự, biến thành nội-chiến, thì lực-lượng áp-pháp vũ-trang (với danh-xưng Cảnh-Sát Chiến-Đấu) sẽ được tăng-cường và yểm-trợ bằng các đơn-vị quân-lực chính-quy (nhưng dưới danh-nghĩa phụ-lực Cảnh-Lực trong lúc hành-quân).

 

Trong giai-đoạn đầu, tình-hình chưa căng, chỉ cần biệt-phái qua Cảnh-Lực một số đơn-vị của các Quân/Binh-Chủng, tùy theo tình-hình địa-phương, để thành-lập tối-thiểu tại mỗi Tỉnh một Tỉnh-Đoàn Cảnh-Sát Chiến-Đấu; nó là lực-lượng quân-sự thật-sự nhưng mang danh-nghĩa Cảnh-Lực (Ấy là lý-do tại sao Trưởng-Ty CSQG mang cấp-hiệu hai bông cúc-bạc: trung-tá, để dễ đứng trên thiếu-tá là Trưởng Tỉnh-Đoàn -- hẳn là thiếu-tá bên Quân-Lực qua --, và không phải là mai-bạc để tỏ rằng mình không phải quân-nhân, mà là cảnh-nhân).

 

ĐÓ là hình-ảnh ban đầu.  Về sau, nếu cần, lực-lượng Cảnh-Sát Chiến-Đấu sẽ lớn mạnh hơn, một thứ Quân-Lực  mà-không-bị-gọi-là Quân-Lực, đứng ra đánh dẹp quân thù ngay trong nước mình, với một ưu-điểm có sẵn (Đặc-Cảnh) là có tai+mắt đều khắp ngõ hẻm hang cùng (chứ không co cụm bên trong trại/đồn).


KHI tình-hình căng, thì hoặc thêm nhiều đơn-vị quân-sự được biệt-phái qua Cảnh-Sát Chiến-Đấu, hoặc vẫn cứ là lực-lượng quân-sự nhưng được Tỉnh-Trưởng, hoặc cao hơn là Đại-Biểu Chính-Phủ (đó là lý-do tại sao các tướng Tư-Lệnh Vùng thay-thế và kiêm-nhiệm Đại-Biểu Chính-Phủ), đại-diện Tổng-Thống, triệu-dụng phối-hợp yểm-trợ cho các hoạt-động của phía Áp-Pháp (Cảnh-Sát Quốc-Gia).

 

(Về mặt chỉ-huy, liên-lạc, yểm-trợ, tiếp-vận, tiếp-viện: ta lấy thí-dụ Lực-Lượng Đặc-Biệt đóng dọc biên-giới, và cả các đồn Dân-Sự Chiến-Đấu người Thượng rải-rác ở trên Cao-Nguyên, đã hoạt-động được hữu-hiệu, đâu cần phải thuộc một đại-đơn-vị với nhau, đâu cần phải là Quân-Lực chính-quy; huống gì Cảnh-Sát Chiến-Đấu thì ở Tỉnh nào, Vùng nào bên cạnh cũng đã có sẵn Tiểu-Khu, Quân-Khu).

 

NẾU không bắt được nghi-can, thì lệnh tầm-nã được gửi đi khắp các nơi, nhất là các nước lân-bang (thí-dụ: Miên, Lào, v.v...), nếu chúng đã ra ngoại-biên.

Theo Kế-Hoạch "Cảnh-Sát-Hóa" thì các nước ấy cũng là hội-viên của InterPol, nên họ cũng có nhiệm-vụ thi-hành.

Nếu kẻ phạm-pháp sử-dụng lĩnh-thổ của nước nào khác, thì Cảnh-Lực nước ấy có nhiệm-vụ bắt giữ và dẫn-độ đương-nhân về nước ta.  Nếu cần thì ta phái Cảnh-Sát Hình-Sự đến phối-hợp với họ mà lùng bắt mang chúng về.

Nếu kẻ phạm-pháp có lực-lượng vũ-trang trên lĩnh-thổ lân-bang, và nếu Cảnh-Sát Chiến-Đấu của nước ấy cần, thì Cảnh-Sát Chiến-Đấu của nước ta được quyền hành-quân xuyên-ranh qua phối-hợp tiễu-trừ gian-phi.  Nếu cần, lực-lượng quân-sự chính-quy của ta sẽ theo yểm-trợ/tiếp-lực Cảnh-Sát Chiến-Đấu.

 

CẢNH-SÁT Chiến-Đấu hoạt-động trong nước tức là tảo-thanh thổ-phỉ, bình-định tặc-loạn, duy-trì an-ninh -- việc làm nội-bộ của một quốc-gia có đủ chủ-quyền.


Khi qua nước ngoài, Cảnh-Sát Chiến-Đấu là của Cảnh-Sát Quốc-Tế, truy-kích gian-nhân, không bị xem là xâm-phạm lãnh-thổ lân-bang.

 

THEO quy-ước InterPol thì lực-lượng Cảnh-Sát (Cảnh-Sát Chiến-Đấu) của quốc-gia này được quyền rượt theo can-nhân đến quốc-gia khác, và phối-hợp, yểm-trợ hoặc thay-thế lực-lượng Cảnh-Sát của quốc-gia đó để vô-hiệu-hóa kẻ phạm-pháp nếu chúng đối-đầu vũ-trang.

 

Các cuộc hành-quân Cảnh-Sát (InterPol) xuyên-ranh như thế sẽ không bị xem là chiến-tranh (các cuộc hành-quân của QLVNCH qua Cam-Pu-Chia và Lào vào các năm 1970-71 sau này là hợp về mặt xuyên-ranh, nhưng lại không hợp về mặt xưng-danh.  Sở-dĩ tình-thế khác đi là vì đã không áp-dụng Kế-Hoạch "Cảnh-Sát-Hóa" khiến một số Kế-Hoạch khác cũng bất-thành theo, như nói ở các đoạn sau).

 

HÀNH-QUÂN Cảnh-Sát sẽ đặt đối-phương vào thế đối-nghịch/vi-phạm luật-pháp; và đã phạm-pháp thì không thể xưng chính-nghĩa về mình; do đó, không có vấn-đề bênh-vực/yểm-trợ cho kẻ phạm-pháp, không có vấn-đề quốc-tế can-thiệp ngăn-trở hoạt-động của InterPol, và ta lại được sử-dụng một số phương-tiện mà bên Quân-Lực thì bị cấm dùng.

 

Ngoài ra, Đồng-Minh tránh được vấn-đề tăng/giảm ngân-sách viện-trợ quân-sự thường gây khó-khăn; ngược lại, lại được thuận-lợi vì ít khi bị Quốc-Hội bác bỏ ngân-sách viện-trợ dân-sự (bình-định & phát-triển) cho một Chính-Quyền (lành-mạnh) thân-Hoa-Kỳ/Tây-Phương (Chỉ vì đã bị sa lầy về mặt quân-sự và nội-chính nên Hoa-Kỳ mới kiếm cớ này/nọ để cắt viện-trợ hầu dễ rút ra mà thôi).

 


TÓM lại, với InterPol, lực-lượng vũ-trang tác-chiến (nhân-danh Cảnh-Lực) của Việt-Nam Cộng-Hòa sẽ có mặt trên lãnh-thổ Cam-Bốt và Lào, với thế mạnh hơn, vì ở sát nách Cộng-Sản Bắc-Việt, ở cả trước mũi Cộng-Sản Trung-Hoa.

Như thế, ta sẽ vô-hiệu-hóa được lực-lượng ngoại-xâm, của Cộng-Sản Bắc-Việt, trước khi chúng vào trong lĩnh-thổ ta.

 

INTERPOL quan-trọng và nguy-hại cho cộng-sản quốc-tế đến thế, nên Việt-Cộng mới gọi Hoa-Kỳ (tác-giả của InterPol) là tên "sen-đầm quốc-tế" "sen-đầm" với nghĩa xen lấn, xâm-phạm, can-thiệp vào để cản-trở ý-đồ của Khối cộng-sản Nga+Hoa.

 

6/  VIỄN-ẢNH:

 

61)  Cảnh-Lực Quốc-Gia làm chủ tình-hình an-ninh trên khắp lĩnh-thổ quốc-gia, nhất là các vùng hương+thôn.

62)  Cảnh-Lực Quốc-Gia, với sự phối-hợp/yểm-trợ của Quân-Lực, dưới danh-nghĩa Cảnh-Sát Quốc-Tế (InterPol), vô-hiệu-hóa mọi mưu-toan dấy-loạn trong nước, và xâm-lược xuất-phát trực-tiếp từ Bắc-Việt hoặc gián-tiếp từ Hoa-Cộng và qua Lào, Miên.

63)  Đặc-Cảnh là cơ-quan tình-báo và hành-quân chủ-lực trong Cộng-Đồng Áp-Pháp Quốc-Gia.

 

B/  THỰC-HÀNH:

 

Vì "Cảnh-Sát-Hóa" là một Kế-Hoạch tổng-thể, bao gồm nhiều Kế-Hoạch riêng-lẻ khác (đáng lẽ tuần-tự theo từng giai-đoạn, để cuối-cùng chúng ăn khớp với nhau), mà vì Việt-Nam Cộng-Hòa không chịu thi-hành Kế-Hoạch "Cảnh-Sát-Hóa" tổng-thể, nên các Kế-Hoạch riêng-lẻ của nó đã được thực-hiện một phần mà không theo đúng trình-tự thời-gian.

 

Do đó, tôi phải kể xuôi theo dòng lý-thuyết để quý độc-giả dễ hiểu vấn-đề này hơn.

 

I/  DƯỚI THỜI ĐỆ-NHẤT CỘNG-HÒA (dân-sự):

 

11)  CĂN-BẢN PHÁP-LÝ:

 

111- Việt-Nam Quốc-Gia và Hoa-Kỳ không ký vào Hiệp-Định Geneva 1954, nên tuy chấp-nhận việc tạm qua-phân lĩnh-thổ ở vĩ-tuyến 17, nhưng không bị ràng-buộc bởi điều-khoản "tổng-tuyển-cử" để thống-nhất hai Miền Bắc+Nam.

112- Việt-Nam Quốc-Gia, nhờ Hoa-Kỳ giúp, đã thu-hồi được chủ-quyền quốc-gia từ tay Pháp thực-dân; đã trưng-cầu dân-ý để chấm dứt nền Quân-Chủ và thành-lập nền Cộng-Hòa; đã tổ-chức bầu-cử Quốc-Hội Lập-Hiến để có Hiến-Pháp; đã có Quốc-Hội Lập-Pháp; đã có Bộ Luật Hình-Sự; và đã được Hoa-Kỳ cùng các nước trong Thế-Giới Tự-Do công-nhận và thiết-lập bang-giao.  Văn-bằng đại-học của các Viện Đại-Học VNCH đã được công-nhận có giá-trị tương-đương với văn-bằng đại-học của nước ngoài.

113-  Tổng-Thống Việt-Nam Cộng-Hòa đã ban-hành Dụ số 56-A, ủy-quyền các Tỉnh-Trưởng đại-diện Tổng-Thống trong Tỉnh mình điều-động Quân-Lực lúc cần để tiếp tay Cảnh-Lực duy-trì an-ninh tại địa-phương mình.

