BỘ CHỮ CẢI-TIẾN CỦA Ô. BÙI HIỀN

 

       Năm 2017, ở trong nước, có Ô. Bùi Hiền đề-xuất một cuộc cải-tiến chữ viết Tiếng Việt, gây sự chú ư của nhiều người.

       Tôi có 2 nguồn tin-tức khác nhau về đề-tài này.

 

A

 

       On Saturday, November 25, 2017 10:31 AM, tien nguyen <tiennnguyen@hotmail.com> wrote:

 Fw: Một ông tiến sĩ đ̣i sửa ‘Tiếng Việt’ thành ‘Tiếq Việt’

  

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một ông phó giáo sư-tiến sĩ ở Hà Nội vừa đề nghị cải tiến cách viết tiếng Việt. Chẳng hạn, “luật giáo dục” phải viết là “luật záo zụk,” “nhà nước” là “N’à nướk”…

Theo báo Thanh Niên, ông phó giáo sư-tiến sĩ này tên là Bùi Hiền, cựu hiệu phó trường Đại Học Sư Phạm Ngoại Ngữ Hà Nội, cựu phó viện trưởng Viện Nội Dung và Phương Pháp Dạy-Học Phổ Thông.

Mới đây, trong cuốn sách “Ngôn Ngữ ở Việt Nam – Hội Nhập và Phát Triển (tập 1)” dày 2,200 trang, do nhà xuất bản Dân Trí phát hành, nhân dịp “Hội thảo ngữ học toàn quốc” được tổ chức tại trường Đại Học Quy Nhơn, B́nh Định, hồi Tháng Chín, trong bài viết “Chữ Quốc Ngữ và Hội Nhập Quốc Tế,” ông Bùi Hiền với đề nghị cải tiến chữ viết tiếng Việt gây nhiều tranh căi.

Báo Thanh Niên dẫn lời ông Bùi Hiền cho biết: “Từ năm 1924, khi toàn quyền Đông Dương kư nghị định cho phép dạy chữ quốc ngữ bắt buộc ở cấp tiểu học, trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đă bộc lộ nhiều bất hợp lư, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư…”

Những bất hợp lư mà ông Hiền đưa ra, đó là hiện tại, người Việt đang sử dụng hai, ba chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu. Thí dụ: C – Q – K (cuốc, quốc, ca, kali), Tr – Ch (tra, cha), S – X (sa, xa)… Bên cạnh đó, lại dùng hai chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị một số phụ âm đứng cuối vần như Ch, Ng, Nh (mách, ông, tanh…).

“Đó là những hiện tượng không thống nhất, không theo một nguyên tắc chung nào dẫn đến khó khăn cho người đọc, người viết, thậm chí gây hiểu nhầm hoặc không hiểu được chính xác nội dung thông tin. Người học như trẻ em hay người nước ngoài, cũng rất hay mắc lỗi do sự phức tạp này mang lại,” ông Hiền nhận định.

Từ đó, ông Hiền kiến nghị chữ quốc ngữ cải tiến của ông dựa trên “tiếng nói văn hóa của Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn sáu thanh điệu chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt.”

* 

 

Tôi không đồng-ư với phương-cách cải-tiến chữ viết Tiếng Việt của Ô. Bùi Hiền, và xin nêu rơ lư-do cùng với dẫn-chứng cụ-thể (không v́ đố-kỵ hay định-kiến) như sau:

  

A1/ Về sự khác nhau giữa 2 phụ-âm “gi” và “d”:  “Luật Giáo Dục” mà Ô. Bùi Hiền viết là “Luật Záo Zụk” trong lúc ông ấy tự cho là đă “dựa trên tiếng nói văn hóa của Hà Nội” th́ hiển-nhiên là ông ấy không thấy rơ sự khác nhau về âm-thanh giữa 2 phụ-âm “gi” (trong “giáo”) và “d” (trong “dục”), nhất là khi nghe “người Hà Nội” nói (phát-âm). 

 

Tiếng Việt phân-biệt 2 âm-vị và thanh-điệu “giáo” và “dục” – cũng như trong các âm-vị “già dặn”, “gian dâm”, “giao du”, “giận dữ”, v.v… 

 

Không thấy rơ sự khác nhau về âm-thanh giữa 2 phụ-âm ấy th́ là chưa nắm vững Tiếng Việt.

 

A2/ Về sự khác nhau giữa 2 phụ-âm “tr” và “ch”:  Trăm năm trong cơi người ta” mà Ô. Bùi Hiền dùng mẫu-tự phụ-âm “c” để thay cho “tr” (“căm năm” thay cho “trăm năm”):

 

"Căm năm cow kơi wười ta,

Cữ tài cữ mệnh xéo là gét nhau.

Cải kua một kuộk bể zâu,

Nhữw diều côw qấy mà dau dớn ḷw".

 

Thế nhưng khi viết chữ “Chữ” (Chữ tài, chữ mệnh) th́ Ô. Hiền cũng dùng mẫu-tự phụ-âm “c” để thay cho “ch” (“cữ tài, cữ mệnh”= “chữ tài, chữ mệnh”.)

 

 

Ô. Hiền đă khẳng-định rằng mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt; thế mà ông ấy lại tự mâu-thuẫn, khi dùng một chữ cái (“c”) mà thay cho 2 phụ-âm khác nhau: “tr” (“trăm”) và “ch” (“chữ”). 

 

Không thấy rơ sự khác nhau về âm-thanh giữa 2 phụ-âm ấy th́ là chưa nắm vững Tiếng Việt.

