LẤY LẠI TÀI-SẢN Ở VIỆT-NAM
Lấy lại tài-sản của ḿnh đă bị Cộng-Sản Việt-Nam chiếm-đoạt ở Việt-Nam là một trong những mong đợi kiên-tŕ và cụ-thể của nhiều Người Việt Định-Cư, nhất là Tỵ Nạn Chính-Trị, ở nước ngoài.
I
Tôi là người đầu tiên nêu vấn-đề này ra ở hải-ngoại. Qua định-cư ở Mỹ năm 1992, th́ trong năm đó tôi đă nhờ ông Hồ Anh, chủ-nhiệm “Văn Nghệ Tiền Phong” mà tôi quen biết từ trước ở Việt-Nam, đăng trên “Văn Nghệ Tiền Phong” bộ mới tiếp-tục xuất-bản ở Virginia, Hoa-Kỳ, số 409, một bài như sau:
Thư Ngỏ Kính Gửi
Toàn Thể Đồng Bào
(kính nhờ Văn Nghệ Tiền Phong đăng tải)
Kính thưa toàn thể đồng bào,
Cộng sản Việt Nam đă làm những ǵ và mang lại hậu quả thế nào cho tổ quốc và đồng bào Việt Nam, mọi người đều đă biết rồi.
Mục tiêu tranh đấu của chúng ta hiện nay là Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho quốc dân nói chung, quyền lợi tinh thần và vật chất chính đáng cho mọi người dân nói riêng.
Riêng về quyền lợi vật chất, cụ thể là tài sản của dân chúng, th́ VC đă chiếm đoạt rất nhiều. Sau ngày 19.8.1945, nổi bật nhất là qua cuộc “cải cách ruộng đất” những năm 1955-56, và sau ngày 30.4.1975 qua chiến dịch “đánh tư sản mại bản” cùng chính sách tịch thu tài sản của các đoàn thể (chính trị, kinh tế, tôn giáo), các cá nhân (công chức, sĩ quan, nhân vật dân cử, lĩnh đạo chính đảng, phần tử “phản động hiện hành,” đối tượng xuất cảnh, di tản, vượt biên, vượt biển, tỵ nạn, di dân...) mà tài sản bao gồm bất động sản (nhà, đất, cơ sở tôn giáo, ruộng, rẫy, đồn điền, cơ xưởng, thiết bị công nghiệp kỹ nghệ...) và động sản (tiền, vàng, quư kim, bảo thạch, bảo vật, xe, tàu, máy móc, dụng cụ, tài liệu...).
Cuối năm 1991, Đỗ Mười và Vơ Văn Kiệt qua Bắc Kinh xin b́nh thường hoá bang giao với Hoa Cộng, cộng sản Trung Hoa đă đ̣i hỏi và cộng sản Việt Nam đă chấp nhận hoàn trả và bồi thường tất cả tài sản VC đă cướp đoạt của Hoa Kiều tại Việt Nam.
Về phía thế giới tự do, các nước tư bản, trong đó có Hoa Kỳ, đă nhân các cuộc hội đàm với cộng sản cũng như các chuyến viện trợ cho chúng để đ̣i hỏi chúng cũng như dành riêng ngân khoản viện trợ cho chúng hoàn trả và bồi thường cho dân chúng các tài sản chúng đă cướp đoạt. Thí dụ, tháng 7.1979, bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ, ông Balridge đă sang Bắc Kinh và trao cho Trung Quốc một tấm chi phiếu 300 triệu đô la, giúp Trung Quốc có tiền bồi thường cho các nạn nhân đă bị cộng sản truất hữu tài sản tại Thượng Hải năm 1950 (Văn Nghệ Tiền Phong số 400, trang 93).
