LÂM LỄ TRINH  

Cựu Bộ-Trưởng Nội-Vụ trong chính-phủ Ngô Đ́nh Diệm (1957-1960)

 

...  Hồi tưởng dĩ văng, người viết không thể quên được thái độ khinh thường của hai ông Diệm, Nhu đối với Sihanouk mà họ xem như một chính trị gia thời cơ, non nớt, thích múa rối, hết bị De Gaulle đến bị Mao giựt dây.  VNCH phải trả một giá đắt về nhận định thiếu thực tế ấy...

(trong bài "Cuộc Đấu Trí Sihanouk - Ngô Đ́nh Nhu")

 

 

NguyỄn HỮu Hanh

Cựu Cố-Vấn Kinh-Tế, Tài-Chánh cho Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm,

Cựu Tổng-Giám-Đốc Ngân-Hàng Quốc-Gia Việt-Nam (1955-1962)

 

...  Ông Diệm có nhiều nhược điểm, ảnh hưởng rất mạnh đến việc chọn người cộng sự hay nhân viên chánh phủ. Ông thích được khen, ông thích nghe những lời nịnh bợ. Ông thích người ta nói đến những công việc của ông làm, nhất là những dự án “ruột” của ông. Ông không hề biết thực tế bên ngoài, ông không có một ư niệm về đời sống của dân chúng, nên những người làm việc với ông phần nhiều hay nói láo với ông, che giấu sự thật, làm cho ông không thấy rơ thực tế ở đời và mất sự xét đoán về người và về công việc.

Ông không tin người, nên ông hay chọn người làm cho ông trong số những người đồng hương đồng xứ với ông, bà con bạn bè thân thuộc với ông, hoặc là bà con bạn bè với những người bạn xa bạn gần của ông.

Ông là người rất mộ đạo Thiên Chúa, nên ông hay chọn người có đạo Thiên Chúa và ông tin họ hơn những người không có đạo.

Ông tin những người có vào Đảng Cần lao của ông Nhu hơn là người thường, nên ông hay chọn người là đảng viên Đảng Cần lao.

Khi chọn người để đưa vào chánh phủ hay thăng thưởng công chức ông đặt nặng ba điều đó* hơn là công việc làm hay công tâm. Vấn đề chuyên môn không cần thiết lắm, vấn đề đạo lư, vấn đề tư cách con người, ông ít để ư đến, mặc dầu ông là người rất có tư cách, một nhân vật rất có đạo lư, chịu rất nhiều ảnh hưởng Khổng gíáo. Cho nên chung quanh ông và trong chính phủ, ít có người tài giỏi, và phần nhiều chỉ có những người bà con thân thuộc của ông, những người có đạo Thiên Chúa và những người vào Đảng Cần lao, những người mà ông có thể tin được. Những người này chỉ biết nịnh bợ ông; họ che mắt ông, họ giấu sự thật, làm cho ông mất hết sự xét đoán, và khó ḷng cho ông biết bề trái bề mặt ở đời...

... Ông làm việc rất nhiều, cả ngày lẫn đêm, bởi ông chẳng có tṛ giải trí nào, không chơi môn thể thao nào, không có món tiêu khiển bất cứ kiểu nào. Môn giải trí duy nhất của ông là đi thanh tra các dự án xây dựng mới, các vùng kinh tế mới, các khu định cư mới, những ǵ mà ông tin rằng ông đă làm v́ quyền lợi dân chúng. Bởi v́ ông rất nôn nóng nh́n thấy những việc này tiến triển nhanh chóng, nên những viên chức có trách nhiệm thường gian lận và nói dối ông. Một ngày nọ, khi tôi đi thăm vùng đồng bằng sông Cửu Long, dân chúng trong vùng đă chỉ tôi xem những cái cây mới mà viên tỉnh trưởng bắt họ trồng trong một dự án tái định cư để ông Diệm đi thanh sát. Theo lời đề nghị của các bô lăo địa phương, người tài xế của tôi đă nhổ thử một cây lên cho tôi xem: đó là một cành cây mới cắt được cắm xuống đất ướt! Ở nông thôn người ta biết tôi rất gần gũi với Tổng thống và tôi dám nói sự thật với ông, v́ vậy họ không ngần ngại tiết lộ các tṛ gian lận và những cuộc tŕnh diễn dỏm của đám tỉnh trưởng và quận trưởng.

