TRUNG-TƯỚNG
NGÔ QUANG TRƯỞNG
ĐẠI-BIỂU
CHÍNH-PHỦ TẠI VÙNG I
Tư-Lệnh Quân-Đoàn I & Quân-Khu I, Trung-Tướng
Ngô Quang Trưởng được hầu hết mọi
người khâm-phục. Ông đă dành nhiều
tâm-trí, công-sức, và th́-giờ vào các cuộc hành-quân hơn là vào công việc
văn-pḥng. Ông thường-xuyên mặc
chiến-phục, đội mũ sắt, mang áo giáp, bay đến tận từng đồn+chốt khắp Quân-Khu,
để quan-sát, nghiên-cứu t́nh-h́nh tại chỗ, và kiểm-tra tác-phong kỷ-luật của các
cấp quân-nhân. Bản-thân ông ít thích
truy-hoan, nên cấm sĩ-quan thuộc quyền đến khiêu-vũ ở các nhà hàng ca+vũ+nhạc,
khiến các Tỉnh-Trưởng và Thị-Trưởng trong Vùng cấm luôn cả các pḥng trà ca-nhạc
tổ-chức khiêu-vũ cho bất-cứ giới khách hàng nào.
Đó là tóm-tắt những nét chính về Tướng Trưởng được nhiều người nhận thấy hoặc
đồn miệng với nhau.
Riêng đối với tôi, ông c̣n là Đại-Biểu Chính-Phủ,
tức Thủ-Hiến, của Vùng I, nhất là sau khi Ṭa
Đại-Biểu Chính-Phủ đă bị giải-tán, chức-vụ Phụ-Tá Hành-Chánh cho Tư-Lệnh
Quân-Khu cũng bị băi-bỏ luôn. Tư-Lệnh
Quân-Đoàn/Quân-Khu cử-nhiệm các Tiểu-Khu-Trưởng và Đặc-Khu-Trưởng kiêm-nhiệm
Tỉnh-Trưởng và Thị-Trưởng. Tư-Lệnh
Quân-Đoàn/Quân-Khu trực-tiếp điều-khiển Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Vùng sở-tại,
đồng-thời cũng là Chủ-Tịch Hội-Đồng B́nh-Định & Phát-Triển cầm đầu công-tác
chuyên-môn của đa-số các Bộ quan-trọng thuộc Chính-Quyền Trung-Ương thực-hiện
trong lănh-thổ Quân-Khu ḿnh. Tóm lại,
Trung-Tướng Ngô Quang
Trưởng là Chính-Quyền tại Miền Trung.
Tôi trích sao gửi riêng cho ông biết điều-khoản trong Sắc-Lệnh của Thủ-Tướng
quy-định việc tôi, Giám-Đốc Ngành Đặc-Biệt cấp Vùng, trực-tiếp báo-cáo t́nh-h́nh
lên Tư-Lệnh Quân-Khu, liên-quan đến an-ninh và chính-trị nội-bộ, thuộc
thẩm-quyền của Đại-Biểu Chính-Phủ, là chức-vụ mà ông kiêm-nhiệm hiển-nhiên.
Sau đó, tôi chính-thức
tường-tŕnh lên ông những vấn-đề nội-chính của Quốc-Gia.
Trung-Tướng
Ngô Quang Trưởng
Tôi có trách-nhiệm trực-tiếp báo-cáo t́nh-h́nh lên Tư-Lệnh Quân-Khu, song tôi ít
gặp Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng của Quân-Khu I,
nếu so-sánh với các Trung-Tướng Vĩnh Lộc,
Lữ Lan, Ngô Du,
Nguyễn Văn Toàn, như hồi tôi c̣n coi Ngành
Cảnh-Sát Đặc-Biệt ở Quân-Khu II. Trung-Tướng
Trưởng dùng phần lớn th́-giờ của ông để đi
thị-sát bên ngoài, ít ở văn-pḥng.
Tuy thế, trong tâm-tưởng tôi cảm thấy gặp-gỡ và gần-gũi Tướng
Trưởng thường-xuyên.
Viên trung-tướng ấy, như ở
Sài-G̣n cũng như ở Vùng II tôi nghe nhiều
người ca-tụng, quả là một nhân-vật lư-tưởng của xă-hội đương-thời.
Địa-vị của người quân-nhân đă được nâng
lên hàng đầu trong bốn giới, Quân Công Cán Chính, mà người quân-nhân ấy lại đă ở
trên đỉnh cao của cả cấp-bậc lẫn chức-vụ (“Tướng Vùng” là “Lănh Chúa” rồi).
