TO TAKE vs. TO BRING

 

 

        Sau khi tập thơ Vietnamese Choice Poems của tôi được nhà xuất-bản Xlibrix của Mỹ ấn+hành, tôi được một số độc-giả gọi đến, nói chung là khen, nhưng có vài bạn thắc-mắc tại sao một số bài thơ nguyên-tác tiếng Việt đă được người khác dịch rồi, xem cũng khá chỉnh, thế mà khi tôi dịch lại th́ khác hẳn đi.

        Một trong các thí-dụ liên-quan là bài thơ Khi Tôi Chết Hăy Đem Tôi Ra Biển của Du Tử Lê.

 

        Có người đă dịch, hết sức “giản-dị”, “dễ hiểu”, là:

               When I die, bring me to the sea

        Thế mà Thanh-Thanh lại dịch “rườm-rà”:

               When I have passed away, take me to the sea

        (sđd, trang 61) hoặc:

               When I am dead, ...

        (sđd, trang 62)

*

        Thế nên tôi xin trả lời.

        Trong câu tiếng Anh trích trên, When I die, bring me to the sea, tôi thấy có hai vấn-đề:

        1/ Động-từ “die

        2/ Động-từ “bring

 

I

 

        Câu When I die, bring me to the sea là một câu phức-hợp (complex sentence), gồm có mệnh-đề chính (principal clause) bring me to the sea và mệnh-đề phụ (subordinate clause) When I die. Cả hai mệnh-đề ấy đều ở th́ hiện-tại. Về mặt văn-phạm/ngữ-pháp th́ câu ấy được đặt đúng cách.

        Nhưng, về mặt ngữ-nghĩa (nghĩa của chữ), chữ “die” trong từ-đoạn “When I die” (Khi tôi chết) cần được xét lại:

 

        a) Người rành tiếng Anh, nhất là người-nói-tiếng-Anh, thấy ngay chữ “die” là động-từ “to die” (chết), thuộc loại động-từ thường (ordinary verb), động-từ quy-tắc (regular verb), nội-động-từ/tự-động-từ (intransitive verb), được chia ở th́ hiện-tại (present tense), h́nh-thức đơn (simple), ngôi thứ nhất (first person), số ít (singular number), thể chủ-động không liên-tiến (active voice, non-continuous).

        b) Theo văn-phạm/ngữ-pháp tiếng Anh th́ động-từ được chia ở “th́ hiện-tại” là để diễn-tả các hành-động hoặc trạng-thái đang xảy ra trong khi chúng đang được diễn-tả (The present tense describes actions or conditions that are taking place while they are being described - English Grammar by David Daniels & Barbara Daniels, v.v...). Hăy lấy ví-dụ: “When I speak, listen to me!” (Khi tôi nói, hăy lắng nghe tôi!), hoặc “When I sleep, do not talk!” (Khi tôi ngủ, đừng nói chuyện!). Như thế, th́ “I speak” có nghĩa là tôi đang nói (v́ chưa nói xong) th́ hăy lắng nghe tôi (chứ đă nói xong rồi th́ c̣n lắng nghe ǵ nơi tôi nữa?); và “I sleep” có nghĩa là tôi đang ngủ (v́ chưa thức dậy) th́ đừng nói chuyện (chứ đă thức dậy rồi th́ ai lại cấm người khác nói chuyện?).

        c) Bởi thế, “I die” có nghĩa là “tôi chết”, nhưng cũng có nghĩa là “tôi đang chết” (v́ đang ở trong tiến-tŕnh chết, chứ chưa ra khỏi tiến-tŕnh chết, tức là chưa chết hẳn). Mà lúc ấy, khi thi-sĩ Du Tử Lê đang chết, tức là chưa chết hẳn, th́ ai lại dám (vi-phạm luật-pháp, làm trái tục-lệ và lương-tâm, mà) đem ông ta ra biển?

  

        V́ việc “bring me to the sea” (hăy đem tôi ra biển) sẽ xảy ra sau khi “I” đă “die” rồi (tôi đă chết thật rồi), mà tác-giả câu trên lại chia động-từ “bring” ở th́ hiện-tại (bring hiểu ngầm là You bring) trong cách mệnh-lệnh (imperative mood), cho nên động-từ “die” (chết) phải được chia ở th́ hiện-tại hoàn-thành (present perfect tense), là “When I have died”, v́ chết là việc đă xảy ra trước khibring me to the sea”.

        Động-từ được chia ở th́ hiện-tại hoàn-thành là để diễn-tả các hành-động hoặc trạng-thái đă xảy ra xong rồi, nhưng sau đó được nhắc lại trong khi đang diễn-tả một việc khác (ở th́ hiện-tại) mà có liên-quan trực-tiếp đến việc đă xảy ra trước đó.

