(có
bổ-túc và tham-chiếu)
Kính gửi bà Nguyễn Thị Thanh,
Tôi xin tóm-tắt trả lời bài viết của bà (Date: Thursday, September 25, 2008, 3:47 AM) như sau.
Sở
dĩ tôi viết “Chính-Trị
và Tôn-Giáo là hai đề-tài “cấm-kỵ” đối
với một số tổ-chức và phương-tiện
truyền-thông của Người Việt Hải-Ngoại
hiện nay” là v́: nói
chung, có một số diễn-đàn đă ân-cần
nhắc-nhở thành-viên tránh đề-cập đến
hai lănh-vực ấy, và, nói riêng, tôi thấy sau khi bà
phổ-biến một số bài viết về tôn-giáo
rồi về chính-trị th́ có nhiều vị đă lên
tiếng kịch-liệt phản-bác bà, và bà cũng đă
gay-gắt trả lời.
Cho nên, khi tôi bắt đầu góp ư với bà th́ tôi
viết lên câu đó, để vừa “thông cảm”
với bà, vừa tự “trấn an” chính ḿnh (nay
quả là tôi viết đúng).
Có
thể nói là, với câu viết đó, tôi có “thiện
cảm” với bà, thay v́ ác-cảm như bà đă nghĩ.
Thế
mà bà viết: “Ôi
chao! Ghê gớm thật! Tôi thấy ông Nhuận c̣n hơn
Mafia ra tay trừng trị đàn em dám sai trái”,
“Riêng ông Nhuận, trí óc ông
nghĩ sao mà dám ra lệnh cho tôi c̣n hơn CA CSVN vậy” và “Tôi yêu cầu ông để yên tôi với
tự do ngôn luận về Tôn giáo, Y học, Chính Trị
vv.... của tôi, tôi không thuê ông làm 'thầy đời'
mệt!. Nếu tôi nói điều ǵ sai th́ ông cứ
phản bác, đó là điều tôi mong mỏi, và hết
ḷng biết ơn”
Tôi
không hề không “để yên” bà “với tự do ngôn
luận về Tôn giáo,... Chính Trị... của” bà, mà tôi
chỉ “phản bác” những “điều ǵ sai” trong
bài viết của bà mà thôi;
Bà
lại viết
“Cuối
cùng, tôi xin thưa vối ông là những điều tôi
đưa ra trên là để các ông và bọn 'lau nhau
lẩu chẩu' đừng lải nhải kiếm cớ
khích bác thô bỉ tục tỉu xúc phạm danh dự
một người ĐÀN BÀ là tôi”
Bà thấy là tôi không hề góp thêm ư-kiến (reply) hay là phổ-biến (forward) các bài viết của các vị khác liên-quan đến bà, tức là tôi đứng một ḿnh, một ḿnh góp ư với bà, và tôi toàn dùng lời-lẽ nhă-nhặn; bà đọc lại bài viết của tôi th́ sẽ thấy rơ. Thế mà bà lại viết như trên để trả lời riêng tôi th́ quả là bà đă thiếu tỉnh-táo.
Vậy tôi đề-nghị bà hăy tỉnh-táo nếu muốn tiếp-tục thảo-luận với tôi.
B- Về Nội-Dung:
2/ Mỹ không “bàn giao quân đội Fulro” (cho VNCH) tại Ban Mê Thuột.
Bà Nguyễn Thị Thanh viết: “Ngày Mỹ bàn giao quân đội Fulro xẩy ra trên BMT, ba tôi có nhiệm vụ trong biệc tổ chức với 2 vị là tỉnh trưởng và ông Tướng của Quân khu BMT”.
Ư-Kiến của Lê Xuân Nhuận:
21. Về vụ “Fulro” nổi loạn tại Trại Sarpa năm 1964 th́ tôi đă có đề-cập trong “thư số 1”, ở chỗ nối kết “Fulro nổi loạn” rồi (hoặc xem bạch-văn ở cuối bài này).
22. Về việc “Mỹ ‘bàn giao’ quân đội Fulro (tại Ban Mê Thuột)” th́ tôi là một nhân-chứng, với vai tṛ tích-cực trong đó. Đại-ư:
221. Mỹ chỉ là “tác-giả”
tổ-chức Dân Sự Chiến-Đấu (CIDG).
Nếu nói trắng-trợn, rằng “Who pays governs”
(người trả tiền, là người chỉ-huy), th́
Mỹ chi tiền cho DSCĐ (v́ do sĩ-quan Lực-Lượng
Đặc-Biệt Mỹ làm cố-vấn nên DSCĐ
gốc Thượng cũng được gọi là LLĐB).
C̣n “Fulro” th́ là tổ-chức của một
số người Thượng “đ̣i tự-trị (không
ở dưới quyền người Kinh)” do các
phần-tử dân-sự “có học” lớn tuổi
gốc Thượng cầm đầu và khích-động
một số phần-tử “ít và không học” trẻ
tuổi gốc Thượng trong các trại DSCĐ hay LLĐB
(trong đó họ được Mỹ vũ-trang), xúi
họ nổi loạn xong chạy trốn vào rừng.
Cho nên Mỹ chỉ vô-t́nh chỉ-huy các
phần-tử DSCĐ hay LLĐB gốc Thượng
vốn trong một giai-đoạn nào đó đă bị
“Fulro” bí-mật móc nối và đang c̣n ở trong các
Trại, chứ Mỹ không chỉ-huy “Fulro” (nhất là
các phần-tử đă nổi loạn chạy trốn vào
rừng theo “Fulro” rồi); cho nên Mỹ không có tư-cách
ǵ để “bàn giao” “quân đội Fulro”.
