NGƯỜI VIỆT LÀM THƠ TIẾNG ANH

(THƠ SONG-NGỮ VIỆTANH)

 

                                            bài của Người Thơ

  

*

 

Chúng ta đã bước vào thiên-niên-kỉ thứ ba, và sống trong một thời-đại mà các sinh-hoạt chính của mỗi nước, và do đó của mỗi người, đều có chiều-hướng toàn-cầu-hóa — nói nôm-na là mở cửa để tiếp-thu từ toàn-cầu, đồng-thời dấn thân để hòa-nhập vào toàn-cầu.

Trong hoàn-cảnh đó, thơ là một trong các sinh-hoạt nói trên.  Bởi thế, đã có khá nhiều bài thơ, tập thơ, hợp/tuyển-tập thơ, của khá nhiều nhà thơ, từ tiếng nước mình được dịch sang tiếng nước ngoài.

Một trong những ngôn-ngữ thông-dụng nhất trên thế-giới hiện nay là tiếng Anh.  Cho nên, ngoài thơ của các tác-giả nói-tiếng-Anh (như AnhÚc, Canada,,..) từ lâu đã có khá nhiều thơ của các người nước khác được dịch sang tiếng Anh.

 

Trong thời-gian qua, Việt-Nam cũng đã bắt đầu giới-thiệu thơ của mình với người nước khác, bằng cách sáng-tác trực-tiếp, hoặc phiên-dịch (hay chuyển-ngữ) từ tiếng Việt sang tiếng Anh.

Có sáng-tác bằng tiếng Anh hay phiên-dịch sang tiếng Anh, thì mới mong được người nước ngoài đọc đến, chia-sẻ với chúng ta những gì mỗi một nhà thơ, đại-diện phần nào cho tâm-hồn Việt-Nam, dân-tộc Việt-Nam, dù trong một hoàn-cảnh nhất-định, gửi-gắm trong từng vần điệu thi-ca.

 

*

 

Sinh-hoạt thơ tiếng Anh của Người Việt Hải-Ngoại được thể-hiện qua hai dòng chính:

· thơ của các tác-giả ở trong nước Việt-Nam; và

· thơ của các tác-giả định-cư/tị-nạn cộng-sản ở các nước nói-tiếng-Anh.

 

I

 

Về dòng thơ tiếng Anh của Việt-Nam quốc-nội, ta thấy hầu như chỉ là thơ phiên-dịch (hoặc chuyển-ngữ), chứ không phải là sáng-tác trực-tiếp bằng tiếng Anh.

Hiện nay đã có một số thi-tuyển-tập (của nhiều tác-giả) và thi-tập (của một tác-giả), mà đáng chú í nhất là các ấn-phẩm do nhóm Nguyễn Bá Chung, thuộc Trường Đại-Học UMB (University of Massachusetts) ở Boston (USA) ấn-hành:

 

MOUNTAIN AND RIVER” (Núi SôngSông Núi, hoặc Non Sông), do Kevin BowenNguyễn Bá Chung, và Bruce Weigl phiên-dịch.   Thơ trong tuyển-tập này gồm có những bài được sáng-tác trong khoảng từ 1948 đến 1993, qua 2 cuộc chiến kháng Pháp và chống Mỹ, từ thơ của Hồ Chí Minh đến thơ của Nguyễn Quang Thiều;

SIX VIETNAMESE POETS” (6 nhà thơ Việt-Nam), gồm có Lâm Thị Mỹ DạNguyễn Khoa ÐiềmXuân QuỳnhÝ NghiNguyễn Ðức Mau, và Phạm Tiến Duật, mà tác-phẩm được viết trong thời-gian “chống Mỹ”, do Kevin Bowen và Nguyễn Bá Chung chuyển-ngữ;

DEDICATED TO A DREAM”, “THE ADVENTURE OF THE PHOENIX”, chuyển-ngữ, của Lâm Thị Mỹ Dạ, chung với Xuân QuỳnhPhạm Tiến Dũng, và Anh Thơ, trong bộ AMERICAN WAR AND POST-WAR POETRY;

DISTANT ROAD” (Ðường Xa), thơ của Nguyễn Duy, do Nguyễn Bá Chung và Bruce Weigl phiên-dịch;

THE WOMEN CARRY RIVER WATER” (Các Cô Gánh Nước), thơ của Nguyễn Quang Thiều, thuộc thế-hệ sau-1975, do Martha Collins và Nguyễn Quang Thiều chuyển-ngữ.

 

Nhóm Nguyễn Bá Chung cũng giới-thiệu các thi-sưu-tập:

VIETNAMESE POETRY FROM THE WARS” (Thơ Việt Qua Các Cuộc Chiến), một thi-sựu-tập; và “POEMS FROM CAPTURED DOCUMENTS” (Thơ Trong Tài-Liệu Ðịch), nguyên-tác và phiên-dịch sang tiếng Anh những bài thơ lẫn-lộn trong các tài-liệu bắt được (của Cộng-Sản Việt-Nam).

Nguyễn Bá Chung và các nhân-vật liên-hệ đều thuộc Trung-Tâm William Joiner (WJC) của Trường Đại-Học UMB, là nhóm chủ-trương viết lại lí-lịch và vị-trí của Người Việt Tị-Nạn Cộng-Sản, mà lại thuê các nhà văn chịu ảnh-hưởng cộng-sản từ trong nước ra thực-hiện dự-án nói trên, nên bị cộng-đồng Người Việt Hải-Ngoại khắp nơi chống-đối quyết-liệt nhiều năm trước đây...

V.v…

 

Nói chung, các tập thơ tiếng Anh dịch từ thơ tiếng Việt ở trong nước đều được một số nhân-vật hay tổ-chức ở nước ngoài mà có thiện-cảm với Việt-Nam nội-địa phiên-dịch và ấn-hành.  Nội-dung tổng-quát là để đề-cao cộng-sản Việt-Nam, dù có những bài “vô thưởng, vô phạt” thì cũng là để chứng-tỏ rằng công-việc sáng-tác hiện nay ở Việt-Nam đã được tự-do (?).

          

(Nhân đây chúng tôi cũng kể thêm SPRING ESSENCE (Hương Xuân, tức Xuân Hương), gồm có một số bài thơ của nữ-sĩ Hồ Xuân Hương, do John Balaban, giáo-sư thi-sĩ người , ở North Carolina, giới-thiệu. Hồ Xuân Hương là của dân-tộc Việt-Nam, chứ không thuộc riêng hàng-ngũ của các nhà thơ hiện nay ở Việt-Nam; nhưng chúng tôi tạm kê vào đây để ghi nhận việc làm của thi-sĩ  này, đã tìm-tòi và trân-quý những vần thơ có giá-trị trường-cửu của Việt-Nam, một cách khách-quan và vô-tư, chứ không có hậu-í hay mưu-đồ gì như ai kia.)

