LƯ TỐNG, EM TÔI



ĐẾN cuối tháng 4 năm 1987 tôi mới biết tin về Lư Tống, em tôi.
Tống đă qua Mỹ, cũng như Xuân-Sơn, con trai của tôi.  Thoát khỏi cơi địa-ngục này, ra với Thế-Giới Tự-Do là một may-mắn lớn nhất trong đời người dân Việt-Nam hiện nay.

LƯ Tống tên thật là Lê Văn Tống, sinh ngày mồng 1 tháng 9 năm 1945 tại Làng An-Cựu, Huyện Hương-Thủy, Tỉnh Thừa-Thiên.

Ngày 23-8-1964, Ty Cảnh-Sát Quốc-Gia Tỉnh Quảng-Đức có tổ-chức một bữa tiệc.  Vừa mới bắt đầu th́ Lê Văn Tống được viên Trưởng Xe Tuần-Cảnh hướng-dẫn vào pḥng. Quan-khách không cho Tống đi tắm rửa, mà bắt ngồi vào bàn liền.
Tống xác-nhận những điều đă viết trong thư gửi tôi trước đó không lâu, là em quyết-định nghỉ học, đi chơi một ṿng từ Trung-Nguyên lên Cao-Nguyên, rồi vào Sài-G̣n xin gia-nhập Không-Quân, nên ghé thăm tôi.

Có lẽ đây là lần đầu tiên học-sinh Lê Văn Tống có dịp chuyện-tṛ thoải-mái một lần với nhiều viên-chức và sĩ-quan cao-cấp: đại-tá Tỉnh-Trưởng kiêm Tiểu-Khu-Trưởng, đốc-sự Phó Tỉnh-Trưởng Hành-Chánh, trung-tá Tiểu-Khu-Phó kiêm Phó Tỉnh-Trưởng Nội-An, các Trưởng-Ty, các trung-tá Trưởng Ty An-Ninh Quân-Đội và Tỉnh-Đoàn-Trưởng Bảo-An, các viên-chức và sĩ-quan cố-vấn Hoa-Kỳ, v.v...  Chắc-chắn là Tống đă nghe nhiều điều bổ-ích liên-quan đến quân-ngũ và Chính-Quyền.
Sau khi quan-khách ra về, Tống tiếp-tục ngồi lại với các đợt thực-khách khác từ các Quận & Xă về dự tiệc, v́ họ rất khoái nói chuyện với "em ông Trưởng-Ty" măi cho đến khuya.
Sau bữa tiệc ấy, chắc hẳn là lần đầu tiên Lư Tống uống rượu, mà lại uống nhiều, em say liên-tiếp hai ngày, chỉ nằm và cười một ḿnh.  Các thuộc-viên của tôi chốc chốc lại vào thăm Tống và nói với nhau: "Anh ấy thật là hiền-lành!"
Ở chơi với tôi đến ngày 02-9-1964 th́ Tống lên đường vào Sài-G̣n thực-hiện chí-hướng của ḿnh.

Qua năm 1965, một hôm trung-tá Phan Quang Điều, Trưởng Ty An-Ninh Quân-Đội địa-phương, mang hồ-sơ của Tống đến, để tôi đọc, xác-nhận, và kư tên bảo-đảm về phương-diện an-ninh chính-trị cho Tống.
Thế là em đă trở thành quân-nhân.

THỜI-GIAN 1970-1973, tôi coi Ngành Đặc-Cảnh Vùng II, văn-pḥng đặt tại Nha-Trang; Tống thường về thăm.
Có hai h́nh-ảnh về em đă in đậm nét trong trí nhớ tôi.
Thứ nhất, hầu như lần nào Tống cũng dẫn theo một cô bạn gái, mỗi lần một cô khác nhau, và cô nào trông cũng xinh.  Đó là chưa kể những cô mà tôi cũng như người nhà không có dịp thấy.  Trong nhà, ngoài đường, ai cũng khen em có số đào-hoa.  Vợ tôi hỏi em: "Sao chú chưa lập gia-đ́nh?"  Tống cười: "Em đang c̣n bay nhảy mà!"
Thứ hai, Tống có thói quen lái xe thật nhanh.  Xe của tôi th́ có chiếc sơn màu xanh+trắng của Cảnh-Sát, có chiếc sơn màu trắng sữa và mang bảng số ẩn-tế của thường-dân, mà Tống cứ lái vụt vào phi-trường quân-sự Long Vân cũng như một số đơn-vị quân-sự khác, không ngừng lại tại các trạm kiểm-soát của Quân-Cảnh, khiến các sĩ-quan an-ninh thỉnh-thoảng lại gọi than phiền với tôi.  Các con tôi hỏi: "Chú lái xe ǵ mà nhanh dữ thế?" Tống đáp: "Th́ chú bay mà!"

