ĐẠI-TÁ BA-LAN KONELSKO

 

 

       KONELSKO thường đến thưởng-ngoạn phong-cảnh tại Chùa Non-Nước, một kỳ-quan của Đà-NẵngQuảng-Nam.

Ở đây có chùa Phật-Giáo với các nhà-sư; có động thạch-nhũ; có hang sâu; có thủ-công-nghệ biến đá non thành đồ dùng và đồ trang-trí đẹp, lạ và quư; có nhiều lối đi quanh-co vắng-vẻ thích-hợp với những cuộc hẹn-ḥ riêng-tư.  Ban ngày th́ khách du-lịch, khách hành-hương, và khách văng-cảnh tới+lui tấp-nập.  Một số cư-dân địa-phương sống nhờ bằng nghề buôn bán thức ăn, thức uống, nhang, đèn, trầm, đồ chơi, đồ kỷ-niệm; chuyên-chở và giữ xe.  Ban đêm th́ cả vùng im-lặng, vắng hoe; có tin là Việt-Cộng giả-dạng thầy-tu thỉnh-thoảng có đến hoạt-động trong khu-vực này.

 

TÔI đi thăm Chùa Non-Nước, có để ư thấy ở vùng chân núi, gần băi đậu xe, có một tu-sĩ trẻ tuổi hay chỉ là một thanh-niên cạo trọc đầu mặc bộ đồ vàng của nhà-sư, thường lảng-vảng xung quanh.  Có tin nói rằng đó là một người điên; lại có tin cho rằng đó là một phần-tử trốn quân-dịch; nhưng tôi không có lư-do ǵ hoặc cơ-hội nào thuận-tiện để xét hỏi giấy-tờ, lư-lịch của anh-ta; v́ anh-ta mặc-nhiên là một nhà tu-hành ở chùa, hơn nữa, chưa có hành-vi ǵ sai+trái.

 

Chúng tôi tránh gây bất-b́nh cho các giáo-hội, đoàn-thể, quan-nhân.  Ni-sư Huỳnh Liên là một tay sai của Việt-Cộng ở giữa Thủ-Đô Saigon, hoạt-động công-khai, mà cả guồng máy đầu-năo của hệ-thống An-Ninh T́nh-Báo trung-ương trong đó c̣n chưa thể làm ǵ được, huống ǵ.

 

MỘT buổi chiều nọ, Konelsko đi Chùa Non-Nước.

Theo báo-cáo của Toán Đặc-Nhiệm theo dơi Ủy-Hội Quốc-Tế th́ ông-ta có lời-lẽ hay cử-chỉ khiếm-nhă thế nào đó đối với một số người địa-phương, nên nhà-sư trẻ tuổi kia mới đến dùng tiếng Anh căi-vă với ông-ta; cuối cùng, viên đại-tá Trưởng Phái-Đoàn Ba-Lan phải trở vào xe giục tài-xế lái chạy để khỏi bị nhà-sư tấn-công; nhưng nhà-sư ấy vẫn rượt đuổi theo, dùng tay và răng xé nát lá cờ Ủy-Hội Quốc-Tế (ICCS) cắm trước đầu xe.

Nhân-viên của tôi là nhân-viên ch́m, không có quyền-hạn can-thiệp vào những việc đó.

T́m hiểu, chúng tôi được biết tên thật của nhà-sư kia là Nguyễn Văn Đồng.  Anh-ta tuy c̣n trẻ tuổi nhưng có tư-tưởng cấp-tiến về nhiều vấn-đề đương-thời.

 

Chúng tôi tin rằng trong vụ đụng-chạm với nhà sư trẻ tuổi ở Chùa Non-Nước, phần lỗi về phía Đại-Tá Konelsko.

 

Ông-ta đă từng kiếm cách gây sự với Chính-Quyền địa-phương.

Vụ từ-khước treo quốc-kỳ Việt-Nam Cộng-Ḥa vào ngày quốc-khánh của ta (xem bài “Ngày Quốc Khánh 1-11-1973”) được xem là thái-độ khẳng-định lập-trường chính-trị của cả hai đảng cộng-sản Ba-Lan và Hung Gia Lợi, bất-chấp lễ-tục ngoại-giao.

 

Konelsko cũng trực-tiếp chọc ghẹo chúng tôi.

Có một lần ông-ta đi bộ dạo phố; trên đường Nguyễn Thị Giang, ông-ta nhét vào hộp thư Bưu-Điện dọc đường một b́ thư, dăm phút trước giờ Bưu-Tín-Viên đến lấy thư mang về Bưu-Cục.  Nhân-viên giám-thị báo-cáo là sau đó ông-ta đă đến đứng nấp sau một góc đường quan-sát xem thử mật-viên mà ông-ta tin là đă theo dơi, có thấy ông-ta bỏ b́ thư vào có đến hỏi thăm về b́ thư kia hay không.