222. Sau vụ Sarpa năm 1964, đến năm
1967 th́ Chính-Quyền VNCH đă thành-công trong việc kêu
gọi các lănh-tụ “Fulro” đưa các phần-tử
cựu DSCĐ/LLĐB c̣n trốn trong rừng, cùng với
các phần-tử thuần-túy “Fulro” lâu nay ở trong
rừng (riêng ở Tỉnh Darlac là trên 2,000 người),
về “hồi-chánh”.
223. Trong buổi lễ tŕnh-diện 2,000 phần-tử “Fulro” về “hồi chánh” này, diễn ra tại Ban Mê Thuột, viên đại-diện của Y Bham (lănh-tụ “Fulro”) là người đứng ra bàn giao; BTL Quân Đoàn II và Vùng II Chiến-Thuật (Tư-Lệnh là trung-tướng Vĩnh Lộc) cùng Chính-Quyền Tỉnh Darlac (Tinh-Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng là đại-tá Nguyễn Văn Thành) đứng ra tiếp-nhận; và sau đó là phía Việt Nam chuyển-giao cho Ban Chỉ-Huy Lực-Lượng Đặc-Biệt Hoa-Kỳ (cố-vấn DSCĐ tức LLĐB gốc Thượng) nhận đưa về lại các Trại những ai c̣n muốn phục-vụ trong đó (ngoại-trừ một số xin trở về Buôn, một số xin nhập QLVNCH). Như thế, các sĩ-quan LLĐB Mỹ có mặt trong buổi lễ là với tư-cách tiếp-nhận chứ không phải “bàn-giao”.
23. Muốn biết rơ hơn về nguyên-nhân ra đời của “Fulro”, cách đối-phó của Chính-Quyền VNCH (ưu hay khuyết), v.v..., xin bấm nút nối kết “Fulro Hồi-Chánh” hoặc xem bạch-văn ở cuối bài này (trích trong cuốn hồi-kư của tôi nhan để “Cảnh-Sát-Hóa: Quốc-Sách Yểu-Tử của Việt-Nam Cộng-Ḥa” do Xây-Dựng xuất-bản năm 2002).
3/ TT Ngô Đ́nh Diệm Không Hề “Vào Rừng Ḥa Giải Với Quân Fulro”.
Bà Nguyễn Thị Thanh viết: “Trong cuốn phim được kể lại đời sống Cụ Diệm họ đă nói chuyện hai anh em TT Diệm vào rừng với mục đích ḥa giải với quân Fulro. Câu nói tuy xuyên tạc nhưng rơ ràng CSVN vẩn nh́n nhận TT Diệm và ông Cố vấn Nhu có vào rừng BMT”.
Ư-Kiến của Lê Xuân Nhuận:
31. Bà có biết (Chính-Quyền)
Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm đă đối-phó
với “Fulro” như thế nào hay không?
Đây là sự thật:
311. Từ sau khi Thủ-Tướng Ngô Đ́nh
Diệm truất-phế Cựu-Hoàng Bảo-Đại, vùng
đất Cao Nguyên mà dưới thời Hoàng-Đế
Bảo Đại là “Hoàng Triều Cương Thổ”
đă được sáp-nhập vào lănh-thổ Việt-Nam
Cộng-Ḥa. Do đó,
đồng-bào các sắc-tộc Thượng cảm
thấy bị mất “sông núi” của ḿnh, nên một
số phần-tử Thượng trước kia là công-chức,
sĩ-quan, nghiệp-chủ dưới thời Pháp lẫn
dưới thời Bảo Đại, ở khắp
Miền Nam, đă đứng lên công-khai hoặc
ngấm-ngầm chống-đối người Kinh,
thực ra là chống-đối chế-độ Ngô Đ́nh
Diệm.
312. Chính-Quyền TT Diệm đă tóm bắt
hầu hết các kẻ cầm đầu mưu-đồ
nói trên, gọi chung là “Phong Trào Thượng Tự
Trị”, và đưa ra tập-trung học-tập trong
một khu trại bên bờ sông An Cựu tại Huế.
Sau đó họ đă lần-lượt được
trả tự-do, cho trở về nhiệm-sở cũ,
hoặc trả về nguyên-quán để chịu
biện-pháp khác. Thời-gian
1954-1956, tôi làm Trưởng Đài Phát-Thanh “Tiếng Nói
Quân-Đội tại Miền Trung”, có thời-gian đặt
một trụ-sở cạnh cầu Tiệm Rượu (Phủ
Cam), gần đó, nên đă có thấy và biết về
khu trại ấy.
313. Nhóm cầm đầu “Thượng Tự Trị” bị tập-trung học-tập này gồm có cả người ở một số Tỉnh nằm ngoài Cao Nguyên, thí-dụ Tỉnh Quảng-Ngăi (mà một phần-tử là Đinh Ngô, trước cuộc Cách Mạng 1-11-1963 đă là thiếu-tá QĐVNCH, sau này là một bạn thân của tôi – xem “Đinh Ngô”).