114-  Hoa-Kỳ chi-tiêu nhiều triệu đô-la để thành-lập một văn-phòng Chi-Nhánh "Cảnh-Sát Quốc-Tế" (InterPol) tại Tổng-Nha CSCA, cùng tổ-chức lễ ra mắt của Chi-Nhánh ấy, với sự tham-dự của các phái-đoàn InterPol từ hầu hết các nước trong Thế-Giới Tự-Do.

115-  Đồng-thời, họ cũng xuất ra hằng triệu đô-la để giúp thành-lập một Chi-Nhánh "Hội Thẩm-Phán Dân-Sự Quốc-Tế" và một Chi-Nhánh "Hội Luật-Gia Quốc-Tế" cho Việt-Nam Cộng-Hòa, với các văn-phòng và lễ ra mắt quốc-tế tương-tự tại Thủ-Đô Sài-Gòn.

Như thế tức là trên trường quốc-tế InterPol VNCH đã được công-nhận và có quan-hệ trực-tiếp với InterPol các nước ngoài.

 

12)  TỔ-CHỨC VÀ ĐIỀU-HÀNH:

 

121- BÊN NGOÀI CẢNH-LỰC:

 

a/  Vệ-Binh Quốc-Gia/Cộng-Hòa Vệ-Binh chính là tổ-chức "Bảo-An-Đoàn", với Tổng-Nha Bảo-An ở Trung-Ương trực-thuộc Bộ-Trưởng Bộ Nội-Vụ; Nha Bảo-An ở cấp Phần trực-thuộc Đại-Biểu Chính-Phủ; Tỉnh-Đoàn Bảo-An ở cấp Tỉnh trực-thuộc Tỉnh-Trưởng; Đại-Đội Bảo-An ở cấp Quận trực-thuộc Quận-Trưởng; v.v...  Đó là lực-lượng vũ-trang mà không phải là Quân-Lực, tham-gia trấn-áp nội-loạn để yểm-trợ cho các cơ-quan hành-chính thi-hành chính-sách và Cảnh-Lực áp-dụng luật-pháp Quốc-Gia.

 

b/  Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa có Tổng-Tư-Lệnh là Tổng-Thống dân-sự Ngô Đình Diệm; có các Quân-Đoàn/Quân-Khu mà Tư-Lệnh nằm dưới quyền Đại-Biểu Chính-Phủ; có các Tiểu-Khu mà Bộ Chỉ-Huy là Cơ-Quan Quân-Sự Tỉnh, và Chỉ-Huy-Trưởng được liệt ngang hàng một Trưởng-Ty, nằm dưới quyền Tỉnh-Trưởng; v.v...  Đại-Biểu Chính-Phủ và Tỉnh-Trưởng đều là viên-chức dân-sự.

 

c/  Nhưng vì Quân-Lực (nhiệm-vụ đánh giặc bên ngoài) được dùng để đánh các đảng/giáo-phái bên trong, nên vai trò của Bảo-An-Đoàn (và cả của Cảnh-Lực) đã bị lu mờ trong nhiệm-vụ bình-định nội-biên.

 

d/  Liên-Binh Phòng-Vệ Phủ Tổng-Thống là một đơn-vị Cảnh-Sát Chiến-Đấu điển-hình (cứ theo lý-thuyết thì là từ nhiều binh-chủng thiện-chiến mà biệt-phái qua).  Tuy nhiên, lấy Thiết-Cảnh và Pháo-Cảnh làm thí-dụ, đáng lẽ phải là nguyên cả một thiết-đội hay một pháo-đội từ bên Quân-Lực biệt-phái trọn gói qua luôn, chứ không phải là rút về từ nhiều đơn-vị Kỵ-Binh hay Pháo-Binh khác nhau mỗi nơi một/vài người mà mình ưa-thích (vì làm như thế thì khi hữu-sự hành-động của họ sẽ không ăn-khớp với nhau, bởi chưa hề cùng chiến-đấu chung một đội-ngũ với nhau).


Cố Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm lập ra Liên-Binh Phòng-Vệ Phủ Tổng-Thống, có các quân-nhân từ nhiều quân/binh-chủng (Liên-Binh) họp lại với nhau, nhưng chỉ về mặt chính-trị, tỏ ra có lòng trung-thành với ông mà thôi; còn khi ông bị tấn-công thì Thiết-Giáp-Binh trấn-giữ cổng Phủ Tổng-Thống không nổ súng được vào các xe-tăng bao vây, Pháo-Binh Phòng-Không bảo-vệ Dinh Độc-Lập không nổ súng được vào các phi-cơ ném bom!

 

e/  Tổ-chức "Ấp Chiến-Lược", với mục-đích chính là kiểm-soát dân, là một hình-thức Cảnh-Sát Công-An hương+thôn.

 

Nó thoát-thai từ sáng-kiến của Sir Robert Thompson, người Anh.  Lúc làm Tổng-Giám-Đốc An-Ninh tại Mã-Lai, ông đã loại-trừ được Đảng cộng-sản "Mau Mau" tại nước này; về sau ông được mời làm Phụ-Tá cho nhiều đời Tổng-Thống Mỹ để đặc-trách chống du-kích-chiến, kể cả tại Việt-Nam Cộng-Hòa.  Nó cũng dựa vào kinh-nghiệm của Mỹ tại Phi-Luật-Tân trong việc trừ tiệt được Đảng cộng-sản Huks tại nước này.

Người thừa-kế các quốc-sách ấy là thiếu-tướng CIA Edward G. Lansdale, được Hoa-Kỳ biệt-phái qua cố-vấn cho Tổng-Thống Ngô Đình Diệm về Chương-Trình này.  Và vì Diệm quá bận việc, cũng như vì tầm quan-trọng của nó, nên ông giao cho bào-huynh là Ngô Đình Nhu đại-diện mình để làm việc chung với Lansdale.

 

122-  BÊN NGOÀI VIỆT-NAM CỘNG-HÒA:

 

a/  Đã có sẵn các Tổ-Chức: "Liên-Phòng Thái-Bình-Dương" (ANZUS= Australia+New Zealand+United States: Úc+Tân-Tây-Lan+Mỹ) thành-lập từ 1951-52, và "Minh-Ước Liên-Phòng Đông-Nam-Á" (SEATO=Southeast Asia Treaty Organization) thành-lập từ 1954.  Úc và Tân-Tây-Lan tham-gia cả hai Tổ-Chức này.


b/  Đã có nỗ-lực vận-động thành-lập thêm các Tổ-Chức:

1-  "Minh-Ước Liên-Phòng Đông Bắc Á-Châu" (NEATO=Northeast Asia Treaty Organization) gồm có Nhật-Bản, Đài-Loan, và Đại-Hàn, để giảm bớt mức chú-ý của Hoa-Cộng vào Việt-Nam, và lái đẩy hướng phòng-ngự của chúng ra các nước phía Đông (Nhưng vì Nhật-Bản vượt xa Đại-Hàn về mặt kinh-tế nên không chịu đứng chung với Đại-Hàn; Đại-Hàn đòi Nhật bồi-thường chiến-tranh trước khi liên-minh; Đài-Loan bất-mãn vì Pháp, đồng-minh của Mỹ, xé rào công-nhận cộng-sản Trung-Hoa; nên Tổ-Chức này bất-thành).

2- "Minh-Ước Liên-Phòng Mã+Phi+Nam-Dương" (MAPHILINDO=Malaya+Philippines+Indonesia) để vừa bắc cầu giữa Malaysia với Australia, vừa thu hút Liên-Xô và Hoa-Cộng đi ra xa hơn chiến-trường Việt-Nam, làm chúng chới-với, phải giảm nhu-cầu và lượng+độ viện-trợ cho Miền Bắc Việt-Nam (Nhưng vì Mã-Lai rối-rắm do sự bất-đồng giữa người Mã, người Hoa, và với Singapore; Phi yếu kinh-tế; Nam-Dương mắc-míu nội-loạn và chống-đối Mã-Lai vì một phần lĩnh-thổ của mình bị Anh sáp-nhập vào Liên-Bang Mã-Lai-Á, v.v...; nên Tổ-Chức này cũng bất-thành).


3-  "Liên-Bang Đông-Dương" (Việt-Nam+Ai-Lao+ Cao-Miên) để tạo thế mạnh cho ba nước này, nhất là Việt-Nam Cộng-Hòa; dồn ép Cộng-Sản Bắc-Việt vào trong nội-địa của chúng; canh chừng biên-giới phía Nam Trung-Hoa.  Đã có dư-luận Hoa-Kỳ đón nhận cả Pháp lẫn Anh vào cùng giải-quyết vấn-đề chiến-tranh Việt-Nam, liên-quan đến cả ba nước Đông-Dương (cơ-hội cho Pháp trở lại, để thực-hiện một cái gì ngõ hầu vớt-vát uy-tín và quyền-lợi cho mình; và cho Anh để gieo-rắc ảnh-hưởng của mình vào ba quốc-gia mà họ chưa hề có chút hơi-hướm gì ở nơi đây nhưng chủ-đích là để Pháp, vốn quen chiến-trường Đông-Dương, sẽ ra mặt-trận chết thay cho mình; và Anh, vốn thạo vai-trò hòa-giải, sẽ đứng ra làm trung-gian triệu-tập hội-nghị quốc-tế dàn-xếp những cuộc đụng-độ... đã xảy ra rồi! (Nhưng các Hoàng-Thân Cam-Bốt và Lào thì thân với Cựu-Hoàng Bảo-Đại hơn -- phải chăng vì thế mà có chiến-dịch phổ-biến một số bài thơ yêu nước của "thi-sĩ" Bảo-Đại tại Miền Nam Việt-Nam sau vụ VC tấn-công Tết Mậu-Thân? ; và Sihanouk của Miên thì đòi lấy lại Tỉnh Châu-Đốc trước khi nói chuyện liên-minh với VNCH phải chăng vì thế mà Tổng-Thống Ngô Đình Diệm âm-mưu lật đổ Quốc-Trưởng Norodom Sihanouk? ; và Sihanouk cũng muốn trung-lập phải chăng vì thế mà Sihanouk bị tướng Lon Nol lật đổ năm 1970?; và Tổng-Thống Charles de Gaulle của Pháp thì đòi Mỹ giúp vũ-khí nguyên-tử mới chịu dính lại vào chiến-tranh Việt-Nam; nhưng Mỹ chỉ giúp đầu-đạn không có ống-phóng, vì sợ tên đế-quốc ngoan-cố ấy mà mạnh thêm lên thì sẽ đàn-áp các nước châu Phi, thành-viên quan-trọng trong Khối Á+Phi mà Mỹ cần chiếm cảm-tình; nên Pháp chần-chừ; mà Anh thì bị Pháp phá không cho tham-gia Thị-Trường Chung Châu Âu, nên cũng "chờ xem"; nên Tổ-Chức Liên-Minh Đông-Dương cũng bất-thành).

c/  Trong lúc đó, thế-giới đã nghe một số tướng-lĩnh, chính-khách (lập-pháp, hành-pháp), và quan-nhân, công-khai đề-cập đến khả-năng sử-dụng vũ-khí nguyên-tử nhắm vào lục-địa Trung-Hoa, để ngăn chận làn sóng đỏ tràn xuống phương Nam:


(Trước thời Đệ-Nhất Cộng-Hòa:) trong lời tiết-lộ của Hồng-Y Spellman về lập-trường của tổng-thống Truman năm 1946; trong báo-cáo của điệp-viên nội-tuyến Julius Rosenberg ăn cắp bí-mật nguyên-tử của Mỹ gửi cho Liên-Xô vào các năm 1949-50; trong lời hứa của đề-đốc Arthur Radford khi tiếp Paul Ely tại Hoa-Thịnh-Đốn ngày 23-3-1954; trong nỗ-lực của Giáo-Hoàng Pius XII và Hồng-Y Spellman vận-động Mỹ giúp Pháp thả xuống Điện-Biên-Phủ từ 1 đến 6 quả bom nguyên-tử loại nặng 31 ky-lô tấn (là loại nặng gấp 3 lần loại thả xuống Hiroshima của Nhật năm 1945); trong việc Mỹ hứa với Pháp sẽ dùng bom nguyên-tử đối với Hồng-quân tại Điện-Biên-Phủ năm 1954; và

(Trong thời Đệ-Nhị Cộng-Hòa:) trong lời bình-luận của nhà ngoại-giao Anh Sir James Cable về việc Hoa-Kỳ muốn dùng vũ-khí hạt nhân loại nhẹ lúc khởi-đầu chiến-tranh Việt-Nam; trong đề-nghị của Bộ-Trưởng Quốc-Phòng McNamara và Cố-Vấn An-Ninh Quốc-Gia McGeorge Bundy dưới thời tổng-thống Johnson năm 1965; trong việc Mỹ đưa đầu đạn nguyên-tử đến Cam-Ranh năm 1968; trong ý-định cuả Tổng-Thống Nixon dùng bom nguyên-tử tại Việt-Nam năm 1972; v.v...

