PHẦN V:

 

CÓ AI TN MT TRÔNG THY

ĐC M HIN RA TI LA-VANG

 

I/  "NGÔI CHÙA THÀNH NHÀ CHÚA"

TRONG HOÀN-CẢNH NÀO?

 

A)  TÀI-LIỆU:

 

            Trong bài “Tinh-Thần La Vang” đăng trên báo “Thằng Mơ”, số 832 ra ngày 28-3-98, tác-giả Trần Văn Trí viết:

            Vào đầu thế-kỷ 19, tiếng đồn về Đức Bà linh thiêng lan rộng khắp nơi.  Trong những năm đầu 1820-1840, các người Công Giáo thuộc các làng Ba Trừ, Cổ ThànhThạch Hăn chung nhau xây một ngôi chùa ngay tại nơi Đức Mẹ hiện ra, gọi là chùa Ba Làng.  Nhưng sau đó họ bàn tính lại với nhau và đồng thuận rằng Đức Bà hiện ra là “bên giáo”, nên họ đă nhường ngôi chùa lại cho bên Công Giáo và các gia-đ́nh Công Giáo tu sửa “ngôi chùa thành nhà Chúa” (Lm Hồng Phúc: Đức Mẹ La-Vang, tr. 35).

 

B)  NHẬN XÉT:

 

            1-  Ta hăy t́m hiểu xem “ngôi chùa đă trở thành nhà Chúa” trong t́nh-h́nh nào.  Báo “Thằng Mơ”, số 852 ra ngày 15-8-98, có đăng bài “Sự-Kiện La Vang: Trang Sử Tử-Đạo” của tác-giả Nguyễn Văn Thông, trong đó có đoạn:

            Giám-mục Tabert ghi lại rằng, giáo-hội Miền Nam, khi vua Minh Mạng ra chỉ-dụ cấm đạo, đă có hàng trăm giáo-hữu bị bắt giam tù, bị tra-tấn và bị án lưu-đày hoặc xử-tử...

                        a.  Trong năm 1832, Chỉ-huy-trưởng đoàn quân hộ-vệ cho vua Minh MạngTống Viết Bường cùng với những sĩ-quan và binh-sĩ cấp dưới bị bó-buộc kư giấy xuất-giáo.  Ông Bường và 12 người không chịu kư.  Họ bị truyền phải mang gông và đánh đ̣n...  Đầu roi ch́ quất xuống xé thịt văng ra...  Trước cực-h́nh dă-man ấy, sáu binh-sĩ không chịu nổi...  Ông Bường và sáu người khác chịu tù ngục và tra-tấn cho tới cùng rồi bị mang đi chém đầu vào tối ngày 23-10-1833 ở Thợ Đúc, Huế (Bùi Đức Sinh: Giáo-Hội Công Giáo ở VN, tập III, trg 46-47).

                        b.  Ngày 8-9-1835, giáo-sĩ Marchand bị bắt tại Gia Định, bị đóng cũi như một con vật mang về Huế cùng với Lê Văn Viên 7 tuổi, con của Lê Văn Khôi...  Giáo-sĩ bị khép tội cùng với Lê Văn Khôi làm loạn chống lại triều-đ́nh Minh Mạng...  Lí-h́nh liền lấy ḱm trong ḷ lửa kẹp mạnh vào hông giáo-sĩ, thịt cháy xèo bốc khói...  Ngài và ba người bị khép tội đồng-lơa cùng với em Viên phải án lăng-tŕ.  Họ bị lột hết quần áo, bị trói vào cáng điệu đến pháp-trường ở nhà thờ họ Thợ Đúc...  Lí-h́nh lấy ḱm kẹp từng miếng thịt lôi ra cho một lí-h́nh khác cầm dao phay cắt miếng thịt ấy.  Chúng bắt đầu bằng việc cắt dương-vật của người tử-tội trước, rồi đến hai miếng thịt vú, hai miếng bả vai, cắt hai tay, hai bên đùi rồi hai bắp vế...  cho đến khi c̣n lại bộ xương dính những sợi thịt đỏ ḷm.  Sau đó lí-h́nh chặt đầu vị giáo-sĩ... tháo giây trói cho xác ngă sấp xuống đất, lấy búa chặt thành bốn khúc theo bề ngang rồi bổ mỗi khúc làm đôi theo bề dọc...  Đầu của giáo-sĩ Marchand được mang đi các tỉnh treo ở chợ, sau đó bỏ vào cối mà xay (Phan Phát Huờn: Louvet: La Cochinchine Religieuse, QII, trg. 92) và nhiều, nhiều vụ khác.