32. Cho nên không hề có việc TT Ngô Đ́nh Diệm “Vào Rừng Ḥa Giải Với Quân Fulro”.
Nếu
xem việc làm của TT Diệm (theo lời bà kể) là
“ḥa giải” (“vào rừng ḥa giải với quân Fulro)
th́:
a) Trước năm 1963 danh-xưng “Fulro” chưa
được phổ-biến, Chính-Quyền chưa ghi
nhận như là một tổ-chức (Front= Mặt
Trận), mà chỉ gọi chung là “Phong Trào Thượng
(Đ̣i) Tự Trị” cho nên không có ḥa giải với
“Fulro”.
b) Hồi đó, người Thượng liên-hệ
chỉ có cung+tên, dao, giáo, mác; ai thủ-đắc súng (kể
cả người Kinh) bất-hợp-pháp đều
bị tử-h́nh; cho nên chưa có “Quân Fulro”.
c) Việc tóm bắt các phần-tử ấy th́ chỉ do nhân-viên Công-An cấp Tỉnh và cấp Quận thi-hành, chứ không cần đến Tỉnh-Trưởng, nói chi Quốc-Trưởng (Tổng-Thống). Bà đề-cao TT Diệm mà bà viết rằng “TT Ngô Đ́nh Diệm Vào Rừng Ḥa Giải với Quân Fulro” tức là bà đă “đề thấp” TT Diệm vậy.
4/ Ông Ngô Đ́nh Nhu Không Phát-Biểu Ǵ Cả trong Buổi Lễ “Bàn Giao” kể trên.
Bà Nguyễn Thị Thanh viết: “ư kiến tôi nghe từ ba tôi là như sau: Ba tôi nói mạnh mẽ: “Ông Nhu cứng thật (v́ ong Nhu thay Cụ Diệm nhận bàn giao), ông thuyết tŕnh nẩy lửa trước mặt tướng tá Mỹ. Ông kêu gôi Fulro là chúng ta là dân nước VN, có bổn phận bảo vệ đ61t nước…. Hởi Quân lực Fulro hăy hướng vể Sài G̣n (ông hét lên chỉ tay về Sài G̣n) chứ không hướng về Washington !!!...”
Ư-Kiến của Lê Xuân Nhuận:
41. Lễ “bàn giao” mà bà Thanh đang nói đến là lễ qui-thuận của 2,000 phần-tử Thượng tại Ban Mê Thuột, như đă kể trên. Lễ này diễn ra vào năm 1967, mà ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu th́ đă cùng với TT Ngô Đ́nh Diệm từ-trần từ năm 1963 (4 năm trước) rồi; ông Nhu đâu c̣n sống mà dự lễ và phát-biểu này kia.
42. C̣n nếu nói về thời-gian hai ông Diệm & Nhu c̣n sống, th́ lại không có một cuộc “bàn giao” nào cả (theo như lời bà là Mỹ bàn-giao Fulro cho Việt-Nam), mà chỉ có buổi lễ kết-thúc đợt tập-trung học-tập của số phần-tử Thượng “đ̣i Tự-Trị” ở Huế trước năm 1963. Như thế th́ có thể là ông Nhu đă có phát-biểu ǵ đó trong dịp này. Nhưng về câu nói mà bà gán cho ông Nhu “Hởi Quân lực Fulro hăy hướng vể Sài G̣n (ông hét lên chỉ tay về Sài G̣n) chứ không hướng về Washington !!!...” th́ không hợp luận-lư chút nào, bởi lẽ Mỹ đă bật đèn xanh cho TT Diệm thành-lập một chính-quyền nhất-thống, chỉ-đạo, tiếp tay và yểm-trợ cho TT Diệm thanh-toán các giáo-phái, giải-tán các tổ-chức c̣n lại từ thời Pháp, Bảo Đại, nghĩa là Mỹ chống “Hoàng Triều Cương Thổ”, Mỹ chống “Phong-Trào Thượng Tự-Trị”, Mỹ chống “Fulro”; làm sao có chuyện “Thượng Tự-Trị” hay “Fulro” “hướng về Washington” để ông Nhu “hét lên” như thế? (Tôi xin nhắc bà: Danh-xưng “Fulro” là tiếng Pháp viết tắt; măi đến những năm 1967-68 mà tôi thấy được, cấp-hiệu [quân-hàm] của các cấp chỉ-huy “Fulro” vẫn đúng y là cấp-hiệu của quân-đội Pháp, v.v...).
43. Ông Ngô Đ́nh Nhu là một nhà chính-trị mà chống Mỹ bằng cách ḥ hét hùng-hổ như thế trong một buổi lễ công-khai, trong khi Mỹ c̣n ủng-hộ và viện-trợ cho Đệ-Nhất Cộng-Ḥa, th́ nếu bà là người Mỹ bà có chịu nhịn hay không? (Kết-quả thế nào?). Cho nên, thay v́ nâng cao ông Nhu th́ bà đă hạ thấp ông ấy.
5/ Ông Ngô Đ́nh Diệm Không Làm Thượng Thư vào năm 23 tuổi.
Bà Nguyễn Thị Thanh viết: “Chúng ta nhờ lại lúc c̣n trai 23 tuổi, làm thượng thư bộ lại (như thủ tướng) của vua Bảo đại”.
Ư-Kiến của Lê Xuân Nhuận:
Ông Ngô Đ́nh Diệm không làm Thượng Thư vào năm 23 tuổi. Cứ theo các tài-liệu do nhiều tác-giả hiện-đại thực-hiện th́ ông Diệm (sinh năm 1901) làm Thượng Thư Bộ Lại vào năm 1933 tức 32 tuổi chứ không phải 23 tuổi (xem “Thượng-Thư” để biết nhiều chi-tiết liên-quan).
Kết-Luận:
Tôi
chỉ “phản
bác” “điều ǵ
sai” như bà đă
viết, nhưng:
1. Tôi chỉ góp ư về các điểm bà
đă viết ra, tức là thảo-luận về
“sự-kiện/việc chung” (không nhắm “hơn thua”
với bà, mà chỉ nhân dịp tŕnh-bày những ǵ tôi
biết, để tùy mọi người đối-chiếu
t́m hiểu Sự Thật Lịch-Sử.
