SỬ VIỆT HIỆN-ĐẠI

MỘT CÁCH VIẾT MỚI

 

        Về việc viết sử, xưa nay có nhiều phương-pháp.  Bài này chỉ nói về việc viết sử Việt Nam hiện-đại, đặc-biệt là việc phân-chia thời-gian cho mỗi thời-đại, thời-ḱ, giai-đoạn liên-quan.

        Trước nhất là nói về thời-đại Việt-Nam Cộng-Ḥa.

 

I. “NHỮNG TIẾNG NÓI

TỪ NỀN ĐỆ-NHỊ VIỆT-NAM CỘNG-H̉A

       

        Mở đầu vấn-đề là tác-phẩm tiếng AnhVoices from the Second Republic of South VietNam”, do Cornell Southeast Asia xuất-bản, mà chủ-biên (Tổng Biên Tập) là Keith. W. Taylor, tham-luận là một số nhân-sĩ Việt-Nam Cộng-Ḥa.

 

 

        Đây là một biến-cố quan-trọng, v́ nó đánh dấu cụ-thể, công-khai sự xoay chiều của công-luận Hoa-Ḱ (trong chính-quyền và trên truyền-thông) từ phản-chiến (chống Chiến-Tranh Việt-Nam Việt-Nam Cộng-Ḥa) qua phục-chính (phục-hồi Chính-Nghĩa), mà người mở đường là Giáo-Sư Keith W. Taylor, Giám-Đốc Chương-Tŕnh Đông-Nam Á-Châu của Viện Đại-Học Cornell, vốn là căn-cứ-địa của một số trí-thức thiên-tả, kể cả bản-thân Ông Taylor.

 

        Theo cố Giáo-Sư Nguyễn Ngọc Bích (trên tờ “Việt Báo” của Trần Dạ Từ & Nhă Ca) th́ quá-tŕnh h́nh-thành tác-phẩm này có thể được tóm-tắt như sau:

 

        Ông Keith W. Taylor nguyên là một chiến-binh Hoa-Ḱ tham-chiến tại Việt-Nam.  Sau khi hồi-hương, ông đă đặc-biệt t́m hiểu thêm về nước ta.  Kết-quả, ông đă viết nhiều sáchbài về lịch-sửvăn-học Việt-Nam, trong đó có các tác-phẩm giá-trị như The Birth of Vietnam (Việt Nam Khai Quốc), A History of the Vietnamese (Một Cuốn Sử về Người Việt).

        Trong nhiều năm giảng-dạy tại Viện Đại-Học Cornell ở Bang New York (Hoa-Ḱ), Ông Keith W. Taylor đă bị ảnh-hưởng bởi lối tŕnh-bày lịch-sử truyền-thống (rằng Việt-Nam là một dân-tộc thống-nhất với một lịch-sử xuôi ḍng từ xưa cho đến ngày “thống-nhất đất nước” 30-4-1975).

        Nhưng rồi ông tỉnh ra, rằng lịch-sử Việt-Nam đă có nhiều giai-đoạn phân-chia: có thời-ḱ có 3 chính-quyền (Nhà Mạc; Nhà với Chúa Trịnh; Chúa Nguyễn ở Miền Nam); có giai-đoạn TrịnhNguyễn phân-tranh; rồi thời-ḱ tranh-hùng giữa 2 Nhà Nguyễn (Nguyễn Tây-Sơn với Nguyễn Gia-Miêu); chưa kể anh+em Tây-Sơn cũng chia nước ra làm 3; và nhất là Việt-Nam sau Geneva 1954.

 

        V́ thế, Ông Keith W. Taylor đă công-nhận rằng lối tŕnh-bày cũ không sát thực-tế, quá một-chiều. 

        Nên ông nh́n lại lịch-sử Việt-Nam cận-hiện-đại và thấy Miền Nam trong ngót 21 năm (1954-1975) đă thực-sự là một quốc-gia được quốc-tế công-nhận rộng-răi (hơn Miền Bắc cộng-sản rất xa trong nhiều lănh-vực và trong nhiều nghĩa.)  Từ đó, ông có í-tưởng phải nghiên-cứu một cách đứng-đắn về Miền Nam, về 2 nền Việt-Nam Cộng-Ḥa.