Nào là được đề-bạt lên chức-vụ cao hơn ở
Trung-Ương nhưng ông thoái-thác, t́nh-nguyện ở lại trấn-giữ vùng địa-đầu đầy
gian-nguy này của Quê Hương; nào là ông tận-tụy dồn hết tâm-trí, công-sức và
th́-giờ vào công-cuộc chống Cộng ngay ở trận tiền, hiếm khi hưởng-lạc ở
thị-thành; nào là ông được Tổ-Chức Liên-Pḥng Đông-Nam-Á (SEATO= South East Asia
Treaty Organization) mời qua Thái-Lan hằng
tháng thuyết-tŕnh về nỗ-lực và kinh-nghiệm chiến-trường
Việt-Nam; nào là ông không có tham-vọng
chính-trị nên được Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu
tin yêu, an-tâm rằng ông sẽ không bao giờ ly-khai Trung-Ương như cựu Trung-Tướng
Nguyễn Chánh Thi ngày xưa...
Một hôm, trong lúc chờ-đợi tập-trung tài-liệu để đem đi họp tại văn-pḥng Đại-Tá
Hoàng Mạnh Đáng, Tham-Mưu-Trưởng Quân-Đoàn I và
Quân-Khu I, một số sĩ-quan cao-cấp đă ngẫu-nhiên đề-cập với tôi về Trung-Tướng
Trưởng: nào là ông đă nghiêm-phạt một viên tướng
Tư-Lệnh Sư-Đoàn v́ liên-đới chịu trách-nhiệm trong vụ một đơn-vị thuộc quyền lùa
ḅ của dân-nhân; nào là ông đă trừng-trị một đại-tá trưởng cơ-quan v́ tham-nhũng
đối với ngân-sách Phát-Triển Nông-Thôn; nào là ông dùng trực-thăng bay khắp
Quân-Khu đích-thân kiểm-soát t́nh-h́nh mọi mặt, mọi nơi, kể cả giám-sát
tác-phong kỷ-luật của quân-nhân dọc đường cũng như tại các đồn trại xa xôi, vào
những ngày giờ bất-ngờ nhất; nào là ông chỉ mặc chiến-phục với áo giáp, mũ sắt,
sẵn-sàng tác-chiến bất-cứ lúc nào... Dư-luận
cũng đồn là ông đă từng tát tai một Bộ-Trưởng hănh-tiến tại phi-trường...
Vô-số việc làm điển-hỉnh của Tướng Trưởng đă
được kể lại với tôi bằng lời-lẽ và thái-độ đầy thán-phục, gây trong tôi một
xúc-động mạnh và một ấn-tượng sâu, đến nỗi sau đó, lúc tôi leo lên giữa chừng
cầu thang dẫn đến văn-pḥng của Tướng Trưởng và
Đại-Tá Đáng, th́nh-ĺnh gặp Tướng
Trưởng bước xuống, tôi bỗng khựng người.
Sừng-sững trước tôi quả thật là h́nh-ảnh
vĩ-đại của một người-hùng mặc-áo-giáp đội-mũ-sắt, thực-tế mà hoang-đường như
trong huyền-thoại thời xưa. Ông hỏi tôi
đến làm ǵ, tôi nghẹn-ngào không nói nên lời, khiến Đại-Tá
Lê Quang Nhơn, Chánh Sở I An-Ninh Quân-Đội, cùng
đi với tôi, phải trả lời thay.
Thế là tôi đă có một lănh-tụ chống Cộng khả-tín cho toàn Vùng Chiến-Thuật
sôi-sục này.
Vấn-Đề Quân-Nhân Vô-Kỷ-Luật
Khi người lính ở trong quân-sở hoặc quân-cứ th́ quân-phong quân-kỷ có thể được
xem là việc riêng trong gia-đ́nh Quân-Lực; nhưng một khi người lính đă đi ra
ngoài th́ mọi ngôn-ngữ cử-chỉ dù nhỏ-nhặt cũng ít nhiều ảnh-hưởng đến mối
quan-hệ giữa Quân và Dân.
So với tổng-số quân-nhân tại-ngũ th́ tỷ-lệ cá-nhân vô-kỷ-luật chỉ là một con số
nhỏ; nhưng những việc làm sai-quấy của số ít này đă gây bất-b́nh và ác-cảm không
ít trong dân-nhân đối với binh-giới nói chung, tạo thành một vấn-đề trong
lĩnh-vực chính-trị nội-bộ của chế-độ Việt-Nam Cộng-Ḥa.
Khi nào có một người nào vi-phạm luật-pháp hoặc luật-lệ hiện-hành mà mặc
quân-phục rơ-ràng hoặc tự-xưng là quân-nhân, th́ Cảnh-Sát chỉ cần báo cho
Quân-Cảnh đến chấp-lư mà thôi. Thế là
Cảnh-Sát, ở đây, là Cảnh-Sát Sắc-Phục, không theo dơi, thống-kê, phân-loại,
so-sánh tăng/giảm, t́m hiểu nguyên-nhân, v.v...; vả lại, dù có muốn cũng không
làm được, v́ không biết rơ tính-danh, số quân-tịch, cấp-bậc, đơn-vị, nội-dung sự
phạm-pháp, cách giải-quyết, và kết-quả thế nào.
Nhưng đó lại là một vấn-đề nội-chính.