 

MỘT lần kia, Konelsko đi dạo phố chơi.  Ông-ta đă bị kẻ gian rút mất cái bóp.  Sau đó, ông-ta tiết-lộ với cô Lan là sẽ nêu vụ này ra trước phiên họp chung với Phái-Đoàn Việt-Nam Cộng-Ḥa trong Ban Liên-Hợp Quân-Sự (lư-thuyết là 2-Bên, nhưng thực-tế chỉ là 1-Bên, v́ Việt-Cộng không đưa đại-diện đến làm việc trong Ban này).

 

NGUYỄN-THỊ-LAN là một thiếu-nữ đẹp, kư-sự tại khách-sạn “Hồng Kông” do Hăng Thầu thuê riêng cho hai Phái-Đoàn cộng-sản ở, phụ-trách tiếp-nhận để đáp-ứng các nhu-cầu của khách trọ liên-quan đến các vấn-đề chỗ ở, đồ ăn, thức uống, vệ-sinh, giặt+ủi, xe-cộ, tài-xế, thư-từ, khách-khứa, v.v...  Nói tiếng Anh giỏi, kiến-thức khá, thông-minh, lanh-lợi, thùy-mị, duyên-dáng, bặt-thiệp, tháo-vát, cô Lan được mọi thành-viên của cả hai Phái-Đoàn nói trên mến chuộng.  Nhưng, lẽ thường-t́nh, đă có các Trưởng Phái-Đoàn là sĩ-quan cao-cấp, lại có các thông-dịch-viên là thành-viên quan-trọng, v́ luôn luôn gần-gũi với thượng-cấp cũng như các giới-chức cao-cấp đại-diện các quốc-gia hoặc tổ-chức khác nên các thành-viên khác chỉ tiếp-xúc/nhờ-vă Lan trong những việc b́nh-thường mà thôi; c̣n chuyện tâm-t́nh nam-nữ th́ hiển-nhiên chỉ dành cho các Trưởng Phái-Đoàn và các thông-dịch-viên vốn hay lợi-dụng cơ-hội để chiếm nhiều th́-giờ tṛ-chuyện làm thân với Lan hơn.

 


Thông-Dịch-Viên của Phái-Đoàn Ba-Lan lúc đó là Interski.  Anh-ta là một thanh-niên đẹp trai, tất-nhiên nói giỏi tiếng Anh, giao-tiếp rộng, hiểu biết nhiều, hào-hoa phong-nhă.  Những lúc làm việc th́ anh-ta mặc quân-phục với cấp-bậc trung-úy; nhưng tin-tức điệp-báo cho biết anh-ta là một cán-bộ t́nh-báo xuất-sắc, được KGB của Liên Xô đào-tạo.  Tôi tin điều đó là đúng sự thật, nhưng rất ngạc-nhiên v́ chính anh-ta... đă phạm rất nhiều sơ-hở.  Trên thị-trường Đà-Nẵng có nhiều loại hàng tơ lụa rất đẹp, rất tốt, của các nước tư-bản nhập vào; kỹ-thuật may-đo của người Việt-Nam rất cao, và tiền công tương-đối rẻ.  Interski đă ra phố đặt may khá nhiều áo quần hợp thời-trang; và may cả quân-phục bằng hàng Tây-Phương, màu thổ-huỳnh, màu ô-liu, và cả màu trắng nữa.  Dân-chúng địa-phương hầu như không để ư ǵ, v́ họ xem chung mọi người ngoại-quốc đều là ngoại-nhân, ăn mặc thế nào là việc riêng của quân-đội quốc-gia liên-hệ; song cấp chỉ-huy trực-tiếp là Đại-Tá Konelsko th́ mặc-nhiên chấp-thuận hay là chịu đựng cho thông-dịch-viên của Phái-Đoàn ḿnh lần này th́ mặc đồ Bộ-Binh, lần sau th́ khoác áo Hải-Quân, và lần sau nữa th́ đội lốt Không-Quân!

 

Trong pḥng-khách khách-sạn “Hồng Kông”, tối nào các Trưởng Phái-Đoàn và Sĩ-Quan Điều-Hành cùng thông-dịch-viên của cả hai Phái-Đoàn cũng chiếm mấy cái ghế bên quầy rượu ở chỗ gần cô Lan nhất, ngoại-trừ những khi có người nào bận việc ǵ khác th́ mới vắng mặt.  Và thường thường th́ về khuya chỉ c̣n lại một người, khi th́ người này, khi th́ người kia, rỉ-rả chuyện-tṛ với cô Lan.  Đó là lúc mà Lan có thể hỏi ḍ gần xa những điều mà tôi muốn biết, đồng-thời thổ-lộ những điều mà tôi muốn cho họ biết.  Tôi muốn t́m hiểu và điều-khiển ư-nghĩ và t́nh-cảm của họ.