 

        Đó là lí-do tại sao Giáo-Sư Keith W. Taylor (tức Viện Đại-Học Cornell), là một trong các Viện Đại-Học lớn của Hoa-Ḱ, đă tiên-phong mời một số nhân-vật đă có vai tṛ đáng kể trong những lănh-vực chính-trị, ngoại-giao, an-ninh, quốc-pḥng, kinh-tế, tài-chánh, thông-tin tuyên-truyền... của thời Đệ-Nhị Cộng-Ḥa họp lại để tŕnh-bày cho khoảng 100 học-giả đến từ khắp nước và cả một số nước khác (Pháp, Anh, Canada...) về những kinh-nghiệm xây-dựng dân-chủ qua Hiến-Pháp 1967, tôn-trọng Tam-Quyền Phân-Lập và những quyền căn-bản của người dân, qua một nền kinh-tế tự-do nhưng có điều-tiết, khuyến-khích phát-triển nông-nghiệp và công-nghiệp, xuất-khẩu, và đang trên đà cất cánh (takeoff).

 

        Các diễn-giả do Giáo-Sư Keith W. Taylor nhân-danh Chương-Tŕnh Đông-Nam Á-Châu của Viện Đại-Học Cornell đứng ra tổ-chức và mời tham-dự cuộc Hội-Thảo Những Tiếng Nói từ Miền Nam (“Voices from the South”) vào tháng 6 năm 2012 (và có bài in trong sách này) gồm có:

        Bùi Diễm, cựu Đại-Sứ tại Hoa-Kỳ, Đặc-Sứ tại Ḥa-Hội Paris, Đại-Sứ Lưu-Động của VNCH.

        Phan Công Tâm, cựu Giám-Đốc Kế-Hoạch và Phụ-Tá Công-Tác Đặc-Biệt cho Đặc-Ủy-Trưởng tại Phủ Đặc-Ùy Trung-Ương T́nh-Báo VNCH.

        Nguyễn Ngọc Bích, cụu Tổng-Giám-Đốc Thông-Tấn-Xă VNCH.

        Trần Quang Minh, cựu Thứ-Trưởng Bộ Nông-Nghiệp & Tổng-Giám-Đốc chương-tŕnh Lương-Thực Quốc-Gia VNCH.

        Nguyễn Đức Cường, cựu Bộ-Trưởng Bộ Thương-Nghiệp & Công-Nghiệp VNCH.

        Phan Quang Tuệ, cựu Phó Đổng-Lư Văn-Pḥng của Chánh-Thẩm Tối-Cao Pháp-Viện VNCH.

        Trần Văn Sơn, cựu Dân-Biểu VNCH.

        Mă Xái, cựu Dân-Biểu VNCH.

        Hồ Văn Kỳ Thoại, cựu Phó Đề-Đốc Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng I Duyên-Hải VNCH.

        Lữ Lan, cựu Trung-Tướng Tổng-Thanh-Tra, Bộ Tổng-Tham-Mưu Quân-Lực VNCH.

        (Chưa kể phần dẫn-nhập của Chủ-Biên Keith W. Taylor, và phần tham-luận của Ông Hoàng Đức Nhă, cựu Tổng-Trưởng Dân-Vận & Chiêu-Hồi VNCH.)

 

II. MỘT Cách ViẾt MỚi

vỀ SỬ VIỆT HIỆN-DẠI

 

        Tôi đặc-biệt chú í đến cách viết (phân-chia thời-ḱ lịch-sử) trong sách này (có người gọi tắt là “Những Tiếng Nói từ Miền Nam” – Voices from the South.)