Nó thuộc phạm-vi nghiên-cứu của Ngành Đặc-Cảnh (Cảnh-Sát Đặc-Biệt); nó
xảy ra trong vùng sinh-hoạt của người dân, là vùng mà tôi đă đề-nghị và Bộ
Tư-Lệnh Quân-Khu sở-quan đă đồng-ư giao cho Ngành Đặc-Cảnh chịu trách-nhiệm về
an-ninh chung; và nó cũng là một mục-tiêu hoạt-động hằng ngày của chính
trung-tướng Ngô Quang Trưởng.
Phải bảo-toàn h́nh-ảnh tốt đẹp của người
chiến-sĩ đang hy-sinh xương máu trên chiến-trường; phải duy-tŕ mối t́nh
khắng-khít cá+nước quân dân; phải xóa sạch mọi t́-vết, không để cho kẻ thù
khai-thác vơ đũa cả nắm chê-bai hàng-ngũ Quốc-Gia chúng ta.
Lần đầu tiên là vào cuối năm 1973, tôi mới đến
Vùng I, tôi nêu đề-tài này lên trong một buổi họp đặc-biệt của nhóm người tạm
gọi là Ủy-Ban Phối-Hợp T́nh-Báo Quân-Khu I, mà Trung-Tướng
Ngô Quang Trưởng giao cho Đại-Tá
Hoàng Mạnh Đáng, Tham Mưu Trưởng, đại-diện,
chủ-tọa các buổi họp hằng tuần.
Tôi lấy quốc-lộ số I là con
đường bộ huyết-mạch nối liền từ thủ-đô Sài-G̣n
ra các Tỉnh Miền Trung và miệt ngoài, đoạn từ
Sa-Huỳnh cực-Nam của Tỉnh Quảng-Ngăi
ra đến Đèo Hải-Vân cực-Bắc của Tỉnh
Quảng-Nam, trong đó có Thị-Xă
Đà-Nẵng, để làm bối-cảnh điển-h́nh.
Trên con đường này, không những chỉ có sự
đi lại của mọi tầng-lớp và thành-phần dân-nhân, các loại ngoại-kiều, mà c̣n có
sự hiện-diện thường-xuyên và tập-trung hoạt-động của mọi cơ-quan và đơn-vị
thi-hành luật-pháp và duy-tŕ an-ninh trật-tự chung.
Vào thời-điểm đó, trung-b́nh hai tháng là
có một vụ quân-nhân dùng súng bắn bừa vào xe đ̣ chở đầy hành-khách đang chạy
trên quốc-lộ số I, gây thương-tích cho một vài thường-dân.
Trong pḥng làm việc của Đại-Tá Đáng có một
bộ-phận giống như chi-nhánh của hệ-thống nội-đàm mà tôi đoán là máy chính nằm
trong pḥng làm việc của Trung-Tướng Trưởng.
Có lẽ ông đă mở máy mà nghe Ủy-Ban chúng
tôi thảo-luận những ǵ. Lần họp kế sau,
Đại-Tá Đáng khéo-léo nhắc chúng tôi đừng đề-cập
nhiều những vấn-đề nội-bộ, ư nói v́ có Người Bạn Đồng-Minh (viên-chức CIA cố-vấn
của Đặc-Cảnh) và thông dịch-viên cùng nghe.
Tôi c̣n nhớ ngày xưa, khi tôi c̣n làm giám-đốc chương-tŕnh phát-thanh “Tiếng
Nói Quân Đội” tại Đệ-Nhị Quân-Khu, tôi
phải đệ-tŕnh bản thảo bài xă-luận của tôi viết hằng ngày lên cho Thiếu-Tướng
(sau này là Trung-Tướng) Lê Văn Nghiêm, Tư-Lệnh
Quân-Khu, duyệt trước, để được đọc trên Đài vào chiều cùng ngày và được đăng
trên báo “Tin Tức” phổ-biến khắp Quân-Khu vào
sáng hôm sau. Có một lần, bài xă-luận của
tôi nhắc-nhở tài-xế quân-xa tuân giữ luật-lệ lưu-thông khi lái xe trên đường
thành-phố. Tôi quan-niệm rằng: khi
một người lính, dù là hạng chót (binh nh́), đứng gác ở một cổng đồn, anh ta có
quyền chận đường một ông Bộ-Trưởng; khi một nhân-viên Quan-Thuế (dù là hạ-đẳng)
soát hàng ở một phi-trường, anh ta có quyền lục xách một viên đại-tướng; vậy
th́, khi một đại-diện Cảnh-Sát (dù là sơ-cấp) kiểm-soát xe cộ, tại sao anh ta
lại không có quyền chỉ dẫn đúng luật đi đường cho các quân-xa?
Tướng Nghiêm
phê vào bên lề bản thảo của tôi hai chữ “con cú”.
Pḥng Năm chúng tôi đoán ư
ông cho rằng bài xă-luận ấy có phần cay-cú hoặc xoi-mói như “cú vọ” (?), nên đă
xếp bỏ.
Phần đông cấp trên không
muốn nghe người khác nói đến khuyết-điểm của cấp dưới thuộc phần trách-nhiệm của
ḿnh.
