ÔNG NGUYỄN NAM SƠN

VỚI NHỮNG BÍ MẬT LỊCH-SỬ

 

 

Có người vừa phổ-biến trên diễn-đàn liên-mạng một bài-viết nhan đề Bên lề lịch sử: Quanh sự liên hệ giữa Cựu Hoàng Bảo Đại và Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm với tên kư bên dưới là Nguyễn Nam Sơn.

        Lại có người chuyển-tiếp bài-viết ấy với phụ-đề Tài Liệu vô cùng quư giá, cần lưu giữ khiến tôi không thể không đọc.

 

Nhận thấy trong bài-viết ấy có một số điểm không đúng Sự Thật Lịch-Sử, tôi xin có ư-kiến dưới đây (các chữ màu hường) ghi xen vào từng chủ-điểm (màu đỏ tô đậm) liên-hệ:

 

----------------------------------------------------------------------------------------------------

 

From: Subject: [BTGVQHVN-2] Fw: Tài Liệu vô cùng quí giá cần lưu giử
To:

Date: Friday, April 5, 2013, 7:27 PM

From: dinhthong3Gmail

Quư vị nào ghét hay thương ông Diệm,

kính mời đọc hết bài này.

From: Aladin Nguyen

Subject:            Tài Liệu vô cùng quí giá cần lưu giử

 

From: Tran Marie <hangiangletuyen@gmail.com>
To: thaoluan9@yahoogroups.com
Sent: Monday, January 7, 2013 5:19 PM
Subject: [Thaoluan9] Bên lề lịch sử: Quanh sự liên hệ giữa Cựu Hoàng Bảo Đại và Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm

Bên lề lịch sử: Quanh sự liên hệ giữa Cựu Hoàng Bảo Đại và Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm

 

Nguyễn Nam Sơn

 

Một nhà quan sát về các diễn biến chánh trị tại Việt Nam, trong những giai đoạn cận kim (người đó xin được khỏi nêu tên), đă có nhận định như sau về Cựu Hoàng Bảo Đại và về Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm: (1)Đây là một cặp cựu thù rất ăn jeu”: Bảo Đại đưa banh cho Ngô Đ́nh Diệm sút vào lưới Cộng sản Bắc Việt”.

 

Suy nghĩ thật kỹ, đây không là một sự so sánh chỉ có giá trị “nghe chơi cho vui”, mà nó chứa đựng những sự thật mà chính cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă cố ư công bố với toàn dân, nhưng chưa kịp, th́ bị Dương Văn Minh v́ lợi lộc cho bản thân,  nên đă sát hại vào ngày 1-11- 1963.

 

(1) LXN:

        Ăn jeu”: tiếng Pháp, en jeu ở đây có nghĩa là đồng-thuận (tâm đồng ư hiệp) với nhau. Nhưng trên thực-tế th́ Bảo Đại và Ngô Đ́nh Diệm là hai thái-cực đối-nghịch nhau, cho đến tận thời-điểm cuối tháng 10-1963 (trước ngày 1-11-1963).

        Nếu quả thật là Cựu-Hoàng Bảo Đại cũng đồng-ư với Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm (thương-thảo với Cộng-Sản Bắc-Việt), ngược lại với lời ủy-thác khi bổ-nhiệm Ông Ngô Đ́nh Diệm làm Thủ-Tướng Quốc-Gia Việt-Nam [ông hăy thề là sẽ bảo vệ đất nước mà ông được giao cho để chống lại cộng-sản...], th́ phải có ít nhất là một lời phát-biểu hay một động-thái liên-hệ nào đó, của Cựu-Hoàng Bảo Đại, mà cả thế-giới không nghe/thấy (nhưng chỉ có “Một nhà quan sát về các diễn biến chánh trị tại Việt Nam, trong những giai đoạn cận kim” biết được); thế th́ tại sao, măi đến hôm nay đâu c̣n Nhà Nguyễn, đâu c̣n Nhà Ngô mà nhân-vật thông-thạo đó vẫn c̣n xin được khỏi nêu tên, và chính Ông Nguyễn Nam Sơn cũng ăn jeu không chịu tiết-lộ tên, để bà-con gần-xa được vinh-hạnh thỉnh-cầu người ấy cho biết những những sự thật mà chính cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă cố ư công bố với toàn dân, nhưng chưa kịp?