Vừa rồi, Hoà Thượng Thích Huyền Quang, quyền Viện Trưởng Viện Hoá Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đă công khai và chính thức đ̣i VC phải trả lại tất cả các tu viện, các cơ quan, văn pḥng, trụ sở, các cơ sở văn hoá, xă hội, và tu thiền của Giáo Hội Phật Giáo, từ trung ương đến địa phương, đă bị VC cưỡng chiếm một cách bất hợp pháp trong hơn 17 năm qua. VC đă tịch thu chùa lớn, chùa nhỏ, tịch thu ruộng đất của chùa, kể cả những lô nhỏ chưa đến một sào (Văn Nghệ Tiền Phong số 398, trang 91 và 28). Đương nhiên các giáo hội khác cũng là nạn nhân tương tự, cũng có những đ̣i hỏi chính đáng tương tự.
Ngoài các giáo hội, ít nhất cũng đă có một giới khác lên tiếng đ̣i hỏi tương tự. Trong “Lời Kêu Cứu Gửi Thế Giới Văn Minh”, ông Nguyễn Bính Thinh bút hiệu An Khê, nguyên Phó chủ tịch Ngoại vụ Tổng Hội Phế Binh Việt Nam trước 1975, đề ngày 24.6.92 tại Paris, đă viết: “Chúng tôi yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ, trong số tiền viện trợ nhân đạo 100 triệu Mỹ kim cho nạn nhân chiến cuộc ở Việt Nam sắp tới, phải có phần ưu tiên cho phế binh VNCH” và không quên đề cập “những phế binh VNCH bị lấy mất nhà ở Làng Phế binh Cam Ranh...” (Văn Nghệ Tiền Phong số 400, trang 14 và 94).
Chúng tôi thiển nghĩ chúng ta đă có thể làm ngay một việc thiết yếu là gom góp dữ kiện sơ khởi liên hệ, để khi bất cứ nhân vật hoặc tổ chức nào đứng ra đ̣i hỏi, hoặc các chính phủ, như chính phủ Hoa Kỳ, cần đặt vấn đề Việt Cộng hoàn trả và bồi thường cho dân chúng các tài sản chúng đă cướp đoạt, th́ có sẵn ngay hầu căn cứ vào đó mà nói chuyện.
Chúng tôi là một số nạn nhân của VC, t́nh nguyện đứng ra tạm thời tiếp nhận, thống kê, cất giữ các tài liệu ấy. Đề nghị đồng hương nào có tài sản bị VC cướp đoạt th́ dựa theo mẫu “Lời Xác Nhận” sau đây, điền vào các khoản, trên giấy khổ giấy đánh máy, kư tên, bỏ vào b́ thư, dán tem, gửi cho chúng tôi theo địa chỉ sau đây (không phải góp tiền ǵ cả).
California, ngày 1.11.1992
Nay kính,
Lê Xuân NhuẬn
Cựu Giám Đốc CSĐB Khu I,
Cựu Tư Pháp Cảnh Lại Toà Thượng Thẩm Huế
(Coi mẫu “Lời Xác Nhận” trang 76)
(Trích báo “Văn Nghệ Tiền Phong” số 409, trang 48-49)
Hưởng-ứng đề-nghị của tôi, có nhiều đồng-hương từ nhiều nơi ở hải-ngoại đă bắt đầu liên-lạc hỏi-han và gửi đến tôi một số tài-liệu liên-quan.
Sau một thời-gian, nhận thấy việc này có tầm quan-trọng lớn-lao, đ̣i hỏi nhiều người đảm-trách, nhất là do những nhân-vật am-thạo chủ-tŕ, nên tôi đă chuyển tất cả hồ-sơ có được đến ông Nguyễn Hữu Thống, là một luật-sư tên tuổi và quan-tâm nhiều đến đồng-hương ở khắp nơi, hành-nghề ở San Jose, California, để ông tuỳ nghi. Luật-sư Thống là Chủ-Tịch Uỷ-Ban Luật-Gia Việt-Nam Bảo-Vệ Dân Quyền.