... Nhưng nhân dân trong các làng quê thường rất nghèo, và những người t́nh nguyện chỉ có thể bỏ công việc đồng áng của ḿnh một vài ngày thôi. Biết rằng ông Diệm thích nh́n thấy một số lượng lớn người t́nh nguyện không đ̣i tiền công làm việc tại các dự án mới, các viên tỉnh trưởng thường bắt dân làng làm việc ṛng ră hàng tháng trời không tiền, thậm chí không hỗ trợ thức ăn hay chỗ ở. Thế rồi họ nói dối với Diệm, tâu với ông rằng hàng trăm người ông nh́n thấy trên công trường đều là dân t́nh nguyện. Một ngày kia tôi tới thăm Sóc Trăng nơi đang xây dựng một sân bay địa phương. Khi tới đó vào giữa buổi trưa, tôi trông thấy mấy trăm người dân đang ngồi ăn bữa cơm trưa đạm bạc của họ và nghỉ ngơi ở hai vệ đường; họ nằm la lết trên đất, có người có chiếu, có người không. Ṭ ṃ muốn coi tận mắt cái dự án này và nói chuyện với dân chúng, tôi dừng xe và bước ra ngoài nói chuyện với mấy người nông dân. Một vị bô lăo địa phương đi theo tôi trong chuyến thanh tra này nói với những người đang đứng quây quanh tôi rằng họ có thể nói thật hết với tôi, v́ tôi là cố vấn của Tổng thống Diệm và tôi luôn luôn báo sự thật cho ông hay. Thế rồi một vài người nông dân đến bên cạnh tôi, và trong khi mắt đảo quanh coi có mật thám hay không, ngập ngừng nói với tôi rằng họ bị ép phải t́nh nguyện làm việc theo lệnh viên tỉnh trưởng, rằng họ phải bỏ mọi công việc đồng áng, phải rời gia đ́nh, tự đem theo thức ăn để đến đây làm việc mà không có lấy một xu tiền công, thức ăn hay chỗ ở, trong thời gian ít nhất là một tháng mỗi lần.

Khi tôi quay trở về Sài G̣n và báo cáo chuyện này với Tổng thống Diệm, ông nổi trận lôi đ́nh và biểu người phụ tá gọi viên tỉnh trưởng Sóc Trăng ngay lập tức. Tôi không biết chuyện ǵ xảy ra sau khi tôi rời Dinh Độc Lập, nhưng ngày hôm sau khi tôi trở lại, ông Diệm nói với tôi rằng những người nông dân mà tôi gặp đă nói láo, thật ra mọi người đều sung sướng được t́nh nguyện xây dựng phi trường cho tỉnh nhà. Tôi nói ǵ bây giờ với ông ta? Người của ông nói dối ông và phản bội ông bởi v́ ông thích nghe những câu chuyện êm tai; họ biết rơ điều ấy và sẵn sàng bịt mắt ông.

Một lần khác tôi tới thăm một vùng kinh tế mới gần Mỹ Tho; tôi nh́n thấy một dăy hàng cây ăn quả dọc lộ có vẻ như sắp chết héo. Tôi dừng xe lại, bước tới coi. Một người nông dân tiến tới phía tôi và hỏi nhỏ tôi có muốn coi mấy cây hay không. Anh ta nhổ lên một cây và đưa cho tôi: đó là một cái cành được cắt khỏi cây và cắm xuống đất. Anh ta lập tức biến mất, rơ ràng sợ bị nh́n thấy nói chuyện với người lạ. Sau này tôi được biết là những việc như vậy xảy ra rất thường xuyên, bởi v́ các viên tỉnh trưởng và quận trưởng đều muốn tỏ cho Diệm thấy là họ đă mở mang các dự án mới một cách mau chóng, họ muốn được ông Diệm đánh giá cao, muốn “ghi điểm”, và thăng chức. Tôi nghe nói một lần ông đến thăm một dinh điền mới với một ông trung tá, trách nhiệm về dinh điền này, ông cầm lên xem một cành cây có trái; bỗng nhiên cành cây rơi xuống đất, ông biết là cành cây mới được cắm. Ông quay lại nh́n ông trung tá, mặt ông đỏ bừng; ông hét lên, ông cầm cây ba ton của ông, đánh vào người ông trung tá. Ông này qú xuống lạy xin tha tội, mặt tái mét và nước mắt rưng rưng; vài ngày sau ông trung tá bị cách chức và đày đi nước độc.