MỘT hôm, không lâu trước ngày Quân-Khu I thất-thủ, trong thời-gian tôi làm Giám-Đốc Đặc-Cảnh Vùng này, Trung-Tâm Hành-Quân của Sư-Đoàn I Không-Quân gọi điện-thoại báo tin là Tống đang bay từ Bửu-Sơn ra Đà-Nẵng để đến thăm tôi.  Tôi rất mừng, v́ tôi đă ra Vùng I từ cuối năm 1973, đến nay mới có dịp gặp lại nhau.  Tôi vội vào phi-trường đón em.
Gặp nhau tôi mới biết là Tống đang gặp phải một chuyện khó-khăn.  Số là Tống được cấp trên tín-nhiệm giao thêm phần-vụ quản-lư Câu-Lạc-Bộ Không-Quân ở phi-trường Bửu-Sơn.  Vốn tính bay-bướm, Tống tuyển một cô-gái vào phụ việc, hẳn-nhiên là đẹp, giao cho cô-ta cất giữ tiền-nong.  Cô thủ-quỹ ấy ôm trọn số tiền mấy trăm ngàn đồng trốn đi.  Tống được Cấp Trên hạn cho một thời-gian ngắn để kiếm đủ số bù vào.  Biết tôi là một viên-chức liêm-khiết, mà nhà lại nghèo, khó giúp được em; nhưng v́ là chỗ anh+em, vui/buồn có nhau, nên Tống ra đây t́m tôi.

Đó là lần cuối anh+em chúng tôi gặp nhau khi c̣n ở trên đất nước Việt-Nam.

TÔI bị Việt-Cộng bắt ngày 17-4-1975, và ra khỏi Trại "Cải-Tạo" (sau cùng là trại Tiên-Lănh, thuộc huyện Tiên-Phước, tỉnh Quảng-Nam) ngày 20-4-1987.  Hai ngày sau, về đến nhà ở Nha-Trang, tôi mới biết là Lư Tống c̣n sống, và đă đến chốn an-toàn.

Em tôi là phi-công cuối-cùng và duy-nhất của Không-Quân Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa, lái phản-lực-cơ A-37 ném bom lên đầu Việt-Cộng để cản đường chúng tiến vào Miền Nam, rủi bị bắn găy phi-cơ, nhảy dù xuống đất th́ bị địch bắt, trên Quốc-Lộ số 1, Thị-Xă Cam-Ranh, ngày 05-4-1975.  Tống bị tống-giam nhiều nơi, trong đó có trại A-30 của Tỉnh Phú+Khánh Việt-Cộng, vùng đất trước kia là Tỉnh Phú-Yên.

SAU một thời-gian thấy hơi yên-yên, các thuộc-viên cũ của tôi lần-lượt t́m đến thăm tôi.  Những người đă từng ở trại A-30 trong cùng thời-gian Lư Tống bị giam ở đó, đă kể lại cho tôi nghe thái-độ bất-khuất của em trước mặt kẻ thù; nhất là có lần bị chúng bắt quỳ mà Tống quyết không chịu quỳ, bị chúng dí súng vào đầu và bắn xéo qua bên tai mà Tống vẫn cứ dơng-dạc quát lớn: "Bắn đi! Lư Tống này chết th́ sẽ c̣n có trăm ngàn Lư Tống khác nữa!"  Bản-lĩnh cao-cường cùng với câu nói lịch-sử đó đă được nhiều người, nhất là dân Phú-Yên và Khánh-Ḥa, dù chỉ ở Trại A-30 sau ngày em đă trốn thoát nơi đây, hoặc ở ngoài đời mà chỉ được nghe người khác truyền miệng với nhau, kể lại với tôi với ḷng cảm-phục vô-biên.