 

Ðiều đặc-biệt là tất cả các ấn-phẩm ấy đều đã được kí-nạp vào thư-viện Quốc-Hội Hoa-Kì, và một số thư-viện các trường đại-học ở  và ở các nơi khác, do có chính-sách của nhà cầm quyền từ trong nước, hoặc chủ-trương của các giới-chức chuyên-môn liên-quan ở nước ngoài.

 

II

 

Về dòng thơ tiếng Anh của Người Việt Hải-Ngoại, ta thấy có hai nguồn song-song:

· thơ trực-tiếp sáng-tác bằng tiếng Anh, và

· thơ phiên-dịch hay chuyển-ngữ sang tiếng Anh.  

 

Thơ trực-tiếp sáng-tác bằng tiếng Anh thì được phổ-biến qua ba con đường: đăng-tải rời-rạc, in chung trong các sưu/tuyển-tập, và xuất-bản thành tập riêng.

Vì là thơ sáng-tác bằng tiếng Anh, nên các tác-giả đã đi thẳng vào các tạp-chí thi-ca của , các diễn-đàn/nhà-mạng thi-ca của  thực-hiện trên mạng lưới thông-tin toàn-cầu, các sưu/tuyển-tập thơ quốc-tế của Anh; cũng như xuất-bản thành tập theo cung-cách của phương Tây.  

 

Riêng thơ tiếng Anh đã được ấn-hành thành tập, thì ta thấy có các tác-giả và dịch-giả cũng như tuyển-tập sau đây:

 

BARBARA TRAN với thi-tập sáng-tác “IN THE MYNAH BIRD’S OWN WORDS” xuất-bản ở Hoa-Kì năm 2002;

BRIGHT QUANG với các thi-tập sáng-tác “POETRY AND ART” ấn-hành ở Redwood City, Bắc California (USA) năm 1998, “MY TORCH” (Ngọn Ðuốc của Tôi) năm 2003;

CAO NGUYÊN với thi-tập song-ngữ “NHÀ VIỆT NAM” (VIETNAM MY HOMELAND) do Nguyễn Hữu Thời chuyển-ngữ và Về Nguồn ở Virginia, USA xuất-bản năm 2017;

CHRISTINE SA với thi-tập sáng-tác “THE PARTING YEAR” xuất-bản ở Toronto, Canada;

DU TỬ LÊ với một số thi-tập: “HOA NÀO TIN QUẢ ÐẮNG ÐẾN KHÔNG NGỜ / FLOWERS CAN’T BELIEVE FRUITS WOULD GROW THAT BITTER” do Như HạnhNhan Chung chuyển-ngữ, xuất-bản ở  man 1999, “TRUỜNG KHÚC MẸ VỀ BIỂN ĐÔNG/ TRIBUTES TO MOTHER ON HER WAY HOME VIA PACIFIC OCEAN” do Thiên Nhất Phương và Trần Lệ Khánh chuyển-ngữ, năm 2002, v.v...;  

ĐINH LINH với các thi-tập sáng-tác ALL AROUND WHAT EMPTIES OUT” xuất-bản năm 2004, “AMERICAN TATTS” năm 2005, “BORDERLESS BODIES” năm 2006; 

ĐỖ VINH [Joseph Đỗ Vinh Tài] với thi-tập sáng-tác “GREEN PLUMS“ xuất-bản ở California (USA) năm 2005;

FLOWERS OF LOVE / FLEURS D’AMOUR” (Cụm Hoa Tình Yêu), tuyển-tập tam-ngữ Việt-Anh-Pháp, sáng-tác trực-tiếp lẫn chuyển-ngữ, Tập I (40 tác-giả), Tập II (45 tác-giả), Tập III (66 tác-giả); Tập IV (32 tác-giả); với các tác-giả tiếng AnhÐình Duy PhươngDoan Nam NhanHoài ViệtHoàng HoaHồng PhươngHương NamKim Phuong TranLê Khắc LýLê Sỹ ÐôngLê Trọng NghĩaLe Van BaLưu HoàiLưu Trần NguyễnLy ChâuNhư-HoaNguyễn Phúc Sông HươngNguyễn Thị Sen TrắngNguyễn Thùy LinhPaul CaoPhạm NgọcPhạm Nhã DựThanh-Thanh, Thu-Vân, Tina Thanh HươngTrac PhamTrần Tịnh NhưTynaVinh Hồ,; với các dịch-giảAli SmaouiBe Davison HerreraCharles NguyenChristopher VũDu Phước LongDuy TườngÐào Thanh KhiếtElsie Whitlow FelizHoài ViệtHuỳnh Sanh ThôngJoyce OdamLê Cao PhanLê Sỹ ÐôngNgọc NguyệtNgô Ða ThiệnNguyễn Ðại ThanhNguyễn Ðắc KhoaNguyễn Trọng BìnhNhã DựNhư HoaNhựt NguyệtPhạm NgọcPhạm Phan Thị Bạch Nga, Thanh-Thanh, Thu VânTrần Minh HiềnVo TinhVõ Thị Xuân HiệpVũ Ðức Tô ChâuVũ LangÝ Nga; do “Hội Thơ Tài-Tử Việt-Nam” của Như-Hoa Lê Quang Sinh ấn-hành, ở Sacramento, Bắc California (nay đã dời qua DallasTexas), USA;

HÀ HUYỀN CHI với tập thơ song-ngữ “SHARPENING THE SWORD ON THE SIDELINE” (Bên Trời Mài Kiếm) do Ngô Ðình Chương phiên-dịchÐàm Trung Pháp hiệu-đính, ấn-loát ở Washington, và “THE BEST OF HA HUYEN CHI do Binh Nhung phiên-dịch; xuất-bản ở Hoa-Kì;

HẠ ÁI KHANH với thi-tập “SPEECHLESS (NGHẸN NGÀO)” sáng-tác và tự chuyển-ngữ dưới bút-danh Dien Viet Duong [Dương Viết Điền], xuất-bản năm 1998;

HOA NGUYEN với các thi-tập sáng-tác YOUR ANCIENT SEE THROUGH năm 2002, AS LONG AS TREES LAST xuất-bản tại Hoa-Kì năm 2012, HECATE LOCHIA năm 2012, RED JUICE năm 2014;

HOÀNG DU THỤY trong các tuyển-tập sáng-tác: “A BREAK IN THE CLOUD xuất-bản năm 1993, và “DANCE ON THE HORIZON” năm 1994;

HOÀNG NGỌC VĂN với thi-tập sáng-tác và tự chuyển-ngữ CUỘC ĐỜI (ONE'S LIFE)” ra mắt tại San Jose, California (USA);  

HUYỀN CHƯƠNG QUÝ với tập thơ tự chuyển-ngữ “KHÁT VỌNG TỰ DO” (The War and The Americas in My Country); 

HUỲNH SANH THÔNG biên-khảo phiên-dịch “AN ANTHOLOGY OF VIETNAMESE POEMS - FROM THE ELEVENTH THROUGH THE TWENTIETH CENTURIES” xuất bản ở New Haven, Connecticut (USA) và London (Anh);