 

SAU khi được Lan báo-cáo rằng Konelsko có ư-định bêu xấu Chính-Quyền Việt-Nam Cộng-Ḥa đă để xảy ra vụ móc túi giữa ban ngày trong thành-phố, tôi liền phản-công ngay.  Tôi nhờ Biệt-Đội H́nh-Cảnh thuộc Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Thị-Xă Đà-Nẵng truy-tầm và bộ-phận này đă thu-hồi lại được và giao cho tôi cái bóp của ông-ta.  Tôi liền cho nhân-viên viết một bức thư bằng chữ Anh, bỏ vào phong b́, đề gửi cho Ông Konelsko.  Cái bóp và bức thư ấy được giao cho Lan cùng với chỉ-thị thi-hành.

 


Khi Konelsko đi chơi về th́ Lan đưa riêng cho ông-ta cái bóp và bức thư; Lan nói là của một người đem đến, dặn đưa riêng cho Ô. Konelsko.  Ông-ta vội-vă nhét cái bóp vào túi quần và bức thư vào túi áo, rồi đi nhanh lên buồng ngủ; chắc-chắn là để kiểm-soát lại bên trong cái bóp và đọc bức thư.

 

Kính gửi Ông Konelsko,

 

Tôi gửi trả lại Ông cái bóp và tất cả những ǵ vốn có trong đó của Ông.

Đừng hỏi tôi là ai, lấy cái bóp của Ông ở đâu, lúc nào, cách nào, và để làm ǵ.  V́ nếu trả lời rằng tôi là kẻ móc túi, móc lấy cái bóp ở người có bóp, vào lúc người ấy th́ không cảnh-giác mà tôi th́ cũng run-sợ, để có chút tiền dùng tạm cho bản-thân..., thế th́: trên mặt đất này hiện có những kẻ cấu-kết với nhau thành một đảng lớn, dùng vũ-lực và bạo-lực công-khai chiếm-đoạt hết tài-sản của toàn-dân toàn-quốc, c̣n ngang-nhiên bóc-lộc sức lao-động và trắng-trợn tước-đoạt hết tự-do, nhân-phẩm và quyền làm người của mọi người, để xây-dựng một chủ-nghĩa không-tưởng, trong đó Ông là một thủ-phạm đồng-thời cũng là một nạn-nhân (v́ Ba Lan cũng là nạn-nhân của Nga-Xô) th́, giữa tên móc túi hèn-mọn và lũ đạo-tặc ngạo-mạn, Ông kết tội ai?

Nhưng thôi, tôi không triết-lư rẻ tiền.

Ông chỉ cần tự hỏi:

Nếu cấp-trên và cơ-quan t́nh-báo của Ông biết được vụ này, th́ Ông sẽ phải trả lời thế nào, v́ đă để cho ít nhất là một số giấy-tờ cá-nhân trong cái bóp ấy lọt vào tay người ngoài, và biết đâu người-ta sẽ không nghi-ngờ là Ông giả-vờ sơ-ư để bị móc túi, một cách để gián-điệp địch đóng vai kẻ móc túi mà tiếp-nhận những ǵ của Ông cố ư trao cho...

 

TỐI ấy, Konelsko xuống pḥng-khách muộn.  Hẳn-nhiên ông-ta đă suy-nghĩ nhiều về nội-dung bức thư.  Vấn-đề không phải là Cảnh-Sát Việt-Nam Cộng-Ḥa, mà là thông-dịch-viên dưới quyền của ông-ta.


        Và thế là Konelsko không c̣n tinh-thần nào để đ̣i phàn-nàn Việt-Nam Cộng-Ḥa về nạn móc túi giữa đường.