 

            2-  Thời-kỳ 1820-1840 mà tác-giả Trần Văn Trí kể trên, rơi đúng vào chính triều-đại Minh Mạng, giai-đoạn bách-hại Ky Tô Giáo khắc-nghiệt như thế.  Và sử-gia Trần Trọng Kim đă viết trong “Việt Nam Sử-Lược”: “Lúc bấy giờ không phải là một ḿnh vua Thánh Tổ ghét đạo mà thôi, phần nhiều những quan-lại cũng đều một ư cả cho nên sự cấm đạo lại càng nghiệt thêm.”  Lê Văn Khôi và đồng-đảng hùng mạnh đến độ chiếm được 6 tỉnh Miệt Trong chỉ trong một tháng, và cố-thủ thành Gia-Định suốt 3 năm trời, ở tận miền Nam xa vời; thế mà Minh Mạng cũng đă dẹp tan và trừng-trị được, khủng-khiếp như trên.  Vậy th́ một nhóm giáo-dân Ky Tô Giáo tay không, ẩn trốn cách kinh-đô và ảnh-hưởng của nhà vua chỉ trong 60 cây số (Huế - Quảng-Trị), làm sao không bị phát-hiện*1, mà c̣n công-khai tu sửa ngôi chùa thành nhà Chúa, trong khi các cuộc giết đạo vẫn c̣n tiếp-diễn thêm 40-60 năm nữa (cho đến khi Pháp đến, vào thập-niên 1880)?

 

            *CHÚ-THÍCH 1a:

            Lưu ư:  “Tiếng đồn về Đức Bà linh thiêng lan rộng khắp nơi”, và dân La Vang (gồm cả người không-Công-Giáo) th́ sống bằng nghề đốn củi đem bán cho cả các làng (không Công Giáo) bên ngoài La Vang.

 

            *CHÚ-THÍCH 1b:

            Giám-mục Tabert viết về các sự việc xảy ra trong khoảng 1820-1840 trong một nước Việt Nam đă được thống-nhất từ hơn hai mươi năm trước (Gia Long lên ngôi từ năm 1802) mà vẫn mô-tả đó là Miền Nam (lúc c̣n sông Gianh của thời Trịnh Nguyễn phân-tranh).  Tabert lại c̣n không nhớ địa-danh Phường Đúc mà gọi nó là Thợ Đúc.  Làm sao tin được bài viết của Gm này?

 

            3-  Nếu Đức Mẹ thực-sự hiện ra tại La Vang năm 1798, tại sao giáo-dân phải đợi cho đến 22-42 năm sau (1820-1840) mới nghe tiếng đồn, mới xây ngôi chùa, rồi sau mới bàn với nhau rằng Bà linh-thiêng*2 hiện ra làbên*3 giáo?  Hơn nữa, chính họ là “dân Ky Tô Giáo từ 3 làng Ba Trừ, Cổ Thành Thạch Hăn đă xây ngôi chùa ấy, tại sao họ không nói hẳn ra (đại-khái: "đến nay th́ chúng ta đă có thể chính-thức công-nhận nó là nhà Chúa, v́ Bà hiện ra đích-thực là Đức Mẹ Maria"), và báo cho bên không-Công-Giáo biết như thế"), chứ cần ǵ phải chờ về sau mới bàn (giữa dân Công Giáo) với nhau rằng Bà ấy là của "bên Công Giáo"?  Tóm lại, tất cả chỉ thuần-túy là tin đồn, và không có ai tận mắt trông thấy Đức Mẹ hiện ra ở La Vang!

