TẠI SAO DÙNG “I” THAY “Y”?

 

 

Dùng “I” thay “Y” (nằm ở cuối chữ) là một trong nhiều đổi-mới nằm trong toàn-bộ chương-trình cải-tiến chữ viết tiếng Việt, chứ không phải chỉ thay-thế mỗi một mẫu-tự liên-hệ mà thôi.

 

1/ Tại sao thay “Y” bằng “I”?

Đây là một trong nhiều câu trả lời:

 

Dùng “I” thay “Y” là để “giải-phóng” mẫu-tự “Y” ra khỏi vị-trí (nằm ở cuối chữ) và vai-trò nguyên-âm (vowel) của nó ở cuối các chữ (các chữ sau đây mà thôi):

Hy, Hý   Ky, Ký, Kỳ, Kỷ, Kỹ, Kỵ   Ly, Lý  Mỹ, Mỵ   

Ty, Tý, Tỳ, Tỷ, Tỵ

 

2/ Ra khỏi vị-trí và vai-trò của nó ở cuối các chữ nêu trên, mẫu-tự “Y” sẽ có vị-trí và vai-trò gì khác?

 

Thứ nhất, “Y” (phát-âm là “giơ”) trở thành một phụ-âm (consonant) và có vị-trí cũng như vai-trò giống các phụ-âm khác.

Từ nay, “Y” sẽ kết-hợp (được ghép) với các mẫu-tự khác, để làm thành một hợp-âm:

“Y” (phát-âm là “giơ”) đứng sau các mẫu-tự khác để làm thành các hợp-âm:

ay, áy, ày, ảy, ãy, ạy

                                ây, ấy, ầy, ẩy, ẫy, ậy

                                uy, úy, ùy, ủy, ũy, ụy

 

3/ Và đây là đặc-điểm của sự đổi mới:

“Y” (phát-âm là “giơ”) đứng đầu các mẫu-tự khác để làm thành các hợp-âm:

                                ya, yá, yà, yả, yã, yạ

                                yă, yắ, yằ, yẳ, yẵ, yạ

                                yâ, yấ, yầ, yẩ, yẫ, yậ

                                ye, yé, yè, yẻ, yẽ, yẹ

                                yê, yế, yề, yể, yễ, yệ

                                yi, yí, yì, yỉ, yĩ, yị

                                yo, yó, yò, yỏ, yõ, yọ

                                yô, yố, yồ, yổ, yỗ, yộ

                                yơ, yớ, yờ, yở, yỡ, yợ

                                yu, yú, yù, yủ, yũ, yụ

                                yư, yứ, yừ, yử, yữ, yự

 

4/ Mục-đích xa hơn của sự đổi mới này là:

Trong xu-thế toàn-cầu-hóa mọi sự+việc, và nhu-cầu hội-nhập quốc-tế, của chữ viết Tiếng Việt, ta cần:

a)  Viết chữ Việt không có dấu, như đại-đa-số các bộ chữ của các nước khác;

b)  Giúp mọi người viết thẳng một mạch, không cần ngưng lại hoặc quay lui thêm dấu vào các mẫu-tự đã viết, nhất là khi viết trên các loại máy điện-tử;

c)   Giữ những mẫu-tự, âm, hợp-âm, hợp-âm ghép, vốn được đánh vần và phát-âm giống như, hoặc gần giống với các bộ chữ của người nước ngoài, để họ dễ nhận ra;

d)  Giúp người nước ngoài dễ học chữ Việt, và có thể đánh vần, đoán mà biết là chữ gì; v.v…

 

5/ Viễn-Kiến:

Mấy năm gần đây, trong nước đã có một số chương-trình cải-tiến chữ viết Tiếng Việt.  Tuy chưa có bộ chữ nào được chính-thức chấp-nhận toàn-diện, nhưng đã có một số trường-hợp áp-dụng cụ-thể bước đầu, ngay trong học-đường, cho thấy có thể sẽ có một sự đổi mới thực-sự chữ viết Tiếng Việt trong tương-lai.

 

Trong tình-hình đó, rất mong các bước đề-nghị của tôi (sẽ được tiếp-tục phổ-biến) có thể góp được phần nào bổ-ích cho bất-cứ công-trình cải-tiến chữ Việt nào, xuất-phát từ trong nước cũng như ngoài nước.

 

LÊ XUÂN NHUẬN  

Mời xem thêm:

Quan-Điểm Đổi Mới Chữ Viết

Cải-Mệnh Tiếng Việt