 

TÔI mới móc nối được các nhân-viên của Hăng Thầu sau ngày tôi đến Vùng I (26-9-1973), nhưng họ đă làm việc ở khách-sạn “Hồng Kông”, nghĩa là đă tiếp-xúc với các thành-viên Ba-Lan và Hung-Gia-Lợi, từ sau Hiệp-Định Paris (27-1-1973), tám tháng trước rồi.  Thời-gian ấy hẳn đă đủ cho Đại-Tá Konelsko, là Trưởng Phái-Đoàn Ba-Lan, Đại-Tá Guy Nagy, là Trưởng Phái-Đoàn Hung-Gia-Lợi, và thông-dịch-viên Interski của Ba-Lan, có thể bạo-dạn để tỏ t́nh với cô Lan.  Đối với các vũ-nữ, chiêu-đăi-viên pḥng trà, chỉ cần một chầu nhảy, một chầu uống, đôi khi chỉ cần một người trung-gian giới-thiệu, là ai cũng có thể có được một người bạn dục-t́nh chốc-lát hoặc qua đêm.  Nhưng đối với cô Lan, một mẫu người đoan-trang thanh-khiết, các cây si ngoại-quốc ấy không thể nào mời được Lan đi chơi; dù liều-lĩnh lắm cũng không thể nào cầm được bàn tay của cô-ta.  Càng gặp khó-khăn, t́nh-cảm của họ càng tha-thiết; họ làm đủ cách để chinh-phục trái tim của Lan, kể cả nói hết từ chuyện cá-nhân, chuyện gia-đ́nh, đến chuyện xă-hội, chuyện chế-độ.  

Tôi th́ chỉ cần có thế.  Những vụ Nga-Xô đem quân qua Vác-Xô-Vi, Buy-Đa-Pét, từ thập-niên 1950, tước-đoạt chủ-quyền của Ba-Lan, Hung-Gia-Lợi, được Lan nêu ra như là một thắc-mắc của người ngoài cuộc; bên ngoài là để được nghe ư-kiến của người trong cuộc xem thử có ǵ khác với dư-luận Tây-Phương hay không; nhưng bên trong là để khơi dậy tinh-thần dân-tộc, ḷng ái-quốc ở những con người vốn luôn luôn nói đến nghĩa-vụ và quyền-lợi của người dân, và không quên tự cho ḿnh là thành-phần tiên-tiến.  Khi t́m hiểu đời sống bên trong bức màn sắt, Lan đă nhắc-nhở xa gần đến cảnh ngược lại trên phần đất tự-do của thế-giới ngày nay.


Trước người đẹp, các người đàn-ông đều muốn tỏ ra là ḿnh nổi bật hơn người khác về mặt này hay mặt kia.  Lan đă lợi-dụng nhược-điểm ấy để tạo nên một không-khí căng-thẳng giữa Konelsko và Inteski.

Viên đại-tá th́ đă có lần nói thẳng với Lan: “Nó ở dưới quyền của tôi, tôi có thể tống-khứ nó đi nơi khác bất-cứ lúc nào!”

C̣n viên thông-dịch th́ cũng đă có lần hé lộ với Lan: “Tôi chẳng sợ ǵ ông- ta; ông-ta không làm ǵ tôi được đâu, mà trái lại là đằng khác!”

 

KONELSKO dặn Lan đừng nói với ai về việc ông-ta bị mất cái bóp.  Ông-ta nói rằng đă được trả lại rồi th́ xem như không hề bị mất.  Ngần-ngại một lát, ông-ta hỏi: “Lúc cái bóp và bức thư được đưa đến, có ai thấy không?”

Cô Lan biết rơ là ông-ta rất sợ bị Interski trông thấy; nếu thấy, anh này sẽ hỏi và sẽ biết, và sẽ đặt vấn-đề y như “tên móc túi” đă viết trong bức thư.

Lan giả vờ cố nhớ lại, rồi đáp: “Không.”

Konelsko có thể nghĩ là Lan giấu ḿnh; nhưng ông-ta cũng có thể nghĩ là cô-ta nói thật, song vẫn có thể là cô-ta sẽ kể lại cho viên thông-dịch nghe.

Như thế th́ ông-ta càng cần phải mua chuộc cảm-t́nh của cô-ta hơn.

Nhờ đó, Lan củng-cố thêm cái lợi-thế của ḿnh.

 

TÔI cho báo tin cho Lan biết về vụ lá cờ Ủy-Hội Quốc-Tế bị xé ở Chùa Non-Nước, và chỉ-đạo cách hành-động cho Lan.


Khi Đại-Tá Konelsko trở về khách-sạn th́ lá cờ rách không c̣n.  Chắc hẳn ông-ta đă cho ngừng xe dọc đường mà lấy giấu đi rồi.  Cờ th́ c̣n nhiều trong tủ, cũng như quốc-kỳ hai nước, băng đeo tay áo: cần th́ lấy dùng, không ai để ư.  Cuối tuần, cũng như ngoài giờ làm việc, ai muốn đi đâu th́ đi; và lần này th́ viên đại-tá chỉ đi một ḿnh nên không có thành-viên nào khác chứng-kiến việc xảy ra.  Nhưng ông-ta vẫn sợ viên tài-xế kể lại rồi đến tai viên thông-ngôn.  Ông-ta không tiện dặn-ḍ ǵ viên tài-xế, v́ ông-ta không muốn tỏ lộ là ḿnh lo-ngại về việc xảy ra; hơn nữa, tài-xế là của Hăng Thầu phái đến, ông-ta không có quyền ǵ đối với người ấy, khi mà người ấy không phạm lỗi ǵ.