II
Ngày 27 tháng 7 năm 2006, Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đă ra một Nghị Quyết, số 1037, “cho phép tất cả những ai đă bị mất nhà đất v́ chiến tranh và di cư ra nước ngoài, đ̣i lại, dù người chiếm giữ là nhà nước, từ năm 1975.”
Ngày 7 tháng 9 năm 2006, tôi nhận được một email, gửi nhiều diễn đàn và nhiều người, trong đó có tôi (ThiNhanVietNam@yahoo.com), như sau:
“Fwd: LUA^.T MO*'I D-O`I LA.I NHA` O VN
Thursday, September 7, 2006 7:42 PM
From: "UPACNEWS@aol.com" <UPACNEWS@aol.com>
To: ... thinhanvietnam@yahoo.com,...
LUA^.T MO*'I D-O`I LA.I NHA` O VN.eml (16KB)
TỔ HỢP LUẬT SƯ QUỐC TẾ
VIỆT- NAM ĐẠO
325 Broadway, Suite 200
New York, NY 10007
Điện Thoại: (212) 566-6000
(201) 679-2594
THÔNG CÁO CHUNG
Ngày 27 tháng 7, 2006 Chính Phủ Cộng Sản Việt-Nam đă làm một cuộc cách mạng vĩ đại tách khỏi chính sách Cộng Sản nguyên thủy nói chung, để trở lại với đường lối Tín Quí Trọng của Việt-Nam Đạo. Đây là một tin mừng rất lớn cho đất nước.
Nghị Quyết 1037 của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội đă ra đời, cho phép tất cả những ai đă bị mất nhà đất v́ chiến tranh và di cư ra nước ngoài đ̣i lại, dù người chiếm giữ là nhà nước từ năm 1975.
Ai muốn biết thêm chi tiết, xin hăy liên lạc ngay với chúng tôi ở địa chỉ trên. Chúng tôi sẽ mở hồ sơ và đ̣i lại nhà đất của quí vị. Không lấy án phí nếu thua. Quí vị nên liên lạc ngay để việc đ̣i nhà không đáo hạn, cũng như được quyền ưu tiên tránh chậm trễ.
Quí vị không cần về VN, chỉ cần liên lạc với văn pḥng VNĐ ở Hoa-Kỳ. Văn pḥng THLSQTVNĐ ở VN sẽ làm việc chu đáo cho quí vị dưới sự kiểm soát của THLSQTVNĐ ở Hoa-Kỳ.
Chú ư: Nếu cha mẹ là chủ nhà đă qua đời, con cái có quyền hưởng. Nếu không có bản sao văn tự nhà đất, chỉ cần cho địa chỉ và tên chủ nhà, chúng tôi sẽ điều tra theo Pḥng Công Chứng Nhà Nước, và làm hết thủ tục, tới khi lấy lại được nhà đất cho quí vị.
Kính chào quí vị. Hưởng mọi điều tốt lành ngay trên đất nước.
THLSQTVNĐ
Xin quí vị đừng viết cho UPACNEWS có thể sẽ không được trả lời, v́ quá nhiều thư từ. Xin viết cho everywhereishome@aol.com hay gọi điện thoại ở số trên ngay. Quí vị có thể cho gia đ́nh bạn bè biết tin này bằng cách gửi theo cho họ lá điện thư này ngay.”
Sau đó, có người hỏi thêm, th́ được giải đáp như sau:
“Muốn chúng tôi đại diện đ̣i nhà ở VN... Để mở hồ sơ, xin vị gửi cho chúng tôi một tờ giấy dản dị sau đây:
...
Kèm ngân phiếu:
US$400 tiền điều tra văn tự (nếu hiện có văn tự th́ không phải trả lệ phí này).
US$400 tiền thanh tra t́nh trạng kiến trúc (cũ, mới, xấu, tốt?) và pháp lư (những người đang chiếm cứ ở đó là ai?)