Tuy nhiên, việc của tôi th́ tôi vẫn phải làm. Ngoài
Tư-Lệnh Quân-Khu ra, tôi c̣n báo-cáo lên Tư-Lệnh Đặc-Cảnh Trung-Ương, là
Chuẩn-Tướng Huỳnh Thới Tây.
Nơi đây chuyển lên Tư-Lệnh Cảnh-Lực
Quốc-Gia kiêm Đặc-Ủy-Trưởng T́nh-Báo Trung-Ương, là Thiếu-Tướng
Nguyễn Khắc B́nh, để tŕnh tiếp lên Tổng-Thống.
Như thế th́ Trung-Ương vẫn biết đến
vấn-đề đó như thường.
Sau đó, tôi không tŕnh-bày sự-việc nói trên trong các buổi họp như thế nữa.
Tôi làm công-văn báo-cáo hằng tháng lên
Tư-Lệnh Quân-Khu.
So-sánh th́ thấy, vào cuối năm 1973, trung-b́nh
hai tháng mới có một vụ, gây thương-tích cho một vài thường-dân; nhưng đến mấy
tháng đầu năm 1975, liền trước ngày thất-thủ
Quân-Khu địa-đầu này, tổng-số thống-kê mỗi tháng đă lên đến cả chục vụ, gây cả
tử-thương cho nhiều hành-khách, trong đó có một số là quân-nhân, và có lần cho
cả một tu-sĩ của Đạo Ky-Tô.
Vấn-Đề Kiểm-Soát các Cựu-Can & Cựu-Cán Việt-Cộng
Phong-trào phản-đối Chiến-Tranh Việt-Nam ở Hoa-Kỳ
và một số nước khác đă mở đường cho Hiệp Định Paris 1973.
Hậu-quả trầm-trọng và cụ-thể nhất là Mỹ
giảm bớt dần dần để rồi chấm dứt hẳn viện-trợ cho Việt-Nam Cộng-Ḥa.
Sau vụ Việt-Cộng tổng-tấn-công Tết Mậu-Thân năm 1968,
hoạt động của Quân-Lực cũng như của Đặc-Cảnh gia-tăng tối đa; do đó, số cán-bộ,
bộ-đội, và cơ-sở địch bị bắt cũng gia-tăng rất nhiều.
Chính-Quyền phải xây-cất thêm trại tạm
giam ở mỗi Tỉnh, một số trại giam thuộc Trung-Ương, và một trại tập-trung tại
mỗi Vùng Chiến-Thuật, để gom lại các phần-tử nguy-hiểm được đưa từ các Tỉnh về.
Thật ra, trách-nhiệm của Ngành Đặc-Cảnh
chỉ giới-hạn trong việc bắt hung-thủ và nghi-can, điều-tra, lập hồ-sơ truy-tố
trước Ủy-Ban An-Ninh, hoặc chuyển nội-vụ qua Ṭa Án Quân-Sự Mặt Trận; c̣n th́
chỉ đích-thân tạm giữ một số ít đối-tượng đặc-biệt trong một thời-gian ngắn
cần-thiết cho việc hỏi cung hoặc xây-dựng thành mật-viên, tại Trung-Tâm Thẩm-Vấn
là nơi hội đủ các điều-kiện tiêu-chuẩn tối-thiểu được sự cố-vấn và yểm-trợ
trực-tiếp của các chuyên-gia Hoa-Kỳ. Ngoài ra, chế-độ giam-giữ và đối-xử trước
khi thành-án th́ thuộc phần đảm-trách của các Trại Tạm Giam ở phía Sắc-Phục của
Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực, Trung-Tâm Cải-Huấn thuộc Bộ Nội-Vụ, hoặc Trại Giam Tù-Binh
Cộng-Sản Việt-Nam thuộc Bộ Quốc-Pḥng; và sau khi thành-án th́ do Tổng-Nha
Cải-Huấn hoặc Bộ Tổng Tham Mưu quản-lư và kiểm-soát cho đến ngày các đương-nhân
được trả tự-do.
Tuy thế, Ngành Đặc-Cảnh vẫn là cái đích chính của mọi sự chỉ-trích liên-quan đến
tù và trại giam. Do đó, Ngành Đặc-Cảnh bị
đặt trong một t́nh-trạng tiến/thoái lưỡng-nan. Một
mặt th́ hứng chịu phần lớn dư-luận công-kích là chế-độ có quá nhiều tù và trại
giam: trại giam th́ thiếu tiện-nghi, mà tù th́ bị ngược-đăi, thậm-chí tiếng lóng
“bị nhốt chuồng cọp”, là một h́nh-thức kỷ-luật áp-dụng ở đâu ngoài Ngành
Đặc-Cảnh, cũng bị dịch sai và hiểu lầm một cách có ác-ư là tù bị nhốt chung
chuồng với cọp. Một mặt th́ phải rút ngắn thời-gian điều-tra, lập hồ-sơ; riêng
tại Trung-Tâm Thẩm-Vấn th́ phải đi trước các trại giam khác về việc: tăng thêm
thức ăn; trổ thêm cửa sổ; tăng thêm hệ-thống ánh sáng và vệ-sinh, y-tế; giảm bớt
số người giam chung trong mỗi pḥng – nghĩa là tăng thêm pḥng giam, nhưng
đồng-thời lại phải giảm bớt tổng-số pḥng giam!