 

Câu chuyện bắt đầu từ khi một vị Hoàng Đế chưa đầy 20 tuổi, được Pháp đưa về cai trị nước thuộc địa Việt Nam. Người Pháp đă có những tính toán của người Pháp: Bảo vệ quyền lợi của mẫu quốc và của thực dân Pháp, trong guồng máy bảo hộ tại Việt Nam.

 

Nhưng vị vua trẻ cũng có những dự tính nồng nhiệt của tuổi trẻ: đem tinh thần Tự do Dân chủ Ngài đă hấp thụ được từ Pháp về làm nền tảng để cải cách và canh tân xứ sở. Vừa về đến Việt Nam, việc làm đầu tiên của Bảo Đại là đem những dự tính này thảo luận với các quan trong triều. Cụ Nguyễn Hữu Bài, Thượng thư Bộ lại, chức vụ tương đương với Thủ tướng, v́ tin lầm rằng Pháp “đưa Bảo Đại về nước để canh tân Việt Nam”, nên tâu rằng: (không nguyên văn) “Hạ thần nay tuổi đă già sức yếu, không c̣n có  khả năng  tiếp tay với bệ hạ. Hạ thần nghĩ, có một người có thể thay thế hạ thần, để cáng đáng việc này, trong cương vị Thượng thư Bộ lại. Đó là Tuần vũ B́nh Thuận, ông Ngô Đ́nh Diệm, con của cụ Ngô Đ́nh Khả”.

 

Được thông báo về toan tính của vua Bảo Đại, “có khả năng tạo nguy cơ cho chế độ Pháp ở thuộc địa”, Pháp liền nghĩ đến nhu cầu “phải cho người của Pháp bao vây Vua Bảo Đại, để kịp thời cản ngăn vị vua trẻ, có thể gây khó khăn cho nhà càm quyền thuộc địa”. Pháp đề nghị Nguyễn Đệ và Phạm Quỳnh; "hai tay chân của Pháp", để thay thế cụ Nguyễn Hữu Bài ở chức Thượng thư Bộ lại, nhưng, sau khi được cụ Bài cho biết về “ư đồ của bọn thực dân Pháp”, vua Bảo Đại đă chọn Ông Ngô Đ́nh Diệm, dù chánh quyền thuộc địa Pháp chống đối dữ dội, v́ ông Ngô Đ́nh Diệm là người có chủ trương chống Pháp, đ̣i độc lập cho Việt Nam.

 

Nhậm chức xong, Thượng thư Bộ lại Ngô Đ́nh Diệm được vua Bảo Đại giao cho việc lập kế hoạch canh tân xứ sở. Sau thời gian nghiên cứu soạn thảo, ông Ngô Đ́nh Diệm tŕnh kế hoạch lên Đức Vua. (2) Nguyễn Đ́nh Ḥe, chánh văn pḥng của Bảo Đại (lúc này thân Pháp) vừa manh nha thân Cộng sản, liền thông báo cho Pháp qua Phạm Quỳnh.

 

(2) LXN:

        Nhân-vật này tên là Phạm Khắc Ḥe, chứ không phải là Nguyễn Đ́nh Ḥe. Viết về lịch-sử mà không nhớ đúng họ+tên của đương-nhân th́ làm sao mà người-đọc tin được.

        Phạm Khắc Ḥe, tốt-nghiệp Cao-đẳng Pháp-Luật và Hành-Chánh (của Pháp) ở Hà-Nội, ra làm Tham-Tá Ṭa Sứ ở Huế (nơi có Ṭa Khâm-Sứ cấp Trung-Kỳ và Toà Công-Sứ cấp Tỉnh
Thừa-Thiên/Huế) ... đến năm 1933 [năm mà Hoàng-Đế thanh-niên Bảo Đại cải-tổ nội-các, thay-thế các Thượng-Thư già-cả bằng những nhân-vật trẻ-trung trong đó có Ngô Đ́nh Diệm] th́ chuyển sang ngạch Quan-Lại Nam-Triều.