 

            *CHÚ-THÍCH 2:  Bên Phật-Giáo cũng có một :  Đức Phật Bà Quán-Thế-Âm.

            *CHÚ-THÍCH 3:  Từ-ngữ “bên” cho thấy là có ít nhất 2 bên liên-can trong hiện-vụ, và cách dùng chữ lương-thiện như thế chứng-tỏ là bên không-Công-Giáo trước đó cũng đă có nh́n-nhận ngôi chùa là của bên Phật-Giáo rồi.

 

II/  TRONG TRƯỜNG-HỢP NÀO

NGƯỜI TA BẮT ĐẦU NGHE NÓI ĐẾN

VIỆC ĐỨC MẸ HIỆN RA TẠI LA VANG?

 

A)  TÀI-LIỆU:

 

            Trong bài “Linh-Địa La Vang” đăng trên báo “Mẹ Việt-Nam”, số 102 ra ngày 15-8-98, tác-giả Nguyễn Lư Tưởng viết:

            1-  Năm 1797, nhân khi thủy-quân của Nguyễn Ánh tiến ra tận cửa bể Tư Dung (cửa Tư Hiền) thuộc tỉnh Thừa Thiên, th́ Lê Văn Lợi, một vị quan của Tây Sơn đă đề-nghị vua ra lệnh bắt hết người Công Giáo và các linh-mục, lấy lư-do dân theo đạo ủng-hộ Nguyễn Phúc Ánh...  Vua Cảnh-Thịnh đă ra mật-lệnh cho các địa-phương hẹn đến tháng 5-1798 sẽ bắt và giết tất cả giáo-dân cũng như linh-mục, không để sót người nào...  Đức giám-mục Jean De Labartelle lúc đó đang trốn tránh ở làng Di Luân (Quảng Trị)...  Tin đó được loan truyền ra trong giới Công Giáo và dân theo đạo ở các làng Trí Bưu, Thạch Hăn, Hạnh Hoa bèn chạy vào miền núi La Vang để ẩn núp.  Và chính trong thời-gian đó Đức Mẹ đă hiện ra với họ.

            2-  Tương-truyền Đức Mẹ đă hiện ra tại gốc cây đạ cổ-thụ.  Dân làm nghề rừng thường đến đó van vái, về sau họ nghe nói một Bà linh thiêng hiện ra tại đây nên họ đă đắp một cái nền dưới gốc cây đa gọi là nền vọng và rào chung quanh.  Khoảng đầu đời Minh Mạng, 1820, dân ba làng Thạch Hăn, Ba Trừ Cổ Thành chung nhau làm một ngôi miếu nơi đó, về sau họ nghe nói ngày xưa có một Bà bên đạo hiện ra ở chỗ đó nên cả ba làng đồng thuận nhường chỗ đó lại cho dân bên đạo Công Giáo.  Giáo-dân thời đó đă đem việc này tŕnh cho vị linh-mục ở xứ Trí Bưu (Cổ Vưu) và cha xứ*4 đă cho sửa-sang nơi đó thành một nhà thờ bằng tranh.  Đây là ngôi nhà thờ đầu tiên tại La Vang.

