SÂN BAY GIA-LÂM  

HƠN bảy năm sau, ngày 15-7-1981, cũng tại chỗ này, trong phi-trường (nay gọi là sân bay) Đà-Nẵng, viên Trưởng Công-An phụ-trách an-ninh ở đây cũng chận các hành-khách lại, đợi tôi lên xong, ngồi yên vào chỗ, rồi mới cho các người khác bước lên.

SỐ là tôi bị hỏi cung nhiều lần, kể cả bởi một Phái Đoàn mà chúng giới-thiệu là của Bộ Nội-Vụ Hung-Gia-Lợi; nhưng tôi không khai-báo ǵ đáp-ứng nhu-cầu của bọn điều-tra, nên Bộ Nội-Vụ Việt-Cộng phái hai cán-bộ cao-cấp vào Đà-Nẵng nhận và giải tôi ra Hà-Nội để “làm việc” trực-tiếp với Công-An trung-ương.

Chúng nói:

– Anh là số một đấy nhé. Tù “Ngụy” mà được cho đi máy bay!

Ty Công-An Việt-Cộng Tỉnh Quảng-Nam Đà-Nẵng có 3 chiếc xe-hơi sang nhất, hiệu Peugeot đời mới, mỗi chiếc một màu, tịch-thu của các nhà giàu địa-phương. Chúng dùng loại xe ấy để chở tôi đi+về giữa Trại Giam, trụ-sở Ty, các nơi cần đưa tôi đến, và sân bay . Tôi đă dùng qua cả 3 chiếc xe nói trên.

Sáng nay chúng đưa tôi vào phi-trường.

Chỗ trước kia chỉ là cái cḥi với cây chận đường để nhân-viên CSQG và Quân-Cảnh xét giấy người vào, nay là một trụ-sở đồn Kiểm-Soát của Công-An đường-hoàng. Tất cả xe-cộ đều phải đậu lại sát bên lề đường. Hành-khách, tài-xế, và mọi người khác, đều phải vào trụ-sở, mang theo hành-lư xách tay – hành-lư gửi riêng th́ đă được soát tại trụ-sở Chi-Nhánh Hàng-Không Dân Dụng “Vietnam Airlines” và được chất riêng trên xe của Hăng, có nhân-viên Công-An đi theo canh chừng.

Trong trụ-sở, mọi người đều bị xét lại giấy-tờ, soát lại đồ đạc và rờ khắp người . Xong rồi, mọi người đều được hướng dẫn đi bộ ra đường, vượt qua một khoảng đường có vỉ sắt lát ngang, rồi lên đứng đợi ở chỗ xe sẽ đến đón phía trong.

Sau đó, mỗi xe được một nhân-viên Công-An lên ngồi cầm lái, chạy qua từ-từ trên tấm vỉ sắt nói trên. Có một hệ-thống điện-tử rà-soát ḍ-xét phía dưới đáy xe . Xong rồi xe mới được đem đến chỗ đón người, giao cho tài-xế rước khách lái đi .

Thủ-tục kể trên không được miễn-trừ cho ai; xe tôi, là xe của Ty, với hai cán-bộ của Bộ và một tài-xế của Ty, cũng phải tuân theo . Và dù đây cũng là một sân bay quân-sự, nhưng không hề có “Kiểm-Soát Quân-Sự” (tên gọi tương đương “Quân-Cảnh” của ta). Thẩm-quyền an-ninh hoàn-toàn trong tay Công-An (dân-sự) mà thôi .

RIÊNG tôi, chúng chở vào quá nhà-ga, đến một trụ-sở gọi là “Công An Sân Bay Đà Nẵng”, h́nh như ở chỗ trước kia là Trạm Hàng-Không “Air America”.

Tại đây, chúng lại tái diễn lục-soát mấy xách đồ dùng và rà khắp người của tôi, xong bảo tôi ngồi chờ ở pḥng-khách, rồi kéo nhau vào pḥng trong, chắc là pḥng-ăn.

Tôi nghe một tên từ Hà-Nội vào nói với tên làm Trưởng ở đây là phải chở tôi đi bằng máy-bay v́ sợ nếu đi đường bộ th́ có thể có “Mỹ+Ngụy” giải-cứu dọc đường.

Tôi nh́n lên tường th́ thấy, ngoài các khẩu-hiệu thông-thường, có một hàng chữ:

“WELCOME COME TO VIETNAM!” (dư một chữ “come”)

ĐẾN giờ phi-cơ cất cánh, tôi được chở đến nhà-ga, và cũng lại bị khám-soát, song không phải là sờ tay hoặc rà bằng cái dùi-cui chạy pin nghe kêu tè-tè như xưa, mà là đi ngang qua một hệ-thống màn ảnh mới được Việt-Cộng thiết-lập sau này, văn-minh như ở các nước Tự Do .

Máy-bay là một phương-tiện di-chuyển đang c̣n hiếm-quư; hành-khách đa-số là cán-bộ Việt-Cộng cấp cao, cùng với một số Cố-Vấn Liên-Xô hoặc các nước khác mà chúng gọi là chuyên-gia .

Tất cả đều bị viên Trưởng Công-An phi-trường chận lại, để hai cán-bộ của Bộ Nội-Vụ đưa tôi lên trước, như đă kể trên.

Sân bay Gia Lâm

KHI máy-bay đậu ở sân Gia-Lâm, Hà-Nội, tất cả hành-khách đều vẫn ngồi yên. Hai viên Công-An giải tôi nói ǵ với ả tiếp-viên, ả này la to:

– Uả, các cô+bác xuống tàu đi chứ!

Khi đó họ mới đứng lên. Có tiếng một người trả lời:

– Tưởng là chờ “Đoàn” xuống trước đă chứ!

Th́ ra họ tưởng tôi và hai hộ-tống-viên là một Phái Đoàn (VC gọi là Đoàn) ở cấp rất cao .

(Chi-tiết chuyến bay này đă được kể lại qua bài thơ “Hà Nội” trong tập thơ “Cơn Ác-Mộng” của Thanh-Thanh, do Xây Dựng xuất-bản, 1998).

Trong pḥng khách chờ tại nhà-ga sân bay Hà-Nội, tôi thấy có ghi một hàng chữ lớn:

WAI  TING  ROOM (waiting viết rời thành hai chữ).

Tôi xin đi tiểu th́ được dẫn đến pḥng vệ-sinh nam. Trên cửa pḥng này có ghi:

MAN

Tôi nh́n về phía pḥng vệ-sinh nữ th́ thấy có ghi:

WOMAN

MỘT hôm, có dịp được cho đóng vai thường dân đi xem “Thủ Đô”, t́nh-cờ gặp một đại-sứ Việt-Cộng từ Phi-Luật-Tân trở về công-tác tại Bộ Ngoại-Giao, tôi đă nhắc đến mấy bảng chữ Anh ghi trên và giải-thích thêm cách dùng.

ĐẾN ngày tôi rời khỏi Trại “Thanh-Liệt”, thuộc Bộ Nội-Vụ, để về Đà-Nẵng, cũng bằng máy-bay, tôi để ư thấy các bảng tiếng Anh tại phi-trường Gia-Lâm đă được chỉnh lại như sau:

WAITING ROOM (waiting viết liền thành một chữ)

GENTLEMEN thay cho MAN

LADIES thay cho WOMAN

Vào đến Đà-Nẵng tôi không được đưa trở lại trụ-sở Công-An Sân Bay nên không biết rơ chữ COME viết thừa đă được bỏ bớt hay chưa, hay vẫn c̣n là:

WELCOME COME TO VIETNAM!

LÊ XUÂN NHUẬN