NGÀY QUỐC-KHÁNH 1-11-1973
Hôm nay là ngày lễ lớn của Việt-Nam
Cộng-Ḥa. Tôi dậy sớm hơn lệ thường,
để đôn-đốc một công-tác đặc-biệt
phải khởi-diễn từ trước khi có người
đi lại trên đường Pasteur, đoạn
giữa ngă ba Đông-Kinh Nghĩa-Thục và ngă tư
Nguyễn Thị Giang (Đà Nẵng). Trên đoạn
đường này có khách-sạn “Hồng Kông”, là nơi
trú-ngụ của hai phái-đoàn cộng-sản
ngoại-quốc trong Ủy-Hội Quốc-Tế
Kiểm-Soát Và Giám-Sát Ngưng Bắn (ICCS) Hung-Gia-Lợi và
Ba-Lan (Iran và Indonesia th́ ở chỗ khác).
Chiều
tối hôm qua, chủ-nhân khách-sạn ấy đă đem
một lá quốc-kỳ nền-vàng ba-sọc-đỏ
đến, định treo lên trước mái lầu, như
đă thấy tại mọi công-sở và tư-gia, cũng
như tại mọi trụ-sở ngoại-giao và trú-sở
ngoại-kiều, để chào mừng Ngày Quốc-Khánh
của nước chủ nhà. Nhưng các thành-viên
của hai phái-đoàn cộng-sản kia th́ không chịu
để cho treo tại khách-sạn hiện là trú-sở
của họ lá quốc-kỳ của Việt-Nam Cộng-Ḥa.
Được
tin báo, tôi liền đặt ngay kế-hoạch đối-phó. Báo-cáo
lên cấp trên th́ chỉ là một việc làm h́nh-thức
theo nguyên-tắc, song chắc-chắn là không có
kết-quả ǵ. Trước đó, một số sĩ-quan
Hung-Gia-Lợi đă lợi-dụng tư-cách
Ủy-Hội Quốc-Tế để chụp ảnh các
cứ-điểm quân-sự trọng-yếu của ta. Đặc-Cảnh
tŕnh lên Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu I; nơi đây
chỉ-thị cho phái-đoàn Việt-Nam Cộng-Ḥa trong
Ban Liên-Hợp Quân-Sự Hai Bên phản-đối trước
Ủy-Hội Quốc-Tế, cũng như đă từng
phản-đối biết bao nhiêu lần Việt-Cộng
pháo-kích giết hại lương-dân, Cộng-Sản
Bắc-Việt ồ-ạt chuyển quân vào vũ-khí vào
Nam, v.v..., mà mọi sự sau đó vẫn chỉ nằm
trên giấy tờ mà thôi.
Người
chủ khách-sạn ấy, phần th́ v́ thể-diện
quốc-gia, phần th́ v́ sợ bị chính-quyền
khiển-phạt v́ không treo cờ vào ngày lễ lớn trên
ốc-thự hiện vẫn c̣n là bất-động-sản
thuộc quyền sở-hữu của ḿnh, nên cứ kiên-tŕ
ôm lá quốc-kỳ đứng trước cổng khách-sạn
với thái-độ cương-quyết và sẵn-sàng vào
treo lên. Tôi thấy ông không thể thực-hiện
được ư muốn của ḿnh; và việc ông ôm lá
quốc-kỳ mà đứng măi trước cổng
chỗ ở của ngoại-kiều, trong lúc trên cao đă
có hai lá cờ Hung-Gia-Lợi và Ba-Lan được treo trước
rồi, chỉ càng khiến người qua đường
chú ư mà thôi. Tôi không chịu được cảnh
đó. Phài làm một cái ǵ. Tôi bèn nhận
lấy lá cờ từ tay của chủ-nhân khách-sạn,
nhận luôn trách-nhiệm về việc treo lá cờ này.
Mọi
sự đă được chuẩn-bị từ đêm hôm
qua. Tôi cho nhân-viên Đặc-Cảnh mặc
cảnh-phục đứng gác ở hai đầu đuờng,
và mặc dân-phục túc-trực gần cổng lữ-xá
“Hồng Kông”, chỉ cho phép một số nhất-định
những cô gái pḥng trà nào đă được chúng tôi
chọn lựa vào pḥng ngủ ở lại đêm với
các sĩ-quan cộng-sản mà thôi. Trước đó,
nhân-viên Đặc-Cảnh đă có dặn sẵn để
những cô nào tuy cũng đă được cho phép
tiếp-xúc thân-mật với các phần-tử đồ-đệ
Mác+Lê nhưng không được giao-phó nhiệm-vụ ǵ
đêm nay th́ không đến khách-sạn làm ǵ. Tuy nhiên,
vẫn có thể sẽ có những cô ngoài lưới lén
vào, làm hỏng kế-hoạch, nên tôi phải ngăn-ngừa.