Ông Diệm rất ngây thơ. Ông dễ tin người, đặc biệt là với những ai biết cách nói láo khi phụ trách những dự án “cưng” của ông. Ông là một loại thầy tu kín suốt đời. Ông chỉ ở trong nhà, trong văn pḥng, và trước đây là trong tu viện, không bao giờ ra ngoài trà trộn với người dân. Ông không bao giờ lấy vợ, chỉ sống với anh em của ḿnh. Ông không biết ǵ về cuộc sống và cũng không có một ư thức nào về trị giá tiền bạc. Có một lần, để thưởng cho một người giúp việc đă phục vụ ông ngày đêm, ông cho phép người này ra phố xả hơi và giải trí. Ông cho anh ta 2 đồng bạc để hớt tóc. Thế nhưng vào lúc ấy, giá hớt tóc cao hơn nhiều.

Một vị bộ trưởng của ông muốn tỏ cho ông thấy là anh ta nghèo khổ và thanh liêm như thế nào, đă nói với ông rằng anh ta chỉ có 2 cái áo sơ-mi! Diệm tin anh ta! Vậy nhưng vị bộ trưởng này sau khi thoát khỏi Việt Nam sau cuộc đảo chánh 1963 đă sống một cuộc đời xa hoa suốt 40 năm mà không cần phải làm việc! Chỉ với số tiền mà anh ta đă tích luỹ được sau mấy năm làm bộ trưởng! Diệm không có ư thức ǵ về thực tại. Ai cũng có thể lừa ông nếu biết được điểm yếu của ông, biết ông thích những ǵ và muốn nghe những ǵ. Những chuyện như vậy đă làm cho tôi thất vọng, làm cho tôi mất dần niềm tin nơi ông và góp phần vào việc tôi từ chức năm 1962 sau này...

(trong cuốn hồi-kư “Brushing the World Famous” (“Làm việc với các nhân vật danh tiếng thế giới”)

 

*Lê Xuân Nhuận cho biết có 4 (không phải chỉ 3) “tiêu chuẩn” để Diệm tin dùng: đồng Đoàn, đồng Đảng, đồng Đạo, đồng Địa (gọi là 4-Đ) – “Về Vùng Chiến-Tuyến” (hồi-kư, Văn Nghệ, 1996).

 

 

NGUYỄN VĂN LỤC

Kư-Giả

 

...  Thần quyền và thế quyền là thế đối đầu, lịch sử đă chứng minh được rằng tôn giáo nào như Công giáo ở một số thời kỳ đang “hưng thịnh” lại chứng tỏ rằng nó đang mục rữa, đang sa đọa. Cái mạnh của nó bề ngoài lại là cái yếu nhất của nó. Thời kỳ ông Diệm đă loáng thoáng những chiếc bóng áo chùng đen làm cho chế độ ấy mất đi uy tín không phải là ít.

...  Đến nỗi tôi nghĩ rằng, nếu ông Diệm đừng có mang cái nhăn hiệu công giáo th́ số phận ông đă không đến nỗi như thế.

...  Cái thế của ông không có, một lúc nào đó, trước sau ông cũng sẽ hành xử bất cập, cộng thêm đám bầy tôi cả công giáo lẫn Phật giáo đẩy ông ngă xuống.

...  Lấy trường hợp như ông Nhu là kiểu người làm chính trị tách ra khỏi ảnh hưởng tôn giáo, khác hẳn với ông Diệm. Và đó là cái yếu của ông Diệm, cái dở của ông ấy, cái ngây thơ của ông ấy.

(trong "Twenty years and twenty days miền Nam Việt Nam")

 

 

VĂN BIA  

Cựu chủ-bút báo "Hoa Lư" của ông Ngô Đ́nh Diệm (1947-1948)

 

...  Nửa đường, Ngô Tổng Thống tạt vào một ngôi nhà phía bên trái kế bên đường, là nhà của thầy giáo Ngôn có người con tên Hiếu, một tu xuất ḍng Chúa Cứu Thế như tôi. Hai cha con đă bị Pháp bắt đem ra cầu Xe Lửa bắn chết từ hồi đầu Kháng Chiến. 

Tổng Thống vào khu vườn trước nhà, ngắm cây trái và rờ vào một trái bưởi. Bà chủ nhà hái gọt đem ra mời Tổng Thống. Một hầu cận chận lại không cho Tổng Thống bóc ăn, mà đi hái trái bưởi khác, dùng dao găm xẻ lột vỏ tại chỗ đưa cho Tổng Thống.