 

Có người đoán rằng quả bom hạt-nhân đầu tiên phóng vào Hoa-Cộng sẽ xuất-phát từ một vùng hoạt-động của Cảnh-Lực (InterPol) VNCH ở trên đất Lào, vì do yếu-tố bất-ngờ, không ai nghi rằng Cảnh-Lực mà có vũ-khí chiến-lược cấp cao, vả lại ở xa trung-tâm quyền-lực chính-trị và quân-sự nóng hổi mà cả thế-giới dòm chừng là Sài-Gòn.

 

d/  Các Tổ-Chức Liên-Phòng kể trên không thành-hình được (cũng là một phần lý-do tại sao Hoa-Kỳ khởi-thủy đã phải đổ ào quân của mình vào Miền Nam Việt-Nam -- và chung-cuộc đành rút lui dưới thời Đệ-Nhị Cộng-Hòa).

 

123-  BÊN TRONG CẢNH-LỰC:

 

Tổ-Chức

 

THEO tổ-chức cũ từ thời Pháp-thuộc để lại, Cảnh-Sát và Công-An tuy thuộc cùng một Tổng-Nha nhưng ở địa-phương vẫn là hai cơ-quan riêng.  Cơ-quan Cảnh-Sát, thuộc giới sắc-phục (nổi), lo về tội-phạm xã-hội, chỉ ở thành+thị mà thôi.  Công-An, thuộc giới dân-phục (chìm), lo về an-ninh chính-trị (tội-phạm quốc-gia), hoạt-động khắp thành-thị lẫn hương-thôn.


Qua đầu thập-niên 1960, hai bên nhập lại để thành một cơ-quan chung, dưới tên Cảnh-Sát Quốc-Gia.  Tuy nhiên, Công-An (dưới tên Cảnh-Sát Đặc-Biệt: Đặc-Cảnh) mạnh hơn Cảnh-Sát, cả về thực-lực lẫn trọng-tâm công-tác đó là một điểm ưu:

Ở cấp Tỉnh+Thị, là cấp tiêu-biểu về mặt hoạt-động, Cảnh-Sát (nổi) vẫn chỉ ở thành+thị, chỉ về hương+thôn khi có tội-phạm hình-sự xảy ra.

Điều quan-trọng là, ở cả Trung-Ương, cấp Vùng, và cấp Tỉnh+Thị, các bộ-phận phụ-trợ của CSQG vẫn được và tự xem là Đặc-Cảnh (Công-An).

Tại mỗi Vùng và Tỉnh có một bộ-phận Biệt-Kích của Đặc-Cảnh, hoạt-động vũ-trang lưu-động và xuyên-ranh.

Ở cấp Quận, tuy có một Chi CSQG, nhưng Chi CSQG chỉ làm công-tác Đặc-Cảnh.

Ở cấp Xã, mỗi Xã chỉ có một Hội-Viên/Ủy-Viên Cảnh-Sát Xã, nhưng họ chỉ làm công-tác Đặc-Cảnh.

Ở cấp Ấp, nhất là trong mỗi "Ấp Chiến-Lược", "Địa-Điểm Dinh-Điền", "Khu Trù-Mật", đều có tình-báo-viên.

 

Cao-điểm của tổ-chức "Ấp Chiến-Lược" là "Khu Trù-Mật", ở giữa là "Địa-Điểm Dinh-Điền".

Mỗi Dinh-Điền là một Xã/Ấp điển-hình; nhưng thành-phần dân-chúng khác nhau: có nơi thì là "đa-nguyên" (không được thiện-cảm của nhà cầm quyền quê cũ; hoặc bị xem như  thiên về Phong-Kiến, Thực-Dân, hoặc Cộng-Sản); có nơi thì là "nhất-nguyên" (tỷ như đồng-bào Ky-Tô-Giáo di-cư).

Mỗi Khu Trù-Mật là một Xã/Ấp lý-tưởng (so với Dinh-Điền thì có nhiều mặt ưu-việt hơn).

 


AN-NINH hương+thôn đã được chú-trọng tối-đa.  Nhiệm-vụ chính-yếu và duy-nhất của Chi Công-An Quận và Hội-Viên Cảnh-Sát (trong Hội-Đồng Hương-Chính) Xã là dốc toàn-lực tiễu-trừ cộng-tặc, tiếp tay cho Ty Công-An/Phòng CSĐB Tỉnh vói xuống tới các Xóm+Làng.  Chương-trình "Tình-Báo Ấp Chiến-Lược" đã đưa tai+mắt của Chính-Quyền xuống sát các Ấp, Địa-Điểm Dinh-Điền và Khu Trù-Mật tân-lập xa-xôi.

 

DÙ vậy, Công-An Cảnh-Sát, tuy có chống Cộng hữu-hiệu một phần nhờ địch chưa mạnh nhưng cũng đã bị dùng làm công-cụ kìm kẹp đồng-bào, đẩy một số lên bưng-biền, xô một số vào xiềng-gông.           

 

CẢNH-SÁT & Công-An/Cảnh-Sát Quốc-Gia có hệ-thống đẳng-cấp riêng.  Riêng Sắc-Phục có mẫu-thức áo+mũ và cấp-hiệu riêng, đặc-biệt là những hình-tượng lá lúa (tương-đương cấp tá), lá liễu (tương-đương cấp tướng) trong hàng chỉ-huy (Quân-nhân biệt-phái, tăng-cường & yểm-trợ cũng phải phục-sức y như cảnh-nhân, để giữ tính-cách Cảnh-Sát -- tiễu-trừ loạn-tặc, bình-định nội-địa của các cuộc hành-quân).

 

CẢNH-SÁT Chiến-Đấu (Combat Police) đang còn giới-hạn ở cấp "Trấn-Áp Bạo-Động=Đàn-Áp Biểu-Tình" (Riot Control), chưa phải Bộ-Cảnh, và thuộc Cảnh-Sát Sắc-Phục ở Thị+Thành.

 

Huấn-Luyện

 

        LIÊN-BANG Hoa-Kỳ giao cho Viện Đại-Học của Tiểu-Bang Michigan đảm-trách việc cố-vấn và viện-trợ cho VNCH.  Phái-Đoàn của Viện Đại-Học Michigan (gọi tắt là MSU=Michigan State University) gồm có nhiều Ngành; mỗi Ngành lo cho một/một số Bộ của bên Chính-Quyền Việt-Nam Cộng-Hoà.


Trong các môn mà Cảnh-Sát & Công-An VNCH được huấn-luyện trong nước cũng như tại Mã-Lai, Phi-Luật-Tân, nhất là Hoa-Kỳ, có các môn:

Public/International Law (Công-Pháp/Công-Pháp Quốc-Tế), Counter Insurgency (Chống Khuynh-Đảo), Chief of Police (Trưởng-Ty=Lĩnh-Đạo Cảnh-Sát), International Police (Cảnh-Sát Quốc-Tế) tức InterPol.

 

MSU đã để Việt-Nam tự ý lựa chọn viên-chức xuất-cảnh thụ-huấn, và đặt chương-trình của họ vào trong khuôn-khổ "Kế-Hoạch 5 Năm" của Đệ-Nhất Tổng-Thống Việt-Nam Cộng-Hòa.

 

Thế nhưng, qua đầu thập-niên 1960, kiểm-điểm kết-quả "Kế-Hoạch 5 Năm", thì thấy thành-tích khả-quan, nhưng chỉ về mặt ngắn hạn, trong đó Cảnh-Lực không tiến-bộ gì về-lâu về-dài, trở-ngại cho sách-lược chung.

Riêng về cảnh-nhân VNCH, đa-số viên-chức chỉ-huy chỉ lo bám níu chức-vụ, ở lại tại chỗ để chờ hưởng thêm đặc-ân; vì đi du-học nước ngoài tức là gián-đoạn đường dây, trật-hụt cơ-hội thăng-tiến lợi+quyền. 

Phần đông người đi thụ-huấn thì không phải là con cưng; vì không phải là con cưng nên khi học về không có hoàn-cảnh áp-dụng những gì đã học được từ nước ngoài.

 

NGOÀI các môn Cảnh-Sát tổng-quát, từ đầu thập-niên 1960 Hoa-Kỳ huấn-luyện về môn tình-báo chiến-lược cho Đặc-Cảnh (cho cả Tình-Báo Hải-Ngoại lẫn Quân-Báo).

 

Chuyên-gia CIA từ Mỹ bay qua dạy môn của mình xong là về ngay.

 

II/  DƯỚI THỜI ĐỆ-NHỊ CỘNG-HÒA (quân-sự):

 

21)  CHÍNH-QUYỀN VÀ QUÂN-LỰC:

 


a/  Các "Ấp Chiến-Lược" (đúng ra là các Địa-Điểm Dinh-Điền) tự-động giải-tán, vì dân đa-số vốn bị liệt vào thành-phần tàn-dư Phong (Bảo-Đại), Thực (Pháp), Cộng (Việt-Cộng) để đưa đi khỏi bản-quán, nay nhân "Phật-Giáo Tranh-Đấu (lật Diệm) Thành-Công" ai cũng xưng là Phật-Tử để bỏ Dinh-Điền mà trở về quê, Chính-Quyền không thể cản ngăn.  Sau cuộc Cách-Mạng 01-11-1963, tôi đã đích-thân đứng ở ngã-ba Daksong, liên-tiếp nhiều ngày, huy-động nhân-viên chận dân Dinh-Điền từ các Địa-Điểm trong Tỉnh Quảng-Đức, không cho họ lên Buôn Ma-Thuột (là đường trở về Duyên-Hải, Trung-Nguyên); nhưng không ngăn nổi làn sóng hồi-hương.

b/ Bảo-An-Đoàn trở thành Địa-Phương-Quân, thuộc Quân-Lực, thuộc Bộ Quốc-Phòng.  Cảnh-Lực không còn có Vệ-Binh Quốc-Gia hay Cộng-Hòa Vệ-Binh để yểm-trợ mình trong nhiệm-vụ duy-trì an-ninh nội-biên.

c/ Chỉ-Huy-Trưởng Tiểu-Khu, dưới thời Đệ-Nhất Cộng-Hòa vốn là Trưởng Cơ-Quan Quân-Sự, tương-đương Trưởng-Ty, dưới quyền Tỉnh-Trưởng, nay kiêm-nhiệm luôn Tỉnh-Trưởng; lại có thêm một Phó Tỉnh-Trưởng đặc-trách Nội-An; rồi thêm sĩ-quan Quân-Lực qua làm Trưởng Ty CSQG; v.v...

