ĐẠI-TUỚNG DƯƠNG VĂN MINH
Đại-Tướng Dương Văn Minh là Chủ-Tịch Hội-Đồng Quân-Nhân Cách-Mạng, đứng đầu các tướng làm cuộc Cách Mạng 1/11/1963 lật đổ chế-độ Đệ-Nhất Cộng-Hoà, đưa đến cái chết của Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm và bào-đệ cũng là Cố-Vấn Ngô Đ́nh Nhu vào ngày hôm sau, rồi của bào-đệ cũng là Cố-Vấn Ngô Đ́nh Cẩn vào tháng 5 năm sau.
Cuộc cách-mạng ấy cũng đồng-thời loại bỏ phu-nhân của ông Cố-Vấn Ngô Đ́nh Nhu là bà Trần Thị Lệ-Xuân, người đă tự-xưng và được tôn-xưng là Đệ-Nhất Phu-Nhân của Việt-Nam Cộng-Hoà, và bào-đệ cũng là đại-diện tại Anh của Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm là Đại-Sứ Ngô Đ́nh Luyện, ra khỏi chính-trường và đất nước Việt-Nam. Hơn nữa, bào-huynh của Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm là Tổng-Giám-Mục Ngô Đ́nh Thục cũng v́ cuộc cách-mạng ấy mà bị dập tắt hy-vọng leo lên Hồng Y mà c̣n tước mất giáo-phẩm và phải vĩnh-viễn xa ĺa đồng-đạo cùng quê-hương.
Cho nên các vị hoài-Ngô oán-hận tất cả những ai liên-can đến, và thù-ghét bất cứ người nào dù không dính-líu đến nhưng lại đồng-thuận với, cuộc Cách-Mạng 1/11/1963.
Họ quyết "trả thù" cho cố tổng-thống và ḍng họ Ngô Đ́nh, theo như ư-nguyện, di-ngôn, và cũng là lời "thần khẩu" (buộc xác phàm) lúc sinh-thời của Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm:
“Tôi chết, hăy trả thù cho tôi!”
Đại-Tướng Dương Văn Minh cầm đầu cuộc cách-mạng ấy, bị xem là thủ-phạm số 1, là điều hiển-nhiên và tất-nhiên.
Chiến-dịch bôi nhọ cố Đại-Tướng Dương Văn Minh được thể-hiện qua nhiều phương-thức, mà một trong đó là vụ ngụy-tạo cái-gọi-là cuốn hồi-kư mang tên “Saigon et Moi” của cựu Đại-Sứ Pháp tại Việt-Nam, ông Jean-Marie Mérillon.
SAIGON ET MOI
Tóm-tắt vụ này như sau:
Tháng 4 năm 1991, có một tờ báo ở Đức đă đăng một bài nhan đề “Những Ngày Cuối Cùng của Việt Nam Cộng Hoà” với lời nói đầu như sau:
“Bài này chỉ là một đoạn ngắn trích từ bản dịch tóm lược của quyển “Sài G̣n et moi”, mà tác giả là ông Jean Marie Mérillon, cựu đại sứ Pháp tại Sài G̣n năm 1975.
“Quyển “Saigon Et Moi” được giới thiệu ngày 23/3/1985 tại khách sạn La Fayette, quận 6, Paris. Trong hàng cử tọa ngày hôm đó có một số nhân vật quan trọng lúc bấy giờ như cựu Tổng Thống Giscard d' Estaing, thị trưởng Jacques Chirac, Ông Pierre Mesmer v.v... nhưng sau đó h́nh như tác giả không được phép của Bộ Ngoại Giao (hay của chánh phủ Pháp) nên không có thể phổ biến quyển sách này ra thị trường. Và cho đến giờ này không c̣n ai t́m thấy tung tích quyển sách này nữa ở bất cứ thư viện nào bên Pháp, kể cả Thư Viện Quốc Gia Pháp ở Paris, cũng như sau này chính Ông Mérillon đă đính chánh ông không phải là tác giả của quyển “Saigon Et Moi” hay bất cứ quyển nào khác viết về Việt Nam.