US$600 tiền Hồ sơ Ưu tiên (không bắt buộc, nhưng lên làm)
US$1,200 tiền Hồ sơ Cực khẩn (không bắt buộc, nhưng rất nên làm)
Khi nhận được thư trên, chúng tôi gửi cho vị hợp đồng và mẫu giấy uỷ quyền của vị cho THLSQTVNĐ đ̣i nhà cho vị, cũng như nhiều giấy tờ cần thiết khác. Nếu thắng th́ vị và VNĐ sẽ chia đôi tiền bán nhà sau khi trừ đi mọi phí tổn ngoài tiền luật sư.
...
Có điều chi thắc mắc, vị có thể liên lạc với Luật Sư Mặc Trường bằng điện thoại: (212) 566-6000 hay (201) 679-02594 từ 11 giờ sáng tới 5 giờ chiều New York.
Kính chào
THLSQTVNĐ”
Ngày 25 tháng 3 năm 2008, ông Phạm Bá Hoa, Chủ Tịch Uỷ Ban Thường Trực, Tổng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức Hải Ngoại, ở Texas, Hoa Kỳ, có phổ biến một văn bản:
“Tổng Hội Cựu SVSQTB/TĐ/HN
Ủy Ban Thường Trực
***
Số 22/UBTT/SLQG/ CS
truy t́m & hoàn lại tài sản của dân.”
***
(Để đọc nguyên-văn tài-liệu này, xin mở attachment)
*
Đây là kết-quả của một quá-tŕnh nghiên-cứu và hoạch-định công-phu, nói lên tấm ḷng thiết-tha của tác-giả đối với vấn-đề liên-quan, hẳn là để giúp cho “chính-quyền mới” của Việt Nam có sẵn tài-liệu hướng-dẫn mà làm việc trong tương-lai.
Tuy nhiên, theo thiển-ư th́ trong đó có một số chi-tiết cần được xét lại cho hợp-lư hợp-t́nh hợp-cảnh và khả-thi hơn. Tôi xin mạn phép góp ư vào cuối mỗi đoạn liên-quan, bằng nét chữ nghiêng, để mong sớm có một bản kế-hoạch vừa ư với mọi người hơn.
“Giai đoạn một, 6 tháng thứ nhất:
Thành lập một cơ quan trung ương với trách nhiệm truy t́m và kiểm kê tài sản tư nhân đă bị CSVN chiêm đoạt bằng mọi h́nh thức để hoàn lại sở hữu chủ hợp pháp, gọi tắt là “Cơ Quan Giải Quyết Tài Sản”. Cơ quan này do vị Phó Thủ Tướng hoặc tương đương đứng đầu (1). Thành lập một cơ quan cấp địa phương tại mỗi thành phố lớn (2), thống thuộc hành chánh địa phương về chỉ huy, và thống thuộc Cơ Quan Giải Quyết Tài Sản về chuyên môn. Để tránh sự cồng kềnh về tổ chức, chỉ nên thành lập các cơ quan tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Pḥng, Vinh, Huế, Đà Nẳng, Nha Trang, Ban Mê Thuột, Plei Ku, Sài G̣n, Mỹ Tho, Cần Thơ, và Long Xuyên (3). Các cơ quan tại đó, cử những toán công tác đến các thành phố khác trong phạm vi trách nhiệm, nếu những địa phương đó có những tài sản tư nhân bị tịch thu (4).”