HƯƠNG CAU CAO TẦN với tập thơ song-ngữ “CÁC BÀI THƠ KHÓ QUÊN  UNFORGETTABLE VIETNAMESE POEMS”. Sách dày khoảng 300 trang, gồm có 100 bài thơ, của 16 tác-giả, qua nhiều thời-kì (từ Bà Huyện Thanh Quan đến Nguyên Sa),  được in song-hành để dễ-dàng đối-chiếu, xuất-bản  từ Canada vào cuối năm 2021;

JOSEPH DO VINH TAI với các tập thơ Mĩ-Việt sáng-tác và chuyển-ngữ GREEN PLUMS (Đào Non) “APOLOGIES TO THE MOON” (Tạ Tội Cùng Trăng), do Broken-Heart Press ấn-hành năm 2008;  

KHẾ IÊM với tác-phẩm “BLANK VERSE (THƠ KHÔNG VẦN)” cùng Đỗ Vinh phiên-dịch ấn-hành ở California (USA) năm 2006; với tác-phẩm “Khe Iem’s Selected Poems”, ấn-bản song-ngữ ViệtAnh, dày 242 trang, mà nhan-đề tiếng Việt là Thơ Khác, và phần đầu do J. Do Vinh dịch sang tiếng Anh, nhưng từ trang 215 thì chỉ có phần tiếng Việt, do Nhóm Tân Hình Thức Garden Grove, CA, USA, xuất-bản năm 2011;

KIM VŨ với các thi-tập Việt-Anh sáng-tác và tự chuyển-ngữ “SUCH IS MY LOVE, SWEETHEART” (Tình Anh Như Thế Ðấy), WHEN I LOVE YOU” (Khi Yêu Em); và các tuyển-tập “VIETNAMESE POETRY: A SAMPLER” (Việt Nam: Những Áng Thơ Tuyệt Tác), “THE FINEST PIECES OF MODERN VIETNAMESE POETRY” (Những Áng Thơ Tuyệt Tác Hiện Ðại) do Kim Vũ phiên-dịch, tự xuất-bản, ở San Jose, Bắc California, (USA);

LẠI THANH HÀ sáng-tác “INSIDE OUT & BACK AGAIN” (Đi Rồi Lại Về) tiểu-thuyết bằng 121 bài thơ, xuất-bản năm 2011;

LÊ PHẠM LÊ với các thi-tập sáng-tác “FROM WHERE THE WIND BLOWS” (Gió Thổi Phương Nào) và “WAVES BEYOND WAVES” ấn-hành ở San Francisco, Bắc California (USA);

LÊ THỊ THẤM VÂN (Lê Thị Hoàng Mai) với thi-tập sáng-tác “YELLOW LIGHT” xuất-bản năm 1998; 

LÊ VĂN TÀI với tuyển-tập sáng-tác “EMPTY ARMS SURROUNDED BY WARM BREATH” ra mắt năm 1987;

LINH ÐINH (Ðinh Hoàng Linh) với các tác-phẩm sáng-tác “DRUNKARD BOXING” (Võ Say) xuất-bản năm 1998, “A SMALL TRIUMPH OVER LASSITUDE”, “A GLASS OF WATER”, đều ở PhiladelphiaPennsylvania (USA), năm 2001;

LOVE POEMS” (Thơ Tình), tuyển-tập chuyển-ngữ, xuất-bản ở Nam California (USA);  

MAI NGUYÊN với tuyển-tập-thơ sáng-tác và phiên-dịch VAP” (?);

MINH VIÊN với các thi-phẩm “THE UNHEALED WOUND” (Vết Thương Chưa Lành), “A NIGHTMARE WAR” (Cuộc Chiến Ác-Mộng), “BLUE RAIN” (Mưa Xanh), sáng-tác, ấn-hành ở San Francisco, Bắc California, Hoa-Kì, v.v...;

MỘNG LAN với thi-tập sáng-tác “SONG OF THE CICADAS” xuất-bản ở Massachusetts (USA) năm 2001;

NGÔ ÐÌNH CHƯƠNG với “QUIET ALLEY IN THE EVENING” (Chiều Ðêm Xóm Vắng), song-ngữ, do tác-giả sáng-tác và tự chuyển-ngữ, ấn-hành ở San Jose, Bắc California (USA);  

NGÔ TẰNG GIAO tự chuyển-ngữ các tập thơ “MƯA XUÂN” ấn-hành năm 2000, “HƯƠNG MÙA VU LAN” năm 2007;

NGUYỄN CHÍ THIỆN với các tác-phẩm được Nguyễn Ngọc Bích phiên-dịch sang tiếng Anh: “NGỤC CA / PRISON SONGS” xuất-bản năm 1982, “HOA ĐỊA NGỤC / THE FLOWERS OF HELL” năm 1996, “HẠT MÁU THƠ / BLOOD SEEDS BECOME POETRY” năm 1996;

NGUYỄN ĐỖ với hợp-tuyển-tập “THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI” cùng Paul Hoover chuyển-ngữ, do University of Iowa ấn-hành; 

NGUYỄN HỮU LÝ đã chuyển-ngữ và cho ra đời các tác-phẩm: “TÌNH MẸ TRONG THƠ VIỆT NAM: Collection of Poems on Motherly Love”, “QUÊ HƯƠNG QUA THI CA: Anthology of Homeland in Vietnamese Poetry and Songs”, “XUÂN VÀ TUỔI TRẺ VIỆT NAM: Anthology of Springs and Youth of Vietnamdo Nhóm Văn Hóa Pháp-Việt ở Paris giới-thiệu, và NHỮNG CON ĐƯỜNG LƯU VONG: Les Sentiers de l'Exile - The Paths of Exiledo Hội Thơ Tài Tử Việt Nam của Như Hoa phổ-biến;

NGUYỄN MẠNH QUANG với “A POEM FOR MY CHILDREN” (Bài Thơ Cho Con) do tác-giả sáng-tác và tự chuyển-ngữ, xuất-bản ở TacomaWashington (USA);

NGUYỄN NGỌC BÍCH với các tác-phẩm biên-khảo và phiên-dịch: “THE POETRY OF VIETNAM” xuất-bản năm 1969, “A THOUSAND YEARS OF VIETNAMESE POETRY” năm 1975, “A MOTHER’S LULLABY” (“Trường Ca Lời Mẹ Ru” của Trương Anh Thụy) năm 1989, “THE FLOWERS OF HELL” (“Hoa Ðịa Ngục” của Nguyễn Chí Thiện) năm 1995, “BLOOD SEEDS BECOME POETRY” (“Hạt Máu Thơ” của Nguyễn Chí Thiện) năm 1996, v.v...;