T́nh-h́nh chung được đặt dưới sự kiểm-soát thường-xuyên và bất-thần của vô-số
tổ-chức và nhân-vật: trong Chính-Quyền th́ ngoài các Thanh-Tra nội-bộ từ cấp
Vùng lên đến cấp Trung-Ương c̣n có Biện-Lư, các phái đoàn Viện Giám-Sát,
Dân-Biểu, các cơ-quan Y-Tế, Xă-Hội, v.v...; ngoài Chính-Quyền th́ có các tu-sĩ
thuộc mọi giáo-hội, các hội-đoàn từ-thiện, các nhà báo, v.v..., chưa kể áp-lực
từ các nhóm tranh-đấu, như “Phong-Trào Đ̣i Cải-Thiện Chế-Độ Lao-Tù”, v.v...
Căng nhất là vào cuối năm 1972, giai đoạn
chuẩn-bị gấp rút cho Hiệp-Định Paris 1973,
Chính-Quyền Trung-Ương trù-liệu giảm bớt trại giam bằng cách đóng cửa, hoặc bỏ
bớt một số pḥng, và giảm-thiểu tù bằng nhiều cách: chỉ giữ lại một số can-phạm
quan-trọng và nguy-hiểm nhất, c̣n th́ trả tự-do cho những cá-nhân được sự
bảo-lănh của thân-nhân là công-chức hoặc sĩ-quan cao-cấp của Việt-Nam Cộng-Ḥa;
cho những phần-tử có khai-báo thật-thà được hưởng quy-chế hồi-chánh-viên; chuyển
những cán+cơ hoạt động có vũ-trang qua diện tù-binh để trao trả cho đối-phương;
phóng-thích, nhưng chỉ định cư-trú, một số đông những cựu-can, cựu-cán có
tiền-án tiền-tích hoạt-động cho Việt-Cộng, tuy không hội đủ yếu-tố để bị kết tội
giam lâu nhưng bị xét thấy có hại cho an-ninh chung, và những cán-binh tuy xin
ra hồi-chính nhưng tránh né khai-báo và có chỉ-dấu là trá-hàng, v.v...
Ngoại-trừ các tù-nhân đang c̣n thụ-án và các tù-binh đang chờ được trao trả cho
bên kia, tất cả các thành-phần trên đều là đối-tượng cho Ngành Đặc-Cảnh
giám-thị, theo dơi, và nếu cần th́ đương-đầu. Nhưng Ngành Đặc-Cảnh lại không
được hỏi ư-kiến về nơi chỉ định cư-trú cho các đối-tượng này.
Thời-gian đó, nhiệm-sở của tôi là Vùng II.
Một hôm, trong một buổi họp của Bộ
Tư-Lệnh Quân-Khu II, tại Nha Trang, Phó
Tư-Lệnh là Đại-Tá Nguyễn Cắt, chủ-tọa, đă ra
lệnh cho Bộ Tham-Mưu thuộc quyền hội-ư với các Tỉnh-Trưởng để chọn một Tỉnh
trong Quân-Khu làm địa-hạt chỉ-định cư-trú chung cho tất cả các cựu-can, cựu-cán
và hồi-chánh-viên đặc-biệt nói trên tập-trung về từ các Tỉnh và Thị-Xă khác khắp
Quân-Khu.
Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu II
không mời Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Lực Vùng II cùng dự buổi họp này.
Bản-thân tôi vốn có những quan-hệ công-vụ chặt-chẽ với các sĩ-quan cao-cấp đứng
đầu các cơ-quan Quân-Báo và Quân-An ở cấp Quân-Đoàn và Quân-Khu, nên tuy không
được mời đến nhưng tôi vẫn lợi-dụng điều đó để đến dự các buổi họp nội-bộ của họ
mỗi sáng sớm tại Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn/Quân-Khu. Qua việc làm của Bộ Tư-Lệnh
Quân-Khu II, tôi thấy rơ là Trung-Ương muốn thay thế các trại giam hữu-h́nh, mà
diện-tích chỉ xấp-xỉ một ô phố, bằng những trại giam vô-h́nh, mà sức chứa là
lĩnh-thổ của cả một Tỉnh, vô vàn rộng lớn hơn. Biện-pháp
ấy chắc-chắn sẽ bị đả-phá dữ-dội hơn, nhất là bởi giới truyền-thông nước ngoài,
tai-hại vô cùng cho chế-độ Miền Nam. Không
thể im-lặng đồng-t́nh, tôi đă đứng lên phát-biểu ư-kiến:
“Tôi tin là sẽ không có một Tỉnh-Trưởng nào, nếu thật-sự là Tỉnh-Trưởng,
mà lại thuận nhận cho Tỉnh ḿnh trở thành một địa-phương quản-thúc tù.”