Nguồn:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_Kh%E1%BA%AFc_H%C3%B2e

http://www.sachxua.net/forum/index.php?topic=1818.0;wap2

http://sachxua.net/forum/index.php?topic=1818.0

http://www.baomoi.com/Pham-Khac-Hoe--Tu-trieu-dinh-Hue-den-chien-khu-Viet-Bac/152/6837823.epi

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/6/33/33/157812/Default.aspx

 

        Ông Ḥe đă từng làm việc với Pháp nhiều năm, nay Pháp viện cớ rằng ông có vợ là người hoàng-phái hệ cao (Công Tằng Tôn Nữ) nên chuyển ông qua Nam-Triều, làm Chánh Văn-Pḥng cho Bảo Đại, mục-đích là để mật theo-dơi ông vua Tây-Học và nội-các mới/trẻ này. Vậy th́ ông Ḥe có thể trực-tiếp báo-cáo với Pháp để tâng công, cần ǵ phải qua Ông Phạm Quỳnh [để ông này giành mất công đầu]?

 

Bị người Pháp cản trở tối đa và biết được Pháp áp lực tối đa với nhà vua, mặc dù Bảo Đại không nghe theo áp lực của chánh quyền Pháp, để thay thế ḿnh ở chức Thượng thư Bộ lại, nhưng ông Ngô Đ́nh Diệm bèn đệ đơn từ chức, rũ áo ra đi.

 

Đầu năm 1945, lấy cớ “mượn đường đi xuống Đông Nam Á”, Nhật đến Việt Nam. Sợ ông Ngô Đ́nh Diệm lợi dụng những mối giao hảo của ông đối với Nhật, để lật Pháp, chánh quyền thuộc địa t́m cách giết ông Ngô Đ́nh Diệm. Do đó, ông Ngô Đ́nh Diệm phải vào lẫn trốn ở Sài G̣n. Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp trao lại độc lập cho Việt Nam. Đức vua Bảo Đại nghĩ đây là lúc tiếp nối thực hiện những mong ước cải cách từ năm 1932, nên ông đă nhờ Nhật đi t́m ông Ngô Đ́nh Diệm c̣n ở Sài G̣n. Tuy ông Ngô Đ́nh Diệm có nhiều mối giao hảo tốt với ḿnh, Nhật vẫn không tin rằng ông Ngô Đ́nh Diệm sẽ chịu hoạt động bảo vệ quyền lợi của Nhật khi hữu sự.  Do đó, ông (3) Trần Trọng Kim, một người “của Nhật” được Nhật đưa từ Gia Nă Đại về cho vua Bảo Đại. V́ không biết làm sao t́m được ông Ngô đ́nh Diệm, nên Đức Vua phải nhận ông Trần Trọng Kim làm Thủ tướng.

 

(3) LXN:

        Sự Thật là Ông Trần Trọng Kim được đưa về nước từ Thái Lan chứ không phải từ Gia Nă Đại (Canada).

        Vào thời-gian ấy, Gia Nă Đại (trong Liên-Hiệp Anh) đă tham-gia lực-lượng Đồng-Minh (Mỹ+Anh+Nga...) để đánh Đức Quốc-Xă, giải-phóng Pháp... Mà Nhật th́ thuộc Phe Trục (Đức Quốc-Xă+Ư Phát-Xít+Nhật Quân-Phiệt), làm sao mà Nhật (phe Trục) tiếp-cận được Ông Trần Trọng Kim ở Gia-Nă-Đại (phe Đồng-Minh)?

Nguồn:

http://en.wikipedia.org/wiki/Allies_of_World_War_II

http://www.enotes.com/homework-help/what-countries-were-called-allies-world-war-ii-289041

http://wiki.answers.com/Q/What_countries_were_in_the_Allies_During_World_War_2

 

        Viết về lịch-sử mà không nhớ đúng sự-việc và bối-cảnh địa-dư th́ làm sao mà người-đọc tin được?

       

Khi về Việt Nam chấp chánh lần thứ nh́, năm 1949, th́ cái tiếc nhất của vua Bảo Đại là: Ông Diệm đă đi tu tại tu viện Citeaux ở Pháp, như theo lời của chính vua Bảo Đại đă nói với tôi khi đến thăm ngài nhân chuyến đi Ḥa đàm Paris năm 1969.