Không ai tự-hỏi: đã không thi-hành Kế-Hoạch "Cảnh-Sát-Hoá", thì một Tiểu-Khu-Trưởng, đánh giặc chưa xuể, còn kiêm hành-chánh làm gì?  Một Tiểu-Khu-Phó, kiêm Phó Tỉnh-Trưởng Nội-An, không lẽ để bớt đánh dẹp giặc Cộng mà thêm chăm lo về các chính-đảng, giáo-hội, đoàn-thể dân-nhân (chính-trị nội-bộ), v.v..., trong lúc Nội-An ở đây đáng lẽ phải có nghĩa là an-ninh nội-địa quốc-gia (đang bị cộng-sản bên trong nổi loạn, bên ngoài xâm-lăng), tức là hành-quân chống cộng, bình-định nội-biên.

Và trong thực-tế thì Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Sát có ra mặt-trận (tác-chiến) gì đâu (trừ dăm trường-hợp tự-phát hoặc bất-khả-kháng) mà cũng phải là sĩ-quan quân-nhân (trong lúc đáng lẽ phải là luật-gia, Trưởng-Ty theo đúng tiêu-chuẩn quốc-tế, InterPol)?


Huống hồ, vào đầu thập-niên 1970, đã có Thông-Tư Liên-Bộ (Nội-Vụ, Tư-Pháp, Quốc-Phòng) về việc phối-hợp dẹp loạn (Quân-Lực hậu-thuẫn Cảnh-Lực) và người chỉ-huy tổng-quát tại trận (Marshal) là Công-Tố-Viên "Biện-Lý, Thẩm-Phán Dân-Sự Quốc-Tế mang băng Quốc-Kỳ biểu-tượng uy-quyền Quốc-Gia.  Như thế, điều-động Quân-Lực yểm-trợ Cảnh-Lực đâu phải chỉ để đàn-áp mấy nhóm đối-lập thời-trang?

 

d/ Vào những năm cuối-cùng, có tổ-chức "Phân Chi-Khu" ra đời, làm một cơ-quan quân-sự (tốn thêm sĩ-quan và hạ-sĩ-quan), để chỉ-huy (đứng lên trên Trung-Đội-Trưởng) trung-đội Nghĩa-Quân của Xã.

Ở các cấp Tỉnh/Quận, thì Tiểu-Khu-Trưởng/Chi-Khu-Trưởng kiêm-nhiệm Tỉnh-Trưởng/Quận-Trưởng, chỉ-huy cả các cơ-quan dân-chính sở-tại; nhưng ở cấp Xã thì Phân Chi-Khu-Trưởng không có quyền đối với Xã-Trưởng (cũng như đối với Trưởng Cuộc CSQG), do đó có sự lủng-củng giữa Phân Chi-Khu-Trưởng và Xã-Trưởng.

Trong một đại-hội Phân Chi-Khu-Trưởng tại Trung-Tâm Huấn-Luyện Hòa Cầm, Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu đã tỏ ý định đưa Phân Chi-Khu-Trưởng qua thay Xã-Trưởng (trong cơ-chế Hội-Đồng Xã do dân bầu lên!)

 

22)  CẢNH-LỰC:

 

221- CẢNH-SÁT QUỐC-GIA:

 

a/ Học-Viện Cảnh-Sát Quốc-Gia được kiện-toàn để huấn-luyện cấp sĩ-quan.

b/ Thanh-niên tốt-nghiệp đại-học được tuyển-mộ để đào-tạo thành cấp chỉ-huy, và có bằng trung-học cho cấp trung-gian, hầu "trí-thức-hóa và trẻ-trung-hóa CSQG".

c/ Sĩ-quan CSQG được đưa đi thụ-huấn Sĩ-Quan Trừ-Bị QL/VNCH tại Trường Bộ-Binh Thủ-Đức.

d/ Viên-chức CSQG được tiếp-tục đưa đi du-học Hoa-Kỳ và các nước khác.

e/ Sau cuộc Cách-Mạng 01-11-1963, đã có chiều-hướng dân-chủ-hóa bằng dân-sự-hóa (Quốc-Trưởng Phan Khắc Sửu, v.v...).


Cấp-hiệu Cảnh-Sát được đổi mới, nhưng vẫn khác với nhà-binh: lá liễu (cấp tướng) và lá lúa (cấp tá) cả trên vai lẫn trên mũ, thay bằng sao bạc tám cánh trên vai với hai nhành thiên-tuế trên mũ (cấp tướng) và cúc bạc mười cánh trên vai với một nhành thiên-tuế trên mũ (cấp tá).  Dụng-ý là để Trưởng-Ty, mang hai cúc bạc, na-ná trung-tá nhà-binh, hầu dễ chỉ-huy thiếu-tá, là Tiểu-Đoàn-Trưởng (dự-tính lúc đầu mỗi Tỉnh có một tiểu-đoàn thiện-chiến từ bên Quân-Lực đưa qua, lấy tên) Cảnh-Sát Chiến-Đấu trong Tỉnh của mình.  Nhưng kế-hoạch ấy bất-thành.

 

f/ Chương Trình "Kiểm Soát Tài Nguyên" (Resources Control) ra đời, chận đường tiếp-tế các nhu-yếu-phẩm từ vùng Quốc-Gia ra vùng đối-phương.

Thực-tế, Việt-Cộng tránh né các Trạm (cả cố-định lẫn di-động) KSTN.  Phố-phường có nhiều ngõ-ngách thông với xóm-làng; không ai kiểm-soát, nhất là ban đêm.

 

g/ Chương-Trình "Giao-Tế Dân-Sự" (Public  Relations=đáng lẽ gọi là "Quan-Hệ Quần-Chúng") ra đời, nhằm tạo thân-tình giữa cơ-quan công-lực với dân-nhân địa-phương.

Đáng lẽ Cảnh-Sát đến với từng nhà, từng người, tìm hiểu, giúp-đỡ; thì lại ngồi ở trụ-sở trong giờ công-sở, chờ có ai đến thì mới trình-diễn duyên-dáng của nữ nhân-viên...

 

h/ Nhân-số Cảnh-Sát càng ngày càng tăng, sau cùng thì đã nhiều gấp gần mười lần hơn, mà đa-số là quân-nhân chuyển ngành.


Đáng lẽ chuyển qua phải là trọn gói những đơn-vị nào mà sẽ chấm dứt hiện-diện sau khi thực-sự chấm dứt chiến-tranh; hoặc những quân-nhân thiện-chiến mà muốn tiếp-tục tác-chiến ở môi-trường mới, chống loại địch mới; hoặc những quân-nhân chuyên-môn ở những ngành/nghề mà Cảnh-Lực cần; thì lại đưa luôn qua cả những phần-tử vừa yếu thể-lực vừa yếu ý-lực cũng như kiến-thức chuyên-môn.  Sĩ-quan đa-số thì chiếu cấp-bậc vốn cao ở bên quân-ngũ mà qua giữ chức-vụ cao, nhiều người chỉ cốt được kéo dài thêm hai năm sau tuổi hồi-hưu.  Binh-sĩ thì qua Cảnh-Lực là thăng lên Trung-Sĩ Nhất, không cần công-trạng hay trình-độ gì.

 

i/  Cảnh-Lực đã được cải-tổ sâu rộng, từ ngày 01-6-1971:  Tổng-Giám-Đốc/Tổng-Nha CSQG, thuộc Bộ Nội-Vụ, trở thành Tư-Lệnh/Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia, ngang hàng Bộ-Trưởng/một Bộ, đứng riêng, thuộc thẳng Thủ-Tướng.  Các cấp điều-khiển địa-phương: Giám-Đốc/Nha Vùng ngang hàng Tổng-Giám-Đốc/một Tổng-Nha, Trưởng-Ty/Ty Tỉnh/Thị là Chỉ-Huy/Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Tỉnh/Thị ngang hàng Giám-Đốc/một Nha không-Sở, Trưởng-Chi/Chi Quận là Chỉ-Huy/Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Quận ngang hàng Trưởng-Ty/một Ty, v.v...

 

Đồng-thời, Cảnh-Lực áp-dụng hệ-thống cấp-bậc và mang cấp-hiệu (sao bạc năm cánh, mai bạc/mai vàng năm cánh...) giống như Quân-Lực (ngoại-trừ cái nền cấp-hiệu màu xanh-lá-cây, và đồng-phục hoa-màu-đất cho Cảnh-Sát Dã-Chiến).  Lúc đầu, Quân-Lực phản-đối, đòi kèm hai tiếng Cảnh-Sát vào trong danh-xưng (thí-dụ: "đại-tá Cảnh-Sát Nguyễn Văn A", thay vì "đại-tá Nguyễn Văn A").  Về sau, quân-nhân qua nhiều nên mới êm xuôi.

 

Nói chung về Cảnh-Sát Quốc-Gia, Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu không dùng Cảnh-Lực để ép người dân cải-đạo theo mình (phải chăng vì thế mà Vatican ghét bỏ và muốn lật ông?) nhưng lại lần-lượt trao cho Tướng+Tá các Quân/Binh-Chủng qua nếm thử mùi, biến nó thành món ăn "chùa"!

(Mỗi người cầm đầu cơ-quan này là một "ông Trời": có thể giáng họa lên đầu mọi người, mà cũng có thể mù mắt vì bị mây che:


Có một Tổng Giám-Đốc rất ghét nữ-nhân-viên, không cho giữ chức chỉ-huy, không cho xuất-ngoại, thậm-chí bắt ra ngồi ngoài hành-lang.  Thế mà có lần ông ký Sự-Vụ-Lệnh cho một số viên-chức đi du-học Hoa-Kỳ, mà người đứng đầu danh-sách là Nguyễn Kim-Anh; đến lúc Nha Nhân-Viên đưa họ vào trình-diện trước khi lên đường, ông mới tím mặt thấy Nguyễn Kim-Anh là một nữ-nhân-viên!

Nhiều tháng đầu năm 1974, Cảnh-Sát Quốc-Gia các nơi không có xăng để chạy xe.  Lý-do: Sắc-Lệnh thành-lập Bộ Tư-Lệnh CSQG, ngang hàng một Bộ, tách ra khỏi Bộ Nội-Vụ, đã không có khoản nói về ngân-sách, nên Bộ Tài-Chánh giữ nguyên ngân-sách CSQG trong ngân-sách chung thuộc Bộ Nội-Vụ.  Bộ Nội-Vụ muốn Bộ Tư-Lệnh CSQG nhường bớt một phần, rồi mới chịu ký chuẩn-chi các khoản chi-tiêu; nhưng đại-diện CSQG nghe thế mà về không dám trình lên Tư-Lệnh, nên Bộ Nội-Vụ không ký chuẩn-chi!)