 

        Cứ theo tinh-thần cuộc hội-thảo này, qua bài luận-thuyết của người chủ-xướng, Ô. Taylor, th́:    

        Việt-Nam Cộng-Ḥa (Nam Việt-Nam) thông-thường được xem là một thực-thể thống-nhất xuyên suốt qua hai thập-niên (từ 1955 đến 1975) trong đó Hoa-Kỳ là đồng-minh chính-yếu của ḿnh.  Tuy nhiên, chính-trị quốc-nội trong thời-kỳ ấy đă diễn-biến theo một quỹ-đạo động, từ một giai-đoạn độc-đoán đến một giai-đoạn hỗn-loạn, rồi đến một giai-đoạn thử-nghiệm dân-chủ đại-nghị tương-đối ổn-định.  Ấn-tượng sâu-sắc về Nam Việt-Nam biểu-lộ trong đa-số các tác-phẩm, cả kinh-viện lẫn đại-chúng, tập-trung vào hai giai-đoạn đầu tiên [độc-đoán, hỗn-loạn] để miêu-tả một bức tranh biếm-họa về tệ-nạn độc-tài tham-nhũng bất-ổn, mà ít nói đến những ǵ đă đạt được trong giai-đoạn tám năm sau cùng [thử-nghiệm dân-chủ...]”

 

        Tám năm sau cùng, là [1975-8=1967] từ 1967 đến 1975.  Đó là giai-đoạn Việt-Nam Cộng-ḤaHiến-Pháp do Quốc-Hội Lập-Hiến với Chủ-Tịch Phan Khắc Sửu chung-quyết (18-3-1967), có bầu-cử Tổng-Thống & Phó Tổng-Thống (3-9-1967), kết-quả của đ̣i-hỏi chính-đáng của dân-chúng qua Biến Động Miền Trung năm 1966.

 

        Trước đó [và cả hiện nay], thông-thường người ta chia Việt-Nam Cộng-Ḥa ra làm 2 thời-ḱ (nền Cộng-Ḥa):

        1. Đệ-Nhất Cộng-Ḥa:   từ 1954 đến 1963

        2. Đệ-Nhị Cộng-Ḥa:     từ 1963 đến 1975

 

        Như thế tức là người ta lấy ngày Cách-Mạng 1-11-1963 làm mốc thời-gian (chấm dứt Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Ḥa), để kể từ đó trở đi (1963-1975) là Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Ḥa.

 

        Nhưng nay, theo cách (phương-pháp) mới trong việc viết sử hiện-đại của [Miền Nam] Việt-Nam nói trên, ta có:

        1/ Giai-đoạn độc-đoán:   từ 1955 đến 1963

        2/ Giai-đoạn hỗn-loạn:    từ 1963 đến 1966

        3/ Giai-đoạn dân-chủ:     từ 1967 đến 1975

       

        Vậy là thời-ḱ Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Ḥa (1963-1975) được chia ra làm 2 giai-đoạn: giai-đoạn hỗn-loạn và giai-đoạn dân-chủ, mà giai-đoạn sau cùng này [tám năm cuối-cùng) mới là giai-đoạn thử-nghiệm dân-chủ đại-nghị tương-đối ổn-định, trong đó các nhân-vật kể trên [và nhiều người khác nữa chứ] “đă ra sức xây-dựng một cơ-cấu hiến-định cho chính-thể đại-nghị trong một cuộc chiến để sống-c̣n chống lại một nhà-nước chuyên-chế.  Những người đă cam-kết thực-hiện một tương-lai cho Việt-Nam không-cộng-sản đă đặt tất cả hy-vọng của họ vào nền Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Ḥa, đấu-tranh cho nó, và hành-động cho sự thành-công của nó...”

 

III. BA GIAI-ĐOẠN

CỦA THỜI-K̀ ĐỆ-NHẤT CỘNG-H̉A

 

        Tôi thấy phân-chia thời-ḱ Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Ḥa ra 2 giai-đoạn như thế, nh́n chung, cũng rất hợp-lí, mặc dù kết-quả t́nh-h́nh (do các iếu-tố nội-tại cũng như ngoại-lai) đă vượt ra ngoài ước-mong và nỗ-lực của những người có viễn-kiến và tâm-huyết liên-quan (Xem thêm).

 

        Cũng nhân vấn-đề phân-chia giai-đoạn lịch-sử trong thời-ḱ Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Ḥa này, tôi thấy cũng nên (và cần) làm việc tương-tự đối với thời-ḱ Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Ḥa.