Ba-Lan
th́ ít tổ-chức tiệc-tùng; các thành-viên thường
đi lẻ-tẻ, và đi khắp nơi. Hung-Gia-Lợi
th́ hầu như tuần nào cũng đến nhà hàng
“Danube” trên đường Độc Lập, đăi-đằng
các viên tướng từ Sài-G̣n ra; thành-viên thường
quanh-quẩn những nơi đông người. Đêm
đêm, đa-số các thành-viên của cả hai phái-đoàn
đều ra phố chơi; và nơi mà họ tới lui
nhiều nhất là pḥng trà “International”, ở đầu
đường Pasteur, gần ngă tư Lê Lợi. Một
số có chuyện-tṛ ḥ-hẹn với những cô nào ḿnh
thích, rồi sau đó về đợi ở pḥng khách
lữ-xá, khi các cô ấy đến th́ đưa vào pḥng
riêng của ḿnh. Một số khác th́ chỉ chọn
lựa ngay tại pḥng khách lữ-xá trong số nhiều cô
tối nào cũng đến kiếm mối tại đây. Thỉnh-thoảng
có vài nữ-ư-tá Cộng-Ḥa Liên-Bang Đức (Tây Đức)
đến ngủ đêm với bạn trai trong số thành-viên
Ba-Lan. Riêng đêm qua chỉ có bốn cô do Pḥng
Biệt-Tác của Sở Tác-Vụ thuộc Ngành của tôi
tổ-chức được vào mà thôi; họ là người
đẹp, nhưng không phải là bạn thân từ trước
của các thành-viên.
Lúc
năm giờ sáng, thành-viên trực ra mở cổng cho bà
Thụy, người được hăng thầu tư-nhân
Mỹ cung-cấp tiện-nghi ăn+ở và di-chuyển cho
các phái-đoàn Ủy-Hội Quốc-Tế tuyển làm
quản-lư tại khách-sạn này, cùng một lao-công, vào
để bắt đầu công-việc trong ngày. Đó
là thông-lệ mỗi ngày. Có khi có một hoặc hai tài-xa
cùng đến, nếu có thành-viên nào cần dùng xe
sớm để đi đâu. Riêng sáng nay, một
trong bốn cô gái ngủ đêm đă thức dậy
sớm, xuống pḥng khách giả-vờ để mua
thuốc lá, trong lúc c̣n ăn mặc hở-hang. Kẻ
trực đêm, một trung-úy Ba-Lan, v́ phải nằm
ở đó để nghe điện-thoại, giữ ch́a
khóa cổng và giải-quyết những việc linh-tinh,
nhằm lúc không có nhiều nữ-khách đến
viếng như lâu nay, nên phải nằm không; bây giờ
th́ đă làm xong nhiệm-vụ cuối cùng là mở
cổng cho nhân-viên người Việt-Nam vào, gă bèn
đưa cô gái ấy lên pḥng ḿnh để vớt-vát
chút thú vui lúc tàn đêm. Sự-việc xảy ra
dễ-dàng, không cần đến sự tiếp tay
của các cô kia đă có mặt sẵn bên trong và các cô
khác đang chực sẵn bên ngoài. Tiếp theo chương-tŕnh,
anh lao-công bắc thang trên bao-lơn, dựng cao cây sào có
lồng lá quốc-kỳ Việt-Nam Cộng-Ḥa ở trước,
chính giữa, và cao hơn các lá cờ nước ngoài; bên
cạnh có một cô trong số ba cô c̣n lại đứng
sẵn để pḥng nếu bị bắt gặp th́ chính
cô sẽ nhận là chính ḿnh đă nhờ anh treo giùm lá
cờ để chào mừng Ngày Quốc-Khánh Việt-Nam. Xong
xuôi, cô gái bỏ lại tại chỗ một cái bóp
nhỏ, loại ví đựng tiền cầm tay của
đàn-bà, trong đó có đựng vài món đồ dùng
để điểm-trang, vài trăm đồng bạc, và
một chiếc khăn tay, làm như là của người
con-gái thật-sự bỏ quên.
Vừa
lúc ấy là hết giờ giới-nghiêm, trời sáng
dần. Ở hai đầu đường, và ở
gần trước khách-sạn, các nhân-viên Đặc-Cảnh
giả vờ kháo chuyện với nhau, nhưng cố ư
để cho đồng-bào qua đường cùng nghe, là
các phần-tử cộng-sản Đông-Âu trong
Ủy-Hội Quốc-Tế, rơ-ràng là đă nhờ đến
Việt-Nam Cộng-Ḥa mới thấy rơ được
đời sống thoải-mái trong Thế-Giới Tự-Do,
nên đă treo cờ của ta từ sáng sớm tinh sương,
để cùng chia vui với chính-quyền và dân-nhân ta.
Thế
là dân-chúng truyền miệng với nhau, kéo nhau đi ngang
qua trước lữ-xá “Hồng Kông” để xem
tận mắt. Nhiếp-ảnh-viên Đặc-Cảnh
đă chụp ảnh để phổ-biến đi các nơi
và lưu giữ hồ-sơ.