Nếu bà không đồng-ư th́ thôi, tôi không hề
“dám
ra lệnh” bà thay đổi
ư-kiến của bà, về các chi-tiết lịch-sử nói
trên, huống chỉ về lập-trường của bà:
“từ
năm 1963 là thời chế độ CSBV c̣n ác liệt, mà TT
Ngô Đ́nh Diệm đă quyết tâm giao ḥa với CSBV,
ngày nay qua bao nhieu đổi mới, tại sao chu1g ta c̣n dám
nói giài ḥa với CSVN là tự sát”
và “Nói trắng ra là tôi chủ trương
ḥa hợp ḥa giải thật sự đó. Đó là quyền tự do
của tôi, là chân lư sống trong hoàn cảnh thiên
thời địa lợi nhân ḥa hiện tại của tôi”).
2. Tôi không đả-động ǵ đến
“cá-nhân/đời tư” của bà, tức là không
hề “xúc
phạm danh dự một người ĐÀN BÀ”
là bà).
3. Tôi chỉ sử-dụng lời-lẽ ḥa-nhă, viết ra trong lúc “tỉnh-táo” (hẳn bà đă thấy), ước mong nhận được những ư-kiến phản-hồi đúng-đắn và đứng-đắn, để học hỏi thêm.
Trân-trọng kính chào bà.
LÊ
XUÂN NHUẬN
CUỘC NỔI LOẠN CỦA "FULRO"* TẠI SARPA
TRONG đêm rạng ngày 20-9-1964, tất cả lính Thượng, đa-số người gốc Édé (trước kia gọi là Đê, Rhadé) trong trại Lực-Lượng Đặc-Biệt Sarpa ở Buôn Daksak, thuộc Quận Đức-Lập, Tỉnh Quảng-Đức, bỗng-nhiên nổi dậy giết hết các sĩ-quan chỉ-huy gốc Kinh trong Trại, rồi kéo đến trụ-sở Quận bắt trói viên thiếu-tá Quận-Trưởng và các sĩ-quan Chi-Khu, trước mắt của các sĩ-quan Cố-Vấn Hoa-Kỳ.
Hành-động phản-loạn ấy cũng cùng diễn ra tại các Trại BuPrăng và B.Miga thuộc Tỉnh Quảng-Đức, và Trại B.Briêng thuộc Tỉnh Darlac; nhưng trong Lực-Lượng Đặc-Biệt*người Thượng tại Sarpa ở Quận Đức-Lập của Tỉnh Quảng-Đức th́ quy-mô hơn và tàn-bạo hơn.
TÔI liền chỉ-thị cho đại-úy Phạm Văn Kính, Trưởng Chi CSQG Quận Đức-Lập, t́m cách len-lỏi vào đám loạn-quân nói trên, để phát-hiện những kẻ cầm đầu - nếu cần th́ vô-hiệu-hóa - và khám-phá các âm-mưu tiếp theo.
Trong lúc đó th́, ở cấp Trung-Ương, Chính-Quyền Việt-Nam can-thiệp với phía Hoa Kỳ. Kết-quả, các cố-vấn Mỹ tại chỗ kêu gọi trại-viên trở về, sau khi một số quá-khích đă bỏ vào rừng. Trại liền kiểm-điểm nhân-số và vũ-khí c̣n lại, chỉnh-đốn đội-ngũ, và tổ-chức một lễ tŕnh-diện để họ cam-kết tuân-hành luật-pháp Quốc-Gia.
Nhưng những dàn-xếp kể trên chỉ được thông-báo xuống đến Sư-Đoàn 23/Khu 23 Chiến-Thuật, tức cấp thẩm-quyền quân-sự Liên-Tỉnh cao hơn Tiểu-Khu/Tỉnh Quảng-Đức; do đó, đại-tá Đặng Hữu Hồng và tôi đếu không biết ǵ.
SÁNG ẤY, với trách-nhiệm Tỉnh-Trưởng và Trưởng Ty Cảnh-Sát Quốc-Gia địa-phương, đại-tá Hống và tôi đă ra tận nơi để xem xét t́nh-h́nh.
Đoạn đường Quốc-Lộ 14 giữa Buôn Ma Thuột và Quận Kiến-Đức cũng như Liên-Tỉnh-Lộ 8-Bis giữa Gia-Nghĩa và ngă-ba Daksong vắng tanh; đoàn xe chúng tôi đến gần Sarpa th́ phải ngừng lại trước một hàng rào dây thép gai.
Nh́n vào doanh-trại th́ thấy xung quanh là những cḥi canh cất trên bờ thành cao+dày lởm-chởm cọc sắt, thép gai và lon đồ hôp; từ mỗi cḥi canh có hai khẩu súng đại-liên do hai lính Thượng phụ-trách lăm-lăm chĩa mũi về phía chúng tôi. Nh́n vào bên trong th́ thấy mấy dăy lính Thượng sắp hàng chỉnh-tề; giữa sân là những cụm súng dựng chụm đầu nhau; và một số người đi qua, đi lại giữa các khu nhà lợp tôn.
Chúng tôi không thể trở lui, nên cùng rảo bước thản-nhiên tiến đến cổng vào.
Mấy người gác cổng dợm chận chúng tôi, nhưng thấy chúng tôi hiên-ngang tiến vào nên đứng nghiêm chào rồi đánh kiểng để báo tin. Một viên trung-tá và một viên thiếu-tá Lực-Lượng Đặc-Biệt người Mỹ ra đón chúng tôi. Viên thiếu-tá này đă từng gặp tôi trong một dịp Phối-Trí-Viên đưa tôi vào thăm Ban Chỉ-Huy Trại trước đây.