 

Lần này, chánh quyền thuộc địa Pháp lại bao vây Đức Vua với nhiều khéo léo hơn, với nhiều cách “khoa học” hơn… với hai chủ đích: làm cho nhà vua xao lăng mọi việc Triều chính và vui ḷng kư ban Sắc lệnh đă do Pháp soạn thảo… trong chiều hướng này, Pháp đă lập cho Vua Bảo Đại khu “Hoàng triều Cương Thổ” ở Cao nguyên, để nhà vua chỉ ăn chơi, săn bắn… Chính Cựu Hoàng Bảo Đại đă viết trong Hồi kư: Con Rồng Việt Nam:

 

Tôi đă thấy được hậu ư của Pháp, nhưng với bản tính thiếu cương nghị và đảm lược… và cũng không biết làm ǵ khác, nên tôi đă thuận theo ư họ. Tuy nhiên, tôi cũng đă chống lại áp lực của họ, bằng cách không chịu kư những sắc lệnh có thiệt hại đáng kể cho Việt Nam. Vài lần, th́ người Pháp cũng hiểu được thái độ “chống đối ngầm” của tôi, nên chúng áp lực đưa tôi sang sống ở Cannes, hầu như chúng rảnh tay hơn ở Việt Nam”. Chính vua Đảo Đại đă viết như vậy.

 

Khoảng (4) cuối năm 1953, ông Ngô Đ́nh Nhu nhờ ông Phạm Văn Nhu (sau này, dưới thời Đệ I Cộng Ḥa là Phó Chủ tịch Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, kiêm Trưởng khối Cồng Đồng Nhân Vị tại Quốc Hội, kiêm Chủ tịch Quốc Hội) đến thăm Quốc trưởng Bảo Đại nhân dịp sang Pháp tham dự cuộc họp Cố vấn Liên Hiệp Pháp (ông này, là Cố vấn đặc trách về Trung Việt do vua Bảo Đại đề cử) và tŕnh với Quốc trưởng về áp lực của Cộng sản ngày một nặng nề hơn, và nhu cầu phải có một Thủ tướng “Mạnh”, để “đương đầu với Cộng sản Bắc Việt.

 

Vua Bảo Đại có hỏi về ông Ngô Đ́nh Diệm:

 

- Nghe đâu ông Ngô Đ́nh Diệm đă sang Hoa Kỳ ?

- Ông ấy đến Mỹ để t́m hiểu người Mỹ nghĩ ǵ về hiểm họa Cộng sản ở Việt Nam, nhưng chuyến đi coi như thất bại, v́ cả Quốc hội Hoa Kỳ lẫn Tổng thống Hoa Kỳ đều quá bận, nên không thể tiếp ông được. Cả Đức Hồng Y Spellman , Giáo chủ Giáo hội Thiên Chúa giáo Hoa Kỳ (thuộc La Mă), cũng v́ bận, nên cũng không thể tiếp.

 

(4) LXN:

        Đến cuối năm 1953 mà Ông Nguyễn Nam Sơn c̣n viết là Ông Ngô Đ́nh Diệm không được Đức Hồng-Y Spellman tiếp đón, trong lúc Sự Thật là Ông Diệm, ngay từ sau 1950, đă gặp được nhiều nhân-vật tên-tuổi trong chính-giới, giáo-giới, lưỡng-viện quốc-hội, tối-cao pháp-viện, hành-pháp, cơ-quan CIA, của Hoa-Kỳ, nhất là đă được Hồng-Y Spellman đặc-biệt giúp-đỡ nhiều mặt, khiến các sử-gia gọi Ngài là người đă đóng môt vai tṛ rất quan-trọng trong việc tạo nên sự-nghiệp chính-trị của Diệm sau này.

Nguồn:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_%C4%90%C3%ACnh_Di%E1%BB%87m

http://motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/NgoDinhDiem/NDChau/TieusuNDD.htm

http://www.vietnamvanhien.net/ngodinhdiem.html

http://chuacuuthemedia.wordpress.com/2011/10/27/ti%E1%BB%83u-s%E1%BB%AD-c%E1%BB%91-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ngo-dinh-di%E1%BB%87m/

http://tintacsinhtulenh.wordpress.com/2010/11/05/ti%E1%BB%83u-s%E1%BB%AD-ngo-dinh-di%E1%BB%87m/

https://groups.google.com/forum/?fromgroups=#!topic/soc.culture.vietnamese/_hLtAZdWVFQ

 

        Viết về lịch-sử mà coi chuyến đi của Ông Diệm qua Mỹ là thất-bại [Diệm cũng không được Hồng-Y Spellman tiếp?], th́ làm sao mà người-đọc tin được?