 

TỐI đó, cô Lan phải khơi chuyện trước, v́ Konelsko tưởng là cô-ta không biết nên không đả-động ǵ.  Khi Lan hỏi về chuyện ǵ đă xảy ra, th́ ông-ta hỏi lại là cô-ta đă nghe những ǵ.  Thế là Lan tha-hồ bịa chuyện.  Theo lời Lan kể th́ người hàng-xóm làm nghề chở thồ xe Honda-2-bánh t́nh-cờ có mặt tại chỗ và đă nghe thấy đầu đuôi mọi sự:  

Lúc đầu, viên đại-tá Ba-Lan hỏi những người làm nghề linh-tinh quanh băi đậu xe: sao không lập thành Nông-Hội, đ̣i hỏi nhà-nước cấp đất v́ đất bỏ hoang c̣n nhiều để trồng-trọt, chăn nuôi, sản-xuất.  Có người trả lời là muốn làm nông th́ phải ở vùng ngoại-ô; mà ở vùng vắng th́ bị Việt-Cộng cưỡng-thu sản-phẩm, bắt đi tải đạn, đào đường chôn ḿn, đời sống bất-an.  Ông-ta lại hỏi những người chở thồ xe Honda sao không lập thành Công-Đoàn, phân-định phiên chuyến đón khách, đảm-bảo quyền-lợi công-bằng.  Có người trả lời rằng đây là nghề tự-do, ai cần nhiều tiền th́ chở nhiều chuyến, ai muốn nghỉ-ngơi th́ dù được trả nhiều tiền cũng không nhận lời; vả lại, hành-khách gặp đâu đón đó, đâu cần đến bến.  Ông-ta liền chê là xă-hội này vô-tổ-chức, con người ở đây vô-kỷ-luật.  Do đó, nhà-sư trẻ tuổi mới lên tiếng can-thiệp.  Vị tu-sĩ nói:  “Tổ-chức và kỷ-luật là để tạo nên trật-tự hài-ḥa trong đó con người có tự-do và hạnh-phúc, chứ không phải để thủ-tiêu tự-do và tước-đoạt hạnh-phúc của con người như trong xă-hội cộng-sản.  Người cộng-sản như các ông th́ làm sao mà hiểu được cái quy-củ đa-nguyên của cuộc đời.  Chính những lề-lối tưởng như vô-trật-tự đó chính nó mới là trật-tự nhân-bản và trường-cửu.”


Người cộng-sản Konelsko lâu nay chỉ học lư-thuyết Mác+Lê một chiều, hôm nay mới nghe những tư-tưởng lạ, chưa biết đối đáp ra sao, th́ nhà-sư trẻ tuổi đă dồn-dập chất-vấn:  “Các ông là Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát Đ́nh-Chiến, tại sao Việt-Cộng pháo-kích vào khu dân-cư, đặt chất nổ giết hại đàn-bà và trẻ-con vô-tội, các ông đă đến tận nơi, đă thấy tận mắt, mà các ông không lên án, không cảnh-cáo, cũng không chịu kư tên vào biên-bản ghi-nhận sự-kiện, mặc dù các thành-viên Ba-Tư và Nam-Dương đă kư?”  Viên đại-tá Ba-Lan đáp lại:  “Chúng tôi có đường-lối chính-sách của chúng tôi, mọi người làm việc trong tinh-thần kỷ-luật, theo hướng chỉ-đạo của tổ-chức...”  Người thanh-niên trong lớp áo tu-hành giận dữ thét lên:  “Thế nghĩa là các ông không cần kiểm-soát, giám-sát ǵ cả!  Đầu óc của các ông đầy định-kiến, và việc làm của các ông đă được tiền-chế: bất-cứ việc ǵ xảy ra cũng là do lỗi của phía Quốc-Gia; bao giờ Việt-Cộng cũng đúng!  Vậy th́ sự hiện-diện của các ông ở đây là thừa: các ông hăy cút ra khỏi đất nước này đi!”  Đại-Tá Konelsko dịu giọng, đưa hai bàn tay ra trước, ra vẻ khẩn-cầu người đối-diện hăy b́nh-tĩnh:  “Tôi rất thông-cảm nỗi ḷng của ông, nhưng hiện nay tôi không thể làm ǵ khác được...”  Nghe thế, nhà sư trẻ tuổi...