ĐẠI-ÚY Phạm Văn Kính, Trưởng Chi CSQG Quận này, lái xe từ ngoài chạy vào, nói nhỏ với tôi là chính gă thông-dịch-viên người Chiêm, tên Chế Champa, đă cầm đầu cuộc nổi loạn và giết người Kinh trong Trại này. Anh đưa mắt chỉ cho tôi thấy một thanh-niên mặc dân-phục đang đứng nói chuyện với một sĩ-quan Mỹ và mấy người lính Thượng đang làm những việc linh-tinh.
Tôi ra lệnh cho Kinh. Kính đến vỗ vai Champa, nói qua, nói lại vài câu ǵ đó, xong anh dẫn y lên xe, lái chạy ra đường.
Ngang đây th́ có mấy chiếc phi-cơ phản-lực quần quanh Sarpa, rồi hai trực-thăng hạ cánh; đại-tướng Nguyễn Khánh được hướng-dẫn vào chủ-tọa buổi lễ như đă dự-trù.
TÔI không dự lễ, mà lo phần việc chuyên-môn của ḿnh. Tôi ra khỏi Trại, vẫy gọi tài-xế - lúc ấy hàng rào dây thép gai chận đường đă được dẹp rồi.
Tôi lên thẳng Nha CSCA Cao-Nguyên Trung-Phần ở Buôn Ma Thuột, là nơi mà tôi bảo Kính chở Chế Champa đến tŕnh-diện Nha. Ở đó, Kính sẽ thảo bản tường-tŕnh, và đợi tôi đến để tôi căn-cứ vào đó mà làm báo-cáo tŕnh Vùng và Tổng Nha.
Thế nhưng, khi tôi đến noi th́ Phối-Trí-Viên cấp Vùng đă nhanh chân hơn, đến Nha xin bảo-lănh cho Chế Champa và chở y đi... nơi nào, làm ǵ, từ đó về sau tôi không c̣n biết ǵ hơn.
PHẦN tôi, tôi đă chọn Y M'Lô, một nhân-viên Thượng gốc Édé, huấn-luyện phương-thức hoạt-động t́nh-báo nội-tuyến, xong thả anh vào mật-khu Fulro, giả làm người Thượng chống-đối người Kinh, đào-ngũ đi theo lănh-tụ "Fulro" là Y Bham.
Chỉ một thời-gian ngắn sau đó, Y M'Lô đă gửi về cho tôi khá nhiều tin-tức về thành-phần chỉ-huy, chủ-trương và dự-tính, tổ-chức, nhân-số, vũ-khí, v.v... của Fulro; đặc-biệt anh đă đánh cắp dược cả một xấp hồ-sơ tối-mật, gồm có mấy cuốn sổ tay công-tác của Y Bham, mấy mẫu cờ "Fulro" khác nhau, do chính tay y nắn-nót vẽ ra, mấy cặp cấp-hiệu chỉ-huy dựa theo kiểu-mẫu trong quân-đội Pháp mà y đă định áp-dụng trong đội-ngũ "Fulro".
KHI tôi lên làm Trưởng Ngành Đặc-Cảnh Vùng II, tôi thấy chỉ có những tài-liệu ấy là giá-trị nhất trong khối hồ-sơ mà toàn Vùng có được về "Fulro".
LÊ XUÂN NHUẬN
*Cứ theo thủ-bút của Y Bham th́ FULRO là "Front Unifié de Lutte de la Race Opprimée" (về sau đổi thành "des Races Opprimées").
*LLĐB (gọi thế v́ các sĩ-quan của Mỹ ở các Trại này đều đội mũ nồi màu xanh - Green Berets) trước khi chuyển qua QLVNCH.
Các nhà quân-sỰ “Kinh”
trưỚc chiẾn-thuẬt dàn quân cỦa “Fulro”
TRONG những năm giữa thập-niên 1960, Phong-Trào
“Fulro” nổi dậy rất mạnh ở Cao-Nguyên.
Sau nhiều hành-động dă-man của nhóm người Thượng được Hoa-Kỳ huấn-luyện và vũ-trang ấy, Chính-Quyền Việt-Nam Cộng-Ḥa đă áp-dụng chính-sách khoan-hồng chiêu-dụ họ về với đại-khối quốc+dân.
Trong đợt trở về đầu tiên và lớn
nhất vào năm 1967, hai bên đồng-ư để
“Fulro” đưa về một lực-lượng quân-sự
đông-đảo, tập-trung tại một số Buôn
xung quanh Buôn Ma-Thuột, để chuẩn-bị cho
tiến-tŕnh kiểm-điểm khí-giới, hồi-hương
phục-hoạt, hoặc tái phối-trí vào các đơn-vị
Dân-Sự Chiến-Đấu hay hội-nhập Quân-Lực
Việt-Nam Cộng-Ḥa.
Để
chính-thức-hóa và chi-tiết-hóa
thỏa-thuận nói trên, ông Y Bham, lănh-tụ “Fulro”,
cử một đại-diện về gặp đại-diện
Chính-Quyền.
Cuộc nói chuyện với “Fulro” được Trung-Ương ủy-thác cho Bộ Tư-Lệnh Vùng II Chiến-Thuật ở Cao-Nguyên.
Hồi đó, trung-tướng Vĩnh-Lộc là Tư-Lệnh
Vùng này.
‘Fulro’ đă khởi loạn từ năm 1964. Qua năm 1965, Lộc được thăng lên chuẩn-tướng -- là cấp tướng-một-sao mới được áp-dụng lần đầu trong Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa -- và đưa lên coi Vùng này.