            3-  Vua Đồng-Khánh lên ngôi (1885, vào cuối thế-kỷ 19), chủ-trương t́m kiếm ḥa-b́nh...  Cũng trong thời-điểm này, cha xứ Trí Bưu (Cổ Vưu) đă hỏi những giáo-hữu lớn tuổi trong giáo-xứ khi đến giờ lâm-chung, chịu phép giải tội và xức dầu thánh*5, rằng: “Con phải thề nói sự thật, con có nghe cha mẹ, ông bà trước kia nói ǵ về sự-tích Đức Mẹ hiện ra tại La Vang không?”  Tất cả những người đó đều trả lời: “” và “chuyện xảy ra đă gần 100 năm rồi.”  Đức Mẹ đă hiện ra trước đó khoảng 100 năm.  Bằng-chứng là năm 1886 (88 năm, sau năm 1798) Đức Cha Caspar (Lộc) ở Huế đă quyết-định xây đền thờ kính Đức Mẹ hiện ra, theo cha mẹ, ông bà kể lại, cách nay cả trăm năm, (tức là vào cuối thế-kỷ 18, dưới thời Tây Sơn).

 

B)  NHẬN XÉT:

 

            1-  Pigneau vừa là giám-mục (cao-cấp trong giới truyền-giáo của đạo bị cấm) vừa là người Pháp (ngoại-quốc cướp nước), lại giúp kẻ thù là Nguyễn Phúc Ánh và lănh-đạo các tín-đồ tại địa-phương; thế mà vua Cảnh-Thịnh lại nhắm vào các giáo-dân (là người chạy theo) trước cả các kẻ cầm đầu?  Ngoài ra, giám-mục Jean De Labartelle có mặt tại làng Di Luân, Quảng-Trị, tỉnh của La Vang, thế mà không hề viết ǵ làm chứng về vụ gọi là Đức Mẹ hiện ra ngay vào lúc đó (1798) tại La Vang trong vùng hoạt-động của ḿnh.

 

            2-  Lạ-lùng hơn nữa là ngay chính các giáo-dân từ 3 làng Trí Bưu (vâng, Trí Bưu tức Cổ Vưu), Hạnh HoaThạch Hăn, là những tín-đồ Ky Tô Giáo đă chạy đến tị-nạn tại La Vang được kể đă thấy Đức Mẹ hiện ra hứa che chở họ ngay chính vào lúc Đức Mẹ hiện ra (năm 1798), th́ lại không lập, dù chỉ là một cái bàn, để thờ Đức Mẹ; mà phải chờ đến hơn hai mươi năm về sau (1820-1840) để các cư-dân thuộc nhiều tín-ngưỡng khác nhau của 2 làng khác, Ba Trừ Cổ Thành, đến đó cùng với làng Thạch Hăn của La Vang đứng ra làm một ngôi chùa đặt tên là Chùa Ba Làng (dù cho có bài viết là ngôi miếu), để thờ một Bà mà họ thấy là không phải Đức Bà của Ky Tô Giáo (cho đến về sau khi họ nghe nói rằng đó là Đức Mẹ họ mới "nhường lại" cho bên Công Giáo).

 

            *CHÚ-THÍCH 4:  Có đáng tin không: dưới triều Minh Mạng, khi sự cấm đạo ngày càng gắt-gao, hằng trăm giáo-dân đă bị bắt, giết (kể cả giáo-sĩ Marchand ở tít từ trong Gia Định), mà vẫn c̣n có một cha xứ hiện-diện bên ngoài vùng ẩn-nấp La Vang, để các tín-đồ từ trong đó ra tiếp-xúc và báo-cáo t́nh-h́nh?

            *CHÚ-THÍCH 5:  Có đáng tin không: khi có cha xứ Trí Bưu (gồm cả La Vang, là nơi ẩn-trú của giáo-dân từ 3 làng nói trên và từ nhiều vùng khác nữa, thí-dụ “cách đó 60 cây số” nghĩa là từ Huế) mà cha xứ ấy không nghe biết ǵ về tin đồn truyền ra từ 1798 cho đến hơn hai thập-niên về sau (1820-1840) mới nghe về việc có Bà linh-thiêng hiện ra cách đó chỉ 4 cây số, và dân đến báo là đă “đồng thuận nhường chỗ đó lại cho bên Công Giáo”?