        NGUYEN, NHIEN D. (sau tên có ghi “M.D.”) với tác-phẩm “CAT PARADISE: 230 SELECTED CAT POEMS” (THIÊN ĐƯỜNG CỦA LOÀI MÈO) gồm có 115 bài thơ tiếng Anh và 115 bài thơ tiếng Việt, xuất-bản năm 2019;

NGUYỄN PHÚC SÔNG HƯƠNG (Thái Luân) với “AMONG PEOPLE” (Giữa Những Con Người), sáng-tác trực-tiếp, xuất-bản ở Sacramento, Bắc California (USA) năm 1995;

NHƯ-HOA Lê Quang Sinh với “THE OLD DAYS / LE VIEUX TEMPS” (“Chuyện Ngày Xưa”), thi-tập tam-ngữ Việt-Anh-Pháp, với các dịch-giảDuy TườngLê Sỹ ÐôngNhư HoaThanh-Thanh, Thu Vân; do “Hội Thơ Tài-Tử Việt-Nam Quốc-Tế” xuất-bản, ở Sacramento, Bắc California (USA);

OCEAN VƯƠNG tức Đại Dương với các thi-tập sáng-tác “BURNING” xuất-bản năm 2010, “NO” năm 2013, “NIGHT SKY WITH EXIT WOUNDS” năm 2016, v.v...;

PHAN NHIÊN HẠO với các thi-tập sáng-tác “PARADISE OF PAPER BELLS xuất-bản năm 1998, “MANUFACTURING POETRY năm 2004, v.v...;                       

SONG HỒ (Nguyen Thanh Dam) với “ROCK AND FLOWER tự phiên-dịch từ “Đá và Hoa” (1992), xuất-bản năm 2000;   

SÓNG VIỆT-ĐÀM GIANG với “TÌNH CÒN SAY - FOREVER LOVE do tác-giả ở MemphisTennessee (USA), xuất-bản năm 2005, giới-thiệu 77 bài thơ của mình với 77 bài dịch sang tiếng Anh của Thomas D. Le, cùng với 21 bài thơ của mình với 21 bài dịch sang tiếng Anh do chính cô tự thực-hiện;

THANH LAN (ca-sĩ, diễn-viên) với tập thơ “TÌNH ĐẦU” xuất-bản tại Hoa-Kỳ năm 2002 gồm có 80 bài thơ tiếng Việt, đồng-thời với 2 phiên-bản bằng tiếng Anh và tiếng Pháp do chính Thanh Lan chuyển-ngữ;

THANH-THANH (Nhuan Xuan Le) với “POEMS BY SELECTED VIETNAMESE” do Xây-Dựng xuất-bản năm 2005, “VIETNAMESE CHOICE POEMS” (tuyển-tập 146 bài thơ tiếng Anh, dịch từ nguyên-tác thơ tiếng Việt của 81 tác-giả hiện sống tại Gia-Nã-ĐạiÚcPhápĐứcBỉNa-UyViệt-Nam), là tập-hợp nhiều nhất số thi-sĩ và số bài dịch sang thơ Anh, do Nhà Xlibris ở Indiana (USA) xuất-bản năm 2013; được Nhà Tổng-Phát-Hành Amazon đưa vào danh-sách “Favorite Books of the Year” trong Mục “Best Books of 2014”; và “DRAGON & FAIRY IN POETRY” do Xây-Dựng xuất-bản, Lulu ấn-hành năm 2021, là tuyển-tập 102 bài thơ tiếng Anh dịch từ nguyên-tác tiếng Việt của 70 tác-giả khác, sống tại 8 quốc-gia trên thế-giới;

THE SILENCE OF YESTERDAY” (Sự Im-Lặng của Ngày Hôm Qua), song-ngữ, sáng-tác trực-tiếp lẫn chuyển-ngữ, của 22 tác-giả, với các tác-giả tiếng AnhNgô Ðức DiễmNgô Ða ThiệnNguyễn Phúc Sông HươngPhạm NgọcSong NhịThanh-Thanh, Ý Yên; với các dịch-giảHoài Vân TửHuỳnh Sanh ThôngNgô Ða ThiệnNguyễn Ngọc BíchNguyễn Phúc Sông HươngPhạm NgọcSong NhịThanh-Thanh, Thy VũVĩnh SinhVi-Khuê, Võ ÐìnhÝ Yên; do “Cơ-Sở Thi Văn Cội Nguồn” của Song Nhị và Diên Nghị giới-thiệu, ấn-hành ở San Jose, Bắc California (USA);  

THOAI Q. TRAN (Trần Quý Thoại) có các thi-tập sáng-tác: “RANDOM THOUGHTS xuất-bản năm 2000), “QUE SERA năm 2001, “REFLECTIONS” năm 2001;

TÌNH YÊU, CUỘC SỐNG VÀ LƯU ĐÀY (LOVE, LIFE, and... ”thơ Việt-Anh;

TRANG ĐÀI GLASSEY-Trầnguyễn với 3 tập thơ: “ANH HOA” Anh-Việt tự chuyển-ngữ, ấn-hành ở Saigon năm 1967, tái-bản ở  năm 2005; “MARS& VENUS” sáng-tác, ở Hoa Kì năm 2001; “IN HARMONY” sáng-tác, ở Hoa Kì năm 2008;

TRẦN MỘNG TÚ với 2 bài thơ “THE GIFT IN WARTIME” (Quà Tặng Trong Chiến Tranh) và “DREAM OF PEACE (Giấc Mơ Hòa Bình) do Vann Phan phiên-dịch sang Anh-ngữ; bài trước được in trong “American Literature Textbook” (sách giáo-khoa, của nhà xuất-bản  Glencoe/Mc.Gnaw-Hill), bài sau được in trong “Vision of War, Dream of Peace” là tuyển-tập thơ của các cựu Nữ Quân-Nhân và Y-Tá phục-vụ trong Chiến-Tranh Việt-Nam;  

TRÚC LANG [Vĩnh Đỗ] với thi-tập sáng-tác “SEA AND SKY” do Ngày Nay xuất-bản năm 2005;

TRƯƠNG ANH THỤY với thi-tập song-ngữ “GỬI MƯA CHO NẮNG” tự chuyển-ngữ sang tiếng Anh;

VI KHUÊ với “POEMS IN RAIN & FLOWERS” (Thơ Trong Mưa & Hoa), thi-tập song-ngữ, với các dịch-giảBernard DetrezChử Nhất AnhChử Nhị AnhHuỳnh Sanh ThôngNguyễn Huỳnh DiệpNguyễn Ngọc BíchNguyễn Phương ViênThanh-Thanh, Trần Nhã HoaTường MinhVi KhuêVõ ÐìnhVũ Ðức; do “Sao” xuất-bản, ở Virginia (USA);  

VĨNH LIÊM với tập thơ “WITHOUT BEGINNING WITHOUT END (Vô Thủy Vô Chung), do Nhà Lulu xuất-bản năm 2008;