Trong giới Cảnh-Sát Quốc-Gia, có một nhân-vật nổi tiếng ngang-bướng; đó là trung-tá Nguyễn Văn Can, cựu Phó Giám-Đốc Cảnh-Sát Công-An Trung-Nguyên Trung-Phần, cựu Trưởng Ty CSQG Tỉnh Quảng-Ngăi.  Can cũng bị giam ở trại A-30, và được mọi người kính phục, v́ anh cũng đă công-khai chống lại Ban Giám-Thị và bọn cán-bộ quản-giáo; điển-h́nh là việc anh vẫn trước sau không chịu hát bài "Bác cùng chúng cháu hành-quân".  Việt-Cộng hạch hỏi lư-do, anh đáp: "Tôi có cùng đi hành-quân với 'Bác' lần nào đâu?"  Trong năm 1991, trên đường từ Huế trở vào Sài-G̣n, Can ghé thăm tôi ở Nha-Trang.  Khi đề-cập đến Lư Tống, chính anh cũng không tiếc lời khen-phục em tôi.

Con-gái thứ ba của tôi, Xuân-Lộc, bị bắt về tội vượt biển, cũng có thời-gian bị đưa ra giam ở Trại A-30 nói trên.  Cũng v́ Lư Tống đă được mọi người trong Trại cũng như ngoài Trại biết đến, nên hầu như ngày nào cũng có nhiều tù-nhân lẫn với thường-dân t́m cách đến gần con tôi, để "xem mặt cháu của Lư Tống".

TẠI Nha-Trang, có một người con-gái đẹp, tên Thu-An.  Cô là sinh-viên đại-học ở Hoa-Kỳ, về thăm nhà th́ bị kẹt luôn v́ vụ Việt-Cộng tiếm chiếm Miền Nam.  Thân-phụ của cô là một sĩ-quan Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa, cũng bị tập-trung "cải-tạo" tại Trại A-30.  Thu-An đến thăm+nuôi cha, để ư thấy Tống lần nào cũng đi chân trần, thản-nhiên giẫm lên gai nhọn, đá sắc, đất nóng, than hồng.  Thấy hiện-tượng lạ, Thu-An tưởng Tống không có ǵ mang, bèn gửi biếu Tống một đôi dép cao-su.

Những lần đến Trại sau đó, cô thấy Tống luôn mang theo đôi dép nói trên, bằng cách buộc dây đeo trên vai ḿnh, c̣n chân th́ vẫn đi không.

Thu-An vượt biển, bị bắt, bị giam cùng Trại A-30.

Được nghe kể lại về những thành-tích hào-hùng của Tống, lại tận mắt thấy sức mạnh tinh-thần phi-thường của chàng thanh-niên, người đẹp Nha-thành đă dành hẳn cho em tôi một mối t́nh đẹp như mộng và thơ.

Sau khi vượt thoát được Trại A-30, Lư Tống đă ghé đến thăm Thu-An, để chào từ-biệt trước khi đi tiếp vào Sài-G̣n t́m cách vượt biên.

Tống đă ra đi theo chí tang-bồng, biết đến bao giờ mới gặp lại nhau!

SAU đó, Thu-An qua Đức, và lập gia-đ́nh.

Cha+mẹ Thu-An với tôi là chỗ đồng-hương, cùng quê Hưng-Yên.  Bà-mẹ thường đến thăm tôi.
Năm 1990, bà đi thăm con ở Tây-Đức về, cho tôi biết là Lư Tống có xuất-bản một cuốn sách, nhan đề "Ó Đen".  Cuốn sách ấy đă đến tay Thu-An.  Bà có đọc nó ở Đức, và nói với tôi: "Đáng lẽ Tống nên tránh nhắc và in ảnh của Thu-An trong sách, khi người con-gái đă lập gia-đ́nh".
Năm 1991, Thu-An cùng chồng và hai con về Việt-Nam; tôi có gặp và mừng cho Thu-An có một người chồng đẹp trai, rất cưng yêu vợ, thật là xứng đôi.