 

Ngang đây, viên đại-tá Ba-Lan không chịu nổi nữa, nhăn mặt, lắc đầu, cắt lời cô Lan:  “Không đúng sự thật! Tôi không nói thế!”  Lan cũng đưa tay chận lại:  “Nhưng người-ta kể lại với nhau như thế!”

Cả hai nh́n nhau: Konelsko th́ vừa tức-bực, vừa lo-lắng, Lan th́ làm như thành-thật chia sớt nỗi ưu-phiền của ông-ta.

 

Im-lặng một lát rồi viên đại-tá đành phải nói ra điều mà ông-ta bận-tâm:  “Interski đă biết ǵ về chuyện này chưa?”  Cô Lan chưa nghe gă thông-dịch-viên ấy nói ǵ, nhưng chụp dịp may để thực-hiện mục-đích của ḿnh:  “Anh ấy có hỏi tôi xem đại-tá đi đâu, làm ǵ, có ǵ đặc-biệt không?”

Konelsko cố gắng đè-nén nhịp thở:

  Rồi cô nói sao?

  Tôi nói là đại-tá đi chơi như mọi lần, không có ǵ khác lạ cả.


Viên Trưởng Phái-Đoàn Ba-Lan thở ra một hơi dài nhẹ nhơm.  Ông-ta quên mất thái-độ giữ ư của cô Lan, đặt tay lên tay cô-ta biểu-lộ ḷng cám ơn; nhưng Lan đă rút tay lại.  Cô-ta đă nắm được cái thế chủ-động cần-thiết, nên phát-biểu thẳng thừng:

Cấp-dưới mà ḍ xét cấp-trên; làm lớn mà vẫn bị nghi-ngờ!

 

Sau đó là lần lần một số tin-tức quan-trọng về nội-t́nh Đảng, Nhà-Nước, và Quân-Đội Ba-Lan, kể cả mối quan-hệ giữa Ba-Lan với Nga-Xô và các nước cộng-sản khác, Liên-Minh Quân-Sự Vác-Xô-Vi, đă được cô Lan thu-thập trực-tiếp từ miệng của Konelsko cũng như Interski.

 

NHỮNG tin-tức t́nh-báo ấy không có giá-trị khai-dụng đối với Việt-Nam Cộng-Ḥa, nhưng rất hữu-ích đối với Người Bạn Đồng-Minh của tôi.  

 

Để có thể đi sâu và tiến xa hơn, tôi gợi ư cô Lan giả-vờ chấp-nhận làm bạn tâm-t́nh với Đại-Tá Konelsko.


Tôi thấy rơ cô-ta đă rán tự-chế-ngự để vẫn giữ lễ-phép từ-khước ư-kiến của tôi.  Bạn tâm-t́nh không phải là bạn dục-t́nh.  Nhưng theo lối sống châu Âu của viên đại-tá Ba-Lan, dù là cộng-sản, th́ ông-ta cần có một bạn gái; để chia-sẻ tâm-t́nh th́ một phần, mà để trao-đổi dục-t́nh th́ toàn-phần.  Điều mong ước của ông-ta là có được một bạn gái dành riêng cho ḿnh, có nhan-sắc nổi bật, và có xuất-xứ lương-hảo, để có thể hănh-diện với mọi người xung quanh.  Ngược lại, trong bối-cảnh xă-hội Miền Nam Việt-Nam đương-thời, tuy có một số bị ảnh-hưởng của văn-hóa Âu Tây, nhưng phần lớn vẫn c̣n thấm-nhuần luân-lư Á-Đông, cô Lan không thể có một cử-chỉ nào thân-thiết hơn đối với người đàn-ông con-trai nào, nhất là người nước ngoài ngoại-trừ trường-hợp cô-ta thật-sự yêu.  Ít nhất th́ cũng có vài ba nhân-viên người Việt-Nam làm việc trong khách-sạn; nhất-cử nhất-động đều bị ḍm ngó, dùng làm đề-tài kháo miệng với nhau, người con-gái khó kiếm được chồng đường-hoàng trong tương-lai.

Tôi quư mến tính-t́nh đứng-đắn của Lan, và tôn-trọng quyết-định của cô-ta trong vấn-đề này.  Tôi bằng ḷng giới-hạn sự giao-tiếp của cô-ta trong chừng-mực ấy mà thôi, mặc dù như thế th́ công-tác khó thể tiến xa hơn.