Riêng về Cảnh-Sát Đặc-Biệt, vì mặc dân-phục thì thường thiếu đi tư-cách viên-chức công-lực, nên lấy thêm thế Sắc-Phục để tăng hiệu-năng cho mình; nhưng các bộ-phận yểm-trợ Công-An ngày xưa ngày nay nhập qua Sắc-Phục thành liên-Khối lớn, tách Ngành Đặc-Cảnh ra riêng, như đã xảy ra, nên làm suy-giảm tiềm-năng chống-Cộng của Ngành An-Ninh & Phản-Gián này của Quốc-Gia.

 

222-  CẢNH-SÁT DÃ-CHIẾN:

 

a/ Cảnh-Sát Chiến-Đấu được đổi tên thành Cảnh-Sát Dã-Chiến (tức là Bộ-Cảnh).

b/ Nhân-viên CSDC được đưa đi thụ-huấn tại Trường Biệt-Động-Quân Dục-Mỹ.

c/ Trung-Tâm Huấn-Luyện CSDC được thành-lập tại Đà-Lạt.

d/ Một số đơn-vị Giang-Cảnh (Fluvial Police) được thành-lập cho một số Tỉnh có bờ-biển hay sông-ngòi.


e/ Thời-gian sau này, ngoài các Biệt-Đoàn hoạt-động tại Đô-Thành & Gia-Định và một số xe thiết-giáp bảo-vệ Ngân-Hàng Quốc-Gia và trụ-sở Bộ Tư-Lệnh của mình, thì tại các Tỉnh chỉ có một Trung-Đội cho mỗi Quận khắp bốn Vùng.

Thật là quá yếu, trong lúc Cảnh-Sát Dã-Chiến đáng lẽ phải là Cảnh-Sát Chiến-Đấu, thay thế vai trò của Bảo-An-Đoàn xưa kia.  Ở đâu mà gặp lúc bị Việt-Cộng tấn-công thì Cảnh-Sát Dã-Chiến cũng anh-dũng phản-công; tuy nhiên, cả chục năm trời mới có mươi vụ đáng ghi, còn thì lâu lâu mới dự một cuộc hành-quân "Phụng-Hoàng", thảng-hoặc yểm-trợ hoạt-động bài-trừ tệ-đoan xã-hội, thỉnh-thoảng giải-tán biểu-tình, hằng ngày chỉ lo phòng-vệ trụ-sở cơ-quan.

 

223-  CẢNH-SÁT ĐẶC-BIỆT (ĐẶC-CẢNH):

 

Tổ-Chức và Điều-Hành:

 

NĂM 1970 là năm cao-điểm, CIA giúp cải-tổ toàn-diện Cảnh-Sát Đặc-Biệt (PSB=Police Special Branch) thành một Ngành (không có Ngành khác cho các bộ-phận Sắc-Phục của Cảnh-Sát Quốc-Gia), có hệ-thống quản-trị và hoạt-động riêng, biệt-lập đối với Cảnh-Sát Sắc-Phục.

Mãi đến 01-06-1971 các bộ-phận Sắc-Phục của Cảnh-Sát Quốc-Gia mới được dựa theo mà cải-tiến về mặt tổ-chức và điều-hành.  Điều đó chứng-tỏ là Đặc-Cảnh được quan-tâm trước tiên.

Trường Tình-Báo Trung-Ương ra đời tại Sài-Gòn với các Trung-Tâm Huấn-Luyện Tình-Báo Sơ-Cấp ở mỗi Vùng.

Viên-chức Đặc-Cảnh xuất-ngoại thụ-huấn và tu-nghiệp tại Hoa-Kỳ, Úc, và các nước trong Kế-Hoạch "Colombo" (SEATO).

CIA cấp thêm xe-cộ, vũ-khí, máy-móc, dụng-cụ văn-phòng, và cả nhà-cửa, tiền điện, tiền điện-thoại, tiền xăng, v.v...;

Họ cũng cấp thêm phụ-phí hằng tháng cho mỗi nhân-viên (nhưng bị Sắc-Phục phản-đối, dù Mỹ dùng tiền quỹ riêng).


Đặc-biệt hơn hết là họ đài-thọ tất cả ngân-khoản dùng trong công-tác tình-báo của Việt-Nam Cộng-Hòa.

Viên-chức chỉ-huy Đặc-Cảnh có thêm tư-cách Tư-Pháp Cảnh-Lại, gần pháp-quyền hơn.

Đặc-Cảnh được lệnh áp-dụng thủ-tục pháp-lý hình-sự trong việc thiết-lập hồ-sơ truy-tố Việt-Cộng ra trước pháp-viện thay vì ra trước Ủy-Ban An-Ninh (nhưng lại là ra Tòa Án Quân-Sự Mặt-Trận, không phải Tòa Án thường-tội như Kế-Hoạch "Cảnh-Sát-Hó" dự-trù).

 

Trung-Tâm Thẩm-Vấn

(PIC=Province Interrogation Center)

 

CIA đã thành-lập tại mỗi Tỉnh một Trung-Tâm Thẩm-Vấn, với đầy-đủ tiện-nghi, đứng riêng, không lệ-thuộc vào Trung-Tâm Cải-Huấn của Tỉnh hoặc Trại Tạm-Giam của Ty.

Mỗi PIC có cố-vấn riêng.

Các đơn-vị chiến-đấu của Mỹ và Đồng-Minh đều khai-dụng tin-tức của PIC.  Đồng-thời, nhân-viên Cảnh-Sát Đặc-Biệt được cử đi theo các cuộc hành-quân của Hoa-Kỳ, vừa để hướng-dẫn, vừa để thẩm-vấn tù-binh và thanh-lọc nghi-can.

Về sau, TTTV Tỉnh trở thành trụ-sở của Ngành Đặc-Cảnh tại Tỉnh địa-phương.

 

 

Phối-Hợp, Khai-Dụng Sản-Phẩm Tình-Báo

ICEX

Intelligence Coordination, Exploitation, etc

 

SAU vụ Việt-Cộng "tổng-công-kích" (đúng ra là "Tổng-Công-Kích và Tổng-Khởi-Nghĩa", nhưng vì thực-tế không có một người dân nào đứng lên "khởi-nghĩa" theo ý chúng muốn, nên chúng không nhắc đến cái ảo-tưởng đó nữa), vào Tết Mậu-Thân 1968, Hoa-Kỳ tiếp-tục đưa ra những Dự-Án khác trong cùng Kế-Sách quy-mô, nhằm giúp Việt-Nam Cộng-Hòa tự-lập sau khi đã "Việt-Nam-Hóa" cuộc chiến Việt-Nam, đồng-thời tự-tồn trước sức công-phá của cộng-sản xâm-lăng.

Trong ý nghĩa này, tiến-hành cuộc chiến tự-vệ chống Cộng không phải chỉ là sử-dụng Quân-Lực, mà còn sử-dụng nhiều tiềm-năng khác, trong đó phải có Cảnh-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa.

 

TRƯỚC tiên, Kế-Hoạch "ICEX" ra đời.

Trước đó, các cơ-quan tình-báo hoạt-động riêng-lẻ, chiếu theo nhu-cầu của phận-vụ mình Phòng Nhì thì lo về mặt quân-sự, Đặc-Cảnh thì lo về mặt chính-trị và dân-sự, v.v... thỉnh-thoảng tuy có phổ-biến cho nhau, nhưng không bắt-buộc, và chỉ một phần nào thôi, vì thế nên đã bỏ phí rất nhiều tin-tức, và không tận-dụng nhân-lực, phương-tiện, cũng như thời-cơ phục-vụ các lợi-ích chung của cả hai bên.

 

Để phát-động việc phối-hợp tình-báo nói trên, một buổi thuyết-trình đã được tổ-chức tại các Quân-Khu.

Tôi dự cuộc họp liên-hệ tại hội-đường Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn II, với sự có mặt của tất cả các Trưởng-Cơ-Quan quân-sự lẫn dân-sự hữu-quan.

 

(Lúc đầu, một số trong giới quân-nhân Việt-Nam tỏ ý không thích Kế-Hoạch này của Hoa-Kỳ.

Khi nghe ông Almy, Trưởng Phòng CIA từ Nha-Trang lên, trình-bày sơ-đồ và giải-thích hệ-thống điều-hành của một trung-tâm ICEX kiểu-mẫu, và kết-luận rằng ICEX sẽ giúp thêm phần hữu-hiệu trong việc chống cuộc xâm-lăng của Cộng-Sản từ Bắc-Việt vào Miền Nam, đại-tá [về sau là chuẩn-tướng] Lê Trung Tường, là Tham-Mưu-Trưởng Quân-Đoàn sở-tại, nói đùa với ông Chipman, là Phó của ông Almy:

Sau phần thuyết-trình của ông Almy, tôi sẽ thuyết-trình về một Kế-Hoạch "Làm Cách Nào Để Xâm-Lăng Hoa-Kỳ".


Chipman hỏi Tường là căn-cứ vào những dữ-kiện nào; Tường cởi nút áo chỉ vào những vết sẹo lớn trên người, ý nói là do bản-thân từng-trải trên bãi chiến-trường, và hỏi Chipman có những từng-trải như thế này chưa; Chipman chỉ tay lên đầu, ý nói kiến-thức & kinh-nghiệm nằm trong khối óc của mình).

 

ĐỂ thực-hiện được việc này, không phải chỉ có chỉ-thị trên mặt giấy-tờ, mà phải lập ra hẳn một bộ-phận đặc-trách Điều-Hợp Thu-Thập và Khai-Thác Tin-Tức Tình-Báo, và chọn cấp Quận làm điểm khởi đầu.

 

Riêng tại Vùng II, trung-tâm ICEX của Quận Ninh-Hòa thuộc Tỉnh Khánh-Hòa, được chọn làm một thí-điểm.

 

Tôi đã đến đó quan-sát, và thấy có đủ đại-diện của các cơ-quan tình-báo: phía Việt-Nam là Phòng 2, Cảnh-Sát Đặc-Biệt, Thám-Sát Tỉnh (PRU), Dân-Ý-Vụ (Census Grievances); v.v...; và phía nước ngoài là các sĩ-quan Hoa-Kỳ, Đại-Hàn.

ICEX có cố-vấn riêng (quân-nhân biệt-phái qua CIA).

VỚI ICEX, VNCH và Đồng-Minh đã đạt kết-quả:

 

Bên ngoài, đã bủa lưới khắp các Xã, nên triệt được nhiều cán+binh và chiến-cụ của Việt-Cộng hơn;

 

Bên trong, đã có được nhiều tin-tức & tài-liệu chính-xác về Việt-Cộng hơn, nhất là có sự  hợp-tác chặt-chẽ giữa các cơ-quan quân+dân liên-quan, trong đó thành-quả công-tác của mỗi thành-viên đều được đánh giá công-bình.

 

Bộ Tổng-Tham-Mưu QLVNCH cử Chỉ-Huy-Trưởng Trung-Tâm Khai-Thác Tài-Liệu Hỗn-Hợp (CDEX=Combined Document Exploitation, Etc) hồi đó là trung-tá Ngọc, đi tiếp-xúc với các cấp chỉ-huy Cảnh-Sát Đặc-Biệt ở các địa-phương, mở đường cho việc trao-đổi, phối-kiểm, khai-dụng tài-liệu bắt được của đối-phương.


TUY nhiên, Cộng-Sản Bắc-Việt Xâm-Lược ngày càng gia-tăng đổ quân vào Nam, giúp cho Cộng-Tặc Miền Nam củng cố thế đứng trong cuộc hòa-đàm Paris, nên phía Việt-Nam cũng như Đồng-Minh cần phải nỗ-lực nhiều hơn.