Việc
cộng-sản Ba-Lan và Hung-Gia-Lợi không chịu cho treo
cờ của Việt-Nam Cộng-Ḥa, thay v́ là một thái-độ
chống-đối, đă trở thành một
sự-việc đương-nhiên không khiến một ai
chú ư ǵ nhiều, th́ bây giờ sự chú ư lại đổ
dồn vào biến-cố cộng-sản quốc-tế treo
cờ Việt-Nam Tự-Do.
Các
thuộc-viên của tôi, kể cả các cô gái pḥng trà nói
trên, tuy mới lần đầu thực-hiện một
việc làm bất-b́nh-thường, nhưng đă thi-hành
nhiệm-vụ từ đầu đến cuối trôi tṛn.
Đến
khoảng gần tám giờ sáng, là giờ hai viên đại-tá
Trưởng Phái-Đoàn cùng với mấy sĩ-quan
phụ-tá lên xe rời khách-sạn để đến làm
việc tại trụ-sở Ủy-Hội Quốc-Tế,
các thành-viên Ba-Lan và Hung-Gia-Lợi mới thấy lá
cờ Việt-Nam. Lúc ấy th́ đă có thêm cô Lan, kư-sự
khách-sạn, hai tài-xa, và một số công-nhân người
Việt-Nam, nhân-viên của hăng thầu, đến làm
việc trong khách-sạn rồi.
Hai
viên đại-tá đại-diện hai nước
cộng-sản Đông-Âu đành phải nén cơn
tức-giận, nhă-nhặn yêu-cầu cô Lan cho người
lên lấy cất lá cờ đi, sau khi họ t́m thấy
cái ví bỏ quên, chứng-tỏ là có cô gái nào đó
đă đến đó, mà họ nghi là chính kẻ đă
treo cờ.
Liền
lúc đó, cô gái liên-hệ xuất-hiện, nói là để
t́m cái bóp bỏ quên. Qua thông-dịch-viên, cô tŕnh-bày
tỉnh bơ: “Đêm qua, tôi thấy bà chủ pḥng trà
có nhiều lá cờ, tôi xin một lá, định để
đem về nhà treo, nhưng đến đây ngủ nên
đem nó theo. Sáng nay, ra tập thể-dục, thấy
cờ quốc-tế, sực nhớ là ḿnh có cờ, mà
cỡ quá lớn không hợp với tư-gia, lại
sợ các ông chưa có, nên tôi treo giùm. Nếu các ông
không quen giữ phép lịch-sự của ḿnh đối
với nước chủ nhà, th́ tôi lấy lại lá
cờ của tôi thôi!”
Các
Phái-Đoàn Ba-Lan và Hung-Gia-Lợi đă mặc-nhiên
bỏ qua vụ này, v́ đó là việc làm b́nh-thường
của một cá-nhân thường-dân mà thôi; vả
lại, cô đă vào được trong đó để làm
việc đó là do các Phái-Đoàn đồng-ư cho vào, nên
phải “trả giá” để thỏa-măn cái nhu-cầu
công-nhiên kia.
Chiều
hôm ấy, cô kư-sự Lan lại trao cho đại-tá Trưởng
Phái-Đoàn Hung-Gia-Lợi là người giữ phiên
chủ-tọa Ủy-Hội Quốc-Tế trong ngày,
một bức thư của một người Việt-Nam
tự-xưng là “nhà biện-chứng duy-vật” gửi
hai Phái-Đoàn Hung-Gia-Lợi và Ba-Lan. Sau đó, Lan
đă báo-cáo lên tôi nội-dung bức thư, theo lời
của thông-dịch-viên.
Đại-ư bức thư nhắc tích Bá-Di Thúc-Tề ngày xưa, không công-nhận nhà Châu nên không chịu ăn thóc của nhà Châu, bỏ lên núi hái rau vi mà ăn để sống qua ngày. Sau đó có người phân-tích rằng rau vi dù mọc trong núi nhưng lại là núi của nhà Châu nên cũng là rau vi của nhà Châu, nên Bá-Di Thúc-Tề hổ-thẹn nhịn ăn mà chết. Tác-giả bức thư nêu ra câu hỏi: Tất cả thành-viên Ba-Lan và Hung-Gia-Lợi, khi đến phi-trường Tân Sơn Nhất, đều đă chịu để cho Cảnh-Sát Việt-Nam Cộng-Ḥa chụp ảnh, lấy lư-lịch và cấp thẻ căn-cước đặc-biệt để đeo luôn luôn trên ngực áo ḿnh; rồi hằng ngày bắt tay chào hỏi, đối-thoại với các đại-diện của nước này; và tất-nhiên đi+đứng trên đất nước này, hít thở không-khí của xă-hội này. Như thế có thể gọi là không công-nhận chủ-quyền quốc-gia, không tôn-trọng tư-cách đại-diện dân-nhân, và không sống nhờ tài-sản thuộc quyền sở-hữu của chế-độ Việt-Nam Cộng-Ḥa hay không?
LÊ XUÂN NHUẬN