 

NHƯNG đối với Konelsko th́ tôi vẫn đẩy ông-ta đi xa hơn.  Ông-ta phải ly-khai và chống lại Đảng Cộng-Sản Ba-Lan, Khối Cộng-Sản Quốc-Tế.  Không phải bằng cách công-khai xin tị-nạn chính-trị, tức là hồi-chánh, mà là bí-mật tiếp tay với Thế-Giới Tự-Do từ trong ḷng kẻ thù.  Ḷng tự-ái dân-tộc là yếu-tố tinh-thần.  Phương-tiện sống là yếu-tố vật-chất.  Có thêm t́nh-cảm cá-nhân nữa là đủ.  

Để đánh dấu chặng đường cô Lan đă đi được, sáng hôm sau cô-ta gọi điện-thoại đến trụ-sở Ủy-Hội Quốc-Tế hỏi ư-kiến viên đại-tá Ba-Lan xem ông-ta có cần sửa-chữa ǵ hệ-thống điện+nước trong buồng riêng không, v́ có thợ đến làm việc.  Đó là một ngụy-thức do chính Konelsko đặt ra, để cô Lan cho ông-ta biết gấp những ǵ liên-quan đến ông-ta.  Lát sau, Konelsko trở về khách-sạn một ḿnh.  Lan nói:  “Có một kư-giả Việt-Nam đến xin gặp riêng để phỏng-vấn đại-tá về vụ lá cờ chiều qua.”  Konelsko sửng-sốt, không kịp nhận ra là từ trước đến nay chưa hề có một kư-giả Việt-Nam nào t́m gặp Ba-Lan và Hung-Gia-Lợi cả.  Ông ta vội-vàng xua tay:  “Không được đâu! Cô nói giùm là tôi rất bận; tôi sắp phải bay đi nhiều nơi trong nhiều ngày.”

Cô Lan rót một ly rượu để lên mặt quầy, nói  “Tôi mời ông” rồi ra dấu cho viên đại-tá Ba-Lan chồm đến gần, nói nhỏ:  “Tôi có thể giúp ông, v́ ở đây chỉ có một kư-giả ấy mà thôi, và tôi có quen anh-ta.”

Vâng, cô giúp tôi.


Nếu không th́ dư-luận sẽ bàn-tán ồn-ào, đến tai cơ-quan t́nh-báo và cấp-trên của ông: ông sẽ bị quy chụp nhiều khuyết-điểm.  Ông là một nhân-vật quan-trọng, đại-diện Cộng-Sản Quốc-Tế, mà khi đối-đáp với một phần-tử “phản-động” tầm-thường đă không vận-dụng được lư-thuyết Mác+Lê để đánh bại tư-tưởng thù-nghịch, lại c̣n phát-biểu là rất thông-cảm với tâm-trạng của kẻ chống ḿnh...

Konelsko phác một cử-chỉ:  “Nhưng...”

 

Nhưng Lan đă vội cắt lời:  “Vâng, tôi biết, tôi biết là đại-tá sẽ nói là đại-tá không hề có những lời-lẽ như thế.  Tuy nhiên, có ai bênh-vực đại-tá đâu?  Ở đây ai cũng tin là Đại-Tá Konelsko đă sống thành-thật với ḿnh...”

 

Cô Lan đặt tay lên bàn tay của viên Trưởng Phái-Đoàn Ba-Lan, làm ông-ta mất tự-chủ.

 

Cô-ta nói tiếp:  “Tôi hiểu trong thâm-tâm đại-tá cũng muốn nói như thế, c̣n muốn nói nhiều hơn thế nữa.  Cuộc đời của đại-tá đâu phải chỉ quanh-quẩn trong chừng đó khuôn khổ.  Những trói buộc khắt-khe nhân-danh tập-thể thực ra đâu có hủy-diệt được ư-hướng tự-do trong tiềm-thức và cả ư-thức của mỗi một con người.  Ông hăy nói, ông hăy khẳng-định với tôi đi, ông có phải là một con người yêu Tự-Do, quư Tự-Do, hay không?”

Konelsko gật đầu.

 

Lan chộp lấy:  “Đấy, ông gật đầu, ông xác-nhận.  Có thế chứ.  Tôi rất kính trọng những người biết trọng Tự-Do như ông.  Đó là lư-do tại sao tôi không thích Interski:  anh-ta mù-quáng, bị lợi-dụng làm công-cụ cho một thiểu-số để ḱm-kẹp đồng-bào của ḿnh.  Nhưng, nghĩ cho cùng th́ ở trên Cấp Trên trung-ương của anh-ta c̣n có cả một hệ-thống siêu-quyền-lực quốc-tế, nghe nói là KGB ǵ đó, phải không Đại-Tá Konelsko?”

Konelsko đáp:

Vâng, KGB là cơ-quan t́nh-báo của Liên-Xô.