Vả lại, ICEX mới chỉ là sự phối-hợp ở trong giai-đoạn tình-báo, mà trong thi-hành thì phần nhiều là ở trong phòng-giấy, với các công-văn, công-điện, hồ-sơ, v.v... chứ chưa tiến sang giai-đoạn hành-quân, tức là phối-hợp ngay trên chiến-trường.

Cho nên một tổ-chức mới đã được thành-hình, thay-thế ICEX nói trên.

 

  

Kế-Hoạch Phụng-Hoàng

(IOCC=Intelligence and Operations Coordination Center)

 

IOCC (Trung-Tâm Điều-Hợp Tình-Báo và Hành-Quân) là phần cụ-thể về mặt tổ-chức và điều-hành quy-mô của "Chương-Trình/Kế-Hoạch Phụng-Hoàng=The Phoenix Program".

 

Đơn-vị chủ-trì tại mỗi địa-phương là Tỉnh, nên nó được gọi chung là PIOCC (P=Province), với các đặc-điểm:

 

Mục-tiêu là cán-bộ hạ-tầng cơ-sở Việt-Cộng (VCI=Vietnamese Communist  Infrastructure).

Phương-thức là sự phối-trí giữa các cơ-quan & đơn-vị dân-sự và quân-sự của ta, từ giai-đoạn tình-báo qua giai-đoạn hành-quân (gọi là "hành-quân Phụng-Hoàng").

Thành-phần tham-gia "Phụng-Hoàng" gồm có nhiều cơ-quan hơn, vì có thêm khâu hành-quân: Phòng 2, Phòng 3, Phòng 5, Cảnh-Sát (cả Đặc-Biệt, Dã-Chiến, lẫn Sắc-Phục), Thám-Sát Tỉnh (PRU), Dân-Ý-Vụ (Census Grievances), Thông-Tin Chiêu-Hồi, Diệt-Trừ Sốt Rét, Xây-Dựng Nông-Thôn, v.v..., dĩ-nhiên là có sĩ-quan đại-diện của các cơ-quan và đơn-vị Đồng-Minh liên-quan.


Phụng-Hoàng bắt buộc phải có tổ-chức đều khắp mỗi Xã (để đi thu-thập tin-tức chứ không phải ngồi sắp-xếp hồ-sơ, đồ-bản sao lại từ các cấp trên).

 

Riêng với Kế-Hoạch này, Thủ-Tướng Chính-Phủ đích-thân đảm-trách Chủ-Tịch Ủy-Ban Phụng-Hoàng Trung-Ương; kế đến là các Tư-Lệnh Quân-Khu, Tỉnh-Trưởng, Quận-Trưởng, Xã-Trưởng, kiêm-nhiệm Chủ-Tịch ở cấp của mình.

Trong cộng-đồng tình-báo & hành-quân đa-nguyên nói trên, các cấp cầm đầu Cảnh-Lực được cử giữ vai điều-hợp, với 3 tư-cách:  Trưởng Cảnh-Sát là Tổng-Thư-Ký của Ủy-Ban Phụng-Hoàng, đại-diện Cảnh-Sát là Trung-Tâm-Trưởng của Trung-Tâm Thường-Trực Ủy-Ban Phụng-Hoàng, Trưởng Cảnh-Sát Đặc-Biệt là Ủy-Viên hoạt-động bao dàn.  Ngoài ra, đa-số nhân-viên Trung-Tâm Phụng-Hoàng cũng là cảnh-nhân.

 

Kế-Hoạch Phụng-Hoàng đã đạt được nhiều thành-quả khả-quan, ai nấy đều biết (Cộng-sản và cả những kẻ thân-Cộng cũng đều lên tiếng công-kích về những khuyết-điểm không thể tránh khỏi vì chúng đã bị thiệt-hại quá nhiều).

*

 

ĐÚNG ra, Kế-Hoạch Phụng-Hoàng có hai mục-đích chính-lược sau đây:

 


1- Loại-trừ cán-bộ hạ-tầng cơ-sở Việt-Cộng.  Chúng không phải là cơ-sở quần-chúng (vì dù tham-gia/chiến-đấu tận-tình, dù là du-kích, bộ-đội, thành-viên hội+đoàn, quần-chúng cảm-tình cũng vẫn chỉ là đám đông chạy theo); cán-bộ hạ-tầng cơ-sở thì quan-trọng hơn, vì là thành-phần trung-kiên, lãnh-đạo & chỉ-huy từng ngành, từng ban, từ từng phân-toán tiểu-tổ mà ra, từ từng liên-gia thôn-ấp mà lên.  Có thể ví chúng như là công-chức chính-ngạch, hay hạ-sĩ-quan, và cấp cao hơn, nghĩa là đã được đào-tạo đặc-biệt mất nhiều thì-giờ tiền-của và công-phu hơn, nên được đảng-ủy tin hơn, và có hồ-sơ lưu ở cấp trên.  Khử được một tên cán-bộ hạ-tầng cơ-sở Việt-Cộng sẽ khiến lãnh-đạo của chúng lo sợ hơn là hạ được cả đám, cả loạt dân-quân, dân-công, chiến-sĩ, hay đoàn+hội-viên.  Nếu trên chiến-trường mà ta "đếm xác" (body count) địch bỏ tại trận, thì số lượng ấy chỉ là thiệt-hại tạm-thời, có thể bổ-sung; nhưng trong chiến-dịch Phụng-Hoàng, số lượng cán-bộ hạ-tầng cơ-sở Việt-Cộng bị loại mới là thiệt-hại trường-kỳ, vì nếu mà nhiều thì sẽ làm giảm, làm suy, làm ngưng hoạt-động của Đảng, của các bộ-phận nhà-nước, dồn chúng vào thế yếu-kém co-dúm trên bàn hội-nghị Paris.  (Thế nhưng đến sau Hiệp-Định Paris 1973 Phụng-Hoàng còn được dùng để "đếm xác" hạ-tầng cơ-sở Việt-Cộng, lúc ấy thì đã muộn rồi).

 

2- Nâng cao vai trò chủ-trì tình-báo của Ngành Đặc-Cảnh, và mở đầu vai trò chủ-động hành-quân của Cảnh-Sát Quốc-Gia, qua Trung-Tâm Điều-Hợp Tình-Báo & Hành-Quân (PIOCC), trong đó Đặc-Cảnh cũng là then-chốt Tham-Mưu.

 

Sở-dĩ chú-trọng Đặc-Cảnh là vì:

 

Bên ngoài Phụng-Hoàng, đã có chương-trình giảm-thiểu quân-số cũng như hoạt-động của Quân-Lực VNCH cho phù-hợp với Hiệp-Định Paris "chấm dứt chiến-tranh và tái-lập hòa-bình tại (Nam) Việt-Nam"; sẽ có bầu-cử Tỉnh-Trưởng, Quận-Trưởng, v.v... (sau khi Tổng-Thống ở trên và Xã-Trưởng ở dưới đã được dân bầu);

Bên trong, có thể Trưởng-Ty Cảnh-Sát (Sắc-Phục) cũng sẽ do dân (hoặc một nhóm người) bầu ra.

Các vị dân-cử là chính-trị-gia, có thể có người có lập-trường riêng, không hẳn chống-Cộng; trong lúc Đặc-Cảnh (Công-An) là Ngành An-Ninh & Phản-Gián chính-thống chống-Cộng, sở-trường điều-hợp các lực-lượng và nỗ-lực Tình-Báo và Hành-Quân.


*

TUY nhiên, các cấp lãnh-đạo Đệ-Nhị Cộng-Hòa đã không nắm bắt được quan-điểm chủ-yếu của phía khởi-xướng Kế-Hoạch này.

Theo quan-niệm cũ, từ thời Pháp-thuộc để lại, thì Cảnh-Sát chuyên lo trật-tự xã-hội, còn Công-An (Liêm-Phóng, Mật-Thám) thì chủ-trách an-ninh chính-trị.  Trật-tự xã-hội thì dựa trên căn-bản pháp-luật hiện-hành, công-khai trước pháp-đình; còn an-ninh chính-trị thì tùy theo thủ-đoạn của kẻ cầm-quyền, lắm lúc gian-lận và bất-nhân.

 

 

Việt-Cộng đã khôn hơn ta, ít nhất là sau Hiệp-Định Geneva 1954; thí-dụ: ở bên kia cầu Bến Hai -- vĩ-tuyến 17 -- là nơi các phái-đoàn và phóng-viên Tây-Phương thường đến, tất cả các đồn+bót+huy-hiệu "Công-An" đều chua thêm chữ "Police" (thiên về luật-pháp nhiều hơn).  Chúng không dùng chữ "Sûreté", "Safety" hay "Security" (mà theo kinh-nghiệm Việt-Nam thì thiên về chính-trị, độc-tài và mờ-ám hơn).

 

Huống hồ, ta thấy tệ-nạn xã-hội trong nước chẳng giảm gì nhiều, số lượng đường dây gian-manh liên-ranh bị loại chẳng có là bao, nói chi góp phần thanh-trừ tội-phạm quốc-tế với InterPol.  Phải chăng vì thế mà, riêng thời-gian tôi ở Vùng II, các vụ to-lớn, như Phi-Luật-Tân buôn lậu đại-liên, hay tàu ngoại-quốc chuyển-vận cần-sa, đều được Đồng-Minh phối-hợp với Ngành Đặc-Cảnh, thay vì với InterPol (Hình-Cảnh, Cảnh-Sát Sắc-Phục) Việt-Nam?

 


KẾT-HỢP lại các bộ-phận Cảnh-Sát và Công-An Vùng+Tỉnh+Thị+Quận+Xã vốn nặng tính-chất rời-rạc,  địa-phương lập thành lực-lượng Cảnh-Sát Quốc-Gia, không phải là để nâng tầm quan-trọng trong việc Cảnh-Sát (Sắc-Phục) bài-trừ tệ-đoan xã-hội lên cao hơn việc Công-An (Đặc-Cảnh) thanh-toán loạn-nạn quốc-gia;  mà là để Công-An (Đặc-Cảnh) lấy thế pháp-lý (Cảnh-Sát Sắc-Phục, InterPol) mà làm công-tác chính-trị, triệt-tiêu Việt-Cộng là những đối-tượng (mà theo Kế-Hoạch "Cảnh-Sát-Hoá" thì) được liệt vào hàng tội-phạm hình-sự.  Mục-đích bên ngoài là để công-chúng thấy rõ căn-bản pháp-lý trong việc chống-Cộng của ta, bên trong là để ngăn-chận mưu-đồ đen-tối có-thể-có của các cá-nhân đương-quyền.

 

Thế thì Cảnh-Sát Sắc-Phục nói chung, ngoại-trừ bộ-phận lo về tệ-nạn xã-hội, cũng phải kiêm-nhiệm một phần công-việc của Cảnh-Sát Đặc-Biệt (tình-báo & phản-gián chống-Cộng), để giải-trừ tai-họa cho quốc-dân.

 

Thế nhưng các cấp lãnh-đạo Trung-Ương đã hạ thấp tầm quan-trọng nên giảm-thiểu hẳn hiệu-năng của Đặc-Cảnh trong nhiệm-vụ chống-Cộng.