“Các báo Việt Nam tại Pháp có đăng bản tóm lược của quyển sách này, mà bản tóm lược của ông Vũ Hải Hồ là một.”
Đại-ư nội-dung bài viết cho là bản dịch của cuốn “Saigon et Moi” kể chuyện Đại-Sứ Mérillon của Pháp, vào những ngày cuối cùng của Việt-Nam Cộng-Hoà, đă ráo-riết vận-động để làm trung-gian t́m một giải-pháp trung-lập cho Miền Nam Việt-Nam, nhưng v́ Đại-Tướng Dương Văn Minh không chịu nghe theo cho nên Việt-Nam Cộng-Hoà sụp đổ.
Câu nói then-chốt cho là của Đại-Sứ Mérillon, là chê Đại-Tướng Dương Văn Minh “không bằng một đứa trẻ con 8 tuổi”. Đó là kết-luận mà phe hoài-Ngô đắc-ư nhắc đi nhắc lại, cho đến một ngày...
Ông Trịnh Bá Lộc, nguyên là Sĩ-Quan Tuỳ-Viên lâu dài (1958-64 và 1968-75) của nhân-vật Dương Văn Minh, lên tiếng phản-bác cái-gọi-là hồi-kư Mérillon nói trên.
*
Trước tiên, có nhiều nhà văn, nhà báo đă đặt vấn-đề hư/thực về cái cuốn sách “Saigon et Moi”, trong đó có ông Nguyễn Trần Việt. Ông Việt, sau khi nêu lên một số sai lầm về tính-danh và chức-vụ của các chính-khách Pháp bị liệt-kê trong danh-sách quan-khách tham-dự buổi tŕnh-mại “cuốn sách" ấy, đă viết:
<<Để chứng minh quyển “Saigon et Moi” là không có thật, xin quư độc giả t́m đọc tác phẩm “Những Ngày Cuối Cùng Của Ngô Đ́nh Diệm”, tác giả là Giáo Sư sử học Hoàng Ngọc Thành và Bà Thân Thị Nhân Đức, trang 622 vả 623, phần Phụ Lục có bản phóng ảnh thư và chữ kư của ông Mérillon, đề ngày 12-11-1990, đại sứ Pháp tại Nga, phủ nhận quyển sách nói trên.
Xin trích dẫn nguyên văn trang 622 như sau :
“Nguyên nhân là chúng tôi đă không t́m mua được sách Saigon et Moi, khi qua Ba Lê năm 1989, nên liên lạc với ông Jean Marie Mérillon khi ấy làm đại sứ Pháp tại Mạc Tư Khoa (Nga)”>>
Nguyên văn bức thư (chữ Pháp) của cựu Đại-Sứ Jean Marie Mérillon tại Saigon năm 1975, gởi Giáo Sư tiến sĩ Hoàng Ngọc Thành, phủ nhận ông là tác giả quyển Saigon et Moi hay bất cứ sách nào khác về Việt Nam:
1. In ở trang 623 trong sách “Những Ngày Cuối Cùng...” nói trên;
2. Đăng tại trang 85, do ông Lê Xuân Nhuận viết, trên báo Văn Nghệ Tiền Phong số 464, phát hành năm 1995;
3. Và đăng lại nơi trang 237 của sách “Ki tô giáo: Từ thực chất đến huyền thoại” do Nguyễn Hồng Ngọc viết, do Văn Hóa xuất bản, văn nghệ phát hành năm 1996 tại Hoa Kỳ.
Bức thơ này, đă được báo Phụ Nữ Diễn Đàn số 140, trang 71 phát hành năm 1995 tại Hoa Kỳ do ông Đặng Văn Nhâm viết, đă chuyển dịch sang Việt Ngữ xin trích dẫn như sau:
Cộng
Ḥa Pháp Quốc, Mát Cơ Va, ngày 12 tháng 11 năm 1990.