Hôm ấy Tổng Thống luôn luôn được hầu cận bao vây kín mít chung quanh chặt chẽ đến mức có thể nói là không c̣n chỗ trống để thọt tay vô lọt được

h́nh ảnh Ngô Tổng Thống đi kinh lư họ đạo Tân Qui tóm lượt phản ảnh con người và chế độ của ông.  Ông có muốn trực tiếp thân thiện với dân chúng cách mấy, cũng không nhận được những ǵ dân muốn cho ông thấy hay hưởng.  Nhóm người vây quanh ông chọn lựa những ǵ họ muốn cho ông thấy hay hưởng mà thôi.

(trong cuốn hồi-kư "Những Ngày Chung Sống với Chí Sĩ Ngô Đ́nh Diệm")

 

 

VIỆT THƯỜNG

Kư-Giả

 

...  Cái sáng suốt và nhiệt t́nh của nhà ái quốc Ngô Đ́nh Diệm theo thời gian mà bốc hơi, chỉ c̣n lại cái h́nh hài của quan "Tuần vũ Phan Thiết", vừa cố chấp của người "quá mộ đạo", vừa hợm hĩnh về gịng họ và thành tích, chỉ tin vào quan hệ máu thịt và địa phương cũng như cùng tôn giáo. Cái sai lầm nữa là ông Ngô Đ́nh Diệm dựng ra đảng Cần-Lao Nhân-Vị có cái ǵ đó hao hao giống cơ chế tổ chức và xử dụng như của đảng cộng sản. Tổng Thống họ Ngô đă không lợi dụng thành tích đạt được để mở rộng dân chủ, thu hút nhân tài của đất nước v.v... mà lại khép lại như mô h́nh cộng sản nhưng lại không đủ qủy quyệt tàn nhẫn như cộng sản. Đáng ra phải đặt cho ḿnh làm cái nhiệm vụ lănh tụ của cả nước Việt Nam (như Line) th́ ông Diệm đă lược bớt đi chỉ giành lại cho ḿnh những cái rất "khiêm tốn" là lănh tụ của giáo dân, là một thứ "tù trưởng" của "bộ lạc Ngô, Trần". Chính sách đối ngoại của ông Diệm có nhiều sai lầm khi làm mất t́nh ḥa hiếu với ông hoàng Xi-Ha-Núc, khiến Hà-nội lợi dụng để dùng mảnh đất Mỏ Vẹt của Cam-Bốt cũng như cảng Kôm-Pông-Xôm của Cam-Bốt để xâm lăng miền Nam… Xung quanh ông Diệm có rất nhiều người giỏi, nhưng ông không dùng

...  anh em ông Diệm, Nhu tuy làm cuộc phế truất Bảo Đại, nghĩa là "phản thực" rồi lại "phản phong", nhưng từ máu thịt của gia đ́nh họ Ngô là quan lại, cho nên anh em ông ta rất khinh người

(trong bài "Chuyện 30 Năm Về Trước")

 

 

BÙI TÍN

Cựu đại-tá, Phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân

 

...  Nhưng cũng trong thời gian chấp chính, ông Ngô Đ́nh Diệm cũng đă phạm những sai lầm nặng nề: để cho người trong gia đ́nh tham gia ngày càng sâu vào việc nước, từ anh ông là giám mục NĐThục, đến em ông là NĐNhu, NĐCẩn và đặc biệt là cô em dâu ngổ ngáo Trần Lệ Xuân, tạo nên h́nh ảnh gia đ́nh trị độc đoán kiểu phong kiến.
...  từ năm 196O, chế độ Ngô Đ́nh Diệm bước vào thời kỳ khủng hoảng,
Lẽ ra phải tỉnh táo đối phó, sửa chữa sai lầm, bổ khuyết những thiếu sót th́ chính quyền Ngô Đ́nh Diệm lại trở nên
kiêu ngạo, tự phụchủ quan, độc đoán hơn.