 

Dưới thời Đệ-Nhất Cộng-Hòa nhân-lực Công-An hùng-mạnh hơn Cảnh-Sát; dưới thời Đệ-Nhị Cộng-Hòa, nhân-số Sắc-Phục vượt trội Đặc-Cảnh gấp hai lần hơn.

Thời trước, đa-số bộ-phận văn-phòng trực-tiếp yểm-trợ hoạt-động Công-An; thời sau thì không, nên Đặc-Cảnh phải thiết-lập thêm các bộ-phận yểm-trợ cho mình, tốn thêm nhân-viên trong lúc nhân-số đã ít, lại  khiến công-việc trùng-lập, chậm-trễ; và tệ hơn hết là không còn có nhân-viên hoạt-dịch đi xuống Xã+Thôn.

 

 NGOÀI ra, thành-lập Cảnh-Sát Quốc-Gia cũng là để dễ điều-động Cảnh-Sát Chiến-Đấu, là một lực-lượng vũ-trang lưu-động, hoạt-động chung với Đặc-Cảnh (như Biệt-Kích đi hành-quân với Công-An trước kia) trong các hoạt-động diệt-Cộng và xuyên-ranh (chứ không phải để tách rời hai bên như đã xảy ra).

*

 

TÓM LẠI, mục-đích cuối cùng là "Cảnh-Sát-Hóa".

Nhưng "Cảnh-Sát-Hóa" không phải chỉ là "Cảnh-Sát-Hóa" một số quân-nhân Quân-Lực biệt-phái/tăng-cường qua Cảnh-Lực mà thôi.


Thực ra, "Cảnh-Sát-Hóa" là giai-đoạn chót, nhưng là mấu-chốt, trên lộ-trình "Việt-Nam-Hóa" Chiến-Tranh Việt-Nam.

DÙ cho đã có Hiệp-Định Paris, chiến-tranh vẫn còn.

 

Do đó, Việt-Nam-Hóa, theo dụng-ý chính của nó, không ngừng ở chỗ để cho Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa tự-lực tiếp-tục đối-đầu quân-sự với các đơn-vị quân-sự đối-phương trên các chiến-trường; và cũng không phải chỉ để có thêm Cảnh-Lực (Lực-Lượng CSQG như ta đã thấy) tiếp tay Quân-Lực mà là chuyển-giao cuộc chiến, cuộc chiến-tranh mới, trong hoàn-cảnh mới, qua cho Cảnh-Lực (với  lực-lượng Cảnh-Sát Chiến-Đấu đúng theo Kế-Hoạch Cảnh-Sát-Hóa) đứng ra chủ-trì.

Thế thì từ-ngữ "Cảnh-Sát-Hóa" có hai ý-nghĩa.  Để cho Hoa-Kỳ an-tâm giao lại cuộc chiến cho phía Việt-Nam, thì: một, là Quân-Lực hóa thành Cảnh-Lực (chỉ mượn hình-thức cùng với danh-nghĩa mà thôi); và hai, là cuộc giao-tranh giữa hai lực-lượng quân-sự (tự chúng đã có danh-nghĩa là hai Quân-Lực ngang hàng với nhau) trở thành một cuộc hành-quân Cảnh-Sát: ta (là luật-pháp) thanh-trừng địch (là gian-phi).

 

CÁI viễn-cảnh về Cảnh-Sát-Hóa ấy không phải chỉ là lý-thuyết, mà trong thực-tế Kế-Hoạch đã được thi-hành từng phần, tại từng địa-điểm, vào từng thời-điểm khác nhau.

 

Kế-Hoạch "Cảnh-Sát-Hóa" đã được đem ra thi-hành trước tiên ở Tỉnh Gò-Công, là Tỉnh được xem là an-ninh nhất, nên được chọn làm thí-điểm; và qua quá-trình thực-nghiệm thấy có kết-quả khả-quan nên đã được đem áp-dụng cho một số Tỉnh khác ở một số Vùng, trong đó có Vùng II.

 

TÓM-TẮT diễn-tiến ở Tỉnh Gò-Công:

 


Trung-Tâm Thường-Trực Ủy-Ban Phụng-Hoàng Tỉnh, tức PIOCC, dưới quyền Tỉnh-Trưởng, đứng ra chỉ-đạo tất cả các cuộc hành-quân của mọi cơ-quan & đơn-vị, dân-sự lẫn quân-sự, theo như tinh-thần của Dụ số 56-A ban-hành từ thời Đệ-Nhất Cộng-Hòa:  Tỉnh-Trưởng đại-diện Tổng-Thống trong Tỉnh của mình, có nhiệm-vụ chính là gìn-giữ an-ninh trong Tỉnh, và có quyền điều-động các lực-lượng quân-sự đồn-trú trong Tỉnh phối-hợp yểm-trợ cho các lực-lượng an-ninh của Tỉnh trong công-tác tái-lập và duy-trì an-ninh cho địa-phương mình.

 

Tỉnh-Trưởng bây giờ lại là Chủ-Tịch Ủy-Ban Phụng-Hoàng, tức PIOCC, nên Tỉnh-Trưởng chỉ-huy hành-quân qua Trung-Tâm Thường-Trực UBPH, chứ không còn qua Trung-Tâm Hành-Quân của Tiểu-Khu, mặc dù Tỉnh-Trưởng hiện-thời vẫn còn kiêm-nhiệm Chỉ-Huy-Trưởng Tiểu-Khu.

 

MỤC-ĐÍCH sau cùng của Cảnh-Sát-Hóa là nâng Cảnh-Lực lên hàng chính-trách an-ninh & phản-gián & vũ-trang bình-định bên trong lãnh-thổ Quốc-Gia, trong đó Đặc-Cảnh chủ-trì (tương-tự cơ-quan Điều-Tra Liên-Bang [FBI] của Hoa-Kỳ).

 

Lý-do: chiến-tranh không còn thì không còn có chính-danh để cho Quân-Lực tự mình xuất-chinh; các nhà cầm quyền cấp Vùng+Tỉnh+Thị và Quận sẽ là chính-khách thuần-túy dân-sự (vì do dân bầu), không rành tình-báo & hành-binh (hoặc rành nhưng lại có thể chỉ thiên về quyền-lợi riêng cuả phe-phái mình); Đặc-Cảnh có ý-thức chính-trị và kiến-thức & kinh-nghiệm về Cộng-Sản hơn hết (chủ-trì tình-báo & phản-gián) nên nắm vững tình-hình hơn hết; và khi kiêm-nhiệm & nhân-danh Hình-Cảnh mà hành-động thì sẽ trực-thuộc vào Bộ Tư-Pháp, dù là toàn-phần hay chỉ một phần, có thế pháp-lý hơn là Cảnh-Sát Chiến-Đấu nói chung.

 

TÓM lại, một mặt thì Quân-Lực nhân-danh Cảnh-Lực mà ra quân đánh ngoại-địch, một mặt thì Đặc-Cảnh nhân-danh Hình-Cảnh mà chiếu luật dẹp nội-thù.


 

NĂM 1970, tôi có qua dự một cuộc hội-thảo đặc-biệt tại cơ-quan Tình-Báo Trung-Ương Úc-Đại-Lợi (ASIO= Australian Security & Intelligence Organization) với lòng thầm phục sẵn có đối với cơ-quan này.

 

Số là, suốt trong nhiều tháng trước cuộc Cách-Mạng 01-11-1963, hầu hết dân-chúng khắp cả Miền Nam đều nôn-nóng nghe tin-tức qua các đài BBC và VOA để biết diễn-tiến tình-hình trong nước sôi-sục từng giờ.  Đài Mỹ chống Diệm nhưng giữ thái-độ vừa-phải, trong lúc đài Anh dồn-dập loan tin bất-lợi cho phía Tổng-Thống họ Ngô.  Tôi tìm nghe các đài khác thì thấy đài ABC của Úc có nhiều phóng-sự đi sâu và nhiều chi-tiết hơn cả đài Anh, trong lúc người Úc hồi đó có mặt rất ít trên đất Việt-Nam.

 

Tôi cho là tình-báo Úc giỏi hơn đồng-nghiệp Mỹ & Anh.

Trong các dạ-tiệc, tôi nói chuyện riêng với một số quan-chức cấp cao, thì mới biết rằng ông Tổng-Giám-Đốc Barbour là người Anh, và một nhân-vật chỉ-huy trung-ương thì lại là người Mỹ, bên trong ASIO.  Không lẽ MI-6 và CIA lại để Úc giành tài-nguyên của mình.

 

Nhưng điều chủ-yếu là tôi hỏi họ về những gì tôi đã thu-lượm được liên-quan đến cái sau này được công-khai gọi là Kế-Hoạch "Cảnh-Sát-Hóa", thì họ hỏi tôi ghi-nhận cách nào.  Tôi đáp là lắp ráp lại những mẩu chuyện kháo với các ký-giả, phóng-viên nước ngoài, và theo-dõi tin báo+đài, cả chục năm qua.  Tôi muốn biết họ nghĩ gì về các dự-kiến nói trên, mà tôi cho là của Mỹ, thì họ trả lời:  chúng tôi đồng-thuận với đường-lối chính-sách của Hoa-Kỳ.

 

23)  HOA-KỲ:

 

Hoa-Kỳ đã giúp Cảnh-Lực VNCH tạo mối liên-hệ phối-hợp/hợp-tác chặt-chẽ với các đồng-nghiệp Đồng-Minh, đồng-thời đề-cao vai trò Cảnh-Sát Quốc-Gia:


Ở nhiều nơi, như Tỉnh Pleiku với Sư-Đoàn 4 Bộ-Binh Hoa-Kỳ, hoặc Tỉnh Bình-Định với Sư-Đoàn I Không-Kỵ Hoa-Kỳ và Sư-Đoàn Mãnh-Hổ Đại-Hàn, nhân-viên Cảnh-Sát đi tuần chung với Quân-Cảnh Việt-Nam, Quân-Cảnh Hoa-Kỳ, và Quân-Cảnh Đại-Hàn, dù ngồi xe nào (nhất là trên xe Quân-Cảnh Việt-Nam) bao giờ nhân-viên Cảnh-Sát Quốc-Gia (dân-sự) cũng ngồi ở ghế Trưởng Xa; và xe của Mỹ cũng như Đại-Hàn đều ghi ở trước mấy chữ "Combined Police" (Cảnh-Sát Phối-Hiệp) hoặc "International Police" (Cảnh-Sát Quốc-Tế=InterPol).

Ở Quận Tuy-Phước chẳng hạn, là nơi có nhiều quân-nhân các nước, có những văn-phòng "International Police", trong đó bàn-giấy chính giữa dành cho CSQG, với đủ phương-tiện như văn-phòng-phẩm, máy vô-tuyến, máy điện-thoại quân-sự/bưu-điện, v.v..., mặc dù thường-dân Việt-Nam ít khi được mời đến đây.

 

231-  CIA đã giúp Đặc-Cảnh VNCH rất nhiều.

 

Ngoài ra:

a/  Họ đã tổ-chức riêng một lực-lượng biệt-kích, gọi là PRU (Provincial Reconnaissance Unit=Đơn-Vị Thám-Sát Tỉnh).  PRU được xem là của Tỉnh-Trưởng, nhưng không thuộc quyền của Tiểu-Khu-Trưởng -- mặc dù hai giới-chức này đều là một người -- (nhưng chính Tỉnh-Trưởng cũng không biết gì nhiều hơn).