Đại Sứ Quán Pháp tại
Nga Xô
***
Tiến sĩ Thành thân mến,
Tôi vừa nhận được thơ ông đề ngày 22-10. Tôi xúc động nhiều và rất vui mừng nhận được tin ông. Hiện nay, liên quan đến quyển sách Saigon et Moi, tôi cần phải đặc biệt xác định rơ vấn đề là tôi đă không viết quyển ấy và cũng không viết bất cứ điều ǵ khác về Việt Nam. Do đó, điều ông nói ấy không phải chuyện của tôi. Tuy nhiên, tôi cũng ṭ ṃ về chuyện xuất bản sách này và cảm thấy thú vị được biết tin tức liên quan đến chuyện ấy. Nếu tôi đến thăm California, tôi sẽ không quên lời mời thân ái đến dùng bữa cơm Việt Nam của ông. Mong ước quyển sách mới của ông thành công mọi mặt. Tôi vẫn luôn là người bạn chân thành của ông.
Jean
Marie Merillon
(kư tên)
I
BỐI-CẢNH LỊCH-SỬ
Theo Ông PHẠM BÁ HOA
(Cựu đại-tá, Chánh Văn Pḥng của Thiếu Tướng TMT Liên Quân Trần Thiện Khiêm,
nhân-chứng trung-thực tại trung-tâm điều-hành cuộc Cách Mạng 1-11-1963,
tác-giả cuốn sách "Đôi Ḍng Ghi Nhớ"):
<<... Những cuộc tháo chạy hỗn loạn của Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, và phần lớn Quân đoàn 3... (trang 9-266)
Trong tuần lễ cuối cùng của tháng 4-1975... đường phố thủ đô... Tiếng động cơ và tiếng c̣i inh ỏi của các loại xe, chen lẫn trong âm thanh của những đoàn người ngược xuôi giữa khói mù thải ra từ các xe lớn nhỏ, hoà vào bụi bặm phố phường, đă tạo nên một h́nh ảnh bi thảm của chiến tranh. Trong những đoàn người từ các tỉnh chạy về đây, người th́ t́m nơi cư trú, kẻ th́ t́m phương tiện chạy xa thêm nữa. Các đơn vị quân đội cũng tán loạn, dân không hẳn là dân mà lính cũng không c̣n hoàn toàn là lính nữa, quân phục không nghiêm chỉnh, súng đạn th́ kẻ c̣n người mất, không biết cấp chỉ huy ở đâu mà t́m. Mặt khác, c̣n phải t́m thân nhân thất lạc sau cuộc di tản đầy hiểm nguy gian khổ. Trông nét thảm thương của các đồng đội tôi... (trang 9-279)
Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng một quân đội hơn 1.000.000 người, một quân đội đứng hàng thứ tư trên thế giới về số lượng sau quân lực Trung Hoa cộng sản, Nga sô, và Hoa Kỳ, đă lên phi cơ bỏ chạy ra nước ngoài từ ngày 27.04.1975... tôi tưởng như ḿnh đang trơ trọi giữa khoảng trống mênh mông của một nghĩa trang chiến tranh nào đó, v́ rằng những tướng lănh cùng nhiều sĩ quan cao cấp của cơ quan đầu năo này, đều nói chuyện ra đi mà chẳng mấy ai c̣n nghĩ đến chuyện chiến đấu nữa. Và đến lúc này th́ hầu hết những vị tướng quyền uy của chúng tôi, đă cao bay (trực thăng) xa chạy (ra hạm đội 7 Hoa kỳ) hết rồi. Ôi, Bộ Tổng tham mưu của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, một quân đội vừa dũng cảm với lư tưởng dân chủ tự do mà chiến đấu, lại vừa bất hạnh bởi những vị lănh đạo vô trách nhiệm khi Tổ Quốc thật sự lâm nguy, đang trong giờ hấp hối đây chăng? (trang 9-282)
Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu... bỏ chạy. Đại-Tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ-Tướng kiêm Tồng-Trưởng Quốc-Pḥng, bỏ chạy. Sau Đại-Tướng Cao Văn Viên, Trung-Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham-Mưu-Trưởng Tồng-Tham- Mưu kiêm Tổng-Cục-Trường Tổng-Cục Tiếp-Vận, bỏ chạy. Và khi Tham Mưu Trưởng đă bỏ chạy th́ các vị Tướng và đa số các Đại-Tá Trưởng Pḥng của Tổng Tham Mưu cũng bỏ chạy. Bộ Tổng-Tham-Mưu, lúc 12 giờ trưa ngày 29.04.1975, không c̣n một vị nào có thẩm quyền quyết định bất cứ một mệnh-lệnh ǵ hết, ngay cả đến công tác pḥng thủ doanh trại này cũng không ai trách nhiệm nữa. Quân nhân và công chức quốc pḥng của Tổng tham mưu gần 2.000 người, không c̣n cấp chỉ huy, nên họ tự quyết định bản thân họ!