Ư-Kiến:
(1) Đây là công việc của chính-phủ mới, mà trong chính-phủ th́ hẳn phải có nhiều Bộ hữu-quan (tỉ như Bộ Tài-Chánh, Bộ Điền-Địa, Bộ Kiến-Thiết, v.v....) th́ công việc này là do các Bộ-Trưởng liên-hệ đứng đầu. Lúc đầu, để thống-nhất chính-sách, nếu Phó Thủ-Tướng hoặc tương-đương (Đệ-Nhị hoặc Đệ-Tam Phó Thủ-Tướng, hoặc Tổng-Uỷ-Viên) đứng đầu cơ-quan Liên-Bộ này, th́ chỉ điều-hợp các Bộ liên-hệ ở trung-ương về mặt chính-sách mà thôi, c̣n th́ chính các Bộ liên-hệ mới lănh-đạo chuyên-môn cho các địa-phương. Trong công-tác “giải-quyết tài-sản” này, “hoàn lại tài-sản cho sở-hữu-chủ hợp-pháp (chủ cũ)” như ư của tài-liệu này, hẳn chưa phải là ưu-tiên số một. Ưu-tiên số một của chính-phủ mới, là vừa tiếp-thu khai-dụng hồ-sơ hiện có tại các cơ-quan liên-hệ của cộng-sản, vừa kiểm-kê, đối-chiếu, kiểm-soát và giải-quyết tài-sản của các sở-hữu-chủ thủ-đắc dưới chế-độ cộng-sản trước đă (đồng-thời với việc cơ-quan an-ninh giải-quyết t́nh-trạng bản-thân của các đương-nhân, tức là đảng-viên, cán-bộ, bộ-đội, và cơ-sở ngoại-vi).
(2) Chính-phủ mới, trong việc này, cũng phải giải-quyết cả những trường-hợp thủ-đắc bất-hợp-pháp mà không có sở-hữu-chủ hợp-pháp (chủ cũ), hoặc không có chủ cũ rơ-ràng, cho nên cơ-quan này (Uỷ-Ban Liên-Ngành hoặc Liên-Ty) phải được thành-lập tại khắp các Tỉnh chứ không phải chỉ riêng ở “các thành-phố lớn”, v́ việc thủ-đắc tài-sản bất-hợp-pháp đă xảy ra khắp nước, không sót nơi nào.
(3) Như đă nói trên, không thể chỉ thành-lập ở một số “thành-phố lớn” (như đă kê tên), v́ bất-tiện về mặt giao-thông liên-lạc, thí-dụ: Vinh mà vượt Hà Tịnh để vào Quảng-B́nh hoặc Huế mà vượt Quảng Trị để ra Quảng-B́nh th́ quá xa; Đà-Nẵng mà vượt Quảng-Nghĩa để vào B́nh-Định hoặc Nha-Trang mà vượt Phú Yên để ra B́nh-Định th́ quá xa; Nha-Trang mà vượt Ninh-Thuận để xuống B́nh-Thuận th́ quá xa; Ban Mê Thuột mà vượt Quảng-Đức để xuống Lâm-Đồng th́ quá xa... (nhất là về thẩm-quyền lănh-thổ của các tỉnh khác nhau).
(4) Về việc “cử các toán công tác đến các thành phố khác trong phạm vi trách nhiệm” th́, về mặt tổ-chức lănh-thổ hành-chánh, ai đă biết đâu là chính-phủ mới sẽ quy-định ranh-giới các Tỉnh và các Vùng như thế nào, mà bảo nơi nào là thuộc trong phạm-vi trách-nhiệm của nơi nào? Hơn nữa, kiểm-kê th́ phải đến nơi toạ-lạc tài-sản, nghĩa là tận các xă thôn, chứ không chỉ ở thành-phố.
“Giai đoạn ba, từ năm thứ 2:
- Kiểm kê cùng lúc với nhận hồ sơ (A).
- Tài sản nào hoàn trả được, hoàn trả ngay (B).”