Đại-tá Cắt
bất-b́nh, nh́n thẳng mặt tôi: “Anh tưởng
là tôi không trừng-phạt được các Tỉnh-Trưởng nào không tuân lệnh của Quân-Khu
sao?”
Cũng như phần đông các nhà lănh-đạo ở cấp quốc-gia, ông quan-niệm mỗi
Tỉnh-Trưởng chỉ là một Tiểu-Khu-Trưởng, nên lấy con mắt quân-sự mà nh́n
chính-sự, và áp-đặt mệnh-lệnh hành-pháp bằng kỷ-luật nhà binh.
Sau khi nghe ư-kiến của tôi qua thông-dịch-viên, các viên-chức cao-cấp trong Bộ
Tư-Lệnh Cố-Vấn Quân-Sự và Viện-Trợ Kinh-Tế của Hoa-Kỳ đă đưa ngón tay cái chĩa
lên trời về phía tôi mà gật gật đầu. Thấy thế, tôi không nói ǵ thêm.
Sau đó, không có Tỉnh nào được chọn làm lĩnh-thổ quản-thúc tù chính-trị cho toàn
Vùng II.
*
Biện-pháp áp-dụng từ đó cho đến sau ngày đă có Hiệp-Định Paris là cho trở về quê
cũ, người nào làng nấy, cư-trú cố-định và hạn-chế đi lại, các cựu-can cựu-cán và
hồi-chính-viên đặc-biệt mà tin-tức t́nh-báo cũng như nhận xét của các giới-chức
Cải-Huấn thuộc Bộ Nội-Vụ và Phục-Hoạt thuộc Bộ Chiêu-Hồi đă xếp vào loại “ḿn
ngụy-trang”, “khổ-nhục-kế”, chưa cho phép tự-do hoàn-toàn.
Tùy theo sự xếp loại, các phần-tử ấy phải
đến tŕnh-diện mỗi tháng, mỗi hai tuần, hoặc mỗi tuần, tại Pḥng Đặc-Cảnh Quận
sở-tại; tại đây, nhân-viên chuyên-trách có lập một cuốn sổ, để các đương-nhân
khi đến th́ ghi tên, tuổi, địa-chỉ, ngày giờ đến tŕnh-diện, và kư tên vào, làm
bằng-chứng đă được kiểm-soát để lưu hồ-sơ.
Tại Vùng I, tin-tức nội-tuyến cho biết có một số phần-tử thuộc diện nói trên đă
tái-hoạt-động cho Việt-Cộng. Tôi liền
đích-thân đến thử một số Xă thuộc Tỉnh Quảng-Nam để t́m hiểu tại chỗ xem sao.
Về việc tŕnh-diện: có một số người liên-hệ đă ăn nên làm ra, hoặc đă trở thành
đảng-viên quan-trọng của Việt-Nam Quốc-Dân Đảng, không c̣n đến tŕnh-diện tại
Pḥng Đặc-Cảnh Quận hoăc Cuộc Cảnh-Sát Xă nữa, mà chính nhân-viên hữu-trách phải
mang sổ đi t́m, bất-cứ ở đâu, lúc nào, có khi gặp rồi mà c̣n phải chờ chực, để
được đối-tượng kư-chỉ vào sổ tŕnh-diện, cho có h́nh-thức là đă kiểm-soát họ
rồi.
Về việc chỉ-định cư-trú và hạn-chế đi lại: dân-chúng được tự-do đi lại và
cư-trú; trừ một ít trường-hợp đặc-biệt, Cảnh-Sát không soát xét tờ khai
gia-đ́nh; Cảnh-Sát cũng ít phối-hợp công-tác với Xă-Trưởng.
Do đó, có một số phần-tử nguy-hiểm đă rời
khỏi địa-phương; họ được các Chủ-Tịch Ủy-Ban Hành-Chánh Xă nguyên-quán cấp giấy
phép cho chính-thức ra đi, nhất là vào các thị-xă, đặc-biệt là vào
Đà Nẵng, là những nơi họ bị cấm đến, để thoát
khỏi sự kiểm-soát của cơ-quan an-ninh và dễ tái-hoạt-động sau khi đă đổi vùng.
Lúc đầu th́ ít, về sau th́ càng ngày càng
nhiều.
Cả một vấn-đề hệ-trọng như thế, mà mấy năm trời không ai hay biết ǵ.
Vấn-Đề Dân Quê Bỏ Làng Đi Theo Việt-Cộng
Vào khoảng cuối năm 1973, trung-b́nh vài tháng
mới có một vài thanh-nam miền quê vắng nhà lâu ngày; điều-tra th́ được biết họ
đă lén-lút vào rừng theo cộng-quân.
Tôi cũng cho lập bảng thống-kê hằng tháng về sự-kiện này th́ thấy con số mỗi
ngày một gia-tăng.
