SINH-VIÊN HOÀNG KIM KHÁNH

 

 

            Hoàng Kim Khánh là sinh-viên trường đại-học Luật-Khoa thuộc Viện Đại-Học Huế.  Anh-ta là phần-tử có lư-lịch tốt: không có quyến-thuộc là cộng-sản mà chỉ có thân-nhân tham-gia chính-quyền Quốc-Gia; bản-thân anh-ta cũng chưa hề làm ǵ về phương-diện chính-trị cũng như h́nh-sự đáng để cơ-quan an-ninh lưu-tâm.  Thế mà bây giờ anh-ta bị Ngành Đặc-Cảnh điều-tra.

            Trong thực-tế, không có vấn-đề Chính-Quyền ḍ xét hành-tung của sinh-viên, ngoại-trừ trường-hợp cá-nhân nào có hành-vi bất-hợp-pháp, tỷ như trộm cướp, buôn bán cần-sa ma-túy, trốn quân-nhiệm, v.v...  và, lẽ tất-nhiên, dính-líu tới tổ-chức hay hoạt-động của giặc thù.  Khánh thuộc loại sau cùng.

            Thành-phố Huế, cố-đô của Việt-Nam, và thủ-phủ của Miền Trung, sau bao nhiêu biến-cố và biến-thiên, vẫn c̣n sôi-sục những chống-đối, tranh-chấp, v́ bất-măn, tị-hiềm; và cộng-sản bao giờ cũng là kẻ thừa nước đục thả câu.

            Tổng-Hội Sinh-Viên Huế liên-tiếp qua chục năm nay làm cái công việc gọi là “tranh-đấu chống chính-quyền”, trong một hoàn-cảnh thuận-lợi vô cùng.  Chính-quyền gọi họ là tương-lai của dân-tộc, là rường-cột của quốc-gia.  Họ là những người tự-hào có học, ít nhất th́ cũng cao hơn trung-học; nếu vào quân-ngũ th́ cầm chắc cấp-bậc sĩ-quan trong tay; và khi học xong th́ họ sẽ là trí-thức, một giới được mọi người kính-trọng nể-v́.  Họ được gia-đ́nh nuôi ăn, có người được hưởng học-bổng, để tiếp-tục học-hành.  Và họ sử-dụng trường-ốc cùng các tiện-nghi có sẵn trong trụ-sở Viện Đại-Học của chính-quyền để chống lại chính-quyền.

            Viện Đại-Học Huế, hay nói đúng hơn là Tổng-Hội Sinh-Viên Huế, một tổ-chức mà chính-quyền cần có nhưng không kiểm-soát được, đă đào-tạo ra một số “lănh-tụ sinh-viên tranh-đấu” được một số đông sinh-viên bầu vào các Ban Đại-Diện của tập-thể ḿnh, và được hầu hết báo-chí, phương-tiện truyền-thông nằm trong tay tư-nhân hậu-thuẫn hết ḿnh.

            Lâu nay họ chỉ hội họp, hội-thảo, lập kiến-nghị, đưa yêu-sách, chống đối điều này, đ̣i-hỏi điều kia; cao lắm là treo biểu-ngữ, dán bích-chương trước cổng trường và trên đường phố, chiếm-cứ giảng-đường làm nơi cố-thủ, họp báo, tuyệt-thực, tố-cáo tham-nhũng, phản đối bắt-bớ, tẩy-chay Chương-Tŕnh Huấn-Luyện Quân-Sự Học-Đường, kêu gọi thả tù chính-trị, hô-hào chấm dứt chiến-tranh, v.v...  Sau Hiệp-Định Paris, một số “lănh-tụ sinh-viên Huế” tương-đối có tên-tuổi đă rời môi-trường đại-học, v́ lư-do này hay lư-do kia; số c̣n lại tuy vẫn có thể nuôi-dưỡng phong-trào, nhưng dân-chúng và ngay cả đa-số sinh-viên bạn cũng đă ư-thức được vấn-đề bị cộng-sản lồng người vào, giật dây, hoặc lợi-dụng, nhất là sau vụ Huỳnh Tấn Mẫm của Tổng-Hội Sinh-Viên Saigon bị Đặc-Cảnh trưng-dẫn bằng-chứng tố-cáo y là cơ-sở hoạt-động cho Việt-Cộng, nên các “lănh-tụ” tay sai của địch tự cảm thấy bị hạn-chế cả trong phạm-vi địa-bàn sách-động lẫn trong nội-dung các đề-tài nêu lên.  Họ bèn t́m cách để thoát ra khỏi ngơ bí; và khi có một sáng-kiến tuy bên trong ấn-giấu âm-mưu xảo-quyệt nhưng bên ngoài lộ vẻ chính-đáng vô-tư th́ hầu như số đông liền chấp-nhận dễ-dàng.