Ư-Kiến:
(A) Kiểm kê cùng lúc với nhận hồ sơ: câu này khó hiểu, v́ việc kiểm kê mỗi một hồ sơ có khi đ̣i hỏi thời-gian rất lâu, không lẽ chỉ nhận hồ-sơ từng đợt rồi ngưng, đợi kiểm kê xong đợt này mới nhận hồ-sơ đợt khác; c̣n nếu nhận được bao nhiêu hồ-sơ th́ kiểm-kê ngay bấy nhiêu trường-hợp một lần, th́ không có đủ nhân-viên. Vậy nhận hồ-sơ th́ vẫn cứ nhận, nhưng tuỳ từng đợt mà lập ra lịch kiểm-kê tuỳ theo hoàn-cảnh mà định ưu-tiên công-tác (có thể có những hồ-sơ nhận trước mà kiểm-kê sau, thí-dụ người đang chiếm-dụng bỏ trốn hoặc bị cơ-quan an-ninh của tân-chính-quyền tạm giữ...).
(B) Tài sản nào hoàn trả được, hoàn trả ngay: Theo tôi th́ không giản-dị như thế. Ai có thẩm-quyền hoàn trả? phải là chính-quyền: cấp Tỉnh phải do Tỉnh-Trưởng; tài-sản liên-tỉnh phải do Bộ-Trưởng. Và có Tỉnh dễ, Tỉnh khó, gây sự suy-b́, kiện-tụng. Nên có thời-hạn thông-báo dự-định hoàn-trả, để xem có ai (ngay phía sở-hữu-chủ hợp-pháp) khiếu-nại ǵ không, trước khi thi-hành. Trên hết là các vấn-đề lập-pháp, lập-quy, luật công-pháp, luật hành-chánh... theo luật đường-hoàng mới có cơ-sở pháp-lư cho việc thu-hồi, giao-hoàn tài-sản; c̣n việc trục-xuất các người chiếm-dụng: đuổi họ đi đâu? nếu họ không đi (hoặc không biết đâu mà đi) th́ làm thế nào? hoặc có chương-tŕnh “lập ấp tân-sinh?” (để họ có nơi mà đi)...
“Lưu giữ toàn bộ hồ sơ và sẽ bàn giao cho cơ quan trách nhiệm quản trị do Thủ Tướng chỉ định.”
Ư-Kiến: “Bàn giao hồ sơ cho cơ quan trách nhiệm quản trị do Thủ Tướng chỉ định” là sao? Đă biết là có các Bộ liên-hệ (Tài Chánh, Điền Địa, Kiến Thiết, v.v...) mà “cơ quan giải quyết tài sản” lại hoạt-động riêng, tức là cơ-quan “ngoài luồng”, khi nào hoàn-tất mọi sự hoàn-trả tài-sản mới chịu bàn-giao hồ-sơ cho các cơ-quan (các Ty) thuộc các Bộ trên. Nghĩa là “kiểm kê” mà không sử-dụng hồ-sơ gốc tại các Ty ấy, tự ḿnh lập hồ-sơ mới? Vậy th́ trong thời-gian ấy các Ty thuộc các Bộ kia làm công-việc ǵ? và sau khi hoàn-tất mọi sự hoàn-trả tài-sản th́ “cơ quan giải quyết tài sản” đă hết nhiệm-vụ tất phải giải-tán: nhân-viên đi đâu? quyền-lợi thế nào sau nhiều năm trời phục-vụ lơ-lửng bên ngoài các Bộ (và Ty) liên-quan?
“Trường hợp kết quả phối hợp bằng điện thoại phải ghi chép vào trang giấy để lưu giữ bằng chứng cùng các kết quả phối hợp bằng e-mail, điện tín, fax, ..v..v...”
Ư-Kiến:
Tôi không đồng ư có chuyện phối hợp bằng điện thoại, v́ tuy “ghi chép vào trang giấy để lưu giữ bằng chứng” nhưng có cái ǵ bảo-đảm rằng người ghi chép ấy không bịa ra mà ghi chép, hoặc ghi chép sự thật nhưng rồi người bên kia đường dây chối đi th́ tính sao?
“Trách nhiệm.