Cũng như đối với các vấn-đề khác, tôi ra lệnh cho cấp dưới ghi-nhận, báo-cáo,
lập bảng thống-kê, rồi so-sánh mức-độ và cường-độ tăng/giảm thế nào, không phải
chỉ để biết suông mà thôi. Tôi đă chỉ-thị
cho các Sở Đặc-Cảnh Tỉnh tŕnh lên Tỉnh-Trưởng sở-tại với đề-nghị có biện-pháp
ngăn+trừng. Tôi cũng đă tŕnh lên Tư-Lệnh
Quân-Khu, đồng-thời tŕnh lên Tư-Lệnh Đặc-Cảnh Trung-Ương, để các nơi này tŕnh
tiếp lên cho Tổng-Thống được biết về vấn-đề này.
Về phần Cảnh-Lực th́ tại mỗi Xă cũng như mỗi Phường đều có một Cuộc Cảnh-Sát,
nhưng chỉ là Cảnh-Sát Sắc-Phục, kiểm-soát vệ-sinh, điều-khiển lưu-thông,
kiểm-tra dân-số, chấp-lư các vụ vi-phạm luật-lệ h́nh-sự và thể-lệ hành-chánh
hiện-hành. Đúng ra th́ họ cũng có
bổn-phận ngăn-chận không để người dân từ vùng Quốc-Gia di-chuyển qua vùng
cộng-sản, v́ là vi-phạm quy-định hành-chánh; nhưng phần lớn họ chỉ giới-hạn
nhiệm-vụ trong việc thỉnh-thoảng xét hỏi giấy tờ những người khả-nghi, c̣n những
ǵ hằng ngày có liên-quan đến cộng-sản, tức là chính-trị, th́ họ phó mặc cho
Ngành Đặc-Cảnh đảm-đương.
Vậy mà Trung-Ương không
thiết-lập cơ-cấu Đặc-Cảnh xuống thấu cấp Xă, mặc dù Việt-Cộng từ xưa đă biết
xây-dựng cơ-sở từ cấp Tổ Tam-Tam leo lần lên cấp Khóm Thôn, trong từng Xă một,
rồi tiến lên cấp cao hơn.
Để đối-phó với Việt-Cộng ở cấp Xă, Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Lực Quốc-Gia chỉ-định Trưởng
Cuộc Cảnh-Sát Xă kiêm-nhiệm đại-diện Ngành Đặc-Cảnh tại địa-phương ḿnh; nhưng
hầu hết các viên-chức này không am-thạo, mà cũng không ham-thích, công-tác
chính-trị và phản-gián, vả lại không có nhân-viên đặc-trách tại Cuộc để giữ
phần-hành chuyên-môn, nên tuy có đại-diện mà cũng gần như không.
Dù theo lư-thuyết th́ mỗi Cuộc đều có một
vài nhân-viên phụ-trách Chương-Tŕnh “Phụng Hoàng”, xem như để đương-đầu với
Việt-Cộng, nhưng trên thực-tế th́ đa-số các nhân-viên này chỉ là những kư-sự
văn-pḥng, lấy tài-liệu từ Ủy-Ban Phụng-Hoàng Quận, hầu hết do Ngành Đặc-Cảnh
cung-cấp, để lập hồ-sơ, thống-kê, biểu-đồ, về t́nh-h́nh hạ-tầng cơ-sở địch, chỉ
để thuyết-tŕnh mỗi khi có phái-đoàn đến thanh-tra hoặc mang đi họp, chứ hiếm
khi tự ḿnh thu-thập tin-tức hoặc tự ḿnh t́m bắt tên Việt-Cộng nào.
Về phần chính-quyền Xă th́ tuy có một Ủy-Ban Hành-Chánh nhưng nhiều nơi mọi việc
đều do một ḿnh Xă-Trưởng nắm trong tay. Thật
ra, các vấn-đề quan-trọng đều do chính-quyền Quận chủ-tŕ.
Xă-Trưởng chỉ dự họp, dự lễ, kư các loại
hộ-sự chứng-thư; cũng có nơi th́ lập danh-sách nhận tiền trợ-cấp di-tản,
bồi-thường thiệt-hại chiến-tranh, v.v... Hầu
hết Xă-Trưởng đều không quan-tâm đến việc dân làng bỏ trốn theo đối-phương;
nhưng, dù có bận ḷng th́ cũng không làm ǵ được, v́ không có lực-lượng, không
chỉ-huy được Cảnh-Sát hay Nghĩa-Quân. Đa-số
Xă-Trưởng chỉ có mặt trong Xă vào ban ngày, c̣n ban đêm th́ về ngủ ở quận-lỵ
hoặc tỉnh-lỵ cho được an-toàn.
Trong t́nh-trạng chiến-tranh, ṇng-cốt của chính-quyền Xă là một trung-đội
Nghĩa-Quân, do một hạ-sĩ-quan thuộc Chi-Khu biệt-phái đến chỉ-huy.