 

Từ trước đến nay, nhiều người vẫn cho rằng Hoa Kỳ đưa Ông Ngô Đ́nh Diệm về làm Thủ tướng: Điều này, hoàn toàn sai, v́ sự thật là chính Hoàng Đế Bảo đại đă chọn Ông Ngô Đ́nh Diệm, chứ không phải ai khác.

 

Vua Bảo Đại chưa kịp có biện pháp thích ứng, th́ Việt cộng đă “thắng” Pháp ở Điện Biên Phủ…

 

Ngay (5) sau Hiệp định Genève, 1954, chia đôi đất nước, trước nguy cơ Cộng sản Bắc Việt xâm nhập miền Nam, các tổ chức và dảng phái chánh trị đă cử một phái đoàn đông đảo sang Pháp gặp vua Bảo Đại ,và lập lại lời thỉnh cầu của ông Ngô Đ́nh Nhu trước đó chưa đầy một năm: cần có một Thủ tướng có đảm lược… để đương đầu với Cộng sản Bắc Việt. Nhân đây, tôi xin được nhắc lại về cuộc gặp gỡ này, theo chính lời kể của (7) Đức Vua Bảo Đại như sau:

 

…...

Sau khi lắng nghe từng người trong phái đoàn nhận định về t́nh h́nh chính trị tại Việt Nam, nhất là về những mối nguy Cộng sản Bắc Việt sẽ xâm lăng Miền Nam Tự Do, tôi nh́n những người trong phái đoàn:

 

- Có vị nào trong quư vị, tự xét có đủ khả năng là vị Thủ tướng đó không ?

Không ai nói ǵ!

Tôi hỏi tiếp:

- Quư vị có đề cử ai không ?

Cũng không ai có trả lời ǵ!

Để làm dịu bớt bầu không khí đang căng thẳng, tôi nói một cách bâng quơ:

- Cá nhân tôi, tôi biết một người mà chắc chắn quư vị sẽ không chịu… mà dù quư vị có chịu đi nữa, th́ tôi chắc 100% người đó sẽ không chịu.

Mọi người đều hỏi:

- Xin (7) bệ hạ cho biết người đó là ai ?

Tôi nói tiếp, cũng với một cách bâng quơ, theo kiểu “nói cho vui” chứ không v́ mục đích.

- Người đó, tên là Ngô Đ́nh Diệm ! Tôi nghĩ sẽ có rất nhiều sự phản đối, nhưng vô cùng ngạc nhiên, khi nghe câu:

- Chúng tôi đồng ư Ông Ngô Đ́nh Diệm về làm Thủ tướng !

Bấy giờ, tôi cảm thấy ḿnh bị “kẹt” v́ câu nói bâng quơ, v́ tôi chắc chắn không khi nào Ông Diệm nhận lời.

- Tôi biết Ông Diệm sẽ từ chối…

- Xin (7) bệ hạ hăy cố gắng v́ tiền đồ của đất nước, v́ chỉ có ông Diệm mới đủ khả năng và đảm lược, để đương đầu với Cộng sản Bắc Việt.

Tôi suy nghĩ vẫn không biết làm cách nào để mời cho được Ông Diệm, nhưng tôi muốn cho mọi người cần được an ḷng:

- Mời Ông Diệm khó vô cùng, nhưng tôi sẽ cố gắng.

 

Tôi gọi điện lên Tu viện Citeaux cả thảy bốn lần, nhưng Ông Diệm không tiếp điện, tôi cầu cứu bà Nam Phương, v́ tôi biết Ông Diệm rất nể bà này. Qủa nhiên, đúng như tôi nghĩ, Ông Diệm tiếp điện bà Nam Phương, nhưng một mực từ chối về Việt Nam làm Thủ tướng. Thấy không ǵ lay chuyển được ư chí cương quyết của ông; sau cùng bà Nam Phương nói:

 

- Thôi tôi không đề cập đến việc Quốc trưởng có ư muốn mời ông về làm Thủ tướng nữa, mà chỉ xin Ông, v́ nể t́nh vợ chồng tôi, cho vợ chồng tôi được gặp mặt ông một lần. (khi tôi đến t́m anh Bùi Tường Minh, Chánh văn pḥng của (7)  Đức vua vào năm 1969, và may mắn được gặp ngài, tôi vô cùng ngạc nhiên khi (7)  Đức Vua bảo tôi vào phóng khách, kéo tay tôi ngồi cùng ghế sofa với ngài, lấy nước mời tôi và bảo tôi gọi ngài là (6) Bác (chú thích của người viết bài này).