TƯ-LỆNH Vùng ủy-thác lại cho đại-tá
Nguyễn Văn Thành, Tiểu-Khu-Trưởng kiêm
Tỉnh-Trưởng Tỉnh Darlac, thực-hiện cuộc
họp và thay mặt chủ-tŕ.
Tôi thấy hầu như đại-diện của các cơ-quan
chính-quyền tham-dự cuộc họp đều rất
thỏa-măn với sự-kiện này, nên không góp ư ǵ
cả, đồng-ư hoàn-toàn với mọi phát-biểu
của Trưởng Tỉnh địa-phương, nên tôi
tự nghĩ: Cấp Trên cần biết quan-điểm
của các cơ-quan chuyên-môn; ḿnh đến dự
họp là để nói lên tiếng nói của ngành/nghề
ḿnh, nếu cần, chứ đâu chỉ để
thuần-túy gật đầu.
Do
đó, khi ông Paul-Nurr, Tổng-Trưởng Bộ Phát-Triển
Sắc-Tộc, nhân-danh Chính-Quyền Trung-Ương,
ngỏ lời với viên Trưởng Đoàn Đại-Diện
của ông Y Bham, bằng lời mở đầu:
--
“Kính thưa vị đại-diện của lănh-tụ Y
Bham kính yêu của chúng ta...”
th́
tôi liền đưa tay ra ngăn lời ông Paul-Nurr ngay:
-- Ông Y-Bham là lănh-tụ của các đoàn-viên “Fulro”, c̣n ông Tổng-Trưởng th́ là đại-diện của Chính-Quyền, cho nên ông Tổng-Trưởng không thể gọi ông Y-Bham là “lănh-tụ kính yêu của chúng ta” được!
Cử-tọa “Ồ!” lên, người th́ gật đầu
đồng-ư với tôi, kẻ th́ lắc đầu nh́n
vào Paul Nurr. Paul Nuârr xin lỗi, và xin nói lại.
Không-khí cuộc họp bắt đầu sinh-động hơn.
TRONG lúc hai bên trao đổi ư-kiến với nhau, th́
trung-tá Phạm Châu Tha, Trưởng Khu 23 An-Ninh Quân-Đội,
kề miệng sát vào tai tôi:
-- “Fulro” hoạt-động ngay trong các trại Lực-Lượng
Đặc-Biệt, lâu nay bọn ḿnh có biết ǵ đâu!
Tôi
quay nh́n Tha, cảm thấy hụt-hẫng phần ḿnh.
“Lực-Lượng Đặc-Biệt” là một
tập-hợp các thanh-niên gốc Thượng, được
Mỹ huấn-luyện, vũ-trang, cung-cấp quân-nhu,
tổ-chức thành Đội/Đoàn, đồn-trú
tại một số Trại lớn rải-rác ở
miền núi, và đi hành-quân diệt-Cộng dọc theo biên-giới
giữa Cao-Nguyên Việt-Nam và Lào+Miên. Mỗi Trại
được đặt dưới quyền chỉ-huy
của một số sĩ-quan gốc Kinh thuộc Quân-Lực
Việt-Nam Cộng-Ḥa, bên cạnh một số sĩ-quan
Cố-Vấn Hoa-Kỳ.
Phần lớn các Ty Cảnh-Sát Quốc-Gia đă không theo
sát hoạt-động của các thành-viên Lực-Lượng
Đặc-Biệt, bởi lẽ tưởng họ cũng
là quân-nhân, bất-tiện trong việc vào+ra các trại
thuộc quyền của các sĩ-quan quân-sự Việt-Nam
và Hoa-Kỳ.
Trung-Ương không chỉ-thị ǵ, nên họ nghĩ
rằng An-Ninh Quân-Đội mới là cơ-quan theo dơi quân-nhân.
Tôi th́ cho là cả hai cơ-quan đều cùng góp phần vào công-tác này, nhưng An-Ninh Quân-Đội có lợi-thế hơn. Không ngờ hôm nay viên Trưởng An-Ninh Quân-Đội của Khu Chiến-Thuật liên-hệ lại thú-nhận như trên.
RIÊNG tôi th́ tôi thấy rơ “Lực-Lượng Đặc-Biệt” chỉ là tổ-chức “Dân-Sự Chiến-Đấu” (CIDG=Civilian Irregular Defense Group) gồm toàn người Thượng Cao-Nguyên. Khi tôi đảm-trách Trưởng-Ty CSQG Tỉnh Quảng-Đức, tôi đă đặc-biệt lưu-tâm, tạo dịp cho các Trưởng-Chi, Trưởng-Ban Hoạt-Vụ, nhân-viên điều-tra, vào+ra các Trại CIDG nói trên, và đă sơ-sót là chỉ chú-trọng vấn-đề ngăn-ngừa Việt-Cộng/Thượng-Cộng xâm-nhập vào lực-lượng này.
Lúc đầu, tôi cũng tưởng là phong-trào Thượng
đ̣i Tự-Trị chỉ c̣n thu hẹp trong dăm cá-nhân
lứa tuổi trung-niên/cao-niên ở bên ngoài Trại, và có
thể bị Việt-Cộng lợi-dụng để tuyên-truyền
chăng, chứ các thành-viên CIDG thuộc lứa thanh-niên
trong Trại th́ đă sống chung ḥa-hợp với các sĩ-quan
người Kinh cũng như người Mỹ rồi;
vả lại kỷ-luật nhà-binh là một
cản-trở cho việc tự-ư huy-động lẫn
nhau làm điều vô-kỷ-luật; nên việc cần làm
chỉ là ngăn-pḥng Việt-Cộng cài cấy đặc-công
từ bên ngoài vào.