            Chỉ là một sự trùng-hợp ngẫu-nhiên, song “vụ sinh-viên Hoàng Kim Khánh” xảy ra vào thời-gian tôi mới đến Vùng I, từ cuối 1973, đă có ư-nghĩa như là một thách-đố đối với riêng tôi.

            Một chiến-dịch rỉ tai đă được tung ra rằng tập-thể sinh-viên nên chọn bầu một cá-nhân không có thân-nhân dù gần dù xa là người ở phía cộng-sản, làm người đại-diện cho ḿnh, để phía Quốc-Gia không có lư-do mà nghi-ngờ là dễ bị cộng-sản móc-nối hoặc thiên về bên kia.  Khánh được nhiều sinh-viên đă có thành-tích “tranh-đấu” của Khoa ḿnh cũng như các Khoa khác nhiệt-liệt ủng-hộ.  Do đó, khi Khánh được giới-thiệu ứng-cử vào vai tṛ Chủ-Tịch Ban Đại-Diện trường Luật th́ anh-ta chiếm được đa-số tuyệt-đối phiếu của Khoa ḿnh.  Liên-tiếp nhiều lần hội-họp trong nội-bộ Khoa cũng như trong hội-đồng Tổng-Hội, Khánh phát-biểu mạnh-dạn, được các sinh-viên có tiếng-nói ảnh-hưởng gợi ư là anh-ta xứng-đáng được đắc-cử, trong nhiệm-kỳ sắp tới, vào cương-vị Chủ-Tịch Tổng-Hội bao trùm mọi Khoa.

            Đùng một cái, Khánh mất tích.  Cứ theo những quyết-nghị, kiến-nghị, kháng-thư, biểu-ngữ, bích-chương, truyền-đơn, bài đăng báo, lời tuyên-bố, v.v... của Tổng-Hội Sinh-Viên Huế, liên-tiếp họp bất-thường nhiều ngày, nhiều đêm, th́ chắc-chắn là anh-ta đă bị cơ-quan an-ninh t́nh-báo của Việt-Nam Cộng-Ḥa bắt cóc.  V́ thế, chủ-đề tranh-đấu là yêu-cầu Chính-Quyền trả tự-do ngay cho Hoàng Kim Khánh, và trong thời-gian chờ-đợi th́ đổ cho Chính-Quyền chịu trách-nhiệm hoàn-toàn về tính-mệnh của sinh-viên này.

            Tôi đă huy-động mọi nỗ-lực của Ngành Đặc-Cảnh toàn Vùng I, cũng như phối-hợp với tất cả các cơ-quan & đơn-vị an-ninh t́nh-báo bạn tại địa-phương, và báo-cáo lên Trung-Ương đồng-thời thông-báo các Vùng khác, để cùng lùng t́m tung-tích của Khánh.  Suốt một tuần-lễ, t́nh-h́nh căng-thẳng tột cùng.  Một bên th́ phe sinh-viên gia-tăng cường-độ chống-đối Chính-Quyền; hơn nữa, trong mấy ngày sau th́ lại có một giáo-gia trung-học “mất tích”, khiến một số đông giáo-gia và nam+nữ học-sinh trung-học tại Huế cũng cùng đứng lên sát cánh với sinh-viên Huế trong cuộc tranh-đấu có mục-tiêu gần-gũi và cụ-thể này.  Một bên th́ Chính-Quyền, mà đại-diện là các cơ-quan & đơn-vị an-ninh t́nh-báo Quốc-Gia, nhất là Ngành Đặc-Cảnh, bị dư-luận nghi-ngờ mà không làm sao thanh-minh được, v́ công-chúng dễ-dàng tin theo tin đồn.