VÕ ÐÌNH (Võ Ðình Mai) phiên-dịch sang Anh-ngữ: tập thơ Thiền của Thích Nhất Hạnh “ZEN POEMS OF NHAT HANH xuất-bản ở N. Carolina, năm 1976; 18 bài thơ thiền từ chữ Hán “FRAGRANCE OF ZEN / HƯƠNG THIỀN ở Los Angeles, năm 1981; (cùng Công Huyền Tôn nữ Nha Trang30 bài thơ Thiền và Kệ (của các Thiền sư Việt Nam) “MỘT CÀNH MAI ở Paris và San Jose, California (USA) năm 2005;

VŨ HỐI có tập thơ “VẦN THƠ MÀU TRẮNG (La Póesie de Couleur Blanchephiên-dịch sang Anh- và Pháp-ngữ, xuất-bản tại Sài-Gòn năm 1959;

        VƯƠNG THANH với tác-phẩm “A GARDEN OF VIETNAMESE LYRICS AND POETRY” (Một Khu Vườn Thơ Nhạc Việt Nam) Volume 1, Bilingual Edition, November 2019.  

Sách dày 562 trang, gồm có một số bài nhạc quen-thuộc của một số nhạc-sĩ tên-tuổi cùng với một số bài thơ nổi tiếng của một số nam+nữ thi-sĩ Việt-Nam từ xưa đến nay, và đặc-biệt là một số bài thơ của chính Vương Thanh, cả thơ tự-do lẫn thơ Đường-luật. Tác-giả sưu-tập và dịch sang tiếng Anh.

 

*

 

WORLD POETRY” (Thơ Thế-Giới) do “Quality Paperback Book Club” (Câu-Lạc-Bộ Sách Bìa Mỏng) ở New York xuất-bản, là một hợp-tuyển-tập thơ, trong đó có một số bài do Nguyễn Ngọc Bích chuyển-ngữ từ tác-phẩm của một số tác-giả Việt-Nam, từ xưa như Hồ Xuân HươngKhuông ViệtLê Thánh TôngMãn GiácNguyễn Bỉnh KhiêmNguyễn Gia ThiềuNguyễn KhuyếnNguyễn TrãiTrần Nhân TôngTrần Tế Xương Vạn Hạnh, đến tiền-chiến (Ðệ-Nhị Thế-Chiến) như Thế LữTú Mỡ, đến cả những tác-giả mới như Ðoàn Văn Khâm, Hà Thị ThảoLê Ngọc Hiệp, Nguyễn Văn Lạc.  Trong số những nhà thơ kể trên, có một tác-giả lúc đó còn sống, được nhiều người chú í, mà lại là thành-viên của Cộng-Ðồng Người Việt Tị-Nạn tại Hải-Ngoại, đó là Du Tử Lê.

V.v...

 

*

 

Ngoài các thi-tập và thi-sưu-tập (được in thành sách), chúng tôi ghi nhận có những bài thơ được sáng-tác trực-tiếp bằng tiếng Anh và được in rời-rạc:

*của BÙI TIÊN KHÔI, qua giải “Golden Poet Award”, ở Texas;

*trong các sưu-tập thơ của Hoa-Kì, do các nhà xuất-bản “THE NATIONAL (sau này là INTERNATIONALLIBRARY OF POETRY” (Thư-Viên Thi-Ca Quốc-Gia/Quốc-Tế) ở Maryland, “FAMOUS POETS SOCIETY” (Hiệp-Hội Thi-Nhân Tài-Danh) ở Oregon, “WHO’S WHO IN NEW POETS” (Thi-Nhân Tài-Danh Ðợt Mới) ở New York, “NOBLE HOUSE” (Dưới Mái Thanh-Tao) ở London, “POETRYFEST” (Hội Thơ) ở Oregon, của: Châu MỹÐặng NguyệtÐỗ Huyền ChâuHà Bỉnh TrungLê ÁiLê ÐạtLê Trâm, (Nguyễn) Minh ViênNguyễn LươngNguyễn PhúcNguyễn Vy Kim ÁiPhạm Henry TướcPhạm Kim KhôiPhạm Thị LýThanh-ThanhTrần BảoTrần Thị DiệpTrần Văn Trương, v.v...;

*trong đặc-san “WORDBRIDGE” của “THE WRITERS POST” do N. Saomai chủ-trương, ở Florida, với thơ của: Hoàng Xuân SơnNgô Ðức DiễmN.SaomaiSong NhịSông HồThanh-ThanhUyên Nicole Dương, v.v...

*trong các đặc-san: “CỎ THƠM” của Nguyễn Thị Ngọc Dung ở Virginia, “ÐẤT ÐỨNG” của Nhật-Thịnh và Khuê Dung ở Sacramento, California; v.v...

*trong các bán-nguyệt-san “VĂN NGHỆ TIỀN PHONG” của Hồ Anh ở Virginia, “VIỆT BÁO” của Thủy Lâm Synh ở Chicagocác tuần-báo SAIGON TIMES” của Thái Tú Hạp, “SAIGON POST” của Ðặng Nguyên Phả ở Nam Californialưỡng-tuần-báo “THẾ-GIỚI MỚI” của Trương Sĩ Lương ở Texascác nguyệt-san: “NGƯỜI VIỆT” của Trần Thiện Ðạt ở New York, “THẾ-GIỚI NGÀY NAY” của Lê Hồng Long ở Kansas, “SUỐI VĂN” của Ngọc Thủy ở San Josetuần-san “VIET MAGAZINE” của Nguyễn Châu ở San Jose, CA; v.v...

 

Ngoài ra, còn có những thi-tập tiếng Việt có xen lẫn một số bài thơ tiếng Anh do chính tác-giả sáng-tác hay do người khác dịch, chuyển-ngữ giùm, thí-dụ:

CÒN LẠI CHÚT TÌNH” của Nguyễn Phú Long, có bài dịch của Thanh-Thanh;

CAO NGỌN CỜ VÀNG” của Việt Tâm, có bài sáng-tác của tác-giả;

CHẮP CÁNH THƠ” của Khang Lang, có bài dịch của Ngô Ða ThiệnSong NhịThanh-Thanh;

CƠN ÁC-MỘNG” của Thanh-Thanh, có bài sáng-tác của tác-giả;

GIỮA DÒNG” của Lê Nguyễn, có bài dịch của Ngô Ða ThiệnMinh KhoaPhạm NgọcSong NhịThanh-Thanh, Thu VânVô Tình;

NGÀN NĂM GỬI MÂY BAY” của Hồ Mộng Thiệp, có bài dịch của Phan Viết PhùngThanh-Thanh;

RU THẦM TIẾNG GỌI VIỆT NAM” của Ngọc An, có bài dịch của Thanh-Thanh;

RỪNG THU XƯA VẪN NHỚ” của Ngọc An, có bài dịch của Dư Phước LongNgô Ða ThiệnNguyễn Gia LiênPhan Viết PhùngThanh-Thanh;

SUỐI NGUÒN TÂM THỨC” của Thái Tú Hạp, có bài dịch của Thanh-Thanh; 

THƠ VIỆT HẢI-NGOẠI” của Thụy-Cầm và Dương Huệ Anh, có bài sáng-tác của Thanh-Thanh;

TIẾNG HÓT CỦA LOÀI CHIM DI” của Song Nhị, có bài dịch của Ngô Ða ThiệnThanh-Thanh, Tony O’Donnell;

TIẾNG HỜN CHIẾN MÔ (tái-bản) của Song Nhị, có bài dịch của Hồ Thị TâmNgô Ða ThiệnThanh-Thanh;

TUYỂN-TẬP THƠ LÊ MAI” của Lê Mai, có bài dịch của Thanh-Thanh;

VIET PEN” của “Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại” qua Yên Sơn, có bài dịch của Thanh-Thanh;

V.v...

