Theo ông LÊ TÙNG MINH

(Nhà văn):

 

          Giữa năm 1963, Phạm Ngọc Thảo được thăng cấp Đại tá, v́ "có công trong công vụ xây dựng nông thôn" (?) Kỳ thật, v́ ông Ngô Đ́nh Nhu muốn dùng Phạm Ngọc Thảo trong việc thực hiện "chiến dịch BRAVO  I .  Bởi v́ vào lúc đó, thông qua các nguồn tin của T́nh báo Quốc ngoại, ông Ngô Đ́nh Nhu đă được biết:  Chính Phủ Kennedy (Hoa Kỳ) đang có ư định "thay ngựa giữa đường" - Nghĩa là bỏ ông Diệm, đưa người khác lên thay để "chống Cộng hữu hiệu hơn" (?)  Thật ra, Mỹ nghi ngờ ông Diệm "muốn bắt tay với Hồ Chí Minh".  Do đó, ông Diệm đă tỏ ư không chấp nhận để cho quân đội Mỹ vào tham chiến ở Miền Nam Việt Nam (?)  Cho nên, ông Nhu định ra tay trước bằng cách làm một cuộc chính biến gia đ́nh.  Theo dự định, kết quả của cuộc chính biến này là đưa ông Nhu lên thay ông Diệm.  Nhưng, v́ ông Diệm không đồng ư (!)  Thế là, PNT mất cơ hội lập công để "trở thành vị tướng kế cận Tân tổng thống Ngô Đ́nh Nhu (?)

 

(Trích từ bài "Từ PHẠM NGỌC THẢO Đến PHẠM XUÂN ẨN - Cùng Ôm Khối Hận Đời Mang Theo Xuống Tuyền  Đài!" - New England, USA - Ngày 20-02-2007)

 

tức là Mượn Tay Cộng-Sản Để Giải-Quyết T́nh-H́nh Nội-Bộ Miền Nam (tranh-chấp giữa chế-độ Diệm và Phật-Giáo)

 

 

Theo ông NGUYỄN HỮU HANH

(Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và Cố vấn kinh tế tài chánh cho Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm):

 

Tôi c̣n nhớ một hôm tôi được phó Đại sứ Mỹ Palmer mời cơm tối; khi tôi đến, tôi giật ḿnh thấy ông bà Nhu ở đó, và khi vào bàn ăn, chỉ có mỗi hai ông bà Nhu thôi. Sau bữa cơm, khi đứng nói chuyện, tôi thấy bà Nhu ghé vào tai ông phó đại sứ nói nhỏ. Sau khi ông bà Nhu về – về trước chứng tỏ ḿnh là thượng khách – ông phó đại sứ cho tôi hay, bà Nhu hỏi ông, tôi là ai mà được mời cùng bàn với bà. Ông nói tôi là Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia và là cố vấn của Tổng thống; bà hỏi ông tại sao lại mời một ông Tổng Giám đốc ngồi cùng bàn với bà. Ông hơi khó chịu, ông trả lời với bà rằng tuy tôi chỉ là Tổng Giám đốc, nhưng toà đại sứ Hoa Kỳ coi trọng hơn là các bộ trưởng. Có lẽ bà đă bực ḿnh nên về sớm.

Tuy tôi là bà con với bà, nhưng không bao giờ tôi nói ra, bà con với bà đối với tôi là một cái nhục.

... Tôi từ chối không vào Đảng Cần lao của ông Nhu, tôi cũng không chịu bỏ “đạo” Khổng của tôi, để vào đạo Thiên chúa như một số tướng lănh và nhân viên chính phủ khác. Tôi cũng không phải chạy theo hầu đức cha Ngô Đ́nh Thục, hay hàng năm ra Huế “hầu” cậu Cẩn, như một số các bộ trưởng, và tướng lănh.

Tôi hoàn toàn độc lập, nên tôi chỉ làm việc theo công tâm của tôi, là phục vụ đất nước và dân chúng. Không ai bắt buộc tôi làm việc ǵ trái với lương tâm của tôi được. V́ vậy mà tôi đụng chạm rất nhiều với những người chạy theo nịnh bợ ông Diệm, ông bà Nhu, ông Thục, ông Cẩn...