 

            3-  Giám-mục Caspar là người quyết-định xây đền thờ kính Đức Mẹ vào năm 1886 (sau khi thực-dân Pháp đă đô-hộ Việt-Nam từ 1884), tức là ông đă hoàn-toàn tự-do trong t́nh-h́nh mới (giáo-dân Ky Tô Giáo vươn lên), nghiên-cứu kỹ-càng về biến-cố này; thế mà ông cũng không hề lưu lại một bút-tích nào (dù là báo-cáo chính-thức gửi về Ṭa Thánh hay là nhật-kư cá-nhân, thư riêng) về vụ Đức Mẹ hiện ra tại La Vang: phải chăng v́ ông cũng thấy vụ đó là không đáng tin?

 

            4-  Người đọc thấy ngay là cha xứ Trí Bưu đă lợi-dụng giờ phút lâm-chung của người già-cả, muốn “hồn được lên thiên-đường”, mà sợ không được cha xứ cho lên, nên bắt họ phải thề*6 là có nghe ông bà cha me trước kia kể lại, chuyện đă xưa gần trăm năm...  Chỉ cần có một tiếng “Có!” giản-dị, không cần chi-tiết ǵ cả.  Tại sao việc này không được thực-hiện trước năm 1885, khi mà trước đó giáo-dân La Vang đă có thể công-khai biến nhà chùa thành nhà Chúa (1820-1840), suốt 40-60 năm qua?  Và tại sao cha xứ không hỏi các giáo-dân mạnh-khỏe trẻ-trung?  Chắc-chắn lư-do là v́ “sáng-kiến” này mới được nảy-sinh vào năm 1885 (Đồng-Khánh lên ngôi), họ tính là không c̣n ai đủ già để biết và để căi lại sự việc cho là xảy ra đă gần trăm năm.

 

            *CHÚ-THÍCH 6:  Cha xứ bắt thề như thế là để căn-cứ vào đó mà lập hồ-sơ về chuyện hiện ra, và sở-dĩ thế là v́ từ 1798 đến 1885 (Đồng Khánh thân-Pháp lên ngôi) ṛng-ră 87 năm, không hề có một hồ-sơ tài-liệu nào cả về chuyện Đức Mẹ Hiện Ra, dù cho sau này người ta nói là hiện ra vào năm 1798, nhường ngôi chùa lại cho bên Công Giáo vào khoảng 1820-1840.  Và tại sao lại không có một tài-liệu nào, khi mà ít nhất là một bức thư của linh-mục Lôrensô Lâu về việc viếng thăm Cổ Vưu (Trí Bưu) đă được gửi về La Mă từ thời 1691 (hơn một trăm năm về trước), và khi mà Ṭa Thánh Vatican đă có thể trực-tiếp giải-quyết chuyện nội-bộ La Vang từ thời 1717-1739 (hơn nừa thế-kỷ về trước)?

 

            Xin thưa:  là v́ thật ra không hề có việc Đức Mẹ (của Ky Tô Giáo) hiện ra tại La Vang.

            Về vấn-đề này, tôi đă có đọc được một tài-liệu từ trước năm 1975. Sau khi cộng-sản kiểm-soát Miền Nam, một chiến-dịch gọi là bài-trừ văn-hóa-phẩm nô-dịch và đồi-trụy đă được phát-động, và tôi mất hết tủ sách của ḿnh.

            Vào đầu năm 1998, nhất là sau khi Giáo-Hoàng John Paul II vào ngày 19-6-1998 công-khai nh́n-nhận tầm quan-trọng của Đức Mẹ La Vang và tỏ ư muốn tái-thiết nhà thờ La Vang để kỷ-niệm 200 năm ngày Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên, tôi đă phổ-biến một bài-viết trên một số diễn-đàn liên-mạng, tôi nhớ trong đó có diễn-đàn tiếng Anh vnforum@vnforum.org của Tiến-Sĩ Trần Đ́nh Hoành, để bác-bỏ câu trả lời của các tín-đồ già đang hấp-hối khi Cha Xứ Trí Bưu hỏi là có nghe nói ǵ về sự hiện ra của Đức Mẹ hay không, rồi Cha Xứ căn-cứ vào đó mà báo-cáo về các lần hiện ra.  