 

Cô Lan mời:  “Đại-tá uống thêm một ly nữa?”  Viên đại-tá Ba-Lan từ-chối:  “Không, tôi đang trong giờ làm việc.”

Lan tiếp:

Ông có nghĩ rằng sẽ có một ngày t́nh-h́nh sẽ tốt-đẹp hơn không?

Konelsko đáp:

Có chứ!

Lan nh́n thẳng vào mắt ông-ta, nói khích:  “Nghĩ như thế là một việc, mà có góp phần vào việc thay đổi như thế hay không lại là một việc khác!”

Viên Trưởng Phái-Đoàn Ba-Lan nghiêm mặt:  “Cô đánh giá tôi như thế nào?”

Cô nữ-thư-kư khách-sạn vội bóp mạnh trên mu bàn tay ông-ta:  “Thế là đủ!”

 

Chưa bao giờ ông-ta thấy được một nụ cười rạng-rỡ như hôm nay, một nụ cười đơm trên môi mà c̣n tỏa ra trên mắt và nở khắp trên khuôn mặt duyên-dáng của Lan.

Cô-ta đưa tay xuống dưới mặt quầy, bấm tắt cái máy thu-phát-thanh tí-hon.

Bên ngoài chúng tôi đă thu đầy-đủ các lời đối-thoại vừa rồi.

 

TRONG lúc đó, tôi đi với Đại-Úy Trần Văn Phú, Phó Chỉ-Huy Liên-Đội Thám-Sát Đặc-Biệt thuộc quyền tôi, đến bệnh-viện Tây Đức, giả-vờ xin khám bệnh để quan-sát và chấm trước vài cô trong số các nữ-y-tá Cộng-Ḥa Liên-Bang Đức, mà Phú một tay bay-bướm đă quen biết và giới-thiệu với tôi.

Các cô này có đặc điểm là dễ-dàng thỏa-măn dục-t́nh của người bạn trai; do đó, tuy giúp giải-quyết nhu-cầu sinh-lư tạm-thời cho Konelsko, song không có đủ sức nặng trong chiều sâu tâm-t́nh cá-nhân. 

Tuy nhiên, họ có ưu-điểm là người ở nước láng-giềng, nếu cần th́ dễ thông-tin liên-lạc với nhau hơn.  Họ sẽ là những viên đá lót đường trong lúc chờ-đợi tôi t́m một Lan-thứ-hai cho Konelsko.

 

TRONG số những con mồi mà tôi đích-thân chấm-định, tôi đă lựa chọn cô Angela.

 

        Là một thiếu-nữ Việt-Nam lai Ấn, có quốc-tịch Pháp, nhân-viên của Hăng Hàng-Không “Air America” ở phi-trường Nha-Trang, Angela có sắc đẹp mặn-mà, có phong-thái Tây-Phương, có sức thu-hút đàn-ông ngay phút gặp mặt đầu tiên, đă từng giúp tôi thời-gian tôi c̣n điều-khiển Đặc-Cảnh tại Vùng II phụ phần nghe-ngóng quan-sát, để phá vỡ trọn ổ một tổ-chức bí-mật của quân-đội Phi-Luật-Tân buôn lậu súng Mỹ tồn-kho tại Nha-Trang.

Tôi tổ-chức cho Angela được thuyên-chuyển từ Nha-Trang ra, đến khách-sạn “Hồng Kông” làm thư-kư phụ cho cô Lan, và chuyển-giao hoàn-toàn điệp-vụ này cho Người Bạn Đồng-Minh...

 

 

MỘT thời-gian sau, Konelsko ra tay trừ-khử Interski.

Viên thông-dịch bị trả về nước.

C̣n viên đại-tá th́ sau đó được thuyên-chuyển vào Saigon; cô Angela cũng được Hăng Thầu điều-động đi theo.

*

CUỐI năm 1974, Người Bạn Đồng-Minh cho tôi biết là Đại-Tá Konelsko măn-hạn công-tác tại “chiến-trường Việt-Nam” đă về Ba-Lan và đă được thăng lên cấp tướng.

Một tháng trước ngày thất-thủ tiền-đồn Đà-Nẵng của Việt-Nam Cộng-Ḥa (29-3-1975), Người Bạn Đồng-Minh đăi tiệc cơ-quan Đặc-Cảnh Vùng I, để mừng một số thắng-lợi khác của chúng tôi. 

 

Trong lúc dự tiệc, Đại-Tá Ferguson, viên-chức liên-lạc thường-nhật với tôi, đă ghé tai tôi nói nhỏ:

Chúng ta đă thực-hiện được đường dây liên-lạc với Konelsko tại Vác-Xô-Vi rồi.

 

LÊ XUÂN NHUẬN