Bây giờ th́ các biến-động đẫm máu đă xảy ra rồi.
DƯỚI thời Hoàng-Đế Bảo-Đại, người Thượng được hưởng quy-chế tự-trị với nhiều đặc-quyền, và đất của họ được gọi là “Hoàng-Triều Cương-Thổ”.
Dưới thời Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm, họ bị tước mất các quyền nói trên, nên họ nổi dậy trong một Phong-Trào mệnh-danh là “Thượng Tự-Trị”, khởi đầu từ năm 1957; và các lănh-tụ đă bị Chính-Quyền cô-lập & giam+đày. Tuy thế, người Thượng nhiều nơi vẫn nghe theo các phần-tử cầm-đầu, tiếp-tục đ̣i-hỏi lợi+quyền, bằng cách chống lại người Kinh.
Đệ-Nhất Cộng-Ḥa đă bị lật đổ từ ngày 01-11-1963; nhưng v́ Đệ-Nhị Cộng-Ḥa cũng chưa giải-quyết thỏa-đáng vấn-đề, nên họ lợi-dụng vũ-khí của Mỹ để giết người Kinh.
Hành-động như thế tức là tạo-loạn, phá rối trật-tự công-cộng, phương-hại nội-an; nhưng nếu Chính-Quyền phân-tích, giải-quyết bằng các phương-sách chính-trị th́ hơn...
TIẾP theo, phái-đoàn “Fulro” tŕnh-bày dự-tính đóng quân tại bốn Buôn Thượng nằm ngoài Thị-Xă Buôn-Ma-Thuột.
Tôi thấy đại-diện của các đơn-vị
quân-sự địa-phương vừa nghe vừa lộ
vẻ bằng ḷng, nên tôi xin phép cắt ngang, lên
chỉ vào tấm bản đồ hành-quân của
Tiểu-Khu có sẵn trong pḥng:
-- Đây là khu-vực “Fulro” dự-định tập-trung quân: một, hai, ba, bốn. Bốn địa-điểm ấy là bốn Buôn Thượng. Mới nh́n sơ qua th́ thấy là họ phân-tán rải-rác đồng-đều, và đều ở vùng ngoại-ô. Nhưng xin quư vị nh́n kỹ: chúng ta chỉ có bốn hướng lưu-thông đường bộ, tức đường chuyển quân: Đông về Nha-Trang, Bắc lên Pleiku, Nam xuống Quảng-Đức, Tây qua Cao-Miên; họ đóng thế này tức là họ chận bốn mặt; giả-dụ Việt-Cộng trá-h́nh nhập vào với họ th́ ta lúng-túng bên trong, mà các lực-lượng tiếp-viện cũng gặp khó-khăn bên ngoài...
Hiển-nhiên, các Quốc-Lộ 14 và 21 th́ ai cũng đă rành đường; nhưng khi nh́n theo mũi que thuyết-tŕnh của tôi th́ thấy rơ-ràng là chúng đi ngang sát vùng “Fulro” dự-định tập-trung.
Bên ngoài, Fulro chỉ là một nhóm người Thượng
nổi loạn, làm sao chống nổi các đơn-vị
hùng-hậu của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa.
Nhưng trong thực-tế, tuy Sư-Đoàn 23 Bộ-Binh có
một số đơn-vị Thám-Báo người Thượng,
và mỗi Tiểu-Khu đều có nhiều quân-nhân người
Thượng trong các Đại-Đội thuộc Bộ
Chỉ-Huy Địa-Phương-Quân, nhưng Quân-Lực
không tiện sử-dụng các bộ-phận ấy để
truy lùng “Fulro”, v́ họ cùng là người Thượng
với nhau. Trong việc chống lại “Fulro”,
họ nghe theo lời của các Thầy Mo, Chủ Làng, “lănh-tụ
Fulro” hơn là cấp chỉ-huy người Kinh. C̣n
lại các đơn-vị người Kinh th́ tuy
thiện-chiến nhưng đă quen với chiến-tranh
trận-địa hơn là du-kích núi-rừng. Vả
lại người Thượng đáng ngại hơn
cả Việt-Cộng ở chỗ dẫm được
chân đất lên đầu đá nhọn, gai sắc; trèo
cây thoăn-thoắt quan-sát được xa; bắn
nỏ và tên tẩm độc không phát tiếng nổ
hoặc lóe lửa ra nên chỗ họ nấp khó bị phát-hiện;
dăi nắng, dầm mưa, ăn sống, uống đục,
bền-bỉ hơn người Kinh ḿnh; v.v...
Cho nên, kết-hợp với vũ-khí của Mỹ mà họ đă có (AR-15 tân-tiến trong lúc quân-nhân Kinh chỉ có Carbine M-1 cổ-lỗ-sĩ) và họ đă được huấn-luyện sử-dụng thành-thạo; và trên hết là ḷng hận-thù đối với người Kinh -- dù là thường-dân, đàn-bà, trẻ-con -- như họ đă từng chứng-tỏ qua các vụ thảm-sát vợ+con sĩ-quan người Kinh trong Trại, hành-khách xe-đ̣ qua đường, trong mấy năm qua, tôi không hoàn-toàn tin-tưởng là họ c̣n có lực-lượng đáng kể thế đó mà lại trở về dễ-dàng thế kia (dự-trù trở về hơn hai ngàn người cơ mà).
Dù sao, pḥng xa vẫn hơn coi thường.