            Thật-sự th́ không có ai bắt Khánh.  Nhưng tôi chỉ biết xác-nhận với Cấp Trên như thế trong nội-bộ mà thôi; chứ Chính-Quyền, từ Phủ Tổng-Thống, Phủ Thủ-Tướng, Bộ Nội-Vụ, Bộ Thông-Tin, xuống đến các “cơ-quan chính-quyền Tỉnh” -- một danh-xưng con đẻ của cái gọi là “Cuộc Cách-Mạng Hành-Chánh của Việt-Nam Cộng-Ḥa” -- nhất là Tỉnh Thừa-Thiên trong đó có Thị-Xă Huế, th́ không có nơi nào lên tiếng phủ-nhận lời rêu-rao của sinh-viên; hoặc giả đă có thông-cáo nhưng không thấy báo nào đăng, v́ báo-chí hầu hết đứng về phía đối-lập với Chính-Quyền.

            Một tuần-lễ sau, cuộc “tranh-đấu” ấy của Sinh-Viên Huế đă đạt đến kết-quả cao-độ của nó.  Cũng vào một buổi sáng chủ-nhật, trong lúc sinh-viên các Khoa đang họp bàn sôi-nổi th́ Hoàng Kim Khánh chạy xộc vào hội-đường, với bộ mặt hốc-hác, đầu tóc bù-xù, áo quần nhăn-nheo; bề ngoài cho thấy rơ-ràng là anh-ta vừa mới thoát ra từ một chốn giam-cầm khắt-khe.

            Sau mấy phút reo mừng ôm hôn náo-nhiệt, Khánh được mời ngay lên máy vi-âm tường-thuật những ǵ đă xảy ra cho anh-ta trong những ngày qua.

            Theo lời Khánh th́, vào sáng chủ-nhật tuần trước, Khánh rời nhà ở trong Thành-Nội để đi qua Viện Đại-Học Văn-Khoa dự họp như lệ thường lâu nay; lúc chưa ra đến Cửa Đông-Ba th́ anh-ta bị hai người đàn-ông mặc dân-phục chận lại, chĩa súng lục vào người, bảo leo lên một chiếc xe Jeep sơn màu trắng-xám đậu sẵn bên đường.  Anh-ta bị chở đến Trung-Tâm Thẩm-Vấn thuộc Sở Đặc-Cảnh Tỉnh Thừa-Thiên, dọa-nạt, đánh-đập, liên-tiếp hai ngày hai đêm.  Sau đó, anh-ta được giao cho hai người đàn-ông, cùng mặc dân-phục, chở bằng xe Jeep sơn màu trắng-vôi đến trụ-sở của Đội Quân-Báo Đặc-Biệt ở đường Trưng-Trắc, Huế; tại đây anh-ta cũng bị hăm-he, hành-hạ, một ngày một đêm.  Tiếp theo, anh-ta được giao cho một người đàn-ông, cũng mặc dân-phục; người này c̣ng tay, bịt mắt, nhét khăn vào miệng anh-ta, chở bằng xe-hơi dân-sự từ Huế vào Đà-Nẵng, vào khoảng hai ba giờ sáng, nhốt ở trụ-sở của Đội Khảo-Cứu Địa-Lư thuộc Phủ Đặc-Ủy T́nh-Báo Trung-Ương, trên đường Trần Cao Vân; ở đây anh-ta cũng bị khủng-bố, ngược-đăi.  Kế đến, anh-ta bị đưa đến giam ở một ngôi nhà bí-mật trên đường Lư Thường Kiệt, thuộc Sở Tác-Vụ của Ngành Đặc-Cảnh Vùng I (của tôi), hai ngày sau cùng; cơ-quan này cũng hù-nạt, trấn-áp anh-ta, cuối cùng đă dùng xe Jeep sơn màu trắng-xám chở anh-ta từ Đà-Nẵng ra Huế lại, thả anh-ta xuống ở đường Triệu-Ẩu sáng nay.  Anh-ta liền chạy thẳng đến với Tổng-Hội Sinh-Viên, đúng lúc Ban Đại-Diện các Khoa đang hội-họp tại hội-đường này của Trường Đại-Học Văn-Khoa.