 

*

  

Bên cạnh hoạt-động của các nhà thơ đã ra công-chúng, còn có nỗ-lực của những cây bút còn ngồi trên ghế học-đường, mà thơ của họ được in trên các nội-san, ít được phổ-biến ra ngoài.

Cũng có những nhà thơ mà vì hoàn-cảnh sinh sống đặc-biệt ít có cơ-hội tiếp-xúc với các “đồng-nghiệp” từ phía cộng-đồng gốc Việt, thí-dụ một số sinh ra, lớn lên, ở lâu, tiếp-xúc phần lớn thời-gian với người chính gốc sở-tại, nên đã sinh-hoạt văn-học nghệ-thuật, và thơ, trong cùng một giới với nhau, thí-dụ: các Ban Văn-Nghệ & Báo-Chícác Hội Sinh-Viên, tại các trường trung-học, đại-học; các thành-viên của các tổ-chức chính-lưu như Nhà Hát LớnViện Bảo-TàngCơ-Sở Văn-Hóa, điển-hình là NHÓM Ý THỨC (Friday@5PM) của Liên Trường Ðại-Học Bắc CaliNHÓM THƠ SLAM MAI PIECE, ở San Francisco, CA, gồm có Anh Ðào Ðỗ LêBảo Phi, Jenni Thanh Trang LêLong Nguyễn,  Taylur Thu Hiền Nguyễn,...

Ngoài ra, cũng có một số cá-thể sáng-tác bằng tiếng AnhMong-LanQuan Barry...

 

*

 

Tưởng cũng nên nhắc đến các hoạt-động thơ trên Internet.  Ðây là phương-tiện dễ-dàng, nhanh-chóng, rẻ tiền, nhất là tự-do, để các nhà thơ, dù đã hay chưa thành-danh, phóng thơ của mình, hoặc của người khác mà mình ưa thích, qua các diễn-đàn liên-mạng, ra khắp bốn phương trời.  Các diễn-đàn chú-trọng thơ là: CÂY ME của Ðàm Quang VinhSILICON BANDVIỆT-NAM THI-ÐÀN của Lê Hoàng PhongVUI CƯỜI của Văn BiaVƯỜN THƠ TAO ÐÀN, v.v...

Có một số diễn-đàn hoặc tạp-chí ảo, mở hẳn một mục thơ thường-trực, như: ÁNH DƯƠNG của Hoàng VânÐẶC TRƯNG của Nhật HuyÐỐI-LỰC (Viet Marketing) của Nguyễn Bá LongGIA MYGIAO MÙA của Trung KỳHỒN QUÊ của Nhật VũMỰC TÍM của Giọt Nắng và Diên VyMIỀN TRUNG VIỆT-NAM của Bùi Ngọc HiệpSUỐI NGUỒN của Thơ ThơSUỐI NGUỒN TÂM TƯ của Thiện DoãnTHỜI NAY của Trần Việt Hải và Ðạm ThủyTHI UYỂN của Ðặng HiềnTRINH NỮVĂN HỌC NGHỆ THUẬT của Lan PhạmVĂN NGHỆ NGÀN PHƯƠNG của Tường ViVIỆT BÁOVIỆT MESSENGERVIETNAM JOURNAL của Ðoàn Ðức TâmVIỆT NAM THƯ QUÁNVIETNAMESE YOUTHVIET-USA của Tri Nguyen và Nguyễn Quang DinhVN LITERATURE; và một số Web site của các nhà thơ: Bright QuangHà Huyền Chi (trên Mạng của TRINH NỮ và Mạng của Hà Phương Hoài); Song Nhị (trên Mạng Cơ-Sở Thi+Văn “CỘI NGUỒN”); Thanh-Thanh (trên Mạng THINHANVIETNAM và POETFROMVIETNAM), Trần Trung Ðạo, v.v...

Trên một số diễn-đàn ảo, mới đây thỉnh-thoảng có thêm thơ tiếng Anh sáng-tác của Trúc Lang.

Trên Mạng có một danh-mục các tác-giả và tác-phẩm do Luân Hoán sưu-tầm; một “THƯ VIỆN VIỆT NAM” của Tâm Vô Lệ, tập-trung khá nhiều tác-phẩm, trong đó có thơ, của hầu hết mọi tác-giả gần xa, từ trước đến nay trên toàn-cầu; v.v...

 

III

 

Sách nói chung, thơ nói riêng, mà được kí-nạp tại Thư-Viện của Quốc-Hội Hoa-Kỳthư-viện của các trường đại-học  cũng như các nước khác, là một hình-thức và phương-tiện phổ-biến văn-hóa, nếu không muốn nói là tuyên-truyền, rất hữu-hiệu.

Hiện nay, số sách [trong đó có thơ] của Việt-Nam nội-địa thì đã hiện-diện tại các nơi ấy rất nhiều, trong lúc sách của Cộng-Ðồng Người Việt Tị-Nạn Cộng-Sản ở Hải-Ngoại thì ít hơn.  

 

Riêng Thư-Viện của Quốc-Hội Hoa-Kì được xem như là thư-viện chung cho cả hoàn-cầu.

Do đó, có một số nhà thơ, và nhà xuất-bản, muốn phổ-biến rộng-rãi tác-phẩm của mình, đã không chỉ trông-cậy vào các buổi trình-mại sách, các bài giới-thiệu trên báo & đài, các sạp bày bán, mà còn gửi tặng cho càng nhiều thư-viện càng tốt  hiển-nhiên Thư-Viện Quốc-Hội Hoa-Kì là nơi lí-tưởng nhất.  