SAU khi hội-nghị đồng-ư định lại các
điểm tập-trung Fulro, tôi góp ư thêm:
-- Xin đề-nghị tiếp: ấn-định lịch-tŕnh để vào giai-đoạn cuối-cùng là ông Y-Bham đích-thân dự họp và rồi cũng cùng về với mọi người.
Y BHAM nguyên là Phó Tỉnh-Trưởng Thượng-Vụ của Tỉnh Darlac.
Năm 1960-61, lúc tôi tùng-sự đợt đầu
tại Nha CSCA Cao-Nguyên Trung-Phần, ở Buôn Ma-Thuột, tôi
có bắt được một số dân Thượng
hoạt-động cho Việt-Cộng, và đă giải chúng
đến giao cho viên Phó Tỉnh-Trưởng Thượng-Vụ,
để ông giải-quyết theo phong-tục Thượng.
Các kẻ phạm tội h́nh-sự & hộ-sự dù là
người Kinh mà xâm-phạm đến người Thượng,
th́ cũng đều được giao cho “Ṭa Án
Phong-Tục Thượng” xử.
Do đó, tôi có quen biết và t́m hiểu về Y Bham.
Ông là một cựu nhân-viên sở Pháp, thuộc số
hiếm-hoi học cao hơn người xung quanh.
Nhưng trong nội-các “Thượng Tự-Trị” của ông, tuy cũng gồm đủ các Bộ, song các Tổng/Bộ-Trưởng dân-sự hoặc Tổng-Tham-Trưởng/Tư-Lệnh quân-sự chỉ là cựu công-nhân Công-Chánh của Pháp hoặc cựu binh-sĩ phụ-lực-quân (“lính Ra-Đê”) của Pháp trước kia mà thôi.
Theo tôi, Y Bham và đồng-bọn không phải là cộng-sản; nhưng họ dễ bị khích-động -- phần v́ tự-ái sắc-dân, phần cần quyền+lợi bản-thân, lại thích “chơi” với “cấp cao”.
Dưới thời Pháp-thuộc, các Chủ Làng-lớn
đă được tiếp-xúc nhiều lần với Hoàng-Đế
Bảo-Đại, cao hơn các quan địa-phương,
dù Ta hay Tây.
Dưới thời Đệ-Nhất Cộng-Ḥa, các
Chủ Làng-lớn bị bắt quỳ xuống tùng-phục
rửa chân cho Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm.
Bây giờ, dưới thời Đệ-Nhị Cộng-Ḥa, Y Bham lănh-đạo các Chủ Làng lớn trên toàn Cao-Nguyên, mới chỉ được cấp Tỉnh-Trưởng tiếp đón đại-diện của ḿnh, trong lúc đại-diện Chính-Quyền Trung-Ương, là Bộ-Trưởng Paul Nurr, chỉ là đàn-em của ông mà thôi. Nay Lor, thấp hơn ông nhiều, mà cũng đă là đại-tá, Tỉnh-Trưởng Tỉnh Pleiku rồi. Rơ-ràng, ông cần tiếp-xúc với cấp thật cao, và được biệt-đăi hơn người...
NHƯNG đề-nghị trên của tôi không được
ngay phía Chính-Quyền trong buổi họp này lưu-tâm.
Chắc hẳn là v́ Địa-Phương chỉ
được Cấp Trên giao cho nhiệm-vụ trù-liệu
thể-thức tiếp-nhận số người trở
về, nên không tự-ư đề-cập vấn-đề
bản-thân lănh-tụ
“Fulro”.
Tiểu-Khu chỉ lo có việc tiếp nhận một đợt trở về, c̣n về tương-lai của cả phong-trào th́ không thấy ai nói ǵ.
CẢ một biến-cố quan-trọng cho cả
Quốc-Gia như thế mà đi giao khoán cho một Vùng II
Chiến-Thuật); và, cuộc nổi loạn lan tràn
nhiều Tỉnh, mà Vùng lại chỉ ỷ lại vào
một Tiểu-Khu Darlac (Édé của Tỉnh Darlac đă
nổi loạn bạo-hành tại hai Tỉnh Quảng-Đức
và Darlac vào năm 1964; tiếp theo, Djarai của Tỉnh
Pleiku cũng đă tạo-phản thảm-sát người
Kinh ở Tỉnh Phú-Bổn vào năm 1965; trong lúc
Tổng-Trưởng Paul Nuârr, người gốc Bahnar/Sédang
của Tỉnh Kontum, xem như đứng trên tất
cả các sắc-dân Thượng toàn Vùng, đồng-thời
đại-diện Chính-Quyền Trung-Ương, th́
lại tự xem dưới quyền lănh-đạo
của Y Bham!)
Tôi nghĩ: Y Bham mà c̣n lưu-vong trong rừng th́
“tinh-thần Fulro” -- Thượng đ̣i tự-trị --
vẫn chưa nguội tàn.
Dưới thời Đệ-Nhất Cộng-Ḥa, họ đă bị thực-dân Pháp giật dây. Bây giờ, dưới thời Đệ-Nhị Cộng-Ḥa, họ lại nhận thêm được sự tán-trợ vô-ư-thức v́ nghĩa-hiệp-hăo của một số ít nhân-vật Hoa-Kỳ.
QUẢ thật, sau đó “Fulro” vẫn c̣n quấy rối, nổi bật là mấy vụ ở Tỉnh Pleiku.
Paul Nurr, người gốc Bahnar (Kontum), rời chức
Tổng-Trưởng Phát-Triển Sắc-Tộc; Nay
Louett, người gốc Djarai (Pleiku), lên thay.
Nhưng Y Bham, người gốc Édé (Darlac), vẫn chưa trở về...
LÊ XUÂN NHUẬN