Tôi điện thoại cho Đại tá Nguyễn Hồng Đài, con rể của Tổng Thống Dương Văn Minh:
“Anh Đài, anh tŕnh với Tổng Thống là cho đến lúc này, trong Bộ Tổng Tham Mưu không c̣n một tướng lănh nào hết, cũng không ai trách nhiệm bảo vệ doanh trại này nữa...” (trang 9-288-89)
Hiện nay, theo Pḥng Nh́ Tổng-Tham-Mưu th́ có khoảng 10 sư đoàn cộng sản bao quanh Sàig̣n và chúng đang áp sát vào ven ngoại ô, điều dó cho phép dự đoán là chúng có thể tấn công chúng ta bất cứ lúc nào... (trang 9-291)
(Tối 29.04.1975) Không chỉ đường phố đông nghẹt người mà là hỗn loạn chưa từng thấy!... đạn pḥng không của cộng sản tua tủa vọt lên khoảng không gian nhỏ bé vừa tối lại vừa sáng (trang 9-295)
Tôi xuống xe và chen nhau từng bước với khối đông đặc người là người mới vào được trong cư xá... ngay ngoài cổng trước của cư xá đă có nhiều nhà bị cướp giật rồi... Vài trái đạn đại bác của quân cộng sản đă nổ bên ngoài khuôn viên cư xá... Phi trường Tân Sơn Nhất chắc là bị pháo kích nhiều, v́ tôi nghe tiếng đại bác nổ liên hồi ở hướng đó.
Một lúc sau (2 giờ 30 sáng 30.04.1975) Thiếu tá Ông Kim Miêng, chánh văn pḥng của Chuẩn tướng Nguyễn Văn Chức, tân Tổng Cục Trưởng Tổng-Cục Tiếp Vận, từ văn pḥng Tổng Cục điện thoại tôi. “Chuẩn tướng Chức đă lên xe đi rồi” tức bỏ chạy rồi (trang 9-296-98)
(Mờ sáng 30.04.1975) Hướng ngă tư Bảy Hiền có nhiều tiếng súng trường và tiểu liên... Đạn đại bác nổ nhiều ở Tân Sơn Nhất và bắt đầu nổ trong khuôn viên Tổng tham mưu... (trang 9-298-99)
Trung tướng Vĩnh Lộc (tân Tổng Tham Mưu Trưởng, của chính phủ Dương Văn Minh)... cho biết là ông phải xuống Dinh Độc Lập để dự lễ ra mắt chính phủ vào lúc 9 giờ sáng. Nhưng thật ra là Trung Tướng Vĩnh Lộc cũng bỏ chạy như những vị tướng đă bỏ chạy...
Tại bộ tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Trung tướng Nguyễn Văn Minh (Minh Đờn), Tư Lệnh, đă bỏ chạy rồi... Trung tướng Trần Văn Minh, Tư lệnh Không quân đă xa chạy cao bay. Và Bộ tư lệnh Không quân cùng các phi đoàn c̣n lại, từ căn cứ Sư đoàn 5 Không quân Tân Sơn Nhất và căn cứ Sư đoàn 3 Không quân Biên Hoà, rút xuống căn cứ Sư đoàn 4 Không quân tại Trà Nóc, cách Cần Thơ khoảng 7 cây số (thuộc Quân Khu IV)...