 

        Lí-do là v́ hầu như mỗi lần nói đến Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Ḥa (gọi tắt là chế-độ Diệm), hai phía hoài-Ngôbài-Ngô đều vơ đũa cả nắm, cực-đoan đến độ thiếu phần khách-quan. 

 

        Phía hoài-Ngô th́ cứ cho rằng, v́ giới Phật-Tử Tranh-Đấu, tức Phật-Giáo Ấn-Quang, tức Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất, cụ-thể là Thượng-Tọa Thích Trí Quang, đă lật đổ “chế-độ Diệm”, nên Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Ḥa chỉ là một quá-tŕnh dẫn đến mất nước vào Ngày 30-4-1975.  (Điều này đă được chứng-nhân lịch-sử Lê Xuân Nhuận, ít nhất là trong cuốn sách hồi-kí “Biến-Loạn Miền Trung” do Nhà Xây-Dựng xuất-bản vào đầu năm 2012, nêu thêm một số iếu-tố Sự Thật, rằng ai mới là chính-phạm bức-tử Việt-Nam Cộng-Ḥa.  Ngoài ra, “Chớ đem thành/bại luận anh-hùng”, trong số những nhân-vật ít/nhiều liên-quan đến vận nước suy-vong, vẫn có nhiều người nổi bật với các đóng-góp tích-cực của họ, ít nhất là các diễn-giả trong cuộc Hội-Luận “Những Tiếng Nói từ Miền Nam” ở Viện Đại-Học Cornell vào tháng 6 năm 2012 nói trên, với các thành-tựu nhất-định của họ, đều đă chính-thức nói lên tiếng nói của ḿnh.)

 

        C̣n phía bài-Ngô th́ cũng v́ thấy Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Ḥa có quá nhiều khuyết-điểm, nhất là đều nằm dưới quyền [toàn-quyền chính-trị và quân-sự] của một lănh-tụ, Ông Ngô Đ́nh Diệm [và gia-đ́nh], nên đă quy chung giai-đoạn cầm quyền của ông từ 7-7-1954 đến 26-10-1955 vào với thời-kỳ Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Ḥa của Nhà Ngô 1955-1963 mà Giáo-Sư Keith W. Taylor gọi là chung là giai-đoạn độc-đoán.

*

        Theo tôi, thời-ḱ “chế-độ Diệm” nên/cần được chia ra làm 3 giai-đoạn:

        1) Giai-đoạn Chuyển-Tiếp:     từ 7-1954 đến 10-1955

        2) Giai-đoạn Độc-Đoán Nhẹ: từ 1955 đến 1960

        3) Giai-đoạn Độc-Đoán Nặng: từ 1960 đến 11-1-1963

 

1) Giai-Đoạn Chuyển-Tiếp (1954-1955)

 

        Ở giai-đoạn bản-lề này, Ông Ngô Đ́nh Diệm c̣n là Thủ-Tướng của Quốc-Gia Việt-Nam dưới quyền Quốc-Trưởng Bảo-Đại. 

        Thủ-Tướng Ngô Đ́nh Diệm đă thành-công trong nhiều việc, tỉ như:

        – Tiếp+Trợ gần 800,000 đồng-bào Bắc-Việt di-cư vào Nam (với phương-tiện của Pháp doiểm-trợ);

        – Chấm dứt sự chống-đối của Trung-Tướng Tổng-Tham-Mưu-Trưởng Nguyễn Văn Hinh (nhờ Quốc-Trưởng Bảo Đại cất chức);

        – Được các tướng+tá chỉ-huy các giáo-phái vũ-trang Cao-ĐàiḤa-Hảo lần-lượt đem quân về hợp-tác; đặc-biệt Tướng Tŕnh Minh Thế (Cao-Đài) tận-t́nh cho đến chết;

        – B́nh-định chiến-khu Ba Ḷng của Đại-ViệtQuảng-Trị;

        – Dẹp yên lực-lượng B́nh-Xuyên từ thủ-đô Sài-G̣n xuống tận Rừng Sát (chỉ-huy chiến-dịch “Hoàng Diệu” này là Đại-Tá Dương Văn Minh);