... 
Một bằng chứng mà ai cũng thấy được là vào tháng 11/1960, sau khi dẹp được cuộc đảo chính của một số sỹ quan dù, đáng lẽ phải xem xét lại những khiếm khuyết trong cách quản trị xă hội và những chính sách đối nội và đối ngoại th́ gia đ́nh Ngô Đ́nh Diệm lại chủ quan, tự đắc hơn nữa
và thế là để đến giữa năm 1963 nổ bùng ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng cả đối nội và đối ngọai, dẫn đến kết liễu bi đát của chế độ Ngô Đ́nh Diệm\.
... 
Trong thời kỳ khủng hoảng nói trên, Ngô Đ́nh Diệm vẫn một mực giữ niềm tin ở
sứ mệnh thiêng liêng trong vai tṛ lănh tụ trời sai xuống để cứu dân, ông sống trong hoang tưởng ḿnh là một vĩ nhân châu Á, tự cho VN dưới quyền ông đang làm mẫu mực về chiến đấu chống CS vô thần và xây dựng xă hội mới ở châu Á.  Ông phạm thêm sai lầm liên tiếp: bỏ ngoài tai những khuyên can và yêu cầu từ bỏ vai tṛ cố vấn của NĐNhu, nhất là từ bỏ sự can thiệp nhố nhăng của cô em dâu Lệ Xuân, tự cô lập ḿnh, gây thù oán với giới Phật giáo chiếm đa số dân cư, c̣n nể nang ông anh NĐThục khi ông này được đưa về làm giám mục địa phận Huế, và tổ chức quá lố lễ  "Ngân khánh 25 năm phong giám mục" của ông Thục như một quốc lễ, c̣n ra lệnh cấm cắm cờ Phật giáo, làm nổ ra cuộc chống đối quy mô rộng và cuộc tự thiêu của Thích Quảng Đức, làm chấn động dư luận trong, ngoài nước.

(trong bài "Ông Ngô Đ́nh Diệm và Hậu Quả...")
Paris, tháng 10/2003

 

 

TÚ GÀN

Kư-Giả (nhà văn Lữ Giang, cựu thẩm-phán Nguyễn Cần)

 

... MỌI SỰ GẦN NHƯ TIỀN ĐỊNH

Ông Diệm mới về chấp chánh ngày 7.7.1954, ngày 20.8.1954, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đă họp và đưa ra Quyết Nghị số NSC 5429/2, thành lập một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government) và Diệm phải mở rộng căn bản chính phủ, bầu cử quốc hội, soạn thảo hiến pháp và truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp. (Diem must broaden the governmental base, elect an assembly, draft a constitution and legally dethrone Bao Dai).

Cứ thế chính phủ Hoa Kỳ đă đẩy chính phủ Ngô Đ́nh Diệm đi theo...

Để có một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government), Washington đă hướng dẫn ông Diệm thành lập một chế độ độc đảng theo kiểu Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Trung Hoa Dân Quốc Dân Đảng lấy “chủ nghĩa Tam Dân” của Tôn Nhật Tiên làm căn bản để xây dựng đất nước, Miền Bắc lấy chủ nghĩa cộng sản làm kim chỉ đạo, c̣n miền Nam lấy cái chủ nghĩa ǵ bây giờ?

Cuối cùng, bộ tham mưu của ông Nhu quyết định lấy “chủ nghĩa nhân vị” (personalism). Nhưng “chủ nghĩa nhân vị” là chủ nghĩa như thế nào?

Lúc đó ở Pháp mới chỉ có khái niệm triết học về thuyết nhân vị, nó chưa được xây dựng thành chủ thuyết chứ đừng nói thành một chủ nghĩa khoa học như Léninsim, Stalinism hay Maoisms, làm sao đem ra áp dụng được? Nhưng mặc kệ, cứ thành lập môt cái đảng mang tên là “Cần Lao Nhân Vị Đảng” để kết họp các anh em lại, c̣n đường lối và phương pháp hành động sẽ bàn sau...

Tướng Lansdale, người cố vấn h́nh thành các toán chiến đấu dân sự cho miền Nam, rất thắc mắc về chuyện lập cái chế độ độc đảng này. Nhưng ông Reinhardt, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Ḥa (1955 – 1957), đă nhỏ nhẹ nói với Tướng Lansdale: “một quyết định về chính sách của Hoa Kỳ đă được định rồi (a U.S. policy decision had been made). Về sau, trong bản phúc tŕnh ngày 17.1.1961, Tướng Lansdale có ghi rơ: “Đảng Cần Lao không phải là ư kiến của nhà Ngô; “trước tiên nó được đề xướng bởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ” để loại bỏ cộng sản ra khỏi đất nước (the CLP was not their idea; it "was originally promoted by the U.S. State Department" to rid the country of communists).