Trưởng cơ quan và viên chức trực tiếp giài quyết mỗi hồ sơ giao hoàn tài sản cho tư nhân, trách nhiệm hồ sơ đó đến khi chuyển giao cho cơ quan trách nhiệm quản trị, hoặc trách nhiệm đến thời hạn triệt tiêu.”
Ư-Kiến:
Trưởng cơ quan và viên chức trực tiếp giải quyết mỗi hồ sơ ở đây là ai? Chỉ có “Cơ Quan Giải Quyết Tài Sản” ở các “thành phố lớn” (không thấy nói là phối-hợp công-tác với các Ty liên-hệ ở địa-phương, trong lúc hồ-sơ gốc đều nằm tại các Ty này) mà khi đă xong công-tác, cơ-quan ấy đă giải-tán rồi, mỗi người phân-tán một nơi, lấy ai và t́m đâu ra mà bắt họ chịu trách-nhiệm với cơ-quan tiếp-nhận quản-trị hồ-sơ. Huống ǵ trong công-tác này, ai dám tin chắc không có những vụ lợi-dụng, ít nhất th́ cũng sơ-sót sai-lầm.
*
Ư-Kiến Chung:
Cơ-quan thực-sự thi-hành Kế-Hoạch này là ở cấp Tỉnh (và thành-phố biệt-lập). Tại sao “cơ quan giải quyết tài sản” lại không phải là một “Uỷ-Ban Liên-Ty”, để khai-dụng hồ-sơ gốc và sử-dụng phương-tiện hành-sự có sẵn tại các Ty ấy; để các Ty ấy huấn-luyện chuyên-môn, có quyền-hạn và chịu trách-nhiệm về các nhân-viên biệt-phái vào Uỷ-Ban ấy; cũng như để các nhân-viên của Uỷ-Ban ấy có gốc-gác mà trở về sau khi hoàn-tất công-việc hoàn-trả tài-sản cho sở-hữu-chủ hợp-pháp.
Ngoài ra, công-việc này sẽ được thực-hiện trong giai-đoạn chuyển-tiếp chính-quyền, có nơi chưa được an-ninh. Nhân-viên lấy ǵ tự-vệ? và nếu gặp sự kháng-cự hoặc bất-hợp-tác th́ sao? Theo tôi, nên có cơ-quan và nhân-viên công-lực tham-gia.
*
Tóm lại, vấn-đề tài-sản nói trên sẽ phải qua hai giai-đoạn.
Giai-đoạn một, là làm thế nào để có quyết-định, nhất là chính-sách nhất-quán (của hội-đồng nội-các, chứ không phải của cá-nhân viên Phó Thủ-Tướng -- mà có thể cần đến cả quốc-hội nữa), trong việc hoàn trả các tài-sản ấy. Tôi không đề-cập chuyện đó trong bài viết này.
Giai-đoạn hai, là làm thế nảo để thực-thi việc hoàn-trả. Đó là công-việc mà ông Phạm Bá Hoa nêu lên trong Kế Hoạch Khung này.
Nào ai biết trước, nếu đến một lúc nào đó, một tân-chính-phủ phải đứng ra lo mọi việc, trong đó có việc “giải-quyết tài-sản”, trả lại cho sở-hữu-chủ hợp-pháp những bất-động-sản và động-sản đă bị cưỡng-chiếm; th́ một tài-liệu hướng-dẫn như Kế-Hoạch Khung này của ông Phạm Bá Hoa thật là hợp-thời.
Tuy nhiên, mong sao nó được duyệt lại kỹ-càng và sâu-sát hơn, nhất là có thêm ư-kiến của các nhân-sĩ, các nhân-vật có kiến-thức và kinh-nghiệm chuyên-môn, cùng các ban đại-diện cộng-đồng, các tổ-chức & hội-đoàn đồng-hương, v.v... để Kế Hoạch Khung này có thể trở thành một Kế Hoạch thật-sự khả-thi.
LÊ XUÂN NHUẬN