 

Lúc đầu, Ông Diệm không chịu đến Cannes, nhưng sau đó, tôi không nhớ bà Nam Phương nói ǵ với ông Diệm, mà ông Diệm đến đúng ngày hẹn.

 

Bà Nam Phương và tôi vui vẻ tiếp ông Diệm và cả ba chúng tôi măi miết kể lại những kỷ niệm xưa… từ lúc tôi vừa về chấp chánh lần đầu năm 1932… Rồi từ chuyện này, chúng tôi kéo sang chuyện khác và làm như vô t́nh, tôi cũng nói một cách bang quơ:

 

- Khi nào Quốc Gia hữu sự, th́ tôi lại cần đến Ông.

Và tôi lén nh́n ông, để xem ông có phản ứng như thế nào. Ông Diệm có vẻ cảm động nhiều, nhưng không nói ǵ… Được bước đầu, tôi từ từ đi vào lănh vực các vấn đề tôn giáo (tôi biết ông Diệm là một tín đồ Thiên Chúa Giáo hết sức ngoan đạo), kinh tế, văn hóa, xă hội… Và cuối cùng về Cộng sản và về những phương cách để chống Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam. Ông Ngô Đ́nh Diệm hăng say tŕnh bày ư kiến. Và tôi kết luận:

 

- Không có ǵ hay hơn những ǵ (6) Bác đề ra… nhưng… vấn đề là ai sẽ là người đủ khả năng và đủ đức hy sinh để đứng ra thực hiện những điều đó ?

 

(6) LXN:

        Đức Vua Bảo Đại bảo Ông Nguyễn Nam Sơn gọi Ngài là Bác (chuyện không liên-can ǵ đến nội-dung bài-viết này), thế mà Ông Sơn lại bắt Cựu-Hoàng Bảo Đại cũng phải gọi Ông Ngô Đ́nh Diệm là Bác (mặc dù ở đoạn trước và các đoạn sau th́ Bảo Đại gọi Diệm là Ông)!

        Viết về lịch-sử mà không nhớ đúng lời-lẽ xưng-hô giữa các đương-nhân th́ làm sao mà người-đọc tin được?

 

Ông Ngô Đ́nh Diệm im lặng không trả lời, nhưng tôi có cảm giác ông Diệm hiểu tôi muốn ǵ… Hồi lâu, ông nói:

 

- Thưa (7) Hoàng thượng, không thể được ạ. Tôi phải phụ ḷng của (7) hoàng thượng, không thể được ạ. Tôi xin tŕnh ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đă quyết định. Tôi định đi tu...

- Tôi kính trọng ư định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến ḷng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của ḿnh. Nhưng sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.

Sau một hồi yên lặng cuối cùng ông Diệm có vẻ do dự:

- C̣n bọn Pháp ?

Tôi đối phó với họ!

- (7) Hoàng thượng sẽ cho tôi thời gian bao lâu ?

- Ông được toàn quyền hành xử, khỏi cần hỏi ư kiến tôi trước, và thời gian vô hạn định cho đến khi Ông cảm thấy đánh bại Cộng sản Bắc Việt, trong mưu toan xâm lăng Miền Nam.

- (7) Hoàng thượng hứa chắc ?

- Tôi xin cam kết như vậy!

 

- Thưa (7) Hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó.

Cầm lấy tay ông ta, tôi kéo sang một pḥng bên cạnh, trong đó có cây thánh giá. Trước thánh giá tôi nói với Ông:

- Đây Chúa của ông đây, ông hăy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đă trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó để chống lại bọn Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.

 

Ông Diệm đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nh́n tôi, sau nh́n lên Thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào: “Tôi xin thề.”     

……….

 

(5) LXN:

        Sau Hiệp-Định Geneva 1954, nghĩa là sau ngày Hiệp-Định ấy được kư [20-7-1954], mới có một phái-đoàn sang Pháp gặp vua Bảo Đại, rồi Cựu-Hoàng Bảo Đại và Cựu Hoàng-Hậu Nam Phương mới t́m cách mời Ông Ngô Đ́nh Diệm đến để thuyết-phục, rồi Ông Diệm mới “xin nhận sứ mạng” [về làm thủ-tướng] mà Bảo Đại trao cho?