            Cũng theo lời của Hoàng Kim Khánh th́ mục-đích của việc Chính-Quyền bắt cóc anh-ta như thế là để trực-tiếp cảnh-cáo anh-ta đừng tham-gia hoạt-động với các phần-tử “tranh-đấu” đang cầm đầu Tổng-Hội Sinh-Viên Huế.  V́ anh-ta là con+cháu của một số viên-chức khả-tín trong hàng-ngũ Quốc-Gia, tiếng nói của anh-ta sẽ có sức mạnh lớn hơn so với các “lănh-tụ” sinh-viên đương-thời mà hoạt-động có hại cho an-ninh trật-tự chung.  Mục-đích cũng là gián-tiếp báo trước cho các phần-tử “tranh-đấu” khác biết là họ cũng có thể bị bắt cóc, thậm-chí thủ-tiêu, bất-cứ lúc nào.  Khánh kể lại là anh-ta đă xác-nhận với các giới-chức hữu-quyền rằng anh-ta chỉ đứng trên căn-bản của các nguyên-tắc tự-do, dân-chủ và nhân-quyền, cũng như Hiệp-Định Paris, để tranh-đấu, chứ không thiên về cộng-sản; và v́ các cơ-quan an-ninh & t́nh-báo liên-hệ không thuyết-phục được anh-ta, mà cũng không t́m thấy bằng-chứng hoặc yếu-tố nào để buộc tội anh-ta, nên đành phải thả anh-ta ra mà thôi.

            Sự tái-xuất-hiện cùng với câu chuyện kể lại của Khánh như trên, là một b́nh xăng ném vào đống lửa củi khô đă cháy sẵn.  Tổng-Hội Sinh-Viên Huế, với sự hậu-thuẫn của Tổng-Hội Sinh-Viên Sài-G̣n và báo-chí trong nước, đă xuống đường, tuyệt-thực, gửi tối-hậu-thư đ̣i Chính-Quyền Việt-Nam Cộng-Ḥa phải công-khai nhận lỗi, chịu bồi-thường thiệt-hại cho Khánh, và cam-kết từ nay chấm dứt mọi việc làm ám-muội tương-tự vụ này.

            Tôi thật rối trí trước t́nh-h́nh gay-cấn tột cùng.  Tôi đă phối-kiểm với các cơ-quan & đơn-vị bạn, đồng-thời soát-xét các bộ-phận hành-sự thuộc quyền ḿnh, th́, lạ-lùng thay, từ màu sơn của các cảnh-xa, quân-xa mang bảng số ẩn-tế dân-sự, các địa-chỉ tọa-lạc của các Trung-Tâm, Đội, Nhà An-Toàn, cho đến h́nh-dáng, phục-sức, của một số viên-chức và sĩ-quan thuộc cả bốn tổ-chức – Đặc-Cảnh, T́nh-Báo Trung-Ương, Quân-Báo, và Quân-An -- ở cả hai Thành-Phố, Huế và Đà-Nẵng, mà Hoàng Kim Khành mô-tả lại, đều đúng với sự thật được che-giấu ngoài đời.  Riêng việc bắt Khánh th́ cả bốn ngành kể trên đều khẳng-định là không hề xảy ra.  Tuy nhiên, Chính-Quyền th́ đă bị tai-tiếng rơ-ràng.  Biến-cố này ảnh-hưởng mạnh đến tinh-thần phục-vụ hăng say của Ngành Đặc-Cảnh, trong bối-cảnh Việt-Cộng đánh ngoài phá trong, hằng chục đoàn-thể dân-chúng lớn+nhỏ -- từ các chính-hội, giáo-hội, hữu-hội, đến các Lực-Lượng, Mặt-Trận, Phong-Trào, Liên-Hiệp, Liên-Minh -- đều dồn-dập nổi lên đả-kích Chính-Quyền, cùng với một số nhân-vật dân-cử như Thượng-Nghị-Sĩ, Dân-Biểu, hội-viên Hội-Đồng Tỉnh, Thành-Phố, cũng đối-lập kịch-liệt với Chính-Quyền, tạo nên một bầu không-khí sôi-sục, ngột-ngạt vô cùng.