 

[Trích từ cuốn hồi-kư Brushing the World Famous” (“Làm việc với các nhân vật danh tiếng thế giới)]

 

 

Theo ông NGUYỄN Đ̀NH TUYẾN

(Tiến-Sĩ Văn-Chương & Báo-Chí, Giáo-Sư Đại-Học):

 

[Ngày 7 tháng 6 năm 1963

          Bà Ngô Đ́nh Nhu, được mệnh danh là Đệ Nhất Phu Nhân của Việt Nam Cộng Ḥa (v́ ông Diệm không có vợ) tuyên bố rằng Hoa Kỳ đă giúp đỡ Phật Giáo.  Trong lúc đó Tổng Thống Diệm, dưới áp lực của Phụ Tá Đại Sứ William Trueheart, ra lệnh cho mở cuộc điều tra về biến cố Phật Giáo ở Huế.

          Bà Ngô Đ́nh Nhu là nhân vật được quốc tế lưu ư v́ sắc đẹp và sức quyến rũ của bả.  Nhưng bà không phải là một chính khách khi bà tuyên bố với kư giả Mỹ về các cuộc tự thiêu của Phật Giáo: “Hăy để cho họ barbeque (nướng thịt).  Họ cứ nướng, và chúng ta vỗ tay.”

          Bà lập gia đ́nh với ông Nhu năm 1944.  Từ tháng 7-1954, bà là người đàn bà duy nhất trong Dinh Độc Lập và thân cận với Tổng Thống Diệm nhất.  Đó chính là cái lư do đă khiến Tổng Thống Diệm không thể để ông bà Nhu đi ra ngoại quốc như Hoa Kỳ đă khuyến cáo.

          Trong quá tŕnh phục vụ công ích cho xă hội, bà tỏ ra kiêu căng, “nữ kê tác quái”, tham nhũng và vô t́nh trước những nỗi đau khổ của dân tộc Việt Nam.

          Năm 1963, sau khi Phật Giáo nổi loạn, bà Nhu đi chu du thế giới để “giải độc”, để bênh vực cho Tổng Thống Diệm và cho chồng bà là ông cố vấn Ngô Đ́nh Nhu.  Bà đă được đón tiếp nồng hậu ở vài nơi.  Thân phụ bà là ông Trần Văn Chương, Đại Sứ Việt Nam Cộng Ḥa tại Hoa Kỳ, đă tháp tùng bà trong chuyến công du đó trên đất Mỹ.  Nhưng ông Trần Văn Chương đă chống lại Tổng Thống Diệm, cạo đầu và phản đối các lời tuyên bố của bà Nhu là con gái ông.

          Trong lúc đó, Tổng Thống Diệm vẫn không nghe theo lời yêu cầu của Hoa Kỳ, xác nhận là biến cố ở Huế là do Cộng Sản gây ra.

          Nhiều tu sĩ Phật Giáo sau đó đă tiếp tục tự thiêu.  Và bà Ngô Đ́nh Nhu đă nói với kư giả Mỹ: “Nếu họ cần thêm diêm quẹt để nuớng thêm thịt, tôi sẽ cung cấp cho.” Đó chính là những lời tuyên bố thiếu khôn ngoan và tế nhị của một dân biểu kiêm “Đệ Nhât Phu Nhân”.

          Có thế nói là hơn bất cứ ai, bà Nhu phải góp phần chịu trách nhiệm to lớn về sự sụp đổ của Đệ Nhất Cộng Ḥa, và thể chế “gia đ́nh trị” mà Hoa Kỳ với tư cách là một quốc gia dân chủ, luôn luôn tỏ ra chống đối.

          Sau khi Tổng Thống Diệm và ông Nhu bị mưu sát, bà Nhu sống cuộc đời giàu sang của người góa phụ La Mă.

          Dưới thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, h́nh ảnh của bà Nhu có lúc đă được dựng tượng (gọi là Hai Bà Trưng).  Nhưng sau cuộc cách mạng 1-11-1963 dân chúng phá đổ “thần tượng” này đă được xây với công phí quốc gia ở Bến Bạch Đằng].

 

[trích từ sách “Những Biến Cố Lớn Trong 30 Năm Chiến Tranh tại Việt Nam (1945-1975)” của Nguyễn Đ́nh Tuyến (Đại Học Đông Nam, Houston, 1995) các trang 74-5]