Chuẩn tướng (Lê Văn) Thân (Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô) bảo (là) bay (trực thăng) quan sát và hướng dẫn các phi tuần khu trục tấn công các đơn vị địch nhưng đáp xuống Cần Giờ, xuống đó... (và) ông ấy bỏ chay rồi (trang 0-300-01)
(Trích từ cuốn sách hồi kư “Những Ḍng Ghi Nhớ” của Phạm Bá Hoa - Houston, Texas: Ngày Nay, 1994)
Đó là t́nh-h́nh tại thủ-đô, sau khi đă mất Quân Khu I, Quân Khu II và hầu hết Quân Khu III, cho đến sáng sớm 30-4-1975. Chỉ c̣n Quân Khu IV là hy-vọng cuối cùng (đọc tiếp dưới đây).
Theo nhà văn NHẬT THỊNH:
“Đại-Sứ
Graham Martin (Hoa-Kỳ) điện-thoại
báo cho Thủ-Tướng (Nguyễn Bá
Cẩn) hay đêm 26.5.1975 cộng-sản
Bắc-Việt đă cảnh-cáo bằng cách cho
bắn hoả-tiễn vào khu trung-tâm Sài-G̣n
và dàn sẵn 20 sư-đoàn chính-quy
quanh thành-phố yêu-sách bàn-giao chức-vụ
Tổng-Thống cho Dương Văn
Minh trước 12 giờ trưa ngày 27.5.1975, nếu
không thành-phố sẽ bị pháo-kích cho tan nát...”
(Trích
từ bài viết “Người
của Thời Cuộc”
của Nhật Thịnh, trong Đất
Đứng số 355, Sacramento, CA., 2009, trg. 10)
Theo Giáo-Sư HÀ MAI VIỆT
From:
hatien
Sent: Monday, April 28, 2008 5:23 AM
Ha Mai Viet: 10 Ngày Cuối Cùng Của VNCH:
“... Sau khi
nhận lệnh và phân chia nhiệm-vụ cho đơn-vị,
tướng Trường (chuẩn-tướng
Mạch-Văn-Trường, Tư-lệnh sư-đoàn 21
BB) lấy xe jeep đi trước. Trên đường
vào thị-xă, ông quan-sát phố-phường và ghi
nhận như sau:
Trên
đường đi tôi thấy một cảnh
hỗn-loạn chưa từng thấy trong đời. Trên
trời th́ Không-quân cất cánh như ong vỡ tổ. Dưới
sông th́ từng đoàn Hải-quân vội-vàng ĺa bến.
Trên đường th́ tấp-nập xe-cộ đủ
loại chạy ngược, xuôi, ngang, dọc. Người
ta hốt-hoảng chạy đi t́m nhau. Xe hơi, xe đạp,
xe gắn máy tranh nhau giành đường mà chạy, không
c̣n trật-tự lưu-thông nữa. Trong thành phố th́
những phần-tử xấu lợi-dụng thời-cơ
cướp giật, hôi của tại các cơ-sở
Mỹ và tư-gia những gia-đ́nh đă di-tản.
Đoàn quân-xa của Bộ Tư-lệnh hành-quân Sư-đoàn
21 rất khó-khăn và mất nhiều thời-gian mới
vào tới bộ tư-lệnh
Quân-đoàn IV lúc xế chiều.
Vùng 4 CT c̣n có các giải-pháp khác như
rước Chính-phủ và bộ Tổng-tham-mưu về
Tây-Đô, giữ an-ninh QL4 cho binh-đoàn và đồng-bào
tản-cư về miền Tây và tái tổ-chức
tử-thủ. Nhưng t́nh-h́nh đột-biến quá nhanh,
các tướng-lănh then-chốt tại
Bộ Tổng tham-mưu đă bỏ đi gần hết.
Tổng-thống Dương-Văn-Minh
tuyên-bố đầu-hàng
vô điều-kiện. Hải-quân và Không-quân tự-động
di-tản hết rồi. Dân chúng bấn-loạn. Đường-xá
kẹt cứng khắp mọi nơi. Các đơn-vị
tác-chiến không thể điều-động dễ-dàng
được. Vấn đề tản thương và
tiếp-vận cũng gặp nhiều khó-khăn.