        Do đó, Thanh-Thanh đă dùng một số động-từ (đều có nghĩa là “qua đời” tức “chết”), trong đó có “pass away” (là một động-từ được các bác-sĩ, y-tá thường dùng) và chia chúng ra ở “th́ hiện-tại hoàn-thành” (present perfect tense: have passed away) để chỉ rơ một sự-việc hoặc t́nh-trạng đă xảy ra rồi, nhưng hiện-tại đang c̣n được nói đến trong một trường-hợp mới: việc “chết” ấy tuy đă hoàn-thành (đă chết thật rồi) nhưng việc liên-quan đến, và đến sau cái chết ấy (là đem ra biển) th́ v́ động-từ “bring” (xảy ra sau đó) được chia ở th́ hiện-tại, cho nên động-từ “die” (xảy ra trước đó) phải được chia ở th́ hiện-tại hoàn-thành (When I have died hoặc When I have deceased, v.v...).

 

        Đó là cái lắt-léo ở nghĩa của chữ “die” (cũng như expire, decease, depart, fade away, go forever, v.v...) mà thôi, chứ không phải động-từ nào trong trường-hợp tương-tự (mệnh-đề phụ trong câu phức-hợp) cũng đều phải được chia ở th́ hiện-tại hoàn-thành.

        Khi nghĩa của chữ (động-từ) mà không rắc-rối như trên, th́ (trong lúc mệnh-đề chính của câu phức-hợp được chia ở th́ hiện-tại) động-từ liên-hệ trong mệnh-đề phụ của câu ấy vẫn được chia ở th́ hiện-tại như thường-lệ, như các thí-dụ đă nêu trên kia:

 

                    When I speak, listen to me!” hoặc

                    When I sleep, do not talk! v.v...

 

II

 

        Trong mệnh-đề “bring me to the sea” (hăy đem tôi ra biển), động-từ “bring” phải được xét lại.

 

        a- “To bring” nghĩa là đem (người nào, vật ǵ) đến nơita đang ở đó, hoặc ta đang nói đến.

        b- Trên lư-thuyết, trong bài thơ của Du Tử Lê, thi-sĩ không (chưa hề) nói ǵ về biển, trước khi bảo “hăy đem tôi ra biển”. Vậy th́ biển không phải là nơi mà ta đang ở đó, hoặc ta đang nói đến. Cho nên không thể dùng động-từ bring trong câu này (bring me to the sea).

        c- Trên thực-tế, họ Lê không ở biển, và các thân-nhân & bằng-hữu của ông cũng không ở biển, tức là không có người nào ở biển, th́ không thể dùng động-từ bring để đem tôi ra một nơi mà không có ai ở đó, cũng chưa được nghe nói đến trước đó.

        d- Về mặt ngữ-nghĩa, ta chỉ có thể dùng động-từ bring trong trường-hợp đă có đề-cập đến người nào hoặc địa-chỉ nào rồi, trước khi dùng nó. Thí-dụ:

        1. A nói với B: “Remember to come to my place for the annual meeting this Sunday. But, do not bring anything!” (Bạn nhớ đến dự buổi họp hàng năm tại nhà tôi vào chủ-nhật này nhá. Nhưng đừng mang theo [quà cáp] ǵ!). V́ A đă đề-cập đến my place (nhà của tôi) rồi, cho nên động-từ bring được dùng để dặn B đừng bring [anything] to my place (nhà của A).

        2. X nói với Y: “Z does not like children; so, do not bring your kids to her party this weekend!” (Bà Z không thích trẻ con; vậy bạn đừng đem theo các cháu nhỏ đến dự buổi tiệc tại nhà bà ấy vào cuối tuần này nhé!). V́ Z đă được X đề-cập đến với Y rồi, tức là địa-chỉ của Z đă được nói đến trước rồi, cho nên động-từ bring được dùng để dặn Y đừng bring [đem] con nít đến đó (nhà của Z).

 

        Ngược lại, đem người nào hoặc vật ǵ từ nơi ta đang ở đó hoặc ta đang nói đến, đến một nơi nào khác, mà trong mạch văn (văn-cảnh: context) liên-hệ chưa được nói đến trước đó, th́ dùng động-từ “to take”.

        To take”, theo từ-điển (thí-dụ Random House Webster's Unabridged Dictionary, v.v...), là “carry with one” (đem theo với ḿnh): từ một nơi đă biết rơ, tức là nơi ta đang ở đó (nơi mà nhà thơ họ Lê đang nằm chết), mà take me to the sea là nơi bây giờ tác-giả mới đề-cập đến, chứ trước đó chưa hề được nói đến.

        V́ vậy, trong bài thơ tiếng Anh dịch nguyên-tác của Du Tử Lê trong Vietnamese Choice Poems, Thanh-Thanh đă dịch:

                   When I have passed away, take me to the sea!

 

NGƯỜI THƠ