Đại Sứ Elbridge Durbrow, người thay thế Đại Sứ Reinhardt, cũng đă mô tả rơ: “Tổ chức Cần Lao đă gần như theo mô thức của một đảng Cộng Sản, với các chi bộ, cán bộ, v.v., và cũng có thể so sánh với Quốc Dân Đảng của Trung Hoa.”

Nhưng ông Diệm, ông Nhu ông Cẩn không có khả năng xây dựng tại miền Nam một đảng gióng Trung Hoa Quốc Dân Đảng được. Trái lại, một số tay chân bộ hạ đă lợi dụng tổ chức này để lộng hành và tranh giành nhau quyền lợi... gây xáo trộn trong quân đội...

Việc thành lập cơ quan mật vụ cho chính phủ Ngô Đ́nh Diệm cũng do Mỹ đề xướng. Ông Trần Kim Tuyến cho biết chính ông McCarthy, Trưởng trạm CIA của Ṭa Đại Sứ Mỹ ở Sài G̣n đă soạn thảo sẵn văn kiện tổ chức rồi đưa cho ông Nhu và ông Nhu chuyển cho Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống để làm Sắc Lệnh thành lập “Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xă Hội”... Người đầu tiên làm Giám Đốc là Đốc Phủ Sứ Vũ Tiến Huân, sau đó mới đến ông Trần Kim Tuyến...

AMERICA’S MANDARIN!

Ngoài trở ngại về sự khác biệt giữa chủ trương và đường lối của chính phủ Hoa Kỳ và VNCH, ông Diệm c̣n gặp một khó khăn khác khá quan trọng đối với Mỹ, đó là phương pháp làm việc của ông.

Lúc nhỏ ông Diệm có học chương tŕnh Pháp (trường Pellerin, Huế) và sau đó học Trường Hậu Bổ. Nhưng ông đă một thời làm quan lại cho triều đ́nh Huế nên chịu ảnh hưởng phương thức làm việc của giới quan lại rất nhiều. Do đó, khi làm Tổng Thống của một chế độ cộng ḥa, người ta thấy ông vẫn chưa bỏ được phong thái của một Tuần Vũ hay một Thượng Thư. V́ thế, làm việc với ông quả thật gặp nhiều khó khăn...

Ông Diệm đă làm việc theo cung cách của một quan thượng thư, một nhà hành chánh hơn là một nhà lănh đạo chính trị. Cả ông Diệm lẫn ông Nhu đều không thích ủy quyền... Trong cuốn “Fire in the Lake”, Frances Fitzgerald, nhận xét: “Tổng Thống... không thể tách chuyện quan trọng ra khỏi chuyện tầm thường.”...

Năm 1955, khi Tướng J. Lawton Collins được cử làm đại sứ toàn quyền của Tổng Thống Eiseinhower tại Việt Nam, đă bày tỏ ư muốn chính phủ Ngô Đ́nh Diệm làm việc theo “teamwork”, tức mọi người cùng làm việc với nhau như một toán hay tổ (team)... Nhưng ông Diệm không bao giờ chấp nhận lối làm việc đó.

Người Mỹ, ông Ngô Đ́nh Nhu cũng như các viên chức cao cấp trong chính phủ đă phải chịu đựng khá nhiều phiến hà khi làm việc với ông Diệmcái lối làm việc thiếu khoa học của ông. Đây cũng là một nguyên nhân đưa đến sự thất bại của ông.

VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

Với một vài nét đại cương chúng tôi vừa tŕnh bày trên, độc giả cũng có thể nhận thấy rằng người Mỹ đă tốn khá nhiều công sức và tiền của để xây dựng nên chế độ Ngô Đ́nh Diệm: Từ việc truất phế Bảo Đại, bầu cử quốc hội, soạn thảo và ban hành hiến pháp, cải cách ruộng đất... đến việc thành lập một chế độ độc đảng (Cần Lao Nhân Vị Đảng) và cơ quan mật vụ (Sở Nghiên Cứu Chính Trị)... để có một chính quyền mạnh có thể đương đầu với cộng sản, các chuyên Hoa Kỳ đă làm việc rất vất vă với chính phủ Ngô Đ́nh Diệm...

(trong bài "Trả lại sự thật cho lịch sử")

Saigon nhỏ ngày 26.10.2007