        – Băi bỏ “Hoàng-Triều Cương-Thổ”;   

        – Được Hội-Đồng Tôn-Nhơn-Phủ (của hoàng-gia Nguyễn-Phước Tộc) từ Huế gửi điện vào ủng-hộ;

        – Được nhận trực-tiếp viện-trợ của , không c̣n qua trung-gian của Pháp;

        – Được Pháp giao trả Dinh Độc-Lập; chuyển quyền chỉ-huy/quản-trị Quân-Đội, Cảnh-Sát & Công-An, Tư-Pháp, Ngân-Khố, Tiền-Tệ, Hối-Đoái, Thương-Mại, Quan-Thuế, Công-Chánh, v.v...

(Nguồn: “Hai Mươi Năm Qua – Việc Từng Ngày – 1945-1964” của Đoàn Thêm)

 

        Tuy thế, Thủ-Tướng Ngô Đ́nh Diệm đă gặp phải nhiều trở-lực:

        Tổng-Ủy-Trưởng Tị-Nạn Ngô Ngọc Đối, Bộ-Trưởng tại Phủ Thủ-Tướng Bùi Kiện Tín, Tổng-Trưởng Phụ-Tá Quốc-Pḥng Hồ Thông Minh, Quốc-Vụ-Khanh Ủy-Viên Quốc-Pḥng Trung-Tướng Trần Văn Soái, Quốc-Vụ-Khanh Ủy-Viên Quốc-Pḥng Thiếu-Tướng Nguyễn Thành Phương, Tổng-Trưởng Xă-Hội Nguyễn Mạnh Bảo, Tổng-Trưởng Thông-Tin & Chiến-Tranh Tâm-Lư Phạm Xuân Thái, Tổng-Trưởng Kinh-Tế Lương Trọng Tường, Tổng-Trưởng Canh-Nông Nguyễn Công Hầu, Bộ-Trưởng Nội-Vụ Huỳnh Văn Nhiệm, Thứ-Trưởng Nội-Vụ Nguyễn Văn Cát, Đô-Trưởng Sài-G̣n Trần Văn Hương, v.v... tất cả đều do Thủ-Tướng Ngô Đ́nh Diệm bổ-nhiệm, mà đều theo nhau từ-chức để phản-đối; Đức Hộ-Pháp Phạm Công Tắc thành-lập “Mặt Trận Thống-Nhất” gồm nhiều đoàn-thể, cùng các giáo-phái, các giới-chức khác, cả trong lẫn ngoài nước, đều đ̣i-hỏi Thủ-Tướng Ngô Đ́nh Diệm mở rộng chính-phủ, thực-thi dân-chủ, v.v...

 

        Cho nên, mới một năm đầu mà Thủ-Tướng Ngô Đ́nh Diệm đă phải cải-tổ nội-các, nhiều lần.

        Đó là về chính-sách, thuật trị-quốc, thuật dụng-nhân, và nhân-sự nội-bộ; vả lại vẫn c̣n Quốc-Gia Việt-Nam dưới thời Quốc-Trưởng Bảo-Đại, nên thời-gian này có thể được liệt vào trong Giai-Đoạn 1, là “Giai-Đoạn Chuyển-Tiếp”.

 

2) Giai-Đoạn Độc-Đoán Nhẹ (1955-1960)

 

        Giai-Đoạn 2 được nhen-nhúm từ Giai-Đoạn 1, cụ-thể là việc hợp-pháp-hóa “Hội Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng”, thành-lập đoàn-thể chính-trịTập-Đoàn Công-Dân”; triển-khai các Đoàn Cán-Bộ “Công-Dân-Vụ” lưu-động, “Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia”; tổ-chức “Tham-Chính-Viện” (thay-thế Tối-Cao Pháp-Viện cũ); v.v... từ ngày 7-7-1954 đến ngày “Trưng Cầu Dân Ư23-10-1955.