        Sự Thật là việc Ông Bảo-Đại mời và bổ-nhiệm Ông Diệm làm Thủ-Tướng Quốc-Gia Việt-Nam đă hoàn-tất thành-công, và Thủ-Tướng Ngô Đ́nh Diệm đă về Việt-Nam từ ngày 24 (có nơi viết là 25-6-1954 (khoảng cả tháng trước đó) rồi!

        Viết về lịch-sử mà không nhớ đúng các mốc thời-gian trọng-đại như thế th́ làm sao mà người-đọc tin được?

 

Ông Ngô Đ́nh Diệm về Việt Nam nhậm chức, Pháp lồng lộn, tức giận. Ông Georges Bidault và một viên chức bộ Ngoại giao (trước kia lănh đạo bộ thuộc địa) đến gặp tôi và đă không tiếc lời trách móc tôi. Lúc quá nóng giận, ông đánh giá việc tôi mời ông Ngô Đ́nh Diệm về làm thủ tướng, là “có ư đồ chống Pháp, vô trách nhiệm và có ư phản bội”.

Tôi trả lời như sau:

 

- Ông Diệm là người duy nhất đủ khả năng, để không cho Cộng Sản bắc Việt xâm chiếm Miền Nam !

 

Tôi cứ tưởng nói như thế, th́ Georges Bidault “thông cảm” hơn… nhưng, câu nói tiếp theo của ông ta, đă làm tôi choáng váng:

 

- Thà là Cộng sản Bắc Việt chứ không là Ngô Đ́nh Diệm !

…………….

Muốn biết thêm về việc “Ông Diệm truất phế Bảo Bại” như người ta thường nói, tôi, người viết bài này hỏi:

- Bác nghĩ sao về việc Ông Diệm “truất phế”?

- Lúc sự việc vừa xẩy ra, tôi rất giận ông Diệm và lên án ông ấy là một “kẻ bất trung, phản bội” như lời kết án của những người chung quanh tôi. Nhưng, sau khi đă điều tra kỹ, th́ tôi được biết những Tướng lănh phía Ông Diệm (khi ấy, ông Diệm c̣n đang bị các ông này hoàn toàn chi phối) áp lực, Ông Diệm phải làm như thế với lư luận rằng Ông Diệm phải hoàn toàn độc lập đối với tôi, th́ mới làm được việc: Nếu Ông Ngô Đ́nh Diệm c̣n dính dáng đến tôi, th́ c̣n gặp rắc rối từ phía người Pháp, v́ họ cho tôi là người “Pháp bảo ǵ làm nấy”.

 

Bác nghĩ Ông Diệm làm như vậy, là đúng hay sai ?

 

- Sau khi đă biết rơ mọi “sự thực bên trong” của vấn đề, tôi cho rằng Ông Ngô Đ́nh Diệm làm như vậy là Đúng, và sở dĩ tôi phải mời cho bằng được ông Ngô Đ́nh Diệm, v́ cần phải đối phó với Cộng sản Bắc Việt, và những mưu đồ của chúng. Cạnh đó, tôi vẫn không sao quên được việc người Pháp luôn luôn xem Ông Ngô Đ́nh Diệm là kẻ thù, chứ không phải là Cộng sản Bắc Việt !

 

Do đó, tôi không c̣n coi việc tôi bị ông Ngô Đ́nh Diệm “truất phế” là một hành động “bất trung”, v́ tôi khẳng định Ông Ngô Đ́nh Diệm là một Trung Thần !

 

Thoạt tiên, tôi có buồn phiền sao ông Diệm không bàn trước với tôi, nhưng suy nghĩ kỹ, th́ ông Diệm có hai lư do chính yếu:

 

- Bàn trước với tôi, v́ sợ người Pháp hay v́ Ông cho rằng tôi đă bị “người Pháp mua chuộc”.

- Ông Diệm “giận” tôi, v́ tôi đă không làm ǵ để giúp ông chống lại phía Tướng Nguyễn văn Hinh + B́nh Xuyên + Giáo phái … (khi ấy, tôi phải ở thế “án binh bất động”, v́ không làm ǵ được: Tướng Hinh là Pháp !