Các thi-sĩ, và nhà xuất-bản mà chỉ lâu lâu mới xuất-bản một tập thơ, thì việc có hay không có kí-nạp sách của mình vào Thư-Viện Quốc-Hội Hoa-Kì, không thành vấn-đề; nhưng có một số nhà xuất-bản in sách thường-xuyên mà lại không chú-í đến vấn-đề này thì là một nhược-điểm.  Nhà xuất-bản “XÂY-DỰNG” của Thanh-Thanh, Cơ-Sở Thi Văn “CỘI NGUỒN” của Song Nhị, nhà xuất-bản “SAO” của Vi Khuê, thì có lưu-tâm đến nơi lưu-trữ bảo-đảm và trường-cửu ấy cho tác-phẩm của mình; còn “HỘI THƠ TÀI-TỬ VIỆT-NAM” của Như Hoa, nhà xuất-bản “PHƯƠNG ÐÔNG” của Dương Huệ Anh, Tủ Sách “PHỤ NỮ THỜI NAY” của Diễm Châu, v.v… thì không kí-nạp sách của mình vào kho tàng văn-học và văn-hóa ấy của toàn-cầu, thật là đáng tiếc.  

 

Ðể giải-quyết vấn-đề này, chúng tôi đề-nghị các tác-giả, các Hội Văn-Học Nghệ-Thuật, các nhà xuất-bản, dù là chuyên-nghiệp hay tùy-hứng, của Người Việt Hải-Ngoại, lưu-í kí-nạp ấn-phẩm của mình vào Thư-Viện nói trên (vì có khá nhiều tác-phẩm giá-trị hiện-diện trên thị-trường mà không có mặt trong thư-viện ấy).

Riêng về việc ghi danh vào Thư-Mục Quốc-Tế và kí-nạp vào Thư-Viện, xin đề-nghị lập thủ-tục xin số “ISBN” (International Standard Book Number) và cả số “LCCN” (Library of Congress Control Number), để người nghiên-cứu dễ tìm thấy sách của mình trong thư-viện mênh-mông.  

                                                   

IV

 

Ðã nói về thơ thì không thể không nói về thể thơ, nhất là vần thơ.

Thơ Anh cũng như thơ Việt đều có cả thơ-có-vần lẫn thơ-không-vần (tức thơ tự-dothơ buôngthơ văn xuôi, v.v...).

Nhìn qua các bài tiếng Anh đã có, dù là sáng-tác trực-tiếp hay phiên-dịch, chúng tôi thấy rõ phần nhiều đều không có vần.  Có thể tác-giả và dịch-giả cho đó là thơ tự-do; nhưng, theo chúng tôi nghĩ, tuy có hình-thức là câu văn xuôi như nhau, nhưng các câu thơ phải có cái gì khác hơn một đoạn văn xuôi  vì nếu chỉ là văn xuôi thì hóa ra đoạn văn nào, trong một bài dài, trong một đoạn dài, mà chỉ cần được ngắt câu xuống hàng, thì cũng đều là thơ-không-vần?

 

Ðó là chưa kể, dù là văn xuôi, trong nhiều trường-hợp, chính các tác-giả là người Mĩ (AnhÚc) chính-thống mà cũng còn cần phải được các nhà viết thuê (ghost-writer) hiệu-chỉnh, huống gì chúng ta đa-số không phải là dân sinh ra đã nói/viết tiếng Anh, mà nay lại làm thơ tiếng Anh.  (Xin xem về nạn dùng sai chữdịch phản nghĩaviết trật văn-phạm tiếng Anh ở phần dưới).  

 

Tuy nhiên, nói thế không phải là để chúng ta ngại-ngần trong việc làm thơ tiếng Anh hay dịch thơ tiếng mình sang thơ tiếng Anh.

Xin đề-nghị các bạn hãy mạnh-dạn sáng-tác trực-tiếp, hoặc đẩy mạnh việc dịch/chuyển-ngữ các tác-phẩm của mình qua tiếng Anh, bắt đầu bằng từng bài một.  Có ai mà không có dịp gặp-gỡ chuyện-trò với người nước ngoài; và nếu mình được giới-thiệu là một nhà-thơ mà lại có sẵn cả bản tiếng Anh để đưa cho họ đọc thì cả họ lẫn mình sẽ thích-thú đến ngần nào; huống hồ đăng lên báo, in thành sách, gửi vào thư-viện cho mọi người có thể đọc được, tức là góp phần giới-thiệu văn-học, văn-hóa của nước mình, đến độc-giả các nước ngoài.

 

  

V

 

  

Về việc phiên-dịch/chuyển-ngữ thơ, dịch-giả không phải chỉ cần giỏi tiếng Anh, mà còn cần phải sành thơbiết thêm đặc-ngữ, điển-tích, v.v...  

 

Xin đơn-cử vài thí-dụ:  

1) Trong cuốn “The Silence of Yesterday” (Sự Im Lặng của Ngày Hôm Qua) của “Cội Nguồn”, có bài thơ tiếng Việt “Lui Về Tiền Sử” của Khang Lang, trong đó có đoạn “Tahề!”  Một dịch-giả được gọi là học-giả, đã dịch 2 chữ “Ta, hề” ra là “It's laughable!” (Nực cười thay!).  Người rành thơ Việt hẳn biết giai-thoại Kinh Kha với các câu “Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn, Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn (Gió hiu hắt thổi, sông Dịch lạnh, Tráng sĩ ra đi không trở về).  Nhiều thi-sĩ Việt đã dùng chữ hề, thí-dụ Trần Hoan Trinh trong bài Tráng Sĩ Hành Ca:

                Vung kiếm ta ca, hề, Sát Thát

                Vỗ gươm ta hát, hề, Nam chinh

                Vẫy súng ta thề, hề, Bắc phạt

                Gãy đàn, ta mơ, hề, thái bình...

Có người Việt-hóa (Nôm-hóa) chữ hề thành chữ chừ, thí-dụ Minh Đức dịch bài Phóng Cuồng Ngâm của Tuệ Trung Thượng Sĩ, với các câu:

                Trời đất liếc trông chừ, ôi mênh mang!

                Chống gậy rong chơi chừ, phương ngoài phương

                Dạo chốn cao cao chừ, mây đỉnh núi

                Hoặc nơi sâu sâu chừ, nước trùng dương...

Chữ “hề” ở đây không có nghĩa là “làm hề”, “như một tên hề”, mà là một thán-từ (interjection) tương-đương với “Hey! Ho!” trong tiếng Anh, dùng để nhấn mạnh một cảm-xúc, trong các lời ca, tiếng hát, thí-dụ Ban Nhạc The Lumineers của  nổi tiếng với bài:

                (Ho!) I've been trying to do it right

                (Hey!) I've been living a lonely life

                (Ho!) I've been sleeping here instead

                (Hey!) I've been sleeping in my bed...  

  

2) Trong cuốn “Ru Thầm Tiếng Gọi Việt Nam” của Ngọc An, có bài thơ “Biển Nhớ” trong đó có câu “Bao nhiêu hạnh phúc chắt chiu, Đào Nguyên một thuở Nguyễn Lưu lạc đường”, mà người dịch, được giới-thiệu là một giáo-sư tiến-sĩ, đã dịch ra là “So much bliss had been spared, Of a happy land, now Nguyen Luu lost his way!” lại còn chú-thích là: “Nguyen Luu, an imaginary person in a historical myth who had visited the paradise in Heaven” (Nguyễn Lưu là một nhân-vật tưởng-tượng trong thần-thoại lịch-sử cho rằng ông đã viếng thăm thiên-đường trên Trời”).  Nguyễn Lưu thực ra là Lưu+Nguyễn, là hai nhân-vật Lưu Thần và Nguyễn Triệu, đời Hán, đã từng lạc vào Thiên-Thai, chứ không phải là một ông Nguyễn Lưu.  