            Sau đó hai tháng, chính Giáo-Hoàng John Paul II, trên tờ L'Observatore Romano ra ngày 12-8-1998 đă thành-thực và thẳng-thắn xác-quyết rằng: Tiếc thay, hiện nay tại Ṭa Thánh không có một văn-kiện nào về các lần Đức Mẹ hiện ra ở La Vang. (Phải mất một thời-gian sau tờ báo ấy mới tới tay độc-giả Việt-Nam.)

            Ngẫu-nhiên, v́ quá hăng say trong việc góp phần tích-cực của ḿnh vào ngày đại-lễ Kỷ-Niêm 200 Năm, một nhân-vật Ky-Tô-Giáo liên-hệ là Ông Nguyễn Lư Tưởng vào ngày 15-8-1998 đă cho đăng báo bài-viết trích trên: cha xứ Trí Bưu (Cổ Vưu) đă hỏi những giáo-hữu lớn tuổi trong giáo-xứ khi đến giờ lâm-chung, chịu phép giải tội và xức dầu thánh rằng: “Con phải thề nói sự thật, con có nghe cha mẹ, ông bà trước kia nói ǵ về sự-tích Đức Mẹ hiện ra tại La Vang không?”  Tất cả những người đó đều trả lời: “” và “chuyện xảy ra đă gần 100 năm rồi.” Đức Mẹ đă hiện ra trước đó khoảng 100 năm.

            V́ sợ không được Cha Xứ cho lên Thiên Đàng, các “chứng-nhân” sắp ĺa đời ấy đă phải trả lời là “Có” nghe nói về các lần “Đức Mẹ” hiện ra, cả trăm năm trước, rất lâu trước lúc chính họ được sinh ra đời (chứ họ không đích-thân thấy). Điều đó giải-thích lư-do tại sao Ṭa Thánh Vatican phủ-nhận các lần “Đức Mẹ” hiện ra tại La Vang.

 

            Tuy thế, họ vẫn chống-chế cho rằng các tài-liệu ấy có lẽ đă bị tiêu-hủy dưới thời Minh Mạng, Tự Đức*7Họ giả-vờ coi như không có ai có thể gửi ǵ ra khỏi xứ Huế và nước Việt Nam trong suốt 42 năm trường (từ 1798, đến 1840 là năm Minh Mạng qua đời); họ đă quên mất thời-gian 18 năm (1802-1819) dưới thời Gia Long, mà v́ mang ơn người Pháp nên vua không nặng vấn-đề cấm đạo; hơn nữa, họ đă tảng-lờ t́nh-trạng người Pháp đô-hộ Việt Nam hơn 60 năm (1884-1945) và coi như các phần-tử thực-dân Ky Tô Giáo này không biết phụng-vụ Đức Mẹ ngay tại thuộc-địa của ḿnh, nhất là sau khi đă có những vụ hiện ra tại Lourdes ở Pháp năm 1858 và tại Fatima ở Bồ Đào Nha năm 1917!

 

            5-  Ta cũng gặp được một óc tưởng-tượng khác người:  Trong khi các bài viết khác nói rằng măi đến 1820-1840 giáo-dân Ky Tô Giáo tại La Vang mới nghe tiếng đồn về việc Đức Mẹ hiện ra ngày xưa, th́ tác-giả Trần Văn Trí trong bài “Tinh-Thần La Vang” đăng trên báo “Thằng Mơ" số 832 lại viết:  “Bỗng nhiên (trong năm 1798) họ thấy một bà đẹp-đẽ mặc áo choàng hiện ra gần một cây đa đại-thụ, mà họ nhận biết ngay là Đức Mẹ.