 

        Tháng 7-1954, Ông Ngô Đ́nh Diệm nhậm-chức Thủ-Tướng ở Sài-G̣n.  Miền Trung, ảnh-hưởng của Pháp và Quốc-Trưởng Bảo-Đại c̣n mạnh.  Tại Bộ Tư-Lệnh Đệ-Nhị Quân-Khu, đóng trong Đại-Nội (tả-ngạn Sông Hương), Huế, Đại-Tá Trương Văn Xương làm Tư-Lệnh; các Đại-Úy/Thiếu-Tá Nguyễn Văn ThiệuTrần Thiện Khiêm thay nhau làm Trưởng Pḥng 3 và Tham-Mưu-Trưởng; Đại-Úy Đặng Văn An làm Trưởng Pḥng 5.  Tham-Mưu-Trưởng Trần Thiện Khiêm kí sự-vụ-lệnh (bằng chữ Pháp) cử Lê Xuân Nhuận làm Trưởng Ban Phát-Thanh [mà Pḥng 5 gọi là Giám-Đốc Đài] “Tiếng Nói Quân Đội” tại Đệ-Nhị Quân-Khu.

        Khi Trung-Tướng Nguyễn Văn Hinh , Tổng-Tham-Trưởng Quân-Đội Quốc-Gia (và Đại-Tá Trương Văn Xương Tư-Lệnh Đệ-Nhị Quân-Khu) chống lại Thủ-Tướng Ngô Đ́nh Diệm, Lê Xuân Nhuận li-khai nhóm Trương Văn Xương, dùng “Đài Tiếng Nói Quân-Đội tại Đệ-Nhị Quân-Khu”, mà trụ-sở đặt tại Đài Phát-Thanh Huế (hữu-ngạn Sông Hương), để đơn-phương ủng-hộ Ngô Tổng-Thống.  Đài Huế hồi đó rất mạnh, phủ sóng khắp cả Miền Bắc lẫn Miền Nam; nhờ đó, các phần-tử đầu-tiên ủng-hộ họ NgôHuếMiền Trung mới mạnh-dạn bước ra, và ở Miền Nam càng vững chân hơn (xem thêm)...

        Trong cuộc trưng cầu dân ư truất-phế Bảo Đại ngày 23-10-1955, Lê Xuân Nhuận được chỉ-định làm “Trưởng Pḥng Phiếu” tại khu-vực Ḍng Chúa Cứu-Thế, hữu-ngạn Sông Hương.  Đại-Úy (về sau là Trung-Tá) Đặng Văn An, trong Bộ Tham-Mưu cũ của Đại-Tá Trương Văn Xương, cấp chỉ-huy cũ của tôi, th́ dè-dặt nh́n tôi mà bỏ phiếu; c̣n mấy nhân-viên kiểm-soát việc cử-tri bỏ phiếu, tôi chưa hề quen, th́ luôn lén liếc về tôi; khiến tôi cảm thấy mất tự-nhiên.  Kết-quả là ở Sài-G̣n Chợ-Lớn450,000 cử-tri ghi tên đi bầu, mà số phiếu bầu cho Cụ Ngô đếm được là 605,025 (130%).

Nguồn: Bernard Fall, “The Two Viet-Nams: A Political and Military Analysis (New York: Frederick A. Praeger, 1962”, trang 257.

 

        Lấy các ngày tháng lịch-sử mà tính cho dễ, th́ ngày 26-10-1955, ngày tuyên-bố Hiến-Ước tạm-thời, thành-lập nước Việt-Nam Cộng-Ḥa [của Ngô Đ́nh Diệm] thay cho Quốc-Gia Việt-Nam [của Bảo-Đại], cải-danh Quốc-TrưởngTổng-Thống, là ngày khởi-đầu của giai-đoạn 2 (Độc-Đoán Nhẹ).

 

        Tôi gọi là “Giai-Đoạn Độc-Đoán Nhẹ” v́, ít ra, trong Giai-Đoạn 2 này:

        1/ Phần th́ Hoa-Ḱ ủng-hộ tích-cực và viện-trợ dồi-dào, phần th́ Cộng-Sản Việt-Nam bận lo tái-thiết Miền Bắc nhiều năm sau ngày ngưng bắn 20-7-1954 nên chưa quấy-rối Miền Nam, Miền Nam Việt-Nam quả đă hưởng được một giai-đoạn thanh-b́nh, người dân no cơm ấm áo, có phần dư-dả, và đất nước vươn lên, hy-vọng phú-cường...