            Tôi họp bàn riêng với thiếu-tá Trương Công Ân, Chánh Sở Đặc-Cảnh Tỉnh Thừa-Thiên, để t́m cách đối-phó, cứu-văn t́nh-h́nh.  Chúng tôi nhận định: câu chuyện “Hoàng Kim Khánh bị bắt cóc” là một câu chuyện hư-cấu ấu-trĩ, bởi lẽ chưa bao giờ có sự hợp-tác chặt-chẽ của bốn ngành hoạt-động nói trên, nhất là trong một âm-mưu bất-chính mà chỉ nhắm vào một cá-nhân chưa hề là đối-tượng chú ư đáng kể của riêng một ngành nào; hơn nữa, nếu muốn bắt cóc thật-sự th́ chắc-chắn là không có ai khờ-khạo để lộ gốc-gác, hành-tung của ḿnh cho đối-phương nhận biết dễ-dàng như trên.  Nói chung, dư-luận đă bị đầu-độc, công-chúng không cần phán-đoán vô-tư, và Chính-Quyền đă bị chơi khăm một vố khá đau, trong đó Ngành Đặc-Cảnh bị thua oan-uổng một nước cờ gian.  Do đó, Ngành Đặc-Cảnh phải chứng-minh, để tự biện-minh cho ḿnh.

            Tôi tính chỉ cần làm thế nào để Hoàng Kim Khánh nói cho chúng tôi biết sự thật về câu chuyện bịa-đặt kể trên, th́ chúng tôi mới hành-động đúng cách được.  Nhưng, chúng tôi không tiện bắt Khánh, mà cũng không tiện mời anh-ta đến công-đường, v́ bây giờ th́ không riêng ǵ giới sinh-viên mà có thể nói là mọi người xung quanh đều canh chừng giùm cho anh-ta, hễ nghe tin Đặc-Cảnh hỏi-han ǵ anh-ta là họ phản-ứng rùm-beng liền, chỉ có hại thêm cho chúng tôi mà thôi.  Và tôi đă chọn một phương-thức bắt-đắc-dĩ: dùng gậy ông đập lưng ông.  Tôi thảo-luận kỹ-càng với Ân, rồi giao-phó và cho phép Ân đích-thân thi-hành kế-hoạch, một kế-hoạch mà nếu thất-bại th́ cả hai chúng tôi sẽ thân-bại danh-liệt tức-thời: bắt cóc Khánh, thật-sự.

            V́ Tổ-Quốc, v́ Danh-Dự, v́ Trách-Nhiệm, Sở Đặc-Cảnh Tỉnh Thừa-Thiên đă hoàn-tất tốt đẹp cái công-tác không-tiền khoáng-hậu nói trên.  Vào một đêm khuya kia, nhân lúc Khánh một ḿnh ra vườn, do chúng tôi tạo động-cơ thúc-đẩy, trong lúc người nhà và hàng xóm đều đang ngủ say, chúng tôi đă chớp-nhoáng tê-liệt-hóa anh-ta và lặng-lẽ chở anh-ta về một căn pḥng đặc-biệt, có bố-trí kín máy quay phim, máy ghi-âm, kính-một-chiều để bên trong anh-ta tưởng là gương soi mặt nhưng bên ngoài một số viên-chức có uy-tín được mời đến quan-sát th́ thấy rơ, để pḥng nếu cần th́ sẽ làm chứng về sau.  Khánh được cho xem những tài-liệu của Việt-Cộng, về tổ-chức và hoạt-động của Mũi Trí-Vận, Thành-Đoàn Thanh-Niên Sinh-Viên Học-Sinh, hồ-sơ các vụ Huỳnh Tấn Mẫm cùng Lê Văn Nuôi trong Nam và Hoàng Phủ Ngọc Tường cùng Nguyễn Đắc Xuân ở Huế, v.v... cùng những tin-tức về kế-hoạch giật dây phong-trào tranh-đấu của Sinh-Viên Huế, và viễn-ảnh một cuộc tổng-nổi-dậy theo kiểu tổng-tấn-công ở Huế vào dịp Tết Mậu-Thân trong đó Việt-Cộng tàn-sát tập-thể hằng ngh́n người.  Trong cuộc đấu trí, câu hỏi được đặt ra là trong trường-hợp đó liệu thân-nhân của Khánh có thoát khỏi bàn tay phi-nhân của cộng-sản hay không; và, là một thanh-niên có học-thức, Khánh nghĩ thế nào về chính-sách giết người tay không dă-man như thế.