 

- Vậy, khi bị “truất phế” Bác đă phản ứng như thế nào ?

Mặc dù bị đủ mọi thứ áp lực, chỉ trích từ phía người Pháp cũng như từ phía những người “Bảo Hoàng”, tôi vẫn không có phản ứng ǵ, v́ tôi đồng t́nh với Ông Ngô Đ́nh Diệm:

 

Phải Hy Sinh Tất Cả, nếu muốn Tiêu Diệt cộng sản!

 

Và do việc (7) Đức Vua Bảo Đại theo Thiên Chúa Giáo, với Tên Thánh Gioan Baotixita là Tên Thánh của Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, tôi dám khẳng định rằng: không c̣n ǵ khúc mắc ǵ giữa hai nhân vật chống Cộng hàng đầu của Việt Nam là Cựu Hoàng Bảo Đại và Cố tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.

 

(7) LXN:

        Vào năm 1969, Ông Nguyễn Nam Sơn vẫn c̣n gọi Cựu-Hoàng Bảo Đại là Vua, là Đức Vua, là Bệ Hạ” (Vua Bảo Đại đă thoái-vị từ năm 1945), là việc riêng của ông ấy.

Nhưng, vào năm 1954 mà Ông Sơn lại bắt Ông Ngô Đ́nh Diệm phải gọi Quốc-Trưởng Bảo Đai là Hoàng Thượng th́ không đúng với Sự Thật; huống chi Ông Diệm là người rành hơn ai hết về các lễ-nghi, phép-tắc cung-đ́nh, và vào lúc này th́ lại nắm vững hơn ai hết về thân-thế, vai tṛ, thế đứng giữa hai người.

Viết về lịch-sử mà không nhớ đúng bối-cảnh, địa-vị, quy-tắc xưng-hô giữa các nhân-vật liên-quan, th́ làm sao mà người-đọc tin được?

 

Nguyễn Nam Sơn

 

Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang 498.

Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang 516.

Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang 514.

Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang 514

 

----------------------------------------------------------------------------------------------------

 *

        Tóm lại, hầu như Ông Nguyễn Nam Sơn muốn nhấn mạnh rằng Ông Ngô Đ́nh Diệm không phải do Mỹ đưa về, mà do chính Quốc-Trưởng Bảo Đại nài-nỉ mời làm Thủ-Tướng; và chính Ông Bảo Đại cũng không giận-hờn ǵ về vụ bị Thủ-Tướng Ngô Đ́nh Diệm truất-phế: việc đó th́ chính Ông Bảo Đại đă viết trong cuốn hồi-kư Con Rồng Việt-Nam mà rất nhiều người đă đọc rồi, đă biết rồi. Có ǵ là mới, lạ đâu?

Ông Nguyễn Nam Sơn chỉ viết lại những điều mà nhiều người đă viết, đă đọc, đă biết (nhưng lại sai nhiều về không-gian, thời-điểm, sự-việc, ngôn-từ...). Thế th́ có ǵ mà Ông Sơn lại giáo đầu rằng: Suy nghĩ thật kỹ, đây không là một sự so sánh chỉ có giá trị “nghe chơi cho vui”, mà nó chứa đựng những sự thật mà chính cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă cố ư công bố với toàn dân, nhưng chưa kịp.

Và bây giờ th́ Ông Nguyễn Nam Sơn đă công-bố ra rồi, những sự thật mà cố TT Ngô Đ́nh Diệm đă cố ư nhưng chưa kịp công-bố với toàn-dân”?

 

Tuy-nhiên, “sự so sánh” ấy, “những sự thật” ấy, Ông Sơn không dám nhận là của ḿnh, mà đổ cho “một nhà quan sát [nào đó] về các diễn biến chánh trị tại Việt Nam, trong những giai đoạn cận kim (người đó xin được khỏi nêu tên)”.

Có ǵ ghê-gớm lắm mà sợ trách-nhiệm nên phải giấu tên?

 

Vấn-đề c̣n lại là: Bảo Đại đưa banh cho Ngô Đ́nh Diệm sút, và Ngô Đ́nh Diệm đă sút vào lưới Cộng sản Bắc Việt như thế nào, mà Ông Nguyễn Nam Sơn (à không, nhà quan sát” kia) bảo là hai người rất ăn jeu” với nhau?

 

LÊ XUÂN NHUẬN