NHỮNG người quen-biết cũ của anh+em chúng tôi cho tôi biết là Lư Tống đă xâm-nhập vào phi-trường Tân-Sơn-Nhất, nơi được Việt-Cộng canh gác kỹ-càng.  Thế mà Tống leo lên được một chiếc phi-cơ, định đánh cắp nó, nhưng bị trục-trặc máy-móc nên không lái bay đi đuợc; song đă thoát ra an-toàn.  Trong hành-động này, đă có một vài người thân, trong đó có cả người đẹp, đồng ḷng tiếp sức với em.
Bà-con c̣n kể lại rằng, trong những ngày Tống trốn-tránh Công-An Việt-Cộng ở Sài-G̣n, vào năm 1980, có nhiều cô gái đă đến với Tống; thậm-chí họ c̣n ghen nhau, làm người chủ nhà hết hồn.

BẢY năm sau đó, được tin tôi mới từ Trại "Cải-Tạo" về nhà, một người con-gái tên Hạnh từ Sài-G̣n gửi thư ra Nha-Trang thăm tôi, cho biết địa-chỉ, và ngỏ lời mời, khi nào có dịp tôi vào Sài-G̣n th́ ghé thăm cô, để cô được dịp làm quen, v́ cô là một bạn cũ của em tôi.  Nội-dung lá thư trang-nhă, nét chữ viết đẹp, lời-lẽ lễ-phép, thân-mật, nhưng tôi cảm thấy có ngụ trong đó một chút tự-tin và tự-hào.  Tống đă từng có không biết bao nhiêu bạn gái, thuộc nhiều thành-phần...  Bảy năm qua rồi, c̣n ǵ!  Ư Hạnh muốn cho tôi thấy ở cô có một giá-trị nào đó; ít nhất th́ cô cũng có nhà cửa đường-hoàng, vẫn c̣n nặng t́nh với Tống, c̣n muốn ra mắt bà-con...

Cuối năm 1991, nhân dịp tôi vào để lập thủ-tục xuất-cảnh tại thành-phố thủ-đô xưa, Hạnh đến thăm tôi.  Qua cơn dâu bể, tôi chưa thấy có một cựu-nữ-sinh-viên Văn-Khoa Sài-G̣n nào c̣n ở lại với quê-hương khốn-khổ mà c̣n giữ được dáng-vóc yêu-kiều của một thời xa-xưa như Hạnh của em tôi.
Hạnh cho tôi biết nội-dung của cuốn "Ó Đen", mà Tống lén-lút gửi về từng phần, về cuộc vượt-biên vượt-biển lịch-sử của Lư Tống mà cả thế-giới đều đă ngợi-ca: trong sự-nghiệp đó, ở giai-đoạn đầu, tuy đánh cắp hụt phi-cơ, Hạnh đă đóng-góp một phần vô-giá cho Tống đột-nhập phi-trường.
Tôi hỏi Hạnh có muốn đi Mỹ không.  Biết ư tôi hỏi có muốn qua với Tống không, Hạnh đáp: "Không".  Tôi hỏi v́ sao.  Trả lời: "V́ nếu qua Mỹ th́ phải làm lại tất cả".  Tôi hiểu ư Hạnh, không phải nói về công-ăn việc-làm, mà nói về t́nh-cảm giữa hai người.  Tôi hỏi: "Sao phải làm lại?"  Hạnh đáp: "Làm lại về phía anh ấy, chứ về phía em th́ có gián-đoạn ǵ đâu!"  Tôi hỏi Hạnh về tương-lai, cô đáp: "Em sẽ ở vậy trọn đời!"  Tôi lại hỏi thêm: "Tống có c̣n ǵ dành cho em không?"  Hạnh nh́n thẳng vào mắt tôi: "Anh ấy nếu không c̣n ǵ cho em, th́ vẫn c̣n có một cái ǵ vô-cùng cao-đẹp hơn, cho mọi người!"  
T́nh yêu của Hạnh đă chuyển từ một vô-vọng vị-kỷ sang một kỳ-vọng vị-tha.