Ngoài ra tướng Hưng c̣n cho biết, vào lúc 4 giờ chiều, phái-đoàn Hội-đồng-tỉnh Phong-Dinh cũng đến van xin ông đừng chống-trả, nếu kháng-cự VC sẽ pháo-kích b́nh-địa thị-xă Cần-Thơ như An-Lộc, gây chết-chóc đau-khổ cho đồng-bào vô-tội...”
(Bài
của HÀ MAI VIỆT
Theo Ông NAM NGUYÊN
Phóng
viên Đài RFA 2008-04-30:
... “Khi nhà giáo Trần Văn Hương
lên nắm giềng mối quốc gia, th́ lúc đó 6
sư đoàn quân cộng sản Bắc Việt đang khép
chặt ṿng vây thủ đô Saigon, nơi có 3 triệu người
sinh sống....
...
lễ trao nhiệm chức tổng thống VNCH giữa ông
Trần Văn Hương và
cựu đại tướng Dương
Văn Minh... với lời của Tổng Thống Trần
Văn Hương... “Làm thế
nào cho dân được sống yên... làm thế nào cho máu
đừng đổ, thịt đừng rơi, th́
công của đại tướng đối với
hậu thế sẽ lưu lại đời đời,
dầu thế nào tôi thiết nghĩ đất nước
này không bao giờ quên công lao đó của đại tướng....”
...
cho đến 30 năm sau, vẫn chưa có lời giải
đáp là tại sao Nam Việt Nam lại tan ră nhanh chóng như
vậy. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích thời cuộc, th́
kể từ lúc tổng thống Thiệu
từ chức ngày 21/4 và vội vă ra đi 2 ngày sau đó, sự
kiện chế độ VNCH cáo chung chỉ c̣n là vấn
đề thủ tục....
...
tuyên bố của
tổng thống Dương Văn Minh
được phát đi trên Hệ Thống Truyền Thanh
Quốc Gia vào lúc 10 giờ sáng ngày 30/4/1975: “Tôi tin tưởng
sâu xa vào sự ḥa hợp giữa người Việt Nam
để khỏi phí phạm xương
máu người Việt Nam.... tránh
sự đổ máu vô ích cho đồng bào.... Tôi
tin tưởng sâu xa vào sự ḥa giải giữa người
Việt Nam để khỏi phí phạm
xương máu người Việt Nam....”
... Chúng tôi xin trích dẫn báo Quốc Tế, ông Vơ
Văn Kiệt cho rằng đại tướng Dương
Văn Minh nhậm chức ngày 28/4/1975, ngày mà một
nhà quân sự như ông Minh có
thể đoán được sự thất thủ
của Saigon. Theo ông Vơ Văn
Kiệt, giả dụ ông Minh
để cho các tướng lănh dưới quyền tử
thủ th́ quân Bắc Việt sẽ vẫn chiến
thắng, nhưng Saigon khó mà nguyên vẹn, chưa kể
biết bao sinh mạng và tài sản của người dân
nữa.... không thể quên vai tṛ của đại tường
Dương Văn Minh trong việc giữ
cho Saigon được nguyên vẹn....”
©2005
Radio Free Asia
(“Góp
Gió” số 203 - June 2010, Tháng Ba 2010)
Đó là t́nh-h́nh chung toàn-quốc Việt-Nam Cộng-Hoà.
II
HỆ QUẢ
*
Theo ông TÔN THẤT THIỆN
(Cựu
Bộ Trưởng dưới thời Đệ Nhất
Cộng Hoà):
“Ông (Dương
Văn) Minh bị hất xuống, khi ông ta không đồng
ư về việc dội bom Bắc Việt”
(Trích từ bài viết “Một quan điểm mới về vụ đảo chánh tháng 11, 1963” Ottawa, tháng 9, 1999 – Tôn Thất Thiện chuyển ngữ tác phẩm “Lodge in Vietnam, A Patriot Abroad” cuả bà Anne Blair)
(Xem thêm các Chương: Lâm Lễ Trinh, Nguyễn Văn Chức, Nguyễn Cần...)