            Kết-hợp tác-động tâm-lư chính-trị với kỹ-thuật moi tin, Đặc-Cảnh đă đạt được kết-quả là Khánh thú-nhận đă bị sinh-viên Trần Văn Hội của Trường Đại-Học Y-Khoa tổ-chức, huấn-luyện, đạo-diễn, cốt để đưa Khánh lên làm Chủ-Tịch Tổng-Hội Sinh-Viên toàn Viện Đại-Học Huế.

            Trong tuần-lễ vắng mặt, Khánh chỉ nằm ĺ trong buồng ngủ của Hội, được y bày-vẽ mọi lời ngụy-tạo để vu-cáo các cơ-quan an-ninh t́nh-báo Quốc-Gia.  Khánh biết rơ Hội là cơ-sở nằm vùng của Việt-Cộng; có lần có một cán-bộ đến tiếp-xúc với Hội và tḥ đầu vào cửa buồng ngủ vừa quan-sát vừa cười chào như để khuyến-khích Khánh tiếp-tục làm con cừu ngoan.

            Rốt cục, Khánh đă vui ḷng kư tên vào tờ cam-kết cộng-tác với Ngành Đặc-Cảnh, chụp ảnh chung với sĩ-quan Biệt-Tác để lưu hồ-sơ, và được chỉ-dẫn về lề-lối thu-thập, báo-cáo tin-tức, cùng ngụy-thức, ám-hiệu tiếp-xúc với Trưởng Lưới của ḿnh, v.v...  Tất cả chỉ diễn ra trong ṿng ba tiếng đồng-hồ.  Khoảng bốn giờ sáng là anh-ta đă được đưa trở lại tiếp-tục nằm ngủ ở nhà rồi.

            Từ đó, Sở Đặc-Cảnh Tỉnh Thừa-Thiên có thêm hai Mũi Biệt-Tác biệt-lập: một điệp-vụ của Hoàng Kim Khánh, và một thám-vụ nhắm vào Trần Văn Hội.  Trước kia, Hội chỉ là một trong số những sinh-viên mà Đặc-Cảnh biết là thân-Cộng, nhưng chưa nắm được bằng-chứng về việc y tiếp-xúc, nhận lệnh của đối-phương.  Nay th́ Đặc-Cảnh đă nhờ Khánh mà giám-sát, theo-dơi sít-sao, và đă khám-phá ra được đường dây bí-mật của bọn y.

            Có Hoàng Kim Khánh, tôi đă có thể rút về những nhân-viên lâu nay đội lốt sinh-viên, tiết-kiệm được một phần nhân-lực, th́-giờ và tiền-bạc v́ tung lưới rộng hơn phạm-vi thật-sự cần.  Bây giờ th́ Khánh đă được toàn-thể sinh-viên tín-nhiệm, v́ vụ “bị bắt-cóc ma” là một hào-quang sáng chói bao quanh anh-ta trước mắt và trong trí mọi phần-tử quá-khích đương-thời.  Nhưng vụ “bị bắt-cóc thật” là một khởi-điểm để anh-ta t́m hiểu và báo-cáo cho Đặc-Cảnh mọi ư-đồ, hoạt-động, và đối-tượng liên-quan trong đường dây do Trần Văn Hội cầm đầu.

            Cao hơn Hội, trước đó Đặc-Cảnh đă bí-mật phăng ḍ ra một số cán-bộ Việt-Cộng nằm vùng cũng như từ mật-khu về liên-lạc với cơ-sở nội-thành.  Tổng-Hội Sinh-Viên Huế có làm ǵ đi nữa th́ cũng chỉ thừa-hành chỉ-thị của Việt-Cộng, mà kế-hoạch của địch sử-dụng tập-thể sinh-viên như thế nào th́ Đặc-Cảnh đă biết trước và liệu trước, chỉ cho phép chúng đạt được kết-quả ở một giới-hạn nào đó mà thôi, để nuôi-dưỡng tổ-chức và hoạt-động của địch, hầu kết-quả công-tác của Đặc-Cảnh đạt được phải to lớn gấp nhiều lần hơn.

            Khi cần phá vỡ, bao giờ một điệp-vụ của Đặc-Cảnh cũng phải vô-hiệu-hóa cho được ít nhất là trọn một cơ-quan hay đơn-vị đầu-năo của địch ở cấp cao hơn các nội-tuyến-viên trong đường dây liên-quan...

                                                       LÊ XUÂN NHUẬN