 

A3/ Về cách đọc các chữ cái, Ô. Bùi Hiền viết:  Một số chữ cái sẽ hoàn toàn thay đổi về cách đọc, như:  c (chờ), f (phờ), j (j ờ), k (cờ), q (thờ), w (ngờ), x (khờ), z (dờ).

 

 

Thế th́, “c” được đọc là “chờ”.  Vậy, “Căm năm trong cơi người ta” phải là “Chăm năm trong cơi người ta” chứ không phải là “Trăm năm trong cơi người ta.”

 

 

Cải-tiến mà không thống-nhất, không hợp-lư, gây thêm rối-rắm, th́ không phải là cải-tiến.

 

B

 

Theo một nguồn tin khác, Ô. Bùi Hiền đă sử-dụng một số chữ cái khác hẳn với đoạn ghi trên:

  

Thay đổi chữ quốc ngữ với hàng loạt kư tự khó hiểu ??

Lê Mỹ Linh 27/11/2017

  

Share

Những ngày qua, bảng chữ cái cải tiến của PGS. TS Bùi Hiền đề xuất nhận được những ư kiến trái chiều. Bảng chữ cái đang bị phần đông dư luận phản đối, thậm chí bức xúc.

Qa, N’uq, Wảo, Cườq được đọc là Nga, Nhung, Thảo, Trường. Đó là cách đọc nếu chiếu theo bảng chữ cái cải tiến của PGS. TS Bùi Hiền đề xuất.

 

Theo nguồn tài-liệu A nêu ở đoạn A3 trên kia th́ không có mẫu-tự nguyên-âm “o” thay cho phụ-âm “ng”; thế mà ở tài-liệu B này th́ “o” thay cho “ng” để viết chữ “Oa” thay cho chữ “Nga”.

 

Cũng theo nguồn tài-liệu B này th́ mẫu-tự phụ-âm “w” được dùng thay cho “ng” (ngờ); thí-dụ:

Căm năm cow kơi wười ta

Do đó, chữ “cow” gồm có:  c” là “tr”, (“o” là “o”), “w” là “ng”; ghép chung th́:  c+o+w = trong.)

 

Thế nhưng. theo bảng chữ cái ở nguồn tài-liệu B này th́ “w” được dùng thay cho “th” (“Wảo”= Thảo).

 

Vậy “w” vừa thay cho “ng” vừa thay cho “th”, mà “ng” (giả-dụ trong chữ “người”) và “th” (giả-dụ trong chữ “thời”) th́ các âm-vị ấy có đồng-âm, đồng-thanh & đồng-dạng với nhau hay không?

 

Nhưng chuyện lạ đời nhất là “Bộ Záo Zụk và Dào Tạo” đă cho ấn-loát và phát-hành cuốn sách “Tiếng Việt lớp 1” mà nhan đề viết theo kiểu mới của Ô. Bùi Hiền là “Tiếq Việt” (“q” thay cho “ng”).

  

 

Tóm lại, một ḿnh mẫu-tự phụ-âm ghépng” mà được thay-thế bằng 3 kư-hiệu cải-tiếno”, “w”, và “q”!

 

Xem sơ mấy câu Truyện Kiều được viết theo lối cải-tiến của Ô. Bùi Hiền, tôi thấy có chữ “sanh” -- mà “s” được dùng thay cho “x” trong chữ “xanh” (Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen).

 

A close up of text on a white background

Description automatically generated

 

Ḍ bảng chữ cái mà Ô. Hiền dùng, tôi thấy “x” là “kh”.  Thế th́ tại sao ông ấy không viết “Cời khanh kuen qói…” mà lại viết “Cời sanh…”

Sự bất-nhất ấy do đâu mà ra?

 

Cải-tiến mà không thống-nhất, không hợp-lư, gây thêm rối-rắm, th́ không phải là cải-tiến.

 

C

 

Đây không phải chỉ là một ư-kiến cá-nhân, nêu lên, bàn căi, rồi bỏ qua, như một chuyện mua vui – mà là một khâu trong chuỗi cách mạng (theo nghĩa cắt mạng) chữ viết, ở trong nước; bằng-chứng là Bộ “Záo Zụk và Dào Tạo” đă cho in thành sách giáo-khoa và phổ-biến ra rồi.

 

 

Ô. Bùi Hiền viết:  “Bộ chữ cái La tinh, đă trở thành chữ quốc ngữ của Việt Nam, trong giai đoạn phát triển và hội nhập vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0…”

 

Liệu trong giai-đoạn hội-nhập quốc-tế ấy, chữ viết Tiếng Việt cải-tiến của Ô. Hiền có thể giúp người nước ngoài nh́n thấy tŕnh-tự ghép-âm & tạo-vần của chữ Việt có phần nào tương-tự với chữ của họ, để dễ-dàng đoán ra chữ ǵ, mà đọc, và học tiếng nước ta – hay cũng rối-rắm như phần đông đồng-bào Việt-Nam khi đọc cái kiểu chữ Việt cải-tiến này?

 

(Kỳ tới tôi sẽ góp ư về một công-tŕnh khác, mới hơn, cũng nhằm đổi mới chữ viết Tiếng Viết, của 2 tác-giả khác – một từ trong nước và một từ Úc-Châu.)

 

LÊ XUÂN NHUẬN   

 

 

XEM THÊM

Một đề-nghị của Lê Xuân Nhuận:

 

Chữ Việt có dấu:

              Trăm năm trong cơi người ta

       Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau

              Trải qa một cuộc bể zâu

       Những diều trông thấy mà dau dớn ḷng

 

Chữ Việt không dấu:

              Trawm nawm trong coif nguowil ta

       Chuwf tail, chuwf meenhj kheos lal ghets nhau

              Traiq qa mootj cuoocj beeq zaau

       Nhuwngf dieeul troong thaays mal dau downs longl