            Những “nhân-chứng” ấy nhận biết ngay tại chỗ vào năm 1798 rằng đó chính là Đức Mẹ, thế mà giáo-dân phải đợi cho đến 22-42 năm sau (1820-1840) mới nghe tiếng đồn, mới xây ngôi chùa, mà cũng chưa bàn là Bà linh-thiêng thuộc về "bên ta"; và trong lúc đó (1798) chính giám-mục Jean De Labartelle có mặt tại tỉnh địa-phương, thế mà không có một chứng-tích nào, tài-liệu viết nào của ông về sự-kiện ấy được lưu hồ-sơChỉ nội một chi-tiết đó đă đủ để vô-hiệu-hóa tất cả các chi-tiết khác về vụ hiện ra.

 

            Cũng như trong các bài viết khác, tất cả chỉ là nghe nói, tiếng đồn, tương-truyền, và mỗi lần lại mỗi khác nhau và mâu-thuẫn nhau.

 

            6-  Ta lại có thêm một nguồn ngoại-sử qúy-báu, không phải là về Đức Mẹ mà là về Cây Đa:  linh-mục Pierro Gheddo viết về sự-tích Đức Mẹ hiện ra tại La Vang cũng như các sự ngược-đăi Ky Tô Giáo tại Việt Nam, đă đặt nhan đề cho sách của ḿnh là “The Cross and the Bo-Tree” (Cây Thập-Giá và Cây Bồ-Đề).

            Lm Pierro Gheddo quả đă thực-tế gọi hẳn cây đại-thụ là cây bồ-đề thay v́ cây đa.  Cây Bồ Đề thông-thường là cây của nhà chùa, của Đức Phật; và lẽ tất-nhiên Đức Mẹ Maria của Ky Tô Giáo không bao giờ muốn đến gần, nói ǵ dùng nó làm điểm tiếp-cận để xuất-hiện trước tín-đồ của ḿnh!

            Dù sao, cây đa ở đây hẳn thuộc về bên không-Công-Giáo, dù là hồi đó hay là bây giờ; và dân La Vang đến đó cầu-nguyện là dân đa-tín, tin thờ nhiều thần (kể cả ma quỷ, là những h́nh bóng chập-chờn thỉnh-thoảng hiện ra nơi các cây đa), rất lâu trước khi có dân Ky Tô Giáo đến đó tị-nạn rồi sau mới nghe tiếng đồn về Bà linh-thiêng...

 

            7-  Tác-giả Trần Văn Trí trong “Tinh-Thần La Vang” đăng trên báo “Thằng Mơ”, số 832 ra ngày 28-3-98, viết:  “Hội-Đồng Giám-Mục Việt-Nam trong phiên họp ngày 13-4-61 đă cho đền thờ Đức-Mẹ La Vang làm Đền Thờ Toàn-Quốc Dâng Kính Trái Tim Vô-Nhiễm Đức Mẹ và nhận Linh-Địa La Vang làm Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc.”  Báo “L'Osservatore Romano” của Vatican ra ngày 12/19-8-98 th́ viết rằng : “Trong bức thư chung ngày 8-8-61 của các giám-mục Việt Nam, La Vang được chọn làm Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc.”

            Vậy là ngày 13-4-61 hay ngày 8-8-61?).

 

            *CHÚ-THÍCH 7:  Họ nói là các bút-tích về vụ Đức Me hiện ra có lẽ đă được giữ trong hồ-sơ của nhà thờ Huế và bị thiêu-hủy trong hai cuộc chiến địa-phương: vào năm 1833 dưới thời Minh Mạng, và vào năm 1861 dưới thời Tự Đức.  Thật ra, trong năm 1833 có việc triều-đ́nh dẹp loạn Nông Văn VânLạng-Sơn & Cao-Bằng ngoài Bắc, và loạn Lê Văn KhôiGia-Định trong Nam; và trong năm 1861 có quân Pháp và I Pha Nho đến đánh Quảng-Nam, xúi Tạ Văn Phụng ra Bắc dấy binh ở Quảng-Yên; nhưng trong các thời-điểm ấy ở kinh-đô Huế th́ vẫn b́nh yên: làm sao mà hồ-sơ nhà thờ ở Huế bị thiêu-hủy được.  Huống nữa, hồ-sơ vụ này không phải chỉ có ở Huế mà thôi.