 

3) Trong tác-phẩm “cuối đời” của Hà Huyền Chi, “The Best of Ha Huyen Chi”, người dịch, cũng là nhà-thơ/nhà-văn, đã dịch bừa-bãi rất nhiều câu thơ trong nhiều bài thơ.  Vài thí-dụ:  Bài số 591, có câu “Dăm thùng sách mới nằm say ngủ”, mà lời dịch là “Some new book boxes do not open” (Mấy thùng sách mới không mở ra). “Open” là một ngoại/tha-động-từ (mở [cái gì] ra), mà “thùng sách” là tĩnh-vật, không thể làm chủ-từ cho “open”, làm sao tự mở ra được.  Bài số 592, có câu “Nói gì câu đá mòn sông cạn”, mà lời dịch là “We no need to talk about the fervid loyalty”.  Nếu “need” là danh-từ thì nó phải là “We don't have the need to”; nếu nó là động-từ thì nó phải là “We don't need to”; không thể nói/viết “We no need”.  Bài 594, có câu “Yêu nhau là chuyện hoang đường, Không yêu đời lãng, lại thương tiếc đời”, mà lời dịch là “Falling into our affections are a fabulous story, But if we do not love We will be regret all our lives”.  Động-danh-từ “falling” là số ít, làm chủ-từ cho “to be”, thì “to be” phải ở số ít (“is”) chứ không thể ở số nhiều (“are”); “to be” là động-từ bất-quy-tắc, nếu đứng trước một động-từ thứ hai, thì động-từ thứ hai phải ở thể tiến-hành (“be regretting”) hoặc quá-khứ phân-từ (It will be regretted),...

 

 

VI

 

 

Riêng về việc sáng-tác trực-tiếp, hoặc dịch/chuyển-ngữ thơ tiếng Việt sang thơ tiếng Anh, mà muốn thành thơ-có-vần, chúng tôi xin các bạn để í một điểm, đó là vần thơ (rhyme) trong tiếng Anh.  

Lâu nay, có nhiều bài thơ tiếng Anh mà tác-giả và dịch-giả người Việt muốn viết ra như-có-vần nhưng đều thực-sự không-có-vần.  

 

Thử dịch mấy chữ “sướng-thỏa” và “hể-hả” (chúng ăn vầnhợp vần với nhau):

 

Tiếng Việt là tiếng đơn-âm (monosyllabic), nên ta có thể dễ-dàng chọn tiếng hợp vần ở cuối câu thơ.

Thí-dụ: câu trên tận cùng bằng chữ “sướng-thỏa”

             câu dưới tận cùng bằng chữ “hể-hả”

Âm cuối của câu trên là “thỏa”, thì nó ăn vần [hợp vần] với “hả” của câu dưới.

Vậy, xét trong tiếng Việt, thì “sướng-thỏa” và “hể-hả” ăn vần với nhau, vì ta dùng các âm cuối là “thỏa” và “hả”.

 

 

Tiếng Pháp là tiếng đa-âm (polysyllabic), nhưng âm (syllable) nào cũng được phát-âm (nhấn giọng) giống nhau, nên nó cũng giống tiếng Việt ở điểm: có thể dùng âm cuối chữ tiếng Pháp để chọn vần.

Thí-dụ: câu trên tận cùng bằng chữ “heureux”

             câu dưới tận cùng bằng chữ “joyeux”

Âm cuối của câu trên là “reux”, thì nó ăn vần [hợp vần] với “yeux” của câu dưới.

Vậy, xét trong tiếng Pháp, thì “heureux” và “joyeux” ăn vần với nhau, vì Pháp dùng các âm cuối là “reux” và “yeux” để làm vần cho thơ.  

 

Tiếng Anh cũng là tiếng đa-âm, nhưng có điểm khác tiếng Pháp là, trong tiếng Pháp thì âm (syllable) nào cũng được phát-âm (nhấn giọng) giống nhau; tuy-nhiên, trong tiếng Anh thì chỉ có một hoặc một số âm là được nhấn giọng (stressemphasize) để định vần; còn các âm khác thì không được nhấn giọng; cho nên, dù là âm cuối của chữ cuối câu, vẫn không được xem là một âm trong việc chọn âm để định vần cho thơ.

                 Thí-dụ: câu trên tận cùng bằng chữ “happy”

                              câu dưới tận cùng bằng chữ “merry”

Âm cuối của câu trên là “py”, âm cuối của câu dưới là “ry”: mới thấy thì tưởng là chúng ăn vần với nhau.

Thế nhưng, ngược lại; vì trong tiếng Anh, các âm cuối “py” (trong “happy”) và “ry” (trong “merry”) là âm không được nhấn giọng, nên không được dùng làm vần cho thơ; trong lúc đó thì “hap” (trong “happy”) và “mer” (trong “merry”) mới là âm được nhấn giọng; nhưng chúng lại không ăn vần với nhau, vì một bên là “hap” và một bên là “mer”. 

Vậy, xét trong tiếng Anh, thì “happy” và “merry” tuy đều tận cùng bằng âm “y” (py và ry), nhưng vì “hap” và “mer” không ăn vần với nhau, nên ta không thể dùng “happy” và “merry” làm 2 chữ cuối-câu cho 2 câu thơ-có-vần. “Happy” và “Merry” không ăn vầnkhông hợp vần với nhau.

 

Người nào chỉ mới nhìn thấy các âm cuối của chữ cuối câu có vẻ ăn vần [hợp vần] với nhau, thí-dụ:

giữa batman với saucepan, fundament với present, education với suggestion, amazon với echelon, immune với opportune, v.v… 

mà đã cho là chúng ăn vần [hợp vần] với nhau, thì tức là đã làm thơ hoặc dịch thơ tiếng Anh lạc vần rồi vậy.

   

*

 

Tóm lại, chúng ta cần sáng-tác trực-tiếp hoặc phiên-dịch hay chuyển-ngữ thơ tiếng Việt sang thơ tiếng Anh, để tiếng nói đầy tình-tự dân-tộc của Người Việt nói chung, của Người Việt Hải-Ngoại nói riêng, không bị quên lãng, hoặc bị lấn-át bởi tiếng nói phi-dân-tộc, trước “bốn biển, năm châu”, trong bối-cảnh toàn-cầu-hóa mọi sinh-hoạt hiện nay.

 

 

                                     NGƯỜI THƠ

                   Hội-Viên Văn-Bút Quốc-Tế, Trung-Tâm PEN America