        2/ Phần th́ các tệ-nạn do chế-độ gây nên tuy đă đầy nhưng chưa tràn; cho đến khi bùng nổ, đẩy Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Ḥa vào Giai-Đoạn 3, là “Giai-Đoạn Độc-Đoán Nặng”, bắt đầu từ 1960 (xem thêm).

 

3) Giai-Đoạn Độc-Đoán Nặng (1960-1963)

 

        Bắt đầu từ đầu năm 1960, âm-lịch là năm Canh-Tí, mà năm Canh-Tí là “năm tuổi” của Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm (64 tuổi), cái nồi súp-de x́ ra: nhật-báo Tự Do, mặc dù ấn-hành nhờ tiền Mật-Vụ của Cố-Vấn Ngô Đ́nh Nhu, đăng lên b́a trước số Xuân, một bức họa của Phạm Tăng, vẽ 6 con chuột đang gặm nhấm một trái dưa hấu. V́ mới thôi, nên ai tinh mắt mới thấy, 6 con chuột ấyDiệm, Thục, Nhu, bà Nhu, Cẩn, Luyện, và quả dưa hấu ấy là nước Việt-Nam Cộng-Ḥa dưới triều Ngô.

 

        Đến khi nổ bùng, mọi người đều nghe/thấy/biết, th́ biến-cố đầu tiênLê Xuân NhuậnHuế đă công-khai lên tiếng, trong buổi “học-tập chính-trị và công-dân giáo-dục” (do Cố-Vấn Ngô Đ́nh Nhu chỉ-đạo cho toàn-quốc) vào dịp Lễ Hai Bà Trưng, 3-3-1960, tại cơ-quan Cảnh-Sát Huế (lại Huế), tố-cáo các tội ác dưới thời Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Ḥa, hiển-nhiên do Đảng Cần-Lao Nhân-Vị gây nên.

        Biến-cố này xảy ra (3-3-1960) trước cả chuỗi những biến-cố khác (vụ 18 nhân-sĩ Caravelle 26-4-1960, vụ đảo-chánh hụt 11-11-1960, “Mặt Trận Giải-Phóng Dân-Tộc Miền Nam Việt-Nam” ra đời 20-12-1960, v.v...) (Xem thêm)

        Hiển-nhiên thời-gian 1960-1963Giai-Đoạn Độc-Đoán Nặng, từ lời phản-kháng công-khai của Lê Xuân Nhuận đến cái chết của anh+em Ngô Đ́nh Diệm & Ngô Đ́nh Nhu.

 

III. HAI GIAI-ĐOẠN

CỦA THỜI-K̀ ĐỆ-NHỊ CỘNG-H̉A

 

        Trở lại với chủ-đề của bài-viết này.

        Nhóm tỉnh ra của Giáo-Sư Keith. W. Taylor ít nhất qua cuốn NhỮng TiẾng Nói tỪ NỀN ĐỆ-NhỊ ViỆt-Nam CỘng-Ḥa (1967-1975) này, đă chia thời-ḱ Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Ḥa ra làm 2 giai-đoạn:

        1) 1963-1966Giai-Đoạn Hỗn-Loạn

        2) 1967-1975 là Giai-Đoạn Thử-Nghiệm Dân-Chủ Đại-Nghị, gọi tắt là Giai-Đoạn Dân-Chủ.

 

        So với t́nh-h́nh thấy trên thực-tế, có thể có người không hẳn đồng-í gọi thời-gian 1967-1975Giai-Đoạn Dân-Chủ.

