ÔNG NGÔ-Đ̀NH KHẢ,

THÂN-SINH ÔNG NGÔ-Đ̀NH DIỆM

LÀ NGƯỜI THẾ NÀO?  

 

 

        Sinh năm 1850; quán làng An-Xá, tổng Đại-Phong, huyện Lệ-Thủy, tỉnh Quảng-Bỉnh.  Con ông Ngô Đ́nh Dinh.  Được một cố đạo nhận làm con nuôi, gửi qua Penang (Hạ Châu) ở Mă Lai Á (Malaysia) học trường nhà ḍng.  Bỏ tu, đi làm thông-sự cho Pháp, thăng chức Chánh Pḥng thông sự ở Dinh Khâm-Sứ tại Huế dưới thời Khâm-Sứ Trung-Kỳ Pierre Paul Rheinart.

        Tháng 6-1895: Theo Nguyễn Thân đi đánh dẹp tổ-chức “Văn Thân” của Phan Đ́nh Phùng ở vùng Hà-Tĩnh/Nghệ-An.

        Tháng 12-1895: Ngự-sử Phan Đ́nh Phùng từ-trần, Ngô Đ́nh Khả cho đào mộ Phan Đ́nh Phùng, đốt xác, trộn tro với thuốc súng mà bắn đi.

        Tháng 2-1896: Được phong Thái Thường Tự Khanh (Chánh Tam Phẩm), giữ chức Thương-Biện Viện Cơ-Mật.

        Năm 1905: Được cất nhắc lên chức Tổng-Quản Cấm-Thành (Surintendent du Palais) và có ảnh-hưởng lớn với Vua Thành-Thái.

        Năm 1907: Vận-động chống-đối việc hủy-bỏ chế-độ quân-chủ ở Huế; do đó, bị thất-sủng.  Về hưu.  Chết năm 1914.

*

        Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu có t́m thấy được trong Văn-Khố Pháp, vào tháng 1-1983, nhiều tài-liệu liên-quan đến gia-đ́nh họ Ngô, trong đó có một bức thư của Ngô Đ́nh Thục, Giám-Mục Vĩnh-Long, gửi cho Toàn-Quyền Jean Decoux vào mùa hè năm 1944, sau khi Mật-Thám Pháp khám-phá ra tổ-chức “Đại-Việt Phục-Hưng” rồi truyền lệnh truy-nă Ngô Đ́nh Diệm, và câu-lưu tại-gia Ngô Đ́nh Khôi cùng Ngô Đ́nh Nhu.

        Nội-dung bức thư có đoạn tạm-dịch ra Việt-ngữ là:

        “Nếu hoạt-động của hai em tôi được chứng-tỏ là có hại cho quyền-lợi của nước Pháp, th́ – với tư-cách của một giám-mục, của một người An-Nam, và với tư-cách là người con của một gia-đ́nh mà phụ-thân tôi (Ngô Đ́nh Khả) đă nhiều lần liều mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành-quân mà cha tôi đă cầm đầu dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đ́nh Phùng chỉ-huy, tại Nghệ-An Hà-Tịnhtôi, tự đáy ḷng, không chấp-nhận (hoạt-động của các em tôi)...

        “Có thể tôi lầm, tuy nhiên tôi xin thú thực là không tin – rằng các em tôi đă phản lại truyền-thống của gia-đ́nh chúng tôi, một gia-đ́nh đă tự gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu, trong khi ông cha của những quan-lại bây giờ hầu hết đều chống lại Pháp và chỉ quyết-định thiên về Pháp-quốc khi thấy có lợi riêng...

        “Tôi nêu ra điều này khi xét thấy rằng phụ-thân tôi (Ngô Đ́nh Khả) đă từng được vinh-dự phục-vụ nước Pháp dù sinh-mạng bị hiểm-nguy, và khi xét đến quá-tŕnh lâu dài của các em tôi (Khôi, Nhu), một quá-tŕnh được h́nh-thành bằng ḷng tận-tụy vô-bờ của các em tôi đối với nước Pháp, mà không sợ phải hy-sinh mạng sống của ḿnh cho nước Pháp...”

 

 

 

        Thành-tích đánh giết các nhà ái-quốc chống Pháp (một cách độc-địa, hèn-hạ như trên) th́ bọn thực-dân cũng như dân-chúng đă thấy rơ-ràng.  

         C̣n về thành-tích do-thám phá-hoại nội-t́nh triều-đ́nh Việt-Nam th́ sao?

        Ông Ngô Đ́nh Khả được Pháp phong chức “Tổng-Quản Cấm-Thành” tức là Cảnh-Sát Công-An Đại-Nội.  

         Trong một cuộc họp tại Ṭa Khâm-Sứ Pháp vào lúc 4:15 chiều ngày 14-8-1906, có mời các Thượng-Thư Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hộ, Bộ H́nh, và Bộ Công của triều-đ́nh Việt Nam tham-dự, tài-liệu của Pháp có ghi:

         “... S.E. le Ministre de l'Intérieur fait renseigner que M. NGO DINH KHA, Chef des Thi Ve chargé de la haute direction du Palais devra être invité et fournir tous renseignements concernant ces personnages qu'il connait mieux que tout autre.

         APPROUVÉ.” (Xem tài-liệu dưới đây)

         Tạm dịch:

        “Ngài Thượng-Thư Bộ Lại mật-báo là ông Ngô Đ́nh Khả, chỉ-huy Thị-Vệ, đảm-trách tổng-cai-quản hoàng-cung, sẽ phải được mời tham-dự, để ông ấy cung-cấp tất cả các tin-tức tài-liệu liên-quan đến các nhân-vật kia, mà ông ta hiểu-biết tận-tường hơn bất-cứ người nào khác...

         (Lời mật-báo ấy) ĐĂ ĐƯỢC CHẤP THUẬN”

 

 

        Nhất cử nhất động của Vua Thành-Thái đều bị Ông Ngô Đ́nh Khả theo-dơi, ghi-nhận, và báo-cáo lên quan thầy Pháp.

         Nếu Pháp đày Vua Thành-Thái (ra khỏi hoàng-thành) th́ Ông Khả sẽ mất hoàn-cảnh và cơ-hội ŕnh-rập vị vua yêu nước này, để lập-công với chủ (như Giám-Mục Ngô Đ́nh Thục sau này đă kể công).  

 

  <--  Ngô-Đ́nh Diệm