Lực-lượng quân-sự này canh gác một số
yếu-điểm vào ban đêm. Từ năm 1973,
Quân-Lực thành-lập thêm một tổ-chức lănh-thổ cấp Xă, gọi là Phân-Chi-Khu, do một
sĩ-quan chỉ-huy đơn-vị Nghĩa-Quân nói trên. Phân-Chi-Khu
hầu như là một văn-pḥng tham-mưu hơn là một bộ chỉ-huy hành-quân.
Và không phải Phân-Chi-Khu-Trưởng nào
cũng ở lại tại Xă vào ban đêm.
Phân-Chi-Khu-Trưởng, có lính dưới quyền, trở thành một thế-lực mâu-thuẫn với
Xă-Trưởng. Trong một đại-hội Phân-Chi-Khu
thuộc Quân-Khu I tại Trung-Tâm Huấn-Luyện Nghĩa-Quân
Ḥa-Cầm, ở ngoại-ô Đà-Nẵng, do
Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu chủ-tọa, nhiều
Phân-Chi-Khu-Trưởng đă chỉ-trích các Xă-Trưởng là già-yếu, học-lực thấp, thiếu
năng-động, v.v... trong lúc không có mặt các Xă-Trưởng.
Tổng-Thống Thiệu
đă gợi ư cho các Phân-Chi-Khu-Trưởng kiêm luôn trách-nhiệm Xă-Trưởng thay thế
các người này. Báo-chí đă tường-thuật cái
nhíu mày của Đại-Sứ Hoa-Kỳ, và đặt câu hỏi:
tổng-thống nghĩ ǵ khi đ̣i xóa bỏ tư-cách dân-cử của Xă-Trưởng, là nhân-vật được
dân bầu vào Hội-Đồng Xă và Hội-Đồng này cử ra, trong lúc Hội-Đồng Xă là một
đơn-vị dân-cử cơ-bản trên đường dân-chủ-hóa để c̣n tiến tới bầu-cử Quận-Trưởng,
Tỉnh-Trưởng, Thị-Trưởng, là các cấp c̣n lại trong hệ-thống Chính-Quyền Quốc-Gia?
Dân làng bỏ theo Việt-Cộng là một căn bệnh truyền-nhiễm.
Chính-Quyền đă không ngừa bệnh mà cũng
không chữa bệnh đúng cách. Chế-độ không
chịu nh́n thấy những nguyên-nhân đánh mất niềm tin của người dân, và cũng không
chịu chọn những phương-sách thích-ứng để khôi-phục lại niềm tin ấy, v́ đă đặt
quân-sự lên trên chính-trị và dân-sự, cả sau khi t́nh-h́nh đất nước đă mở
vận-hội cho thế đối đầu quân-sự được bổ-sung thêm bằng thế đấu-tranh chính-trị
trực diện với kẻ thù.
Vấn-đề này đă vượt lên trên khả-năng và trách-nhiệm của một Tư-Lệnh Quân-Khu,
tức Chính-Quyền Vùng, đặc-biệt là tướng Trưởng,
viên tướng biên-thùy không có tham-vọng chính-trị nên chỉ giới-hạn cái nh́n
trong con mắt nhà-binh.
Vả lại, về mặt
quân-sự (mà quân-sự th́ là chủ-yếu của Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Ḥa) tuy cao nhất là
Chiến-Lược rồi mới xuống đến Chiến-Thuật, nhưng trên thực-tế th́ VNCH chỉ có
Chiến-Thuật (các Vùng Chiến-Thuật). Chiến-Lược hẳn ở Trung-Ương, nhưng nằm
ở đâu? Nói chi Chính-Lược.
Riêng tại Vùng I, vào những tháng cuối-cùng
của Việt-Nam Cộng-Ḥa, trung-b́nh mỗi tháng đă có hằng chục vụ dân làng bỏ vùng
Quốc-Gia vào rừng núi sống với Việt-Cộng: không c̣n lẻ-tẻ từng người lâu lâu
lén-lút một lần, mà là cả gia-đ́nh, nhiều gia-đ́nh đồng loạt, công-khai
chuyển-nhượng nhà đất và thanh-toán tài-sản, ồn-ào chuẩn-bị, và ngang-nhiên kéo
đi, cả giữa ban ngày, trước mắt các cơ-cấu chính-quyền và đơn-vị quân-lực tại
hương-thôn.
*
Trong các buổi họp tại Quân-Khu, các cấp lănh-đạo không đề-cập ǵ đến các vấn-đề
then-chốt mà tôi đă nêu ra như trên.
Dù phía Việt-Nam có cố giữ kín trong nội-bộ,
nhưng chắc ǵ phía Hoa-Kỳ đă không nắm được
những điểm khuyết/nhược đó trong sách-lược và thực-lực của Đồng-Minh ḿnh...
(trích từ cuốn sách hồi-kư “Về
Vùng Chiến-Tuyến” của
Lê Xuân Nhuận, do nhà
Văn Nghệ ở nam
Cali xuất-bản vào năm
1996 – ISBN:
1-886566-15-1 )
Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng từ-trần tại Falls Church, Virginia, USA, ngày 22-1-2007.