             Chính tác-giả Nguyễn Văn Thông đă viết:  “Về các sử-liệu liên-hệ, chúng ta có khá nhiều để đối-chiếu... với các sử-liệu như thư viết tay, sổ-sách ghi tên giáo-hữu..., những bản phúc-tŕnh của từng khu-vực truyền-giáo gởi về Bộ Truyền-GiáoRoma, ở Paris, ở các nhà ḍng Tên, ḍng Đa Minh... có chi-nhánh ở Macao, Penang, Nhật, Phi Luật Tân, Thái Lan..."

            Và, như tác-giả Nguyễn Lư Tưởng đă viết: “Lm Stanilas Nguyễn Văn Ngọc đă trích dẫn một đoạn trong bức thư của Lm Lôrensô Lâu, về việc viếng thăm Cổ Vưu (Trí Bưu) ở vùng Dinh Cát (Quảng Trị) đề ngày 17-2-1691 gởi về Roma”:  Như thế rơ-ràng là các báo-cáo từ vùng Dinh Cát (gồm có La Vang) đă được gởi về thấu tận Roma từ hơn một thế-kỷ (1691-1798) trước khi có vụ gọi là “Đức-Mẹ Hiện Ra Tại La Vang.  Lại nữa, tác-giả Trần Văn Trí cũng đă viết: “Vài Nét Lịch-Sử Về La-Vang: 1717-1739: xảy ra một số xáo trộn mà Ṭa Thánh phải trực-tiếp can-thiệp...”:  Như thế hiển-nhiên là, lần này nữa, Ṭa Thánh đă nắm vững t́nh-h́nh La Vang từ hơn nửa thế-kỷ (1739-1798) trước vụ "hiện ra".

             Do đó, tài-liệu viết về sự xuất-hiện của Đức Mẹ tại La Vang, nếu có, th́ phải đă có tại Ṭa Thánh Vatican ngót một thế-kỷ rưỡí, trước cuộc chiến đầu tiên trong 2 cuộc chiến 1833 1861 mà báo L'Osservatore Romano của Ṭa Thánh đổ lỗi là có lẽ đă tiêu-hủy hết hồ-sơ liên-quan.

 

            8-  Tóm lại, người đọc có thể kết-luận rằng:  trong ngót một thế-kỷ rưỡi sau vụ gọi là Đức Mẹ hiện ra (từ 1798 đến 1945), cả thực-dân Pháp lẫn các chức-sắc Ky Tô Giáo thuộc nhiều quốc-tịch khác nhau đă rất lương-thiện, v́ họ không hề chính-thức công-nhận (bằng lời nói, chữ viết lưu lại) mà chỉ chiều theo tương truyền trong giới giáo-dân địa-phương mà thôi về sự "hiện ra" của Đức Mẹ tại La Vang, bởi lẽ chuyện đó là vô căn-cứ, không có người nào tận mắt trông thấy Đức Mẹ hiện ra.  Và chỉ đến khi giáo-dân Ngô Đ́nh Diệm lên làm thủ-tướng, rồi tổng-thống, của Việt Nam Cộng-Ḥa (1954-1963) th́ chuyện hiện ra mới được làm to lớn lên (nhưng nay th́ chính Ṭa Thánh Vatican đă phủ-nhận rồi - xin xem Phần VIII).

 

           Rơ-ràng lập-trường của Vatican trong vụ nhà thờ La Vang là chỉ dựa vào báo-cáo và đề-nghị của các thừa-sai tại địa-phương, mà giai-đoạn này th́ họ chịu hoàn-toàn ảnh-hưởng của Tổng-thống Ngô Đ́nh Diệm và Tổng Giám-Mục Ngô Đ́nh Thục của Miền Nam Việt-Nam.

 

 

Mục-Lục                                                            Phần VI