TỪ cách nửa ṿng quả đất, Tống được tin tôi đă về nên gửi thư về thăm tôi.  Và khi Tống đang chuẩn-bị luận-án tiến-sĩ th́ em có gửi cho tôi hai bản lược-đồ, nội-dung chủ-đề "Integrative Elephantism and the Causes of War Initiation" và "The Bull's Eye of Integrative Elephantism".  V́ không kèm theo bản văn nên tôi không thể hiểu được ư chính; chỉ thấy lờ-mờ:

Lược-đồ thứ nhất "Học-Thuyết Đại-Tượng Nhất-Thống (?) và Những Nguyên-Nhân Khởi-Chiến", là một con voi đứng trên nền-tảng kỹ-thuật bằng hai chân sau (Năng-Lực Công-Nghiệp và Năng-Lực Quân-Sự), đưa cao hai chân trước lên (Năng-Lực Chính-Trị và Đặc-Tính Quốc-Dân), cho thấy cái bụng là Lĩnh-Thổ, cái lưng là Dân-Cư, cái đuôi vẫy lá cờ Mỹ, Chủ-Nghĩa Lư-Tưởng Đạo-Đức, cái cổ là An-Ninh Quốc-Gia, cái tai là Chủ-Nghĩa Hiện-Thực Chính-Trị, đầu đội chiếc mũ biểu-trưng USA, đôi mắt là Quyền-Lợi Quốc-Dân, cặp ngà là Tinh-Thần Phản-Cách-Mệnh; cái ṿi quấn quanh và nâng lên cao một cô thiếu-nữ mặc quần-áo tắm (không rơ là để quật chết hay để tung hô) với cái nhăn-hiệu Chủ-Nghĩa Đế-Quốc (không rơ để chỉ cô gái hay chỉ cái ṿi);
Lược-đồ thứ hai là "Trung-Tâm-Điểm (hoặc Yếu-Tố Thành-Công) của Học-Thuyết Đại-Tượng Nhất-Thống (?)" cho thấy 5 cấp-độ: giữa Ḥa-B́nh và Cạnh-Tranh 20%, từ Cạnh-Tranh đến Tranh-Chấp Nhẹ 40%, từ Tranh-Chấp Nhẹ đến Tranh-Chấp Nặng 60%, từ Tranh-Chấp Nặng đến Bờ-Vực Chiến-Tranh 80%, và từ đó đến Chiến-Tranh 100%, với nhiều phụ-chú chi-tiết linh-tinh.
Tôi chỉ hiểu được thế thôi, và lại tự hỏi chẳng lẽ Tống muốn nói về chính-đảng Cộng-Ḥa của Mỹ mà biểu-tượng là Con Voi, hay muốn triết-lư về câu chuyện một số người mù "thấy" Voi của Việt-Nam?  Chắc phải là một kết-luận cho một công-tŕnh nghiên-cứu lớn về t́nh-h́nh toàn-cầu.  Chung-quy tôi vẫn chưa hiểu Tống muốn nói ǵ.  Chính-trị mà!

TỐNG tiến-hành nhiều dự-án cùng một lần.  Thí-dụ em đă nhờ tôi hợp-tác soạn-thảo một tác-phẩm mệnh-danh "Tự-Điển Thi-Nhân"; nhưng đó chỉ là một cuốn sách gợi ư, gợi vần, t́m chữ cho người mới tập làm thơ, sắp xếp theo thứ-tự từ-điển:  A th́ "lắm a?", "thế a?", rồi đến "ba-ba", "thu-ba", "yên-ba", v.v...  Tự-điển này gồm ba thứ tiếng Việt-Anh-Pháp: Tống muốn giúp cho cả những người nói tiếng Anh, tiếng Pháp cũng có thể dùng nó để chọn chữ, gieo vần, làm thơ Việt-Nam!

*

L̉NG tôi nôn-nao đợi ngày lên đường.
Qua Mỹ với Tống tôi sẽ thấy rơ, chắc là toàn những việc làm động-địa kinh-thiên, của một anh-hùng hậu-chiến Việt-Nam!

LÊ XUÂN NHUẬN