Thám-Sát Tỉnh hoạt-động rất mạnh, tuy có hệ-thống quản-trị, chỉ-huy và liên-lạc riêng, nhưng đã phối-hợp chặt-chẽ với CSĐB.

Sau Hiệp-Định Paris 1973, lực-lượng này được chuyển qua CSQG; rồi sáp-nhập vào Đặc-Cảnh, lấy tên Thám-Sát Đặc-Biệt.


b/  Họ giúp kiện-toàn Lực-Lượng "Dân-Sự Chiến-Đấu" (CIDG=Civilian Irregular Defense Group) sử-dụng người Thượng ở dọc biên-giới Lào và Cao-Miên.  Đó là con cưng của Lực-Lượng Đặc-Biệt Hoa-Kỳ, và là một thứ Sơn-Cảnh (Phòng-Ngự Biên-Giới Miền Núi) cho Việt-Nam.

 

232-  Để nêu gương-mẫu cho Việt-Nam Cộng-Hòa noi theo trong việc thi-hành Kế-Hoạch "Cảnh-Sát-Hóa", Hoa-Kỳ đã làm một việc hầu như vô-tiền khoáng-hậu:  đó là trường-hợp ông John Paul Vann.

 

John Paul Vann

 

TRONG thời-gian Kế-Hoạch "Cảnh-Sát-Hóa" được đem áp-dụng thử-nghiệm tại Tỉnh Gò-Công đồng-thời dò đường tại một số Tỉnh+Thị khác, nhất là tại Vùng II, thì năm 1970 ông John Paul Vann được cử làm Tư-Lệnh của một tổ-chức quân+dân liên-hợp ở cấp Quân-Khu/Quân-Đoàn; đó là Bộ Tư-Lệnh MAC-CORDS (MAC-V=Military Aid Command, Vietnam=Bộ Tư-Lệnh Viện-Trợ Quân-Sự cho Việt-Nam; CORDS=Civil Operations & Rural Development Service=Cơ-Quan Dân-Sự-Vụ & Phát-Triển Nông-Thôn, tên mới của USAID=United States Agency for International Development=Cơ-Quan Phát-Triển Quốc-Tế, gọi chung là Cơ-Quan Viện-Trợ Kinh-Tế Hoa-Kỳ, hậu-thân của USOM) Vùng II.

 

Giám-Đốc của CORDS thì không có gì đáng nói, nhưng Tư-Lệnh của MAC-V Quân-Khu II thì là một việc động trời: ông John Paul Vann là một viên-chức dân-sự mà điều-khiển một lần ít nhất là 4 viên tướng Mỹ (Tư-Lệnh Sư-Đoàn 4 Bộ-Binh ở Pleiku, Tư-Lệnh Sư-Đoàn I Không-Kỵ ở Bình-Định, Tư-Lệnh Quân-Cảng & Hậu-Cứ Hoa-Kỳ ở Cam-Ranh, và Tư-Lệnh-Phó MAC-V Vùng II), đồng-thời cố-vấn & yểm-trợ cho tướng Tư-Lệnh Quân-Đoàn II/Vùng II Chiến-Thuật của Việt-Nam Cộng-Hòa, và cũng cố-vấn & yểm-trợ cho 2 tướng Tư-Lệnh của các Sư-Đoàn Đại-Hàn, là Mãnh-Hổ ở Bình-Định và Bạch-Mã ở Khánh-Hòa.


Tôi thấy ông John Paul Vann là một nhân-tài xuất-chúng của Hoa-Kỳ, và là một chính-hữu thiết-cốt của Việt-Nam Cộng-Hòa.

 

Tôi đã dự họp với ông một lần về Phụng-Hoàng, và gặp riêng ông một lần để tỏ-bày thêm ý-kiến của mình.

 

John Paul Vann hiểu rõ tình-hình hơn các cấp có thẩm-quyền, đưa ra một sáng-kiến mới, một chiến-lược và chính-lược mới, để giúp Miền Nam Việt-Nam, và dùng chính bản-thân ông để thử-nghiệm cho mọi người đều thấy "Cảnh-Sát-Hóa" là một Kế-Hoạch khả-thi: chính-trị (dân-sự) đủ sức lãnh-đạo quân-sự, đánh tan tâm-lý thời-chiến "quân-sự là nhất" của đa-số người Việt-Nam Miền Nam.

 

Ông không chỉ ngồi bàn-giấy mà đã nhiều lần đích-thân bay ra trận-tiền.

Cuối cùng ông bị tử-nạn phi-cơ trên đường Kontum--Pleiku, trong đêm 06-9-1972.

 

TÔI đứng ở cửa sổ phòng-giấy của mình nhìn sang tư-thất của ông, trên đường Duy-Tân, Nha-Trang, để thấy dáng vẻ thiểu-não của người vợ trẻ Việt-Nam của ông từ những giờ phút đầu tiên trở thành góa chồng.

 

Riêng tôi cảm thấy Kế-Hoạch Cảnh-Sát-Hóa mới là người vợ góa chồng, góa John Paul Vann.

 

Đem cả sinh-mạng của biết bao nhiêu quân-nhân, kể cả các tướng tài-ba, nhất là của hai sư-đoàn thiện-chiến Hoa-Kỳ, và cả danh-dự nước Mỹ, mà đặt vào tay John Paul Vann, người mà khả-năng quân-sự, xét theo hồ-sơ, chỉ là của một trung-tá hồi-hưu, thì hẳn chính-quyền Hoa-Kỳ đã có cân-nhắc kỹ-càng, học-thuyết của ông và cả khả-năng của ông, đặc-biệt là đã được sự chấp-thuận của các Ủy-Ban Quân-Vụ & Quốc-Phòng của cả Hạ-Viện lẫn Thượng-Viện Quốc-Hội Hoa-Kỳ, chứ đâu phải là chuyện chơi.


Thế mà ngay chính các tướng Việt-Nam làm việc bên cạnh John Paul Vann cũng không nhận ra vai trò chiến/chính-lược và thành-tâm thiện-chí của người bạn Đồng-Minh cô-đơn, huống gì tác-giả phản-chiến Neil Sheehan trong cuốn "A Bright Shining Lie: John Paul Vann and America in Vietnam" mà Việt-Cộng đã mau-mắn lợi-dụng cắt-xén dịch ra thành cuốn "Một Sự Lừa Dối Hào Nhoáng" để làm tài-liệu tuyên-truyền.  Chính một số người Quốc-Gia cũng mắc lầm mưu Sheehan.

 

THẾ rồi Kế-Hoạch "Cảnh-Sát-Hóa" mới được bắt đầu thì bị ngưng ngang, rốt cuộc không còn có ai nhắc+nhớ đến nó, cho nên kết-quả không đi đến đâu, chỉ vì thái-độ nửa-vời của Mỹ đánh không muốn thắng; và bất-đồng quan-điểm giữa Tòa Đại-Sứ Hoa-Kỳ với Chi-Nhánh CIA tại Việt-Nam, như đã chứng-tỏ khi các viên-chức của họ đến thuyết-trình tại Bộ Tư-Lệnh Đặc-Cảnh Trung-Ương năm 1970 cùng chế-độ quân-trị của Đệ-Nhị Cộng-Hòa.

*

*   *

KẾT-LUẬN, trong lúc ta cần bảo-đảm An-Ninh  Quốc-Gia trước hết, kể cả và nhất là vùng nông-dã & sơn-thôn, thì phần lớn lực-lượng Cảnh-Sát lại chỉ coi ngó trật-tự thị+thành; trong lúc Việt-Cộng sống bám vào dân đồng quê thì ta lại bỏ mặc xóm+làng cho giặc tung-hoành.

Dưới thời Đệ-Nhất Cộng-Hoà, mỗi Chi Công-An Quận đảm-trách một-trăm-phần-trăm công-tác diệt-Cộng toàn Quận, với tại mỗi Xã một Hội-Viên Cảnh-Sát Xã -- (chỉ làm công-tác Đặc-Cảnh) là những mũi nhọn xung-kích lùng+diệt Việt-Cộng tận từng ngõ-hẻm hang-cùng, vì là dân sở-tại, ăn/ngủ tại chỗ, luôn luôn có mặt, sẵn-sàng, và đã đương-đầu quyết-liệt với đối-phương, hữu-hiệu hoàn-toàn.


Dưới thời Đệ-Nhị Cộng-Hoà, Đặc-Cảnh cấp Quận chỉ là một bộ-phận phụ tại Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Quận, mà mỗi nhân-viên Đặc-Cảnh ở Quận phải kiêm xuống nhiều Xã+Ấp, làm sao phân-thân vượt được khoảng cách ấy về không-gian và thời-gian.  Trong lúc đó thì, tốn nhiều tiền-của để lập một Cuộc Cảnh-Sát ở Xã, là cấp cơ-sở hạ-tầng, với cả tiểu-đội nhân-viên, có cả sĩ-quan từ quân-ngũ qua chỉ-huy, mà đa-số không hoạt-động tình-báo, cũng ít hành-quân diệt-Cộng, chưa kể nhiều nơi mới hơi xế chiều là đã bỏ Cuộc về Tỉnh-lỵ, về Quận-lỵ, nói gì ở lại cuối tuần.

 

NẾU mỗi cơ-quan Chính-Quyền là một công-ty doanh-thương, thì chính khối lớn Sắc-Phục đã làm phá-sản công-ty của mình, vì đã dành ra đến hai-phần-ba năng-lực để lo tính-toán (chứ không sản-xuất) lương-tiền quyền-lợi cho các công-nhân, còn việc phát-triển tài-sản sự-nghiệp của chính chủ-nhân thì chỉ khoáng đại cho một-phần-ba mà thôi.

Đã không có một lực-lượng Cảnh-Sát Chiến-Đấu, lại không cài-cấy Đặc-Cảnh (Tình-Báo & Phản-Gián) xuống cấp Xã+Thôn là cái nôi nuôi dân-tình (nơi mà Việt-Cộng thấy rõ và đã biết nắm từ lâu), đồng-thời không biết lợi-dụng Hình-Cảnh (Luật-Pháp) nhân-danh Cảnh-Sát Quốc-Tế (InterPol) để trừ-tiệt địch, mà lại xem như Cảnh-Sát Quốc-Gia là một thể-loại Binh-Chủng (con-ghẻ) của Quân-Lực, ý muốn sử-dụng như một công-cụ độc-tài (nhưng có những cấp chỉ-huy non nghề, chỉ già lòng tham), thì làm sao mà thắng được Việt-Cộng, cả từ trong ra lẫn từ ngoài vào!

 


NẾU như các cấp Lãnh-Đạo Trung-Ương Việt-Nam Cộng-Hòa hiểu được ý-nghĩa chính-lược của Kế-Hoạch "Cảnh-Sát-Hóa", và áp-dụng nó đúng-đắn, tận-tình, thì ít nhất cũng bứng nhổ được nhiều gốc rễ của địch ở vùng nông-thôn, ngăn lấp nguồn trông-cậy ấy của các lực-lượng Bắc-Việt xâm-lăng, và thu-phục thêm nhân-tâm hầu nới rộng vùng nương-tựa của mình, thì hẳn có thể giữ mình tồn-tại thêm được một thời-gian dài điều mà chính Trung-Ương Đảng Cộng-Sản Việt-Nam cũng thấy như thế chứ đâu sớm bị thảm-bại như đã xảy ra vào ngày Quốc-Hận 30-4-1975...

 

(còn nữa)