 

        Tuy nhiên, lắng nghe “TiẾng Nói cỦa NỀn ĐỆ-NhỊ ViỆt-Nam CỘng-Ḥa”, tôi thử đọc qua, thí-dụ bài tham-luận của Thẩm-Phán Hoa-Ḱ Phan Quang Tuệ, “From the First to the Second Republic: From Csylla to Charybdis”:

        ScyllaCharybdis là hai con hải-quái trong thần-thoại Hy-Lạp, hùng-cứ 2 bên đối-nghịch nhau ở eo biển Messina, giữa ItalySicily. Hai con quái biển phù-phép chống nhau, bên th́ biến thành con quỷ 6-đầu với mỗi-đầu-3-hàng-nanh-nhọn, bên th́ tạo thành một ḍng nước xoáy; kết-quả là, trên đường băng qua eo biển này, thủy-thủ mà gặp thủy-quái th́ đa-phần mạng-vong, c̣n hải-thuyền mà gặp hải-hiểm nước xoáy th́ toàn-phần tiêu-vong.

        Để ví-von v́ sao Giai-Đoạn Dân-Chủ (1-4-1967 30-4-1975) của Thời-Ḱ Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Ḥa không đơm hoa, dù đă có nhiều hạt giống tinh-anh (nếp sống văn-minh và dân-chủ cao-độ so với Miền Bắc u-tối cùng thời), Ông Phan Quang Tuệ, trưởng-nam của Bác-Sĩ Chính-Trị-Gia Phan Quang Đán tên-tuổi một thời, đă nhắc đến ScyllaCharybdis, là tượng-trưng cho Hoa-Ḱ, qua NixonKissinger một bên, cùng Việt-Cộng qua Hoa-Cộng với Mao Trạch ĐôngChu Ân Lai một bên, khiến cho con thuyền Việt-Nam ngày nay phải đứng trước cơ nguy nước xoáy của kẻ thù Bắc-phương.

 

KẾT-LUẬN

 

        Nay phân-chia lại thời-đoạn cho Việt-Nam Cộng-Ḥa, ta có:

 

                       Thời-Ḱ Đệ-Nhất Cộng-Ḥa=

        1) Giai-đoạn Chuyển-Tiếp:       từ 7-1954 đến 10-1955

        2) Giai-đoạn Độc-Đoán Nhẹ:  từ 1955 đến 1960

        3) Giai-đoạn Độc-Đoán Nặng: từ 1960 đến 1-11-1963

 

                       Thời-Ḱ Đệ-Nhị Cộng-Ḥa=

        1) Giai-Đoạn Hỗn-Loạn:         từ 2-11-1963 đến 1966

        2) Giai-Đoạn Dân-Chủ:           từ 1-4-1967 đến 30-4-75

 

        Vấn-đề ở đây không phải là cách-thức phân-chia thời-đoạn như trên, mà là dựa vào thời-đoạn như trên để làm căn-cứ cho việc KHEN/CHÊ TỐT/XẤU mỗi khi phê-b́nh Đệ-Nhất Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Ḥa.

 

        Xin nói nôm-na và ngắn-gọn là phía hoài-Ngô chỉ nên đề-cao và tự-hào về thời-ḱ tương-đối “vàng son” (có vàng nhưng cũng có thau) của Đệ-Nhất Cộng-ḤaGiai-Đoạn Độc-Đoán Nhẹ; đừng vơ luôn cả Giai-Đoạn Độc-Đoán Nặng vào, v́ không thuyết-phục được những người khách-quan.  Đồng-thời, khi chỉ-trích t́nh-trạng bất-ổn của Đệ-Nhị Cộng-Ḥa th́ cũng nên thu gọn trong Giai-Đoạn Hỗn-Loạn, không nên quy-trách chung cho cả những thành-tựu trong Giai-Đoạn Dân-Chủ (phần nào đă được nêu ra trong sách “Voices from the Second Republic of South VietNam Những Tiếng Nói từ Nền Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Ḥa.)

       

        Bản-thân tôi đă từng là Ki-Tô-Hữu, rồi Cơ-Đốc-Nhân [qua nhiều hệ-phái]; nhưng tôi không chỉ nghe theo các sáchlời “nhiệm ư” của các linh-mục và mục-sư, mà tôi đă tự ḿnh t́m đọc toàn-văn cuốn sách Kinh Thánh, nên tôi có đủ can-đảm nhận-chân Lẽ Thật mỗi khi có người đề-cập/trích-dẫn chính những Lời Chúa được in rành-rành trong Thánh-Kinh.